DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa | |
CBCC | Cán bộ công chức |
CBQL | Cán bộ quản lý |
CSVC | Cơ sở vật chất |
CTGDPT | Chương trình giáo dục phổ thông |
DH | Dạy học |
DTTS | Dân tộc thiểu số |
GD | Giáo dục |
GD&ĐT | Giáo dục và đào tạo |
GDCD | Giáo dục công dân |
GDPL | |
GV | Giáo viên |
HĐD | Hoạt động dạy |
HĐGD | Hoạt động giáo dục |
HĐGD | Hoạt động giáo dục |
HĐH | Hoạt động học |
HĐND, UBND | Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân |
HS | |
HSPTDTNT, PTDTBT THCS | Học sinh phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở |
HTTC | Hình thức tổ chức |
PPGD | Phương pháp giáo dục |
PTDTBT THCS | Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở |
PTDTNT | Phổ thông dân tộc nội trú |
QL | Quản lý |
QLGD | Quản lý giáo dục |
QPPL | Quy phạm pháp luật |
SL, TL | Số lượng, tỉ lệ |
TB | Trung bình |
THCS | Trung học cơ sở |
THPT | Trung học phổ thông |
TS | Tiến sĩ |
XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện ba bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Trường Ptdt Nội Trú, Bán Trú Theo Định Hướng Đổi Mới Chương Trình Giáo
- Pháp Luật Và Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú, Bán Trú Theo Định Hướng Đổi Mới Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông
- Mục Tiêu Của Giáo Dục Pháp Luật Cho Hsptdt Nội Trú, Bán Trú Theo Định Hướng Đổi Mới
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của GV về khái niệm giáo dục pháp luật 49
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 50
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV về vị trí, ý nghĩa của hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 51
Bảng 2.4. Thực trạng nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
theo tự đánh giá của GV 52
Bảng 2.5. Thực trạng phương pháp GDPL cho HS phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 53
Bảng 2.6. Thực trạng hình thức GDPL cho HS phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 54
Bảng 2.7. Thực trạng mức độ tham gia vào các hoạt động tìm hiểu pháp luật của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 55
Bảng 2.8. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục pháp luật ở trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 58
Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức của GV về khái niệm quản lí giáo dục pháp luật theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 59
Bảng 2.10. Thực trạng nội dung quản lí hoạt động GDPL cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn theo đánh giá của GV 61
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hoạt động soạn giáo án và lập kế hoạch tổ chức GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông theo đánh giá của GV 63
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo đánh
giá của GV 66
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo
đánh giá của GV 68
Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho HS phổ thông dân tộc nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 70
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 89
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 91
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của GV và HS trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn về mức độ tham gia vào các hoạt động tìm hiểu
pháp luật 56
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để có được Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở nước ta thì công cuộc đổi mới đòi hỏi phải đồng thời thực hiện rất nhiều khâu quan trọng, trong đó có xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật mà vấn đề giáo dục nhận thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh viên - lớp người sẽ kế tục và phát huy những thành tựu lớn lao của đất nước trong tương lai là một quan tâm hàng đầu của quốc gia dân tộc. Pháp luật là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân lao động, là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật chỉ có thể phát huy có hiệu quả để điều chỉnh các quan hệ xã hội khi mọi người có ý thức tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Thực tế cho thấy, tại các trường học, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên giữ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo. Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật, rèn luyện đạo đức, lối sống thể hiện trong các Văn kiện của Đảng ta như: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo: “Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ; Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp… xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”.
Hiện nay, tại các trường học đã quan tâm, chú trọng đến hoạt động giáo dục đạo đức pháp luật cho học sinh, tuy nhiên, hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức pháp luật cho học sinh chưa cao, sự hiểu biết pháp luật của học sinh, còn nhiều hạn chế. Và điều đặc biệt, hiện nay nước ta đang trong qúa trình phát triển và hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang hằng ngày tác động đến mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ nước ta. Bên cạnh những thành tựu kinh tế, xã hội đã đạt được thì mặt trái của thời kỳ mở cửa cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội nói chung và giá trị đạo đức nói riêng, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên. Một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên, học sinh ngại học tập và rèn luyện, sống buông thả, sa ngã vào các tệ nạn xã hội, phạm tội ở lứa tuổi học sinh… Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã nhận định: “Hiện nay tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và phạm tội đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta lại tiếp tục khẳng định: “Hiện tại đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp”, “Những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường chậm được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn, đẩy lùi”. Chính vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức nói chung, đặc biệt là giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ hiện nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đặt ra cho ngành giáo dục những cơ hội và thách thức mới.
Trong xã hội hiện đại, giáo dục không chỉ chú trọng phát triển về trí lực và thể lực mà còn phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục nhân cách, trong đó nhấn mạnh ý thức tôn trọng pháp luật của thế hệ trẻ. Để thực hiện mục tiêu trên, giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú nói riêng được đặc biệt chú trọng. Đặc biệt, theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay thì giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường cần có sự thay đổi, cần có những định hướng rõ ràng, nhất quán và đồng bộ của hoạt động quản lý. Từ việc giáo dục pháp luật cho học sinh trường dân tộc nội trú, bán trú giúp các em hiểu biết pháp luật, giữ gìn trật tự kỷ cương và qua các em tác động đến cha mẹ, người thân để mọi người
hiểu và tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Vì vậy, nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là hết sức quan trọng và cần thiết.
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Ba Bể, Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là trường chuyên biệt được Nhà nước thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài trên địa bàn huyện nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho huyện. Đối tượng học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi với nhiều dân tộc khác nhau đến từ các thôn trên địa bàn xã, các xã trên địa bàn huyện. Mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng nhưng có đặc thù là cùng ăn, cùng ở, sinh hoạt và học tập trong một khuôn viên nhà trường vì thế dễ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Trường đóng trên địa bàn trung tâm của xã, của huyện nên các em học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa cả tích cực và tiêu cực từ xã hội, cùng với đó là xuất phát từ sự khác nhau về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán từng dân tộc nên các em có nhiều vấn đề va chạm trong cuộc sống. Bên cạnh đó, mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của nhà trường là “đào tạo nguồn cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho huyện, tỉnh để phục vụ công tác cán bộ tại địa phương” nên ngoài việc đào tạo kiến thức văn hóa còn cần giáo dục và tuyên truyền về ý thức thực hiