Quản lý bán hàng trong xí nghiệp may mặc A&T - 4



Nhp tên SPvà đơn giá



Nhp slượng và tính giá tr



Nhập Thêm ?


Không

Lưu li hoá đơn



End


CHƯƠNG III:


GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC


Visual Basic được xem là một công cụ phát triển phần mềm. Đã gần mười năm, Visual Basic quả không hổ danh là một ngôn ngữ lập trình phổ dụng nhất trên Thế Giới hiện nay. Nhưng tất cả những tuyên bố này là về cái gì ? Chính xác Visual Basic là gì và nó giúp gì cho ta ?


Vâng, Bill Gates đã mô tả Visual Basic như một “công cụ vừa dễ lại vừa mạnh để phát triển các ứng dụng Windows bằng Basic”. Điều này dường như chưa đủ để minh chứng cho tất cả những phô trương trên, trừ khi bạn hiểu ra rằng hiện đang có hàng chục triệu người dùng Microsoft Windows.


Visual Basic 2.0 đã từng nhanh hơn, mạnh hơn và thậm chí dễ dùng hơn Visual Basic 1.0. Visual Basic 3 bổ sung các cách thức đơn giản để điều khiển các cơ sở dữ liệu mạnh nhất sẵn có. Visual Basic 4 lại bổ sung thêm phần hổ trợ phát triển 32 bit và bắt đầu tiến trình chuyển Visual Basic thành một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đầy đủ. Visual Basic 5 đã bổ sung khả năng tạo các tập tin thi hành thực sự, thậm chí có khả năng tạo các điều khiển riêng. Và giờ đây, Visal Basic 6.0 bổ sung một số tính năng ngôn ngữ đã được mong đợi từ lâu, tăng cường năng lực Internet, và cả các tính năng cơ sở dữ liệu mạnh hơn. Quả thật, Visual Basic đã trở thành mạnh nhất và trôi chảy nhất chưa từng thấy.


Mặc khác, lợi điểm khi dùng Visual Basic chính là ở chỗ tiết kiệm thời gian và công sức so với các ngôn ngữ lập trình khác khi xây dựng cùng một ứng dụng.

Visual Basic gắn liền với khái niệm lập trình trực quan ( Visual ), nghĩa là khi thiết kế chương trình, ta nhìn thấy ngay kết quả qua từng thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện. Đây là thuận lợi lớn so với các ngôn ngữ lập trình khác, Visual Basic cho phép ta chỉnh sửa đơn giản, nhanh chóng màu sắc, kích thước, hình dáng của các đối tượng có mặt trong ứng dụng.


Một khả năng khác của Visual Basic chính là khả năng kết hợp các thư viện liên kết động DLL (Dynamic Link Library). DLL chính là phần mở rông cho Visual Basic tức là khi xây dựng một ứng dụng nào đó có một số yêu cầu mà Visual Basic chưa đáp ứng đủ, ta viết thêm DLL phụ trợ.


Khi viết chương trình bằng Visual Basic, chúng ta phải qua hai bước :


- Thiết kế giao diện (Visual Programming)


- Viết lệnh (Code Programming)


Giới thiệu những đối tượng được sử dụng thường xuyên nhấttrong phần thiết kế giao diện cho một chương trình ứng dụng củaVisual Basic.

Do Visual Basic là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nên việc thiết kế giao diện rất đơn giản bằng cách đưa các đối tượng vào Form và tiến hành thay đổi một số thuộc tính của các đối tượng đó.


1. Form:


Form là biểu mẫu của mỗi ứng dụng trong Visual Basic. Ta dùng Form (như là một biểu mẫu) nhằm định vị và sắp xếp các bộ phận trên nó khi thiết kế các phần giao tiếp với người dùng.


Ta có thể xem Form như là bộ phận mà nó có thể chứa các bộ phận khác.

Form chính của ứng dụng, các thành phần của nó tương tác với các Fm


khác và các bộ phận của chúng tạo nên giao tiếp cho ứng dụng. Form chính là giao diện chính của ứng dụng, các Form khác có thể chứa các hộp thoại, hiển thị cho nhập dữ liệu và hơn thế nữa. Trong nhiều ứng dụng Visual Basic, kích cỡ và vị trí của biểu mẫu vào lúc hoàn tất thiết kế (thường mệnh danh là thời gian thiết kế, hoặc lúc thiết kế) là kích cỡ và hình dáng mà người dùng sẽ gặp vào thời gian thực hiện, hoặc lúc chạy. Điều này có nghĩa là Visual Basic cho phép ta thay đổi kích cỡ và di chuyển vị trí của các Form đến bất kỳ nơi nào trên màn hình khi chạy một đề án, bằng cách thay đổi các thuộc tính của nó trong cửa sổ trong nhữngthuộc tính đối tượng (Properties Windows). Thực tế, tính năng thiết yếu của Visual Basic đó là khả năng tiến hành các thay đổi động để đáp thiết yếu của Visual Basic đó là khả năng tiến hành các thay đổi động để đáp


2. Tools Box : (Hộp công cụ)

Bản thân hộp công cụ này chỉ chứa các biểu tượng biểu thị cho các điều khiển mà ta có thể bổ sung vào biểu mẫu, là bảng chứa các đối tượng được định nghĩa sẵn của Visual Basic. Các đối tượng này được sử dụng trong Form để tạo thành giao diện cho các chương trình ứng dụng của Visual Basic. Các đối tượng trong thanh công cụ sau đây là thông dụng nhất :


a. Scroll Bar :(Thanh cuốn)


Các thanh cuốn được dùng để nhận nhập liệu hoặc hiển thị kết xuất

khi ta


không quan tâm đến giá trị chính xác của một đối tượng nhưng lại quan tâm sự thay đổi đó nhỏ hay lớn. Nói cách khác, thanh cuốn là đối tượng cho phép nhận từ người dùng một giá trị tùy theo vị trí con chạy (Thumb) trên thanh cuốn thay cho cách gõ giá trị số.

Thanh cuốn có các thuộc tính quan trọng nhất là :


- Thuộc tính Min : Xác định cận dưới của thanh cuốn


- Thuộc tính Max : Xác định cận trên của thanh cuốn


- Thuộc tính Value : Xác định giá trị tạm thời của thanh cuốn


b. Option Button Control :(Nút chọn)


Đối tượng nút chọn cho phép người dùng chọn một trong những

lựa chọn đưa


ra. Như vậy, tại một thời điểm chỉ có một trong các nút chọn được chọn.


c. Check Box :(Hộp kiểm tra)

Đối tượng hộp kiểm tra cho phép người dùng kiểm tra một hay nhiều điều kiện của chương trình ứng dụng. Như vậy, tại một thời điểm có thể có nhiều hộp kiểm tra được đánh dấu.


d. Label :(Nhãn)


Đối tượng nhãn cho phép người dùng gán nhãn một bộ phận nào đó của giao diện trong lúc thiết kế giao diện cho chương trình ứng dụng. Dùng các nhãn để hiển thị thông tin không muốn người dùng thay đổi. Các nhãn thường được dùng để định danh một hộp văn bản hoặc một điều khiển khác bằng cách mô tả nội dung của nó. Một công cụ phổ biến nhất là hiển thị thông tin trợ giúp.


e. Image :(Hình ảnh)


Đối tượng Image cho phép người dùng đưa hình ảnh vào Form


f. Picture Box :


Đối tượng Picture Box có tác dụng gần giống như đối tượng Image.


g. Text Box :(Hộp soạn thảo)


Đối tượng Text Box cho phép đưa các chuỗi kí tự vào Form


Thuộc tính quan trọng nhất của Text Box là thuộc tính Text _ cho biết nội

dung hộp Text Box.


h. Command Button :(Nút lệnh)

Đối tượng Command Button cho phép quyết định thực thi một công việc nào đó.


i. Directory List Box, Drive List Box, File List Box :


Đây là các đối tượng hỗ trợ cho việc tìm kiếm các tập tin trên một thư

mục của ổ đĩa nào đó


j. List Box :(Hộp danh sách)


Đối tượng List Box cho phép xuất các thông tin về chuỗi.


Trên đây là những đối tượng được sử dụng thường xuyên nhất trong phần

thiết kế giao diện cho một chương trình ứng dụng của Visual Basic.


CHƯƠNG IV:


CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁN HÀNG TRONG CÔNG TY MAY A&T


I: Cấu trúc chương trình:


1: Một số bảng thực thể.


a> Bảng Khách hàng:


Tên trường

Kiểu dữ liệu

Kích thước

makh

Text

5

tengd

Text

40

diachi

Text

60

dienthoai

Text

13

Fax

Text

13

Lc

Memo

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Quản lý bán hàng trong xí nghiệp may mặc A&T - 4


b> Bảng Hàng hoá


Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước

MaSanPham Text 10

Text

100

DonViTinh

Text

10

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí