Đánh Giá Mối Tương Quan Giữa Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất



Stt


Biện pháp

SL


Điểm

Tính khả thi


Điểm TB


Thứ bậc

Rất

khả thi


Khả thi

Ít

khả thi


Không khả thi

3

Khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ HĐTN cho học sinh THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục phổ

thông mới

SL

44

29

0

0


3,60


4


Điểm


176


87


0


0

4

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, đánh giá HĐTN cho HS trường THCS Hùng Lô theo chương trình giáo

dục phổ thông mới

SL

55

18

0

0


3,75


3


Điểm


220


54


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường trung học cơ sở Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 14


Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp luận văn đưa ra có tính rất khả thi với kết quả tương đối cao. Tỷ lệ ý kiến đánh giá ở mức độ điểm trung bình từ 3,6 đến 3,89 ở mức rất khả thi, không có ý kiến nào đánh giá ở mức độ không khả thi. Kết quả này cho thấy các biện pháp đề xuất phù hợp với quyết tâm của lãnh đạo, quản lý cán bộ giáo viên và phù hợp với đặc điểm của học sinh trường THCS Hùng Lô.

Trong các biện pháp mà tác giả đưa ra, biện pháp Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và PHHS, HS về sự cần thiết phải giáo dục HĐTN cho học sinh THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới được đánh giá là khả thi nhất với tổng điểm trung bình là 3,89 điểm/4, 100 các ý kiến đánh giá rất khả thi và khả thi, không có ý kiến nào đánh giá ở mức độ “ít khả thi” và “không khả thi”.

Điều đó đòi hỏi nhà trường cần phải làm thật tốt biện pháp 1, bởi có nhận thức đúng mới dẫn tới hành động đúng; và khi các lực lượng gia đình,

xã hội chủ động tích cực trong việc phối kết hợp với nhà trường thì HĐTN sẽ đạt được hiệu quả cao. Mặt khác nhà trường cũng cần xây dựng hệ thống tiêu chí, các công cụ đánh giá và các thang đo phù hợp để đánh giá kết quả của HĐTN. Khi triển khai thực hiện các biện pháp phải nghiêm túc, đồng bộ và triệt để, có như vậy mới nâng cao được tính khả thi của các biện pháp.

3.4.1.3. Đánh giá mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Từ kết quả thu được ở bảng 3.1 và 3.2, có thể thấy:

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp


Stt


Biện pháp

Tính cấp thiết

Tính khả thi

ĐTB

T ứ bậc

ĐTB

T ứ bậc

1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và PHHS, HS về sự cần thiết phải giáo dục HĐTN cho học sinh THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới


3,95


1


3,89


1

2

Tổ chức HĐTN cho học sinh THCS Hùng Lô phù hợp với tình hình nhà trường và đặc điểm của địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông mới


3,83


2


3,80


2

3

Khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ HĐTN cho học sinh THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục phổ thông mới


3,25


4


3,60


4

4

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, đánh giá HĐTN cho HS trường THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục phổ thông mới


3,30


3


3,75


3

Kết quả so sánh cho thấy, các biện pháp luận văn đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Đồng thời điểm trung bình ở mức độ cấp thiết của hầu hết các biện pháp đều cao hơn điểm trung bình ở mức độ khả thi của biện pháp tương ứng.

Tiểu kết chương 3

Với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay, việc tổ chức các HĐTN cho HS trong nhà trường là vô cùng cần thiết. Vì vậy, tác giả đã đề xuất các biện pháp cụ thể để quản lý HĐTN ở trường THCS Hùng Lô như sau:

1) Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và PHHS, HS về sự cần thiết phải giáo dục HĐTN cho học sinh THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

2) Tổ chức HĐTN cho học sinh THCS Hùng Lô phù hợp với tình hình nhà trường và đặc điểm của địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3) Khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ HĐTN cho học sinh THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

4) Tăng cường các hoạt động kiểm tra, đánh giá HĐTN cho HS trường THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Các biện pháp trên được được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng HĐTN ở trường THCS Hùng Lô.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

HĐTN là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường THCS, là con đường quan trọng để hình thành các phẩm chất và năng lực thực tiễn cho HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng với việc xây dựng con người mới phù hợp với sự phát triển chung của thời đại.

HĐTN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới giáo dục, đào tạo nên những con người đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức, bổ trợ cho hoạt động dạy trên lớp, giúp HS mở rộng kiến thức, tạo điều kiện phát huy tính tích cực chủ động của HS, tạo cơ hội phát triển các kĩ năng và năng lực thực tiễn cho HS, giúp các nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu HS, là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục của nhà trường với thực tiễn xã hội.

Qua nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả đi đến một số nhận định có tính kết luận như sau:

1. Đề tài đã cố gắng nghiên cứu, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về quản lý HĐTN, các khái niệm liên quan cũng như làm rõ mục đích yêu cầu giáo dục của HĐTN cho HS trường THCS.

2. Đề tài đã khảo sát thực trạng việc tổ chức các HĐTN, thực trạng quản lý HĐTN ở trường THCS Hùng Lô, rút ra những nhận định về những ưu điểm, những tồn tại hạn chế, làm căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhà trường.

