Quản lý các công ty cổ phần tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I Bộ giao thông vận tải - 2

DANH SÁCH BẢNG


Bảng 3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm của Tổng công ty xây dựng

công trình giao thông 1 38

Bảng 3.2. Tỷ lệ vốn của tổng công ty tại các đơn vị trong Tổng công ty tại 6/2015 39

Bảng 3.3. Sản lượng thực hiện qua các năm 41

Bảng 3.4. Doanh thu tổng công ty qua các năm 42

Bảng 3.5. Lợi nhuận/ vốn đầu tư vào các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- bộ giao thông vận tải 49

DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Hình 1.1. Sơ đồ quản lý 10

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức tổng công ty xây dựng công trình giao thông1 35

Quản lý các công ty cổ phần tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I Bộ giao thông vận tải - 2

Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần 43

Hình: 3.3. Mô hình quản lý hiện nay của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải. 50

Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức tổng công ty xây dựng công trình giao thông1 59


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Đề án tái cơ cấu nền kinh tế là một quyết sách của chính phủ mà sự cần thiết và hợp lý là khách quan, khoa học. Quy mô của đề án là tất cả các ngành, các cấp và mục tiêu trước mắt là cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước trừ một số doanh nghiệp đặc thù. Xây dựng công trình giao thông có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong phát triển kinh tế xã hội, do đó cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông là vấn đề cấp bách để tăng sức mạnh trong lĩnh vực này.

Về đặc thù, ngành giao thông vận tải nói chung và lĩnh vực xây dựng công trình giao thông nói riêng đóng vai trò to lớn trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội tại mỗi quốc gia. Tại Việt nam xây dưng hạ tầng giao thông vốn là một lĩnh vực có sự can thiệp khá sâu của nhà nước, chi phí cho đảm bảo và phát triển hạ tầng giao thông là ngân sach nhà nước. Các đơn vị thi công xây lắp trong ngành giao thông thời gian trước đây là các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ giao thông hoặc các tổng cục, cục thuộc Bộ hoặc các Sở giao thông các tỉnh, thành phố. Trong tình hình mới, việc nâng cao hiệu quả đầu tư hạ tầng giao thông cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh thì nhà nước đã xã hội hóa trong vấv đề đầu tư hạ tầng giao thông và tư nhân hóa các đơn vị thi công.Vì sự thay đổi mang tính bước ngoạt đó, các tổng công ty xây dựng công trình giao thông thuộc bộ giao thông thực hiện cổ phần hóa toàn bộ theo lộ trình.

Sản phẩm ban đầu của lộ trình cổ phần hóa là các tổng công ty biền thành các công ty mẹ và các đơn vị thành viên trở thành các công ty con hoặc công ty liên kết dưới hình thức các công ty cổ phần. Theo xu hướng đó, tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông cũng được hoạt động theo hình thức công ty me – công ty con.


Việc xuất hiện các đơn vị trong tổng hoạt động theo hình trên làm vai trò quản lý của tổng công ty có nhiều vấn đề phát sinh đó là các vấn đề liên quan đến quản lý các công ty cổ phần bao gồm các công ty con và các công ty liên kết tại tổng công ty.

Trên ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “ Quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải ” làm luận văn thạc sỹ của minh.

2. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là:

Quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dụng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vân tải là gì? Làm thế nào để quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty nhằm đạt được mục tiêu của chủ thể quản lý?

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

+Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận vàthực trạng nhằm quản lý khoa học và hiệu quả các công ty cổ phần, chỉ ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông.

+ Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Làm rõ chủ thể quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.

- Làm rõ bản chất quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng vấn đề quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 – Bộ giao thông vận tải.Trong đó chỉ rõ mục tiêu, tiêu chí và công tác thực hiện quản lý và kiểm tra giám sát quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty.


- Đưa ra các giải pháp và kiền nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- bộ giao thông vận tải..

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề có liên quan đến quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 – Bộ giao thông vận tải .

+Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu khảo sát trong khuôn khổ tổng công ty công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải

- Về thời gian: Nghiên cứu với dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2013 đến tháng 6 năm 2015. Lý do chọn thời điểm năm 2013 là thời điểm nghiên cứu vì tháng 3 năm 2013 là thời điểm cổ phần các đơn vị thuộc tổng công ty thành các công ty cổ phần và tổng công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con.

5. Đóng góp mới của luận văn

- Hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và rút ra kinh nghiệm thực tiễn về quản lý các công ty cổ phần tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.

- Phân tích và đánh giá hoạt động quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.

-Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị về công tác quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- bộ giao thông vận tải.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh sách tài liệu tham khảo, danh sách bảng và phụ lục, luận văn gồm 4 chương:


Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về quản lý công ty cổ phần tại tổng công ty theo hình thức công ty mẹ- công ty con.

Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu đề tài.

Chương 3. Thực trạng về quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 – Bộ giao thông vận tải.

Chương 4. Giải pháp và kiến nghị về quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 – Bộ giao thông vận tải.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI CÁC TỔNG CÔNG TYCÓ HÌNH THỨC CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON.


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý các công ty cổ phần tại các tổng công ty có hình thức công ty mẹ- công ty con.

Cùng với sự phát tiển của các thành phần kinh tế khác, các DNNN thuộc Bộ Giao thông vận tải vừa được phát triển, mở rộng, vừa được sắp xếp, cơ cấu lại và từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu được Chính phủ giao đối với doanh nghiệp, Bộ GTVT đã chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển, cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh theo đúng mục tiêu, phù hợp năng lực của doanh nghiệp. Bước đầu, Bộ giao thông vận tải đã chỉ đạo cổ phận hóa một số doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty công ty công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải thành các công ty cổ phần.

Việc quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty công trình giao thông 1

– Bộ giao thông vận tải cũng đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.

Theo Paul H.Allen trong cuốn “Tái lập doanh nghiệp”: Xu hướng nghiên cứu trên thế giới tập trung vào cách thức và phương pháp tiến hành tái cấu trúc của Doanh nghiệp có hiệu quả và từ đó tái lập Doanh nghiệp. Nhưng chưa đủ để tiến hành một cuộc cách mạng như tái lập.

Hai nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng M.Hamer và J.Champy tác giả cuốn “ Tái lập công ty ” cho rằng “Tái lập là sự suy nghĩ lại một cách căn bản và thiết kế lại tận gốc quy trình hoạt động kinh doanh để đạt được sự cải thiện vượt bậc đối với các chi tiêu cốt yếu và có tính nhất thời như giá cả, chất lượng, sự phục vụ và nhanh chóng” [11, trang 55, dòng 6-9].Trong nghiên cứu của mình, các tác giả


trên nêu ra các phương thức quản lý các công ty cổ phần nhằm mang lại hiệu quả cao nhất song ít đề cập đến quản lý nhà nước mà để thị trường tự điều chỉnh.Có thể nói nước Mỹ là khơi nguồn cho ý tưởng này và các nhà kinh tế Mỹ cũng là những người đầu tiên quan tâm nghiên cứu về nó.

Trong cuốn “ Trí tuệ kinh doanh châu Á ” của tác giả Dayao do An Trang và các cộng sự dich, bản quyền của xuất bản lao động xã hội, tái bản lần 2 năm 2012 cũng đã nêu lên khá nhiều vấn đề trong phát triển doanh nghiệp và các cách thức quản lý các công ty cổ phần cả ở góc độ quản trị doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với các công ty cổ phần trong xu hướng hội nhập. Nội dung xuyên suốt trong cuốn sach là các dẫn chứng và các lập luân nhằm khẳng định: “ Trí tuệ của nhà lãnh đạo là tìm ra con đường đi chính xác và nhanh nhất, quản lý là khâu then chốt để đi đến thành công” - ( nhận xét của tác giả luận văn).

Tác phẩm gối đầu cho các nhà quản lý “ Những quy tắc trong quản lý” của tác giả Richard, Nguyễn Công Điều dịch, nhà xuất bản lao động- 2009.

Trong cẩm nang về quản lý này, tác giả đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản và triết lý của chúng cũng như cách sử dụng trong những tình huống thực tế. Các quy tắc trong quản lý mà tác giả viết ra là kết quả của một quá trình nghiên cứu và đúc kết qua khảo sát hàng nghìn công ty và nhiều cơ quan quản lý nhà nước trên thế giới. Đã nhiều quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng các quy tắc quản lý này, ở xung quanh ta nhiều khi ta thấy sự xuất hiện của chúng có thể do vô tinh hay áp dụng theo nội dung của cuốn sách một cách linh động.

Trong cuốn “ Cạm bẫy trong quản lý” của hai tác giả Albright và Claycarr do Thu Hương Vf Hà Thu biên dich, nhà xuất bản trẻ - 2014 đưa ra các dự báo về các rủi ro xảy ra trong quản lý. Các tác giả đã nghiên cứu nhiều mô hình quản lý và hệ thống hóa một cách khoa học về những sai lầm trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022