Lịch Trình Triển Khai Các Dự Án Trọng Điểm Cntt Tại Vietinbank Giai Đoạn 2011 – 2015


đến tháng 6/2013 hoàn thành công tác tích hợp hệ thống ngân hàng điện tử VietinBank iPay lên nền tảng SOA.

Bên cạnh triển khai sản phẩm dịch vụ mới, dự án Kho dữ liệu tập trung (EDW) có mức độ ưu tiên cao trong tổng thể chiến lược CNTT nhằm cung cấp nguồn dữ liệu nhất quán toàn diện cho các đơn vị trong việc khai thác, phân tích thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành và hỗ trợ ra quyết định, góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank trong tương lai. Trong Quý I/2013 VietinBank đã tiến hành mời thầu và lựa chọn nhà cung cấp giải pháp Kho dữ liệu tập trung. Theo kế hoạch dự án Kho dữ liệu tập trung được triển khai song song với dự án thay thế Ngân hàng lõi. Việc đầu tư giải pháp EDW sẽ mang lại giá trị cho VietinBank như: Có được một kho dữ liệu tập trung chủ đạo; Khả năng truy xuất dữ liệu đầy đủ, nhanh chóng và chính xác; Khả năng mở rộng cao phù hợp với sự tăng trưởng dữ liệu trong tương lai; Thiết lập bộ từ điển dữ liệu để định nghĩa thông tin thống nhất và nhất quán trong toàn hệ thống; Áp dụng chính sách, công cụ quản trị dữ liệu trên toàn bộ dữ liệu doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng dữ liệu, đáp ứng thông tin tin cậy phục vụ tốt công tác quản trị điều hành và hỗ trợ ra quyết định; Áp dụng những thành tựu CNTT đối với lĩnh vực EDW để nâng cao khả năng phân tích thông tin chuyên sâu theo nhiều chiều.

Hoàn thành triển khai giải pháp phần mềm Quản lý nội dung (ECM) tháng 12/2012. Giải pháp phần mềm ECM giúp VietinBank tự động hóa công tác quản lý tập trung hệ thống tài liệu điện tử của các Chi nhánh trên toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả và sử dụng tài nguyên trên hệ thống. Dự án đã hoàn thành triển khai tích hợp Hồ sơ quản lý tín dụng cho tất cả Chi nhánh, Trụ sở chính và Trung tâm Thẻ; hoàn thành tích hợp với chương trình Quản lý văn bản để quản lý tập trung hồ sơ văn bản giấy tờ; hoàn thành việc xây dựng các cấu phần tích hợp với hệ thống Khởi tạo khoản vay.


Nhằm tăng cường đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống CNTT, VietinBank đã triển khai hoàn thành giải pháp Giám sát An ninh doanh nghiệp (ESM) và giải pháp Giám sát ứng dụng tập trung (CAM). Dự án ESM triển khai trong 5 tháng và hoàn thành vào tháng 5/2012 với tính năng Quản lý định danh truy cập tập trung và Quản lý sự kiện an ninh tập trung. Triển khai dự án CAM thành công tháng 3/2013 cung cấp một hệ thống giám sát hoạt động toàn bộ dịch vụ ngân hàng. Qua đó người quản trị nắm bắt nhanh chóng tình trạng hoạt động của các ứng dụng, dịch vụ, các thành phần hạ tầng hệ thống CNTT, khắc phục các sự cố kịp thời, nâng cao tính sẵn sàng và hiệu suất hoạt động của hệ thống CNTT. Cùng với các giải pháp giám sát an ninh hạ tầng mạng truyền thông, VietinBank luôn hướng tới cung cấp giải pháp an toàn hiện đại, mang lại niềm tin cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ. Hệ thống thông tin của ngân hàng được trao giải thưởng “Hệ thống an ninh thông tin ngân hàng tiêu biểu 2012” do Diễn đàn Ngân hàng Đông Nam Á bình chọn dựa trên các tiêu chí về bảo mật an toàn thông tin, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có hiệu quả. Việc đoạt Giải thưởng Hệ thống an ninh thông tin ngân hàng tiêu biểu khẳng định năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị, quản lý rủi ro và bảo mật thông tin ngân hàng của VietinBank.

Bám sát Chiến lược CNTT giai đoạn 2011 - 2015 đã được phê duyệt, với nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm và năng lực dồi dào được ưu tiên tập trung cho công tác dự án, nhiều dự án trọng điểm đã nhanh chóng đi vào triển khai. Quá trình triển khai CNTT của VietinBank qua từng giai đoạn cũng cho thấy sự đầu tư bài bản, đồng bộ, giành nhiều tâm huyết của Ban Lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ VietinBank, thể hiện tính hợp lý, hiệu quả trong tiến trình thực hiện các mục tiêu, chiến lược của toàn hệ thống. Nhiều dự án đã triển khai thành công đưa vào vận hành góp phần chuẩn hoá các nghiệp vụ của


ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của VietinBank.