3. Đề tài đã đề xuất bốn biện pháp quản lý HĐTN của Hiệu trưởng trường THCS Hùng Lô như sau:

1) Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và PHHS, HS về sự cần thiết phải giáo dục HĐTN cho học sinh THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

2) Tổ chức HĐTN cho học sinh THCS Hùng Lô phù hợp với tình hình nhà trường và đặc điểm của địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3) Khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ HĐTN cho học sinh THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

4) Tăng cường các hoạt động kiểm tra, đánh giá HĐTN cho HS trường THCS Hùng Lô theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Những biện pháp quản lý HĐTN được trình bày trong đề tài đã được khảo nghiệm và khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi cao.

2. Khuyến nghị

Để thực hiện được những kết quả nghiên cứu của đề tài vào công tác quản lý HĐTN của trường THCS Hùng Lô cũng như các trường THCS nói chung đề tài có một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục – Đào t o

- Cần bổ sung, ban hành hệ thống các văn bản pháp quy, quy định cụ thể khung chương trình HĐTN.

- Cần cung cấp cho các trường hệ thống các tiêu chuẩn giúp cho việc đánh giá kết quả HĐTN dễ dàng hơn.

2.2. Đối với các trường sư p m, viện ng iên cứu sư p m

- Chú trọng sự đổi mới về nội dung và phương pháp đào tạo GV để đáp ứng với yêu cầu và tổ chức HĐTN theo định hướng đổi mới của giáo dục ở cấp THCS trong giai đoạn hiện nay.

- Chú trọng sự đổi mới về nội dung và cách đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên, đưa kỹ năng tổ chức các HĐTN là một trong những nội dung đánh giá sinh viên.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào t o, P òng Giáo dục

Mở các lớp tập huấn về HĐTN cho cán bộ quản lý, GV bộ môn, GVCN lớp, Cán bộ Đoàn thanh niên, GV tham gia HĐTN trong các nhà trường để nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức HĐTN, tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn - nghiệp vụ.

- Xây dựng nội dung, chương trình HĐTN. Xây dựng kế hoạch giám

sát, kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức HĐTN đưa vào tiêu chí thi đua thường xuyên với các trường trong HĐTN.

2.4. Đối với trường THCS Hùng Lô

* Đối với cán bộ quản lý

- CBQL cần chủ động xây dựng các kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp và chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả HĐTN cho HS.

- CBQL cần cử GV tham gia các lớp tập huấn cấp trên, triển khai hoạt động tập huấn cấp trường, trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trong trường và các trường trong huyện.

* Đối với giáo viên

- GV cần nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của HĐTN thông qua việc giảng dạy cho HS, đồng thời chú ý HĐTN cho HS qua các bộ môn văn hoá.

- Thường xuyên tham dự các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng tổ chức các HĐTN.

- Phối hợp với CMHS cùng các lực lượng xã hội khác tổ chức các HĐTN cho HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Ban Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40 - CT/TW

về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

2.

Ban chấp hành trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

3.

Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Thông báo Kết

luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 - Khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Hà Nội.

4.

Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (1999), Khoa

học tổ chức và quản lý, Nxb Thống kê HN.

5.

Nguyễn Thanh Bình (2008) - Giáo trình giáo dục kĩ năng sống, Nxb

Đại học Sư phạm Hà Nội.

6.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị 40/CT-BGD&ĐT, ngày 22/7/2008

về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong toàn ngành giáo dục giai đoạn 2008-2013.

7.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản

xuất, kinh doanh tại địa phương”, Kỷ yếu hội thảo.

8.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn Kĩ năng xây dựng và

tổ chức các hoạt động TNST trong trường học, Hà Nội.

9.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, Ban

hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018.

10.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm hướng nghiệp, Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-

BGD&ĐT ngày 26/12/2018.


11.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT, ngày 8/8/2019

về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2029-2020 của ngành giáo dục.

12.

Bộ Giáo dục và ĐT nước CHXHCN Việt Nam (2014), Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/2/2014 về quy định quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ở

các trường phổ thông, Hà Nội.

13.

C. Mác và Ph. ng-ghen (2013), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị Quốc

gia Sự thật, Hà Nội.

14.

Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học

quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

15.

Nguyễn Đức Chính (2008), Đánh giá chất lượng trong giáo dục, Khoa

Sư phạm, ĐHQG Hà Nội.

16.

Diane Tillman, Diana Hsu (2010), Những giá trị sống dành cho trẻ từ 8

đến 13 tuổi, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

17.

Bùi Ngọc Diệp, Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

trong nhà trường phổ thông.

18.

Trần Khánh Đức (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu

khoa học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19.

Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Phát triển toàn diện con người trong

thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20.

Harold Koontz, Cyril O’donnel, Heinz Weihrich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý (các chương 4, 5, 6, 7, 8), Nxb Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội.

21.

Nguyễn Thị Thu Hoài, Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng

tạo giải pháp phát huy năng lực người học.

22.

Lê Huy Hoàng, Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạotrong

chương trình giáo dục phổ thông mới.

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí