Quản Lí Hoạt Động Tvhn Ở Trường Thpt 112134


Hộ, Lê Đức Phúc, Nguyễn Văn Lê (Dẫn theo Trương Thị Hoa, 2014, tr.16).

Năm 2007, Đặng Danh Ánh tiếp tục nghiên cứu về TVHN và đăng tải kết quả trên Tạp chí Giáo dục với bài “Cần đặt đúng vị trí của tư vấn hướng học và TVHN trong trường phổ thông”, tác giả đã khẳng định: “Mục đích cuối cùng cần đạt được của GDHN cho HS phổ thông là: Tiến hành TVHN cho HS nhằm giúp các em chọn được nghề, chọn được ngành và chọn được trường”. Trong cùng tạp chí này ở số 156 (kì 2-2/2007), tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007) đăng bài “Làm tốt công tác tư vấn nghề góp phần nâng cao hiệu quả GDHN trong trường phổ thông”. Bài báo trình bày về khái niệm tư vấn nghề, 04 nhiệm vụ của tư vấn nghề và 05 bước thực hiện tư vấn nghề. Sau hai năm, tác giả công bố, Luận án tiến sĩ Giáo dục “Xây dựng mô hình tư vấn nghề trong nhà trường THPT khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam”, trong đó, đã khái quát lí luận và thực tiễn về tư vấn nghề, thực trạng tư vấn nghề ở trường THPT khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam. Tác giả đã xây dựng thí điểm mô hình “Tổ tư vấn nghề trong trường phổ thông khu vực miền núi Đông Bắc”. Theo mô hình này, tổ tư vấn nghề có chức năng, nhiệm vụ: Cung cấp thông tin nghề; Chẩn đoán hứng thú, năng lực nghề nghiệp của HS; Lập hồ sơ hướng nghiệp; Tư vấn hiệu chỉnh và đưa ra những lời khuyên cho HS. Về cơ cấu tổ chức của mô hình bao gồm các bộ phận: Bộ phận lãnh đạo quản lí; bộ phận nghiệp vụ. Tổ tư vấn nghề được thiết kế theo kiểu cơ cấu trực tuyến, có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất. Cùng năm 2009, bài báo về “TVHN cho HS phổ thông” của Đặng Danh Ánh (2009, tr.44-46) đã trình bày các loại tư vấn và TVHN. Tác giả cho rằng tư vấn chọn nghề gồm TVHN và tư vấn nghề. Theo tác giả, TVHN và tư vấn nghề có điểm “giống nhau cả về hình thức lẫn nội dung khái niệm, bởi lẽ mục tiêu chung nhất, cao cả nhất của tư vấn nghề và TVHN đều là giúp HS chọn được ngành nghề học, học nghề và trường học sao cho phù hợp với yêu cầu của nghề, của xã hội và đặc điểm bản thân các em”; điểm khác biệt “đôi chút về đối tượng, phạm vi và mức độ”. Nội dung của bài báo còn đề cập về vị trí mới của TVHN trong chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT). Sau đó một năm, tác giả Đặng Danh Ánh (2010) trong nghiên cứu về GDHN đã đưa ra quy trình tư vấn nghề bao gồm bảy bước. Cùng thời gian, Lê Thị Thanh Hương (2010, tr.64-90) chủ biên tài liệu trình bày kết quả nghiên cứu về


“TVHN cho HS THPT thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” xuất bản tại Nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã làm rõ các khái niệm: Tư vấn, hướng nghiệp, TVHN (tư vấn chọn nghề). Đồng thời, một số lí thuyết và mô hình TVHN cũng được trình bày khá chi tiết trong 23 trang. Trong tài liệu này, TVHN ở Mĩ, Pháp, Áo, Malaysia, New zealand, Hàn Quốc và Ấn Độ được các tác giả tổng hợp khá súc tích. Đồng thời, các tác giả cũng đã nghiên cứu về nhu cầu TVHN, thực trạng GDHN và TVHN tại 3 trung tâm giáo dục lớn nhất: Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Những nội dung như đã trình bày về TVHN được các tác giả nghiên cứu với cách tiếp cận tâm lí học là chủ yếu. Cùng năm này, bài báo khoa học “Tổ chức TVHN nghề cho HS trong dạy nghề” của tác giả Hoàng Văn Bình (2010) đăng tải trên Tạp chí Giáo dục số 273(kì 1-5/2010) khẳng định: “Tư vấn nghề là một khái niệm thu hẹp của khái niệm TVHN...”. Trong bài viết, tác giả đã trình bày những vấn đề chung về tư vấn nghề và quy trình tư vấn nghề theo bốn bước.

Từ năm 2011, số công trình nghiên cứu và bài báo khoa học về đề tài này được công bố khá nhiều, tiêu biểu là: “Thực trạng công tác TVHN ở một số trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh” đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, số 25 của tác giả Nguyễn Thị Trường Hân. Bài báo trình bày khái quát về công tác TVHN ở trường THPT, thực trạng công tác TVHN ở một số trường THPT tại TP Hồ Chí Minh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác TVHN ở một số trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các biện pháp cụ thể: 1) Xây dựng đội ngũ GV làm công tác hướng nghiệp để phụ trách hoạt động GDHN, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn cho HS trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai; 2) Tổ chức tốt công tác thông tin nghề nghiệp để giúp HS định hướng và lựa chọn nghề; 3) Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động hướng nghiệp; 4) Đẩy mạnh hoạt động TVHN cho HS. Đồng thời, tác giả khẳng định: “GDHN, trong đó có TVHN, phải được đặt trong quan điểm phát triển toàn diện, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nghiên cứu về TVHN cũng cần quan tâm đến người làm công tác hướng nghiệp, và kết quả nghiên cứu theo hướng này được Nguyễn Thị Thanh Huyền trình bày trong bài báo “Những yêu cầu về năng lực của GV làm công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông” đăng trên Tạp chí Giáo dục, số


260 (Kì 2-4/2011). Tác giả đã khẳng định GV làm công tác hướng nghiệp cần phải thỏa mãn ba năng lực: Năng lực chuyên môn, năng lực dạy học và năng lực tư vấn.

Nhằm hỗ trợ năng lực cần thiết cho đội ngũ tham gia TVHN, Phạm Văn Sơn (2012) đăng tải bài báo “Xây dựng và sử dụng bản mô tả nghề trong TVHN cho HS phổ thông” trên Tạp chí Tâm lí học số 6 (159), 6/2012. Bài viết đã đề cập đến mục đích sử dụng bản mô tả nghề trong tư vấn, tác giả khẳng định: “Bản mô tả nghề cung cấp những yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần thiết giúp cán bộ tư vấn có cơ sở đối chiếu với từng HS để xác định sự phù hợp nghề”, “Bản mô tả nghề còn là tài liệu hữu ích giúp GV, nhà giáo dục, phụ huynh HS muốn tìm hiểu về nghề nghiệp phục vụ cho công tác tư vấn, chọn nghề tương lai”. Đồng thời, tác giả cũng nhận định: “Bản mô tả nghề trong hoạt động TVHN là một trong những giải pháp thiết thực góp phần đẩy mạnh tuyên truyền định hướng nghề cho HS THPT.”

Luận án tiến sĩ “TVHN cho HS THPT” của Phạm Ngọc Linh công bố năm 2013 đã làm rõ các khái niệm tư vấn, TVHN, TVHN cho HS THPT; chỉ ra những nội dung tâm lí của hoạt động TVHN và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TVHN cho HS THPT. Đồng thời, luận án cũng đã khái quát thực trạng TVHN ở một số trường THPT, các biểu hiện tâm lí trong TVHN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục “GDHN cho HSTHPT khu vực Hà Nội qua tham vấn nghề” của Trương Thị Hoa công bố vào năm 2014 đã trình bày cơ sở lí luận của GDHN qua tham vấn nghề ở THPT. Trong đó, tác giả đã trình bày khá chi tiết về tư vấn nghề trên thế giới và tư vấn nghề, tham vấn nghề ở Việt Nam. Đồng thời tác giả cũng so sánh hai khái niệm tư vấn nghề và tham vấn nghề là:

Giống nhau: Tham vấn nghề và tư vấn nghề đều là hoạt động trợ giúp cá nhân giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công việc, trong lựa chọn nghề”.

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 5

Khác nhau: Về mục tiêu: Tư vấn nghề chủ yếu hướng tới đưa ra lời khuyên chọn nghề, chọn công việc, còn hoạt động tham vấn nghề hướng tới mục tiêu là trợ giúp cá nhân nâng cao năng lực giải quyết những khó khăn trong quá trình chọn nghề; Về tiến trình: Tư vấn nghề thường diễn ra trong một thời gian ngắn hơn, giải quyết vấn đề tức thời, còn tham vấn nghề có thể diễn ra trong thời gian dài hơn, có thể kéo dài vài buổi, hoặc hàng tuần; Về cách thức tương tác: Trong tư vấn nghề cách thức


thực hiện chính là cung cấp thông tin và lời khuyên bổ ích từ người tư vấn với đầy kiến thức chuyên sâu về vấn đề cần tư vấn. Đây là hình thức mà nhà tư vấn là chuyên gia, là người chủ động, tích cực, còn người được tư vấn thì thụ động nghe theo sự phân tích và khuyên bảo của nhà tư vấn. Trong tham vấn nghề có sự tương tác chặt chẽ giữa nhà tham vấn và thân chủ, vai trò của nhà tham vấn chỉ là người trợ giúp còn thân chủ ở đây là trọng tâm. Tác giả cũng trình bày rõ GDHN qua tham vấn nghề ở THPT: mục tiêu, nội dung, hình thức và định hướng quy trình hoạt động tham vấn. Luận án còn trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng, trên cơ sở của lí luận và kết quả của thực trạng, tác giả đã xây dựng quy trình hoạt động tham vấn nghề trong GDHN ở THPT. Mặc dù như tác giả đã phân biệt tư vấn nghề và tham vấn nghề nhưng hai khái niệm vẫn có điểm tương đồng, nên kết quả trong luận án này vẫn chắt lọc để làm cơ sở lí luận cho công trình nghiên cứu của mình.

Bài báo “TVHN học đường thực trạng và giải pháp” được đăng trên Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 123 tháng 11/2015, trong đó, tác giả Đỗ Thị Bích Loan trình bày về: khái niệm “tư vấn học đường”, “TVHN học đường”; Vai trò của TVHN học đường; thực trạng TVHN trong nhà trường; và một số các giải pháp tăng cường TVHN học đường. Trong số các giải pháp, đáng chú ý là giải pháp 4: Trách nhiệm của hiệu trưởng và GVCN trong quản lí tổ chức tư vấn nghề.

Bài báo “TVHN và tuyển sinh cho HS – kinh nghiệm ở Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành” trên Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt (Kì 1 tháng 6/2016) đã được tác giả Nguyễn Thị Thu Anh tập trung vào ba nội dung: TVHN và tuyển sinh ở Trường Nguyễn Tất Thành – Những vấn đề đặt ra; Tổ chức hoạt động TVHN và tuyển sinh ở Trường Nguyễn Tất Thành; Bài học kinh nghiệm. Trong đó, đáng chú ý về ý nghĩa của hoạt động TVHN và tuyển sinh.

Bài báo “Thực trạng nhu cầu về các hình thức TVHN của HS một số trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Duy Hùng (2018, tr.15-18) đã nhấn mạnh rằng “nhu cầu của HS THPT về hình thức TVHN là những nhu cầu cần được trợ giúp bởi các hình thức TVHN trực tiếp hoặc gián tiếp để thỏa mãn nhu cầu TVHN của bản thân”. Tác giả đã đưa ra 8 hình thức để tìm hiểu thực trạng nhu cầu về hình thức TVHN của HS THPT, đó là: 1) Gián tiếp qua thư, email; đài truyền hình;


điện thoại. 2) Các nhà chuyên môn làm việc trực tiếp cho cá nhân hoặc nhóm HS tại phòng tư vấn. 3) Tổ chức các buổi hội thảo với HS theo quy mô nhỏ (từ 10-20 HS).

4) Học tập, tham quan thực tế tại các trường cao đẳng, đại học (CĐ, ĐH), cơ sở dạy nghề hoặc nhà máy. 5) Được học và thực hành một nghề nào đó trong quá trình học phổ thông. 6) Các thầy/cô lồng ghép giáo dục nghề trong quá trình dạy môn cơ bản.

7) Tổ chức cho HS nghe những người đang làm các ngành nghề nói về công việc của họ. 8) Các nhà chuyên môn làm việc với phụ huynh HS.

Nghiên cứu về TVHN không chỉ công bố kết quả qua các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học, còn thể hiện trong tài liệu “Tổ chức hoạt động GDHN trong nhà trường phổ thông” do Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền. Nội dung của tài liệu đã trình bày về cơ sở lí luận của GDHN, tổ chức hoạt động GDHN và tư vấn nghề trong trường phổ thông. Các nội dung như: các giai đoạn hướng nghiệp; các thành phần tham gia tổ chức thực hiện hoạt động GDHN trong trường phổ thông; tổ chức hoạt động GDHN trong trường phổ thông; các khái niệm “tư vấn” và “tư vấn nghề”; chức năng, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và quy trình tư vấn nghề.

Vậy, nghiên cứu về hoạt động TVHN ở nước ta đã xuất hiện vào những năm 80 của thế kỉ XX và đã thu được kết quả đáng khích lệ. Kết quả nghiên cứu về hoạt động này đã được trình bày rõ, như: một số lí thuyết và mô hình TVHN, vấn đề tư vấn nghề; các đặc điểm của bản thân trong quá trình chọn nghề, tư vấn nghề. Làm rõ các khái niệm: Tư vấn, hướng nghiệp, TVHN, TVHN (tư vấn chọn nghề), tư vấn nghề và tham vấn nghề, ý nghĩa của hoạt động TVHN và tuyển sinh, tám hình thức để tìm hiểu thực trạng nhu cầu TVHN của HS THPT. Xây dựng: Các phòng hướng nghiệp và việc tư vấn nghề trong trường nghề và trường phổ thông; mô hình “Tổ tư vấn nghề trong trường phổ thông khu vực miền núi Đông Bắc”; quy trình tư vấn nghề bao gồm bảy bước; và sử dụng bản mô tả nghề trong TVHN cho HS phổ thông; nhiều bản họa đồ nghề có giá trị thực tiễn phục vụ tư vấn nghề. Xác định thực trạng và đề xuất một số giải pháp/biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TVHN ở trường THPT. Chỉ ra những nội dung tâm lí của hoạt động TVHN và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TVHN cho HS THPT. Làm rõ cơ sở lí luận của GDHN qua tham vấn nghề ở THPT.


1.1.2.2. Quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT

Quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT có ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc định hướng, lựa chọn nghề, lựa chọn trường phù hợp cho HS tốt nghiệp THPT trong tương lai. Nhưng kết quả nghiên cứu được công bố hay đăng tải trong các luận án tiến sĩ và các bài báo khoa học nghiên cứu còn khiêm tốn. Cụ thể:

Luận án tiến sĩ “Quản lý GDHN ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh” (Phạm Đặng Khoa, 2016), làm rõ cơ sở lí luận về GDHN và quản lí GDHN ở trường phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực, trên nền tảng xác định thực trạng về GDHN và quản lí GDHN ở trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã xác định nguyên nhân và đề xuất 6 giải pháp quản lí GDHN.

Bài báo khoa học “Một số giải pháp quản lí công tác hướng nghiệp cho HS THPT huyện Châu Thành, tỉnh An Giang” trong Tạp chí Khoa học Trường Đại học Đồng Tháp, số 24 (2-2007) của tác giả Trần Phú Hào đã xác định hai nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng lựa chọn sai ngành nghề của HS THPT là: Ở trường THPT vẫn chú trọng việc dạy chữ mà thiếu định hướng tương lai cho HS, chưa phối hợp tốt với các trường CĐ, ĐH, trung cấp để tư vấn cho HS; Hình thức tổ chức các hoạt động hướng nghiệp còn nghèo nàn, rập khuôn chưa có nhiều thông tin mới nên không thu hút sự chú ý của HS. Từ những nguyên nhân này, tác giả đã đề xuất năm giải pháp quản lí công tác hướng nghiệp cho HS THPT huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Năm giải pháp này tập trung vào các nội dung của quản lí như: nội dung, phương pháp và hình thức, kiểm tra và đánh giá kết quả, phối hợp với gia đình và xã hội, điều kiện cho hoạt động GDHN trong trường THPT.

Bài báo “Quản lí hoạt động tư vấn học đường ở các trường THPT tỉnh Hậu Giang” của Nguyễn Quang Nhơn (2016), trong đó tác giả trình bày thực trạng tư vấn học đường và quản lí tư vấn học đường, và sáu biện pháp quản lí tư vấn học đường. Mặc dù tác giả không sử dụng khái niệm TVHN, nhưng nội hàm như tác giả trình bày cũng tương đồng với khái niệm này.

Phần lớn việc nghiên cứu còn tập trung ở trình độ thạc sĩ: “Quản lí GDHN ở các trường THPT tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” của Nguyễn Thị Thanh


Trang (2014); “Quản lí hoạt động TVHN theo hướng phân luồng HS sau THCS ở thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Ngọc Thảo (2016); “Quản lí hoạt động GDHN cho HS THPT trên địa bàn Hà Nội” của Lê Thị Thu Trà (2016); “Quản lí hoạt động tham vấn học đường ở các trường THCS Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh” của Đặng Thị Bích Nga (2018). Đáng chú ý là luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lí Giáo dục có tên gần như tên đề tài của tác giả luận án (chỉ khác địa bàn nghiên cứu) “Quản lí hoạt động TVHN cho HS trường THPT tỉnh Thái Bình” đã công bố vào năm 2014 của tác giả Nguyễn Quốc Tuấn. Luận văn đã trình bày cơ sở lí luận về quản lí hoạt động TVHN cho HS trường THPT. Trên cơ sở này, tác giả đã xác định thực trạng qua khảo sát về các đối tượng: CBQL, GV, HS và cha mẹ HS trong hoạt động TVHN với HS lớp 11 và 12 ở các trường THPT huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Kết quả thực trạng tập trung vào: nhận thức về hoạt động TVHN và quản lí hoạt động TVHN cho HS ở trường THPT; hoạt động TVHN cho HS ở trường THPT tỉnh Thái Bình; quản lí hoạt động TVHN cho HS ở trường THPT tỉnh Thái Bình. Trong cơ sở lí luận tác giả nghiên cứu quản lí trên quan điểm quản lí về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện thực hiện công tác TVHN. Do đó, 08 biện pháp: 1) Đẩy mạnh tuyên truyền về TVHN cho GV và HS, phụ huynh HS; 2) Xây dựng kế hoạch TVHN phù hợp với điều kiện tổ chức của nhà trường, điều kiện địa phương và nhu cầu của HS; 3) Chỉ đạo đổi mới nội dung hoạt động TVHN theo hướng đáp ứng yêu cầu thực tiễn; 4) Tăng cường đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động TVHN; 5) Phối hợp và huy động hiệu quả các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tham gia hoạt động TVHN cho HS; 6) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động TVHN; 7) Bồi dưỡng năng lực TVHN cho GV, tư vấn viên; 8) Xây dựng và sử dụng hiệu quả các địa chỉ TVHN cho HS cũng chỉ tập trung chủ yếu vào mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện thực hiện công tác TVHN. Như vậy, mặc dù đề tài của tác giả Nguyễn Quốc Tuấn có tên gọi gần như đề tài của tác giả luận án, nhưng khi nghiên cứu không xét theo chức năng của quản lí giáo dục.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu, còn xuất hiện các tài liệu liên quan đến hoạt động TVHN và quản lí hoạt động TVHN như: Tài liệu tập huấn về “đổi mới GDHN trong trường trung học” năm 2015 được nhóm các tác giả Vũ Đình


Chuẩn, Lê Trần Tuấn, Trần Thị Thu, Nguyễn Thị Châu, Hồ Phụng Hoàng Phoenix biên soạn trên cơ sở nội dung của hoạt động GDHN trong trường trung học do Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển và hỗ trợ kĩ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB) nhằm hỗ trợ GV dạy tại các trường phổ thông có tư liệu tham khảo trong quá trình tổ chức dạy học trong nhà trường. Tài liệu đã được Hội đồng thẩm định của Bộ GD&ĐT thẩm định về nội dung và đã được thực hiện tại hai tỉnh Nghệ An, Quảng Nam. Tài liệu này tập trung vào 4 nội dung:

+ Những vấn đề đổi mới GDHN ở cấp trung học theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI);

+ Một số cơ sở lí thuyết của GDHN ở trường trung học;

+ Tổ chức phát triển chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức GDHN ở trường trung học trong giai đoạn tới;

+ Tổ chức, quản lí công tác GDHN ở trường trung học trong giai đoạn tới. Và được trình bày trong 3 phần.

Trong đó, phần 2 các tác giả đã đưa ra quá trình TVHN gồm 3 bước: “Bước 1: Tư vấn viên giúp HS khám phá bản thân qua tư vấn cá nhân, những bài tập suy ngẫm và các bài trắc nghiệm; Bước 2: Tư vấn viên giúp HS tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua tư vấn cá nhân, những bài tập tìm hiểu cổng thông tin và các bài tập phỏng vấn thông tin về nghề nghiệp; Bước 3: Tư vấn viên giúp HS lập kế hoạch nghề nghiệp, trong đó nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp, những bước thực hiện, thời gian thực hiện và phương pháp tự đánh giá xem kế hoạch có tốt hay không.

Phần 3 của tài liệu trình bày đầy đủ về tổ chức, quản lí công tác GDHN ở trường trung học. Đây là cơ sở lí luận để tác giả luận án xây dựng cơ sở lí luận quản lí hoạt động TVHN.

Từ phân tích các công trình nghiên cứu trên, cho thấy việc nghiên cứu về quản lí hoạt động TVHN chỉ được đề cập còn rất ít trong nghiên cứu về quản lí giáo dục hướng nghiệp và chỉ được một vài học viên cao học thực hiện. Các kết quả nghiên cứu của các công trình này là: Xây dựng lí luận về quản lí hoạt động TVHN theo quan điểm quản lí về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện thực hiện; tổ chức, quản lí công tác GDHN ở trường trung học. Trình bày thực trạng quản

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí