Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chất Lượng Công Trình.


tài chính, ngân hàng, vẫn do cá nhân từng cán bộ thẩm tra quyết toán. Vì vậy các cán bộ làm công tác này phải có năng lực để phát hiện ra những sai trái, thủ thuật của chủ đầu tư và nhà thầu trong công tác quyết toán như khối lượng khống, áp định mức, đơn giá cao hơn quy định, phải đảm bảo thời gian thẩm tra theo chế độ và phải công tâm không được tiêu cực thông qua việc hợp thức hoá cho nhà thầu. Trong thẩm tra quyết toán đối với công trình đấu thầu hết sức chú ý đến chất lượng, chủng loại vật liệu và biên bản nghiệm thu chất lượng công trình, bản vẽ hoàn công, khối lượng phát sinh ngoài thầu. Thực hiện nghiêm túc việc giữ lại 5% giá trị chờ quyết toán. Đề nghị:

- Tất cả các công trình kết thúc đầu tư phải thanh, quyết toán theo đúng thời gian quy định. Các công trình thanh, quyết toán chậm so với qui định, cơ quan thẩm định quyết toán có quyền đề nghị UBND tỉnh phạt chủ đầu tư 10%30% giá trị chi phí Ban quản lý dự án. Không thẩm định các quyết toán chưa đủ thủ tục theo quy định. Các cơ quan cấp phát và thẩm định quyết toán phải chịu trách nhiệm về việc cấp phát, thẩm định quyết toán sai khi các cơ quan kiểm tra phát hiện.

- Tiến hành lập và thông báo giá vật liệu theo tháng. Giá được lập theo đúng quy trình, phải phù hợp với thị trường và phải tạo điều kiện khuyến khích cạnh tranh giữa các nhà cung cấp vật liệu. Giao Sở Tài chính và Sở Xây dựng lập và trình UBND tỉnh Quyết định ban hành bảng hệ số điều chỉnh giá vật liệu đến chân công trình phù hợp với tình hình thực tế. Không duyệt đơn giá vật liệu riêng cho từng công trình nếu vật liệu đó (hoặc vật liệu có tính chất tương tự) đã có thông báo chung. Sở Xây dựng có trách nhiệm kiến nghị Bộ Xây dựng sửa đổi các định mức không phù hợp và lập định mức chi phí các công việc đang áp dụng nhưng chưa có trong tập định mức dự toán XDCB ban hành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.


4.3.6. Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư:

Giải ngân vốn đầu tư có vị trí rất quan trọng trong hoạt động đầu tư. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc giải ngân vấn đề tài chính cho các nhà thầu, trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công, bàn giao, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng mà nó còn tác động trực tiếp đến các quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô. Như phần đánh giá thực trạng tình hình, việc giải ngân vốn đầu tư không riêng tỉnh Hà Giang mà phạm vi trên toàn quốc đều chậm. Không riêng vốn ODA, vốn cấp phát mà cả vốn tín dụng, mặc dù Nhà nước trong các năm đã tập trung tháo gỡ song kết quả vẫn chưa như mong muốn. Để từng bước

khắc phục căn bệnh kinh niên này, tôi xin nêu một số giải pháp:

Trước hết về việc giải phóng mặt bằng đây là việc tiền đề cho việc thực hiện dự án; để giải quyết được vấn đề này, trên cơ sở chế độ chính sách Nhà nước Ban quản lý dự án cần khẩn trương xây dựng phương án đền bù và thông qua cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó chuẩn bị đủ kinh phí, quỹ đất đai (trường hợp phải cấp lại), đến thời điểm triển khai cần chỉ đạo khẩn trương đồng loại, dứt điểm. Không để cho người dân chần chừ, tính toán lâu trên mảnh đất của họ. Trong quá trình tiến hành cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, các đoàn thể quần chúng, chú trọng phương pháp thuyết phục, giải thích để dân tự nguyện chấp nhận. Nếu các chế độ đền bù tương đối thoả đáng mà một số ít hộ không chịu di chuyển thì phải cương quyết cưỡng chế. Không nên để tình trạng một vài hộ chây ỳ ngang nhiên thách thức chính quyền, làm cản trở việc chung. Ngay trên địa bàn thành phố Hà Giang việc giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Bình Vàng là những dẫn chứng cụ thể.

Hai là, khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đầu tư và xây dựng, đảm bảo điều kiện ghi kế hoạch đúng quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Ba là, cơ quan cấp phát, cho vay phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian, khối lượng hoàn thành phù hợp với thiết kế dự toán được duyệt và phải kiểm tra


Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 14

giám sát việc sử dụng vốn đã thanh toán. Thực hiện nghiêm túc, công khai quy trình cấp phát, cho vay. Thực hiện đơn giản một số giấy tờ thuộc trách nhiệm của các cơ quan khác như giấy cấp đất, giấy phép hành nghề, giấy phép xây dựng. Trường hợp trong quá trình thanh toán vốn có những sai sót thì tách phần đó riêng, cho thanh toán ngay phần đủ điều kiện. Khắc phục nghịch lý Nhà nước có vốn, nhà thầu cần vốn mà ách tắc chậm chễ. Trường hợp do nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng khối lượng hoàn thành có mà thiếu thủ tục thì cơ quan tài chính - Kho bạc, Ngân hàng phải báo cáo cấp có thẩm quyền vận dụng tháo gỡ như cho phép tạm cấp, hoặc cho vay vốn một tỷ lệ nhất định trong khi chờ đợi hoàn chỉnh thủ tục. Mặt khác phải chú ý nâng cao kiến thức kỹ thuật – kinh tế xây dựng cơ bản cho cán bộ chuyên quản để có điều kiện đáp ứng về chất lượng quản lý và thời gian giải quyết công việc. Trường hợp chủ đầu tư không làm hoặc chần chừ làm quá chậm thủ tục nghiệm thu thanh toán cho nhà thầu khi nhà thầu đủ điều kiện thì phải quy trách nhiệm vật chất cho chủ đầu tư.

Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cấp phát, cho vay vốn không được gây phiền hà sách nhiễu với khách hàng. Trường hợp cấp phát cho vay không đúng tiến độ, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường và bị xử lý theo Pháp luật.

4.3.7. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình.

Cùng với sự phát triển không ngừng về cơ sở hạ tầng và nền kinh tế xã hội, cơ chế quản lý xây dựng cơ bản cũng được đổi mới kịp thời với yêu cầu, do đó xét về mức độ tổng thể của chất lượng dịch vụ và chất lượng công trình không ngừng được nâng cao. Công tác quản lý chất lượng đã ngày càng được mọi người coi trọng, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tỉnh táo nhận ra rằng, tạo ra được sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao là biện pháp có hiệu quả để cạnh


tranh trên thị trường, là sự đảm bảo cơ bản để có được khách hàng, chiếm lĩnh thị trường và phát triển doanh nghiệp.

Trách nhiệm toàn diện đối với công tác quản lý chất lượng thuộc về chủ đầu tư và cơ chế này phải được đảm bảo bằng chế tài thực hiện, trong đó chú ý giám sát nhà thầu thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng công trình, không chỉ chủ đầu tư và nhà thầu, mà cần thiết có sự phối hợp chặt chẽ của các chủ thể tham gia mà đặc biệt là nhà thầu và chủ đầu tư - chủ thể trực tiếp thực hiện dự án. Chủ đầu tư bắt buộc phải thực hiện việc thông qua kế hoạch, tiến độ, điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng của nhà thầu trước khi triển khai thi công xây lắp, trong đó chú ý biện pháp thi công và tiến độ cung ứng thiết bị máy móc.

Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát nhà thầu thực hiện đầy đủ kế hoạch thi công đã được thông qua: chấp hành cung ứng đúng, đủ, kịp thời vật tư, thiết bị, nhân công để thi công theo đúng hợp đồng đã ký kết. Trường hợp phát hiện có gian lận so với cam kết sẽ phải bồi thường, chịu phạt theo hợp đồng.

Nhà thầu phải nghiêm túc thực hiện việc tự giám sát, tự nghiệm thu chất lượng trước khi báo chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu (nghiệm thu sơ bộ) phần việc nghiệm thu hoàn thành. Chủ đầu tư chỉ tiến hành nghiệm thu khi đã có thủ tục tự nghiệm thu của nhà thầu.

Đổi mới cơ chế quản lý chất lượng công trình theo hướng gắn chặt trách nhiệm của người tư vấn giám sát thi công. Xác lập rõ mối quan hệ chủ đầu tư và tư vấn giám sát (người giám sát) theo cơ chế hợp đồng đảm bảo tính chất độc lập hoạt động trong công tác giám sát. Người giám sát phải được hưởng phụ cấp trách nhiệm cao. Tiêu chuẩn hoá cán bộ giám sát về trình độ, phẩm chất đạo đức, và người giám sát phải có khoản tiền ký cược đảm bảo trách nhiệm.


Quán triệt và thực hiện nghiêm quy trình quản lý chất lượng trong Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Trong trường hợp các thủ tục không đảm bảo theo Nghị định số 15 quy định thì kiên quyết không cho ứng vốn cũng như quyết toán vốn theo hạng mục công việc.

Đối với những công trình mà chủ đầu tư thuê tư vấn, ngoài việc ký kết hợp đồng với những điều khoản cụ thể, rõ ràng, chủ đầu tư cần phải có sự kiểm tra hiện trường một cách thường xuyên, liên tục để sớm phát hiện những sai sót, cũng như những yếu tố mới nảy sinh trong quá trình thi công để đề ra biện pháp xử lý kịp thời mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, với sự bám sát hiện trường một cách thường xuyên sẽ làm cho công tác xây dựng được thực hiện theo đúng trình tự, đúng quy trình, quy phạm, hạn chế việc thoả thuận về giá, khống khối lượng giữa người giám sát và nhà thầu cũng như cắt bớt những công đoạn thi công ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.

Với nhu cầu đầu tư xây dựng công trình ngày một gia tăng, để nâng cao chất lượng công tác quản lý chất lượng công trình, cần thiết phải thực hiện một số công việc sau:

- Cán bộ tham gia giám sát phải là người có phảm chất đạo đức và tâm huyết nghề nghiệp tốt, có kinh nghiệm quản lý hiện trường và có chứng chỉ hành nghề theo quy định.

- Cần thiết phải trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ cho con người trong việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình.

- Có chế độ đãi ngộ thích đáng với trách nhiệm được giao để họ yên tâm thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình.

- Có kế hoạch kiểm tra hàng tuần, hàng quý của cơ quan quản lý cấp trên và tổ chức những cuộc họp công trường để nhận được những ý kiến đóng


góp từ công nhân và những người người lao động trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Hàng ngày, cán bộ giám sát có trách nhiệm báo cáo với trưởng ban quản lý dự án về tiến độ và tình hình triển khai công việc, trong đó có những nhận xét sơ bộ về việc áp dụng các quy trình, quy phạm trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời lên kế hoạch của những công việc sắp triển khai.

- Trích kinh phí quản lý dự án hoặc kinh phí tiết kiệm được công tác đấu thầu để trả lương phụ thêm lương chính cho cán bộ giám sát kỹ thuật hiện trường.

4.3.8. Chống thất thoát vốn Nhà nước trong đầu tư và xây dựng:

Lãng phí, thất thoát, tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động kinh tế xã hội nói chung và lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Đó là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, khách quan, thận trọng để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Xuất phát từ đặc điểm của đầu tư phát triển ngành xây dựng và sản phẩm xây dựng là tiến hành thời gian dài: phạm vi rộng lớn, tính chất chi phí phức tạp, trừu tượng, nhiều loại ẩn khuất khó xác định; giá cả lại biến động nên việc xác định chất lượng và giá trị đích thực của sản phẩm xây dựng rất khó khăn. Mặt khác chủ sở hữu các nguồn vốn đầu tư và tài sản mới hình thành là Nhà nước. Các chủ đầu tư là người chủ sử dụng công trình nhưng không phải là người chủ thực sự của đồng vốn nên thường họ thiếu ý thức tiết kiệm trong chi tiêu, thậm chí còn tìm cách xin được càng nhiều vốn của Nhà nước càng tốt. Từ đó tạo ra những kẽ hở gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng vốn đầu tư của Nhà nước dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Thực tế cho thấy thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước thường do 2 nguyên nhân:


- Về nguyên nhân trực tiếp: Thất thoát do chủ đầu tư và nhà thầu cố tình vi phạm các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng như thi công ăn bớt khối lượng và chất lượng theo thiết kế được duyệt; trong thanh toán khai tăng chi phí và giá cả … Tuy nhiên trên tổng thể thì thất thoát từ nguyên nhân trực tiếp không phải là chủ yếu. Vì các đối tượng sợ bị xử lý pháp luật khi sự cố xảy ra.

- Về nguyên nhân gián tiếp: do sơ hở bởi chính sách chế độ quản lý đầu tư và xây dựng chưa chặt chẽ. Như việc xác định chủ trương đầu tư, công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư, thanh quyết toán … Làm cho vốn thất thoát không xác định được rõ đối tượng và mức độ vi phạm nên thất thoát do nguyên nhân này là chủ yếu.

Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cần coi trọng các biện pháp phòng ngừa, cần khẩn trương bổ sung hoàn chỉnh về cơ chế, chính sách quản lý đầu tư và xây dựng cho chặt chẽ gắn trách nhiệm cá nhân từng khâu công việc hạn chế sơ hở, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát:

Đây là một việc lớn, phức tạp, bao gồm nhiều công việc nhiều nội dung song trước mắt cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

a.Về quyết định đầu tư:

Phải bảo đảm quyết định trúng, kịp thời, hiệu quả. Đây là khâu quan trọng có ý nghĩa tiên quyết. Nếu việc quyết định đầu tư sai lầm sẽ dẫn tới lãng phí rất lớn. Việc quyết định các thủ tục xây dựng cơ bản như phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán chi tiết, cấp có thẩm quyền cần tổ chức thẩm định nghiêm túc, chặt chẽ. Trên cơ sở thiết kế đầu tư đảm bảo hệ số an toàn, công năng sử dụng của công trình, biện pháp thi công hợp lý, phẩm chất vật liệu phù hợp, định mức, đơn giá áp đúng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất


việc điều chỉnh bổ sung, một biện pháp tích cực ngăn chặn sơ hở tiêu cực thất thoát.

Thực tế cho thấy chỉ riêng việc quyết định biện pháp thi công không phù hợp đã gây thất thoát rất lớn. Đặc biệt là lĩnh vực cầu đường, nhiều khi chi phí cho việc áp dụng biện pháp thi công chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá trị sản phẩm xây dựng. Nhiều khi chênh lệch trong việc áp dụng giữa các biện pháp thi công thủ công và cơ giới rất cao. Đây là 1 trong những sơ hở mà nhà thầu có thể móc ngoặc với tổ chức tư vấn. Đề nghị cấp có thẩm quyền không cho phép chủ đầu tư vừa thiết kế vừa thi công trừ trường hợp đặc biệt do thiên tai.

b. Về công tác kế hoạch hoá

Sau chủ trương đầu tư, khâu kế hoạch cũng góp phần không nhỏ làm lãng phí thất thoát vốn đầu tư từ thực trạng công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư nêu ở phần trên để tạo ra sự ách tắc, cửa quyền, phiền hà và hiện tượng “chạy vốn” trong quá trình bố trí kế hoạch. Đây là những điều kiện cho tiêu cực phát sinh. Để ngăn chặn các hiện tượng trên cơ chế kế hoạch cần sớm hoàn thiện theo hướng phải coi trọng việc xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Dành vốn thoả đáng cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư và coi nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm.

c. Tăng cường quyền hạn trách nhiệm chủ đầu tư

Theo quy định, chủ đầu tư là người trực tiếp quản lý sử dụng vốn đầu tư, quản lý sử dụng tài sản sau đầu tư nên chủ đầu tư phải có trách nhiệm từ khâu lập dự án đến quá trình khai thác sử dụng. Để tăng cường quyền hạn và trách nhiệm chủ đầu tư, ngăn ngừa thất thoát lãng phí cần chấn chỉnh khâu này theo hướng sau:

Xác định rõ trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư đối với hoạt động đầu tư. Quản lý chặt chẽ chủ đầu tư trong việc thành lập Ban quản lý dự án, trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2022