Trung tâm CNTT tiếp tục tập trung nguồn lực chất lượng cao triển khai các dự án quan trọng như Dự án thay thế Ngân hàng lõi, dự án SOA mở rộng, dự án Kho dữ liệu tập trung, dự án LOS. Đồng thời thực hiện tốt công tác quản trị vận hành hệ thống, duy trì, đảm bảo hạ tầng hệ thống CNTT hoạt động liên tục 24/7, phục vụ hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Toàn thể cán bộ kỹ thuật Trung tâm CNTT quyết tâm triển khai thực hiện hoàn thành các dự án thuộc Chiến lược CNTT, góp phần vào kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


Hình 3 5 Lịch trình triển khai các dự án trọng điểm CNTT tại Vietinbank giai 1

Hình 3.5: Lịch trình triển khai các dự án trọng điểm CNTT tại Vietinbank giai đoạn 2011 – 2015

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

3.2.2. Phân tích thực trạng về quản lý dự án công nghệ thông tin tại Vietinbank

Tất cả các dự án CNTT tại Vietinbank đều phải tuân thủ quy trình quản lý dự án tại Vietinbank đã được ban hành. Đặc biệt các dự án chiến lược về CNTT (đều là các dự án có quy mô lớn) được hỗ trợ quản lý dự án bởi phòng Quản lý dự án gồm rất nhiều các cán bộquản lý dự án(PM- Project


Manager)có kinh nghiệm cùng với các đối tác triển khai chuyên nghiệp chủ yếu là của nước ngoài nên việc lập kế hoạch của các lĩnh vực trong quản lý dự án như quản lý phạm vi, quản lý thời gian, quản lý chi phí, quản lý chất lượng đều được thực hiện một cách rất bài bản với đầy đủ các mẫu biểu đã được quy định tại quy trình quản lý dự án. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện kế hoạch và kiểm tra kiểm soát kế hoạch, tại mỗi lĩnh vực quản lý dự án trên đều có phát sinh những vấn đề tuỳ thuộc vào thực trạng của từng dự án. Ở phần sau các vấn đề thực trạng trong từng lĩnh vực quản lý dự án sẽ được phân tích một cách chi tiết hơn.

3.2.2.1. Thực Trạng Quản Lý Phạm Vi

a) Về mặt Quy Trình: Sau một thời gian phòng Quản Lý Dự Án được thành lập và đi vào triển khai một số dự án chiến lược. Phòng Quản lý dự án đã xây dựng quy trình Định Nghĩa Dự Án và quy trình Quản Lý Kế Hoạch nhằm mục đích chuẩn hoá các vấn đề liên quan đến Phạm Vi tại các dự án chiến lược, đòi hỏi tất cả các dự án phải tuân thủ quy trình để đảm bảo xác định được đầy đủ phạm vi của dự án, giảm thiểu tối đa các yêu cầu thay đổi hoặc yêu cầu phát sinh mới trong quá trình thực hiện các dự án. Trong quá trình thực hiện dự án trường hợp có phát sinh thêm yêu cầu mới hoặc yêu cầu thay đổi, luồng quy trình sẽ được chuyển sang Quy Trình Thay Đổi, trong trường hợp đối tác thực hiện không đúng, không đủ các yêu cầu đề ra, dựa trên việc quản lý Sản Phẩm Bàn Giao, luồng quy trình sẽ được chuyển sang quy trình Quản Lý Chất Lượng cũng nằm trong luận văn này.

Việc ban hành Quy trình Định nghĩa dự án với đầy đủ các mẫu biểu tạo thuận lợi cho Giám Đốc Dự Án và Quản Lý Dự Án kiểm tra, kiểm soát phạm vi của dự án về mặt thủ tục, giấy tờ, đồng thời cũng là tài liệu tham chiếu trong suốt thời gian triển khai dự án.


Quy trình quy định rõ các bước thực hiện để định nghĩa và xác định phạm vi của dự án trong đó xác định rõ:

Phạm vi dự án làtất cả các công việc liên quan đến tạo ra sản phẩm của dự án và các quy trình được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Phạm vi dự án xác định điều gì cần làm và điều gì không cần làm. Để làm rõ phạm vi dự án, PM thực hiện các công việc sau:

Thứ nhất làtiến hành phẫn rã các yêu cầu sản phẩm ở cấp độ cao về các tính năng và chức năng mà sản phẩm đó đạt được khi triển khai dự án. Đây cũng là công việc quan trọng tạo tiền đề cho việc xây dựng tiêu chí nghiệm thu sản phẩm.

Thứ hai làchỉ ra những công việc, sản phẩm thuộc dự án và những công việc, sản phẩm không thuộc dự án.

Thứ ba làxác định phạm vi dự án trong bối cảnh tổng thể hoặc chương trình tổng thể.



Hình 3 6 Quy trình định nghĩa dự án ở Vietinbank Nguồn Quy trình định nghĩa 2

Hình 3.6. Quy trình định nghĩa dự án ở Vietinbank

(Nguồn: Quy trình định nghĩa dự án – Vietinbank 2013)

Sản phẩm của quy trình định nghĩa dự án là tài liệu Định Nghĩa Dự Án được sử dụng cho nhiều mục đích về sau của dự án.

Để đảm bảo xác định tối đa các yêu cầu phạm vi và quản lý phạm vi trong quá trình thực hiện dự án, Vietinbank đã đưa vào sử dụng quy trình Quản Lý Kế hoạch Dự Án.

Quản lý kế hoạch dự án bao gồm các quy trình được sử dụng để lập kế hoạch cho tất cả các công việc quản lý dự án, kế hoạch quản lý dự án là yếu tố tiên quyết để dự án thành công, nó cung cấp hướng đi cho dự án đồng thời


cũng là công cụ kiểm soát dự án. Kế hoạch luôn được cập nhật theo những thay đổi và điều chỉnh của dự án.

Quy trình quản lý kế hoạch dự án tạo ra các sản phẩm chính:

Một làcấu trúc phân rã sản phẩm (PBS): Thể hiện các sản phẩm được chia thành các cấu phần ở nhiều cấp độ.

Hai là cấu trúc phân rã công việc (WBS): Cho thấy tất cả các hoạt động cần được thực hiện trong suốt dự án.

Ba là các tài liệu kế hoạch: Kế hoạch tổng thể, kế hoạch công việc ...


Hình 3 7 Quy trình lập kế hoạch dự án ở Vietinbank Nguồn Quy trình lập kế 3

Hình 3.7. Quy trình lập kế hoạch dự án ở Vietinbank.

(Nguồn: Quy trình lập kế hoạch dự án Vietinbank 2013)


Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Xây dựng Cấu trúc phân rã sản phẩm (PBS):PBS phân cấp các công việc chính thành các cấu phần mà dự án sẽ phải xây dựng, mua hoặc sử dụng lại. Thêm vào đó cấu trúc phân cấp này cung cấp khả năng gộp thàn nhóm các sản phẩm công việc hoặc các cấu phần theo nhiều hạng mục khác như: các ưu tiên, các tổ chức thực hiện công việc, các cơ chế triển khai, hoặc các quyết định xây dựng và mua.

Đầu vào của quy trình xây dựng PBS là: tài liệu Định Nghĩa Dự Án, các bảng phân rã sản phẩm ở cấp độ cao đã thực hiện tại giai đoạn Định nghĩa dự án.Việc xây dựng PBS cần có sự tham gia và tư vấn của các nhân sự có kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ liên quan: bao gồm những cán bộ phụ trách kỹ thuật và nghiệp vụ dự án.

Quy trình quy định rõ các hoạt động cần thực hiện để tạo PBS:

Thứ nhất, bắt đầu từ hệ thống mong muốn: liệt kê các sản phẩm theo cấu trúc hệ thống, áp dụng kinh nghiệm của các trường hợp tương tự, xác định được các cấu phần của sản phẩm, mô tả vắn tắt các cấu phần.

Thứ hai, lặp lại quy trình thiết kế theo từng cấp độ, thiết lập tên mô tả cho mỗi cấu phần cho tới khi khối sản phẩm cơ bản được hình thành.

Thứ ba, tối ưu hoá và điều chỉnh các cấu phần bằng việc xác định các cấu phần: mua mới, tái sử dụng lại cho các công việc tương lai, tái sử dụng từ các dự án cũ, xây dựng mới. Các cấu phần sẽ xây dựng được lập chi tiết hơn so với những cấu phần sẽ mua ngoài hoặc có sẵn để dùng.

Thứ tư, Mức độ phân cấp tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm. Thứ năm, Sử dụng các biểu mẫu được định nghĩa sẵn để hoàn thiện PBS. Bước 2: Rà soát PBS.

Cấu trúc phân rã sản phẩm được gửi đến các đơn vị có liên quan để thực hiện rà soát, nhóm kỹ thuật, nghipệ vụ và các bên tư vấn (nếu có). Sau đó quản lý dự án tập hợp các ý kiến đóng góp, rà soát chỉnh sửa PBS.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí