Cơ Sở Khoa Học Về Quản Lý Các Công Ty Cổ Phần Tại Tổng Công Ty ( Công Ty Mẹ)


công tác quản lý cũng như các cách quản lý tồi của các nhà quản lý và hậu quả của chúng.Thànhquả của các tác giả có được nhờ công sức và trí tuệ siêu việt rất đáng ghi nhận.Nhờ có các dự báo này mà các nhà quản lý sẽ đưa ra được các cách thức quản lý an toàn và hiệu quả.

Báo cáo của Bộ GTGT tháng 11/2013 trình VP Chính phủ về “ Kết quả tái cơ cấu DNNN thuộc Bộ GTVT trong 03 năm 2011-2013”đã đưa ra đề xuất, kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản phù hợp hơn với thực tiễn để thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện; Quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ cho Bộ GTVT trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Tái cơ cấu DNNN, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư để phát triển hạ tầng giao thông.

Báo cáo của Vụ quản lý doanh nghiệp 4/2015 trình Bộ trưởng Bộ giao thông về “ Kết quả cổ phần hóa Tổng công ty công trình giao thông 1- Bộ Giao thông vận tải trong 02 năm 2014-2015” đã thống kê những thành tựu và hạn chế sau 2 năm thực hiện cổ phần hóa tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải trong đó có các thành tựu về quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty.

Đề tài luận án tiến sỹ kinh tế “ Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các tổng công ty 91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở việt nam ” năm 2006 , tác giả Nguyễn Xuân nam đã đưa ra các cơ sỏ pháp lý một cách hệ thống cho vấn đề quản lý vốn tại các tổng công ty, tuy nhiên tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu các rủi ro trong công tác quản lý vốn mà chưa làm rõ các nội dung của công tác quản lý vốn tại các công ty con và công ty liên kết tại các tổng công ty.

Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Văn Duy, 2014: “ Nâng cao năng lực quản lý tại công ty cổ phần 492” Trường Đại học giao thông vận tải. Luận văn đánh giá công tác quản lý tại công ty cổ phần 492, phân tích nguyên


nhân và đưa ra 5 giải pháp nhăm nâng cao năng lực quản lý tại công ty. Trong đó có giải pháp về vai trò của quản lý thương hiệu rất mới.

PGS.TS Tràn Đình Thiên- Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại Buổi hội thảo “Tổ chức kiểm toán quá trình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế ” do Kiểm toán nhà nước phối hợp với Hội kế toán công chứng anh thực hiện tại Hà nội tháng 12/2013, cho rằng: Tái cơ cấu nền kinh tế gắn liền với hoạt động Kiểm toán. Tái cơ cấu phải lựa chọn “tọa độ đột phá”. Tái cơ cấu vẫn chưa thực sự diện ra tại Việt Nam. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: không thẻ làm đại trà kiểu phong trào; không thể Tái cơ cấu “Từ dưới lên” cũng không phải theo cách “dưới” xin “trên” cho đổi mới; chọn 3-4 Tập đoàn để tái cơ cấu “mẫu” trong thời gian ngắn, sau đó rút kinh nghiệm làm đại trà. Công tác kiểm toán phải được thực hiện định kỳ và nghiêm túc để quản lý phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước.

TS. Trần Du Lịch- Phó trưởng đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh trong chuyên đề “Tái cơ cấu nền kinh tế- một năm nhìn lại” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán của Kiểm toán nhà nước số 66-Tháng 4/2013 đã đưa ra 9 giải pháp cho tái cơ cấu DNNN. Trong các giải pháp đó tác giả đã phân tích khá kỹ về vai trò của quản lý nhà nươc trong công tác cổ phần hóa và quản lý các công ty cổ phần như thế nào nhắm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.

Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: cần phải tạo lập khuôn khổ pháp lý và chính sách cho tái cơ cấu DNNN, cần đổi mới tư duy về vai trò của Nhà nước và thị trưởng, thay đổi hẳn quan niệm về vai trò và chức năng của nhà nước, của DNNN nói chung và tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Bà khẳng định vai trò của các công ty cổ phần nhưng cũng rất lo ngại cho sự phát triển của mô hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế thị trường trong khi quản lý nhà nước


về loại hình doanh nghiệp này còn chưa thực sự thống nhất từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Trong quá trình nghiên cứu có tham khảo tài liệu của các Chuyên gia kinh tế, các học giả, và tự tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như thực tế tại các công ty cổ phần tại tổng công ty công trình giao thông 1 – Bộ giao thông..

Kết luận:Trong các nghiên cứu của các Tác giả đa số đều đưa ra các cách thức chung, các cơ sở lý luận cho công tác quản lý các công ty.Những khó khăn, thuận lợi, sự được mất trong quá trình cổ phần hóa và các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cũng được nhiều công trình nghiên cứu đề cập.Có công trình nghiên cứu cũng đề cập đến quản lý công ty cổ phần ở góc độ quản lý vi mô, có những nghiên cứu cũng đã đề cập đến vai trò quản lý nhà nước đối với các công ty cổ phần ở các khía cạnh cụ thể. Song chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu bản chất của quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty đó là quản lý vốn đầu tư dạng cổ đông góp vốn, đây là khoảng trống cho nghiên cứu của luận văn.

1.2. Cơ sở khoa học về quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty ( công ty mẹ)

1.2.1. Các vấn đề chung về quản lý các công ty cổ phần tại các tổng công ty. 1.2.1.1.Các khái niệm liên quan đến quản lý các công ty cổ phần tại các tổng công ty.

- Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các nục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật.

Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, quản lý là một tất yếu khách quan của quá trình xã hội hóa sản xuất. Có nhiểu mô hình quản lý khác nhau tùy vào mục tiêu của nhà quản lý, song mô hình tổng quát về hệ thống quản lý


đều bao gồm chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mục tiêu của công tác quản lý như trong hình 1.1. Khoa học quản lý luôn phát triển và ngày càng hoàn thiện do vai trò của quản lý là vô cùng quan trọng , xã hội phát triển càng nhanh càng đa dạng thì khoa học quản lý càng phát triển để phù hợp với sự phát triển đó. Các ngành khoa học tự nhiên và xã hội ngày càng phát triển là cơ sở phát triển các công cụ tiế bộ trong khoa học quản lý, đồng thời các kết quả nghiên cứu về tâm lý học và xã hội học cũng làm cho quản lý có yếu tố mềm dẻo và linh hoạt như một nghệ thuật đỉnh cao.



Chủ thể quản lý

Mục tiêu

Đối tượng quản lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Quản lý các công ty cổ phần tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I Bộ giao thông vận tải - 3


Hình 1.1. Sơ đồ quản lý.

Nguồn: Quản lý nhà nước về kinh tế,GS.TS Phan Huy Đường

- Quản lý nhà nước: “ Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối v.v... để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định” – Quản lý nhà nước về kinh tế, trang 27,GS.TS Phan Huy Đường, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà nội,2012.

-Công ty cổ phần là loại hình kinh tế tư nhân được phát triển đến một trình độ nhất định. Tại đây, nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia góp vốn và


điều hành hoạt động của công ty thông qua hội đồng quản trị và ban lãnh đạo dưới sự tín nhiệm của hội đồng thành viên.

+ Luật doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa : “ Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Cổ đông có thể là tổ chức; cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng để huy động vốn ”

+ Đặc điểm của công ty cổ phần:

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người chủ sở hữu vốn cổ phần được gọi là cổ đông. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phần;

Công ty cổ phần có thể phát hành nhiều loại cổ phần, trong đó có cổ phần phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty có thể phát hành cổ phần ưu đãi, bao gồm: Cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lậpđăng ký kinh doanh. Đặc điểm này của công ty cổ phần đã cho phép các


nhà đầu tư có khả năng chuyển đổi hình thức và mục tiêu đầu tư một cách linh hoạt. công ty trong ba năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp công ty. Đặc điểm này cho thấy, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn đối với phần vốn góp của mình vào công ty ( Khác với tính trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân trong doanh nghiệp tư nhân.

Công ty được quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng để huy động vốn. Đặc điểm này cho thấy khả năng huy động vốn của công ty là rất lớn và rộng rãi trong công chúng.

Số lượng cổ đông của công ty cổ phần tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa ( Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là số thành viên không được quá 50 ). Trong quá trình hoạt động, cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình ( Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Vì vậy, số lượng cổ đông của công ty cổ phần thường là rất đông.

-Công ty cổ phần có vốn nhà nước là công ty cổ phần mà có thành viên góp vốn là nhà nước hoặc một tổ chức có sử dụng vốn nhà nước.

Quá trình hình thành và phát triển của loại hình công ty cổ phần có vốn nhà nước:

Khi nền kinh tế Việt nam còn chưa chuyền thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, thành phần kinh tế tư nhân chưa được chấp nhận,tất cả các doanh nghiệp trong đó có các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông. Trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế. Để phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực, chính phủ Việt nam đã tái cơ


cấu nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên cho thành phần kinh tế tư nhân. Đây là cơ hội xuất hiên và phát triển hình thức công ty cổ phần đặc biệt là trong các ngành mũi nhọn như hạ tầng giao thông.

-Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có những đặc điểm sau:

Một là: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, lấy cơ chế thị trường làm nền tảng để định hướng cho việc áp dụng các công cụ quản lý.

Hai là: Việc quản lý đối với doanh nghiệp được tiến hành theo các phương pháp và với những công cụ khác với phương pháp và công cụ quản lý ở giai đoạn trước đó, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước đối với kinh tế được tăng cường. Do nền kinh tế nước ta đã được đa dạng hoá về hình thức sở hữu và chuyển sang cơ chế thị trường. Với đối tượng này, Nhà nước không thể không quản lý bằng pháp luật. Tình trạng buông lỏng kỷ luật, kỷ cương, sự hữu khuynh trong chức năng tổ chức, giáo dục, chức năng chuyên chính của nhiều cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, tình trạng xem nhẹ pháp chế trong hoạt động kinh tế của nhiều doanh nhân đã làm cho trật tự kinh tế của nước ta trong những năm qua có nhiều rối loạn, gây tổn thất không nhỏ cho đất nước nói chung, Nhà nước nói riêng, làm giảm sút nghiêm trọng uy tín và làm lu mờ quyền lực của Nhà nước ta. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải tăng cường lập pháp và tư pháp. Về lập pháp, phải từng bước đưa mọi quan hệ xã hội trên lĩnh vực kinh tế vào khuôn khổ pháp luật, các đạo luật phải được xây dựng đồng bộ, chính xác, có chế tài rõ ràng và đúng mức. Trong tư pháp, mọi việc phải nghiêm, từ khâu giám sát, phát hiện, điều tra, công tố đến khâu xét xử, thi hành án, không để xảy ra tình trạng lọt tội phạm, có tội phạm không bắt, bắt rồi không xét xử hoặc xét xử nhẹ, xử rồi không thi hành án, thi hành án nửa vời, v.v.


Ba là: Nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế (ASEAN, APEC,…), đặc biệt ngày 01/11/2006 nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Ký nhiều hiệp định song phương và đa phương (Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – EU, ký và triển khai thực hiện AFTA,…).Chức năng chính của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng là định hướng về mặt chiến lược cho sự phát triển của các doanh nghiệp được thực hiện gián tiếp qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô, công cụ pháp luật; hình thành môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp mà cơ bản là môi trường pháp lý và thể chế; hỗ trợ và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp bằng các công cụ kinh tế vĩ mô; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp; tham gia khắc phục những khuyết tật của thị trường. Nhà nước phải đặc biệt coi trọng và thực hiện tốt chức năng hỗ trợ công dân lập thân, lập nghiệp về kinh tế, coi đó là một trong những nét đặc thù của sự đổi mới chức năng quản lý nhà nước về kinh tế so với trước thời kỳ đổi mới.Mục tiêu chủ yếu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và đối với các công ty cổ phần nói riêng là nhằm tạo môi trường hoạt động thuận lợi, bình đẳng, cạnh tranh; đảm bảo để doanh nghiệp tuân thủ pháp luật; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

- Những vấn đề riêng có của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, cần được Nhà nước quản lýxuất phát từ chính các đặc điểm của doanh nghiệp. Dưới đây sẽ phân tích một số khó khăn, hạn chế của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh cần được Nhà nước can thiệp.

+ Thiếu vốn sản xuất kinh doanh: Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều rất hạn chế về vốn tự có, nên nhu cầu về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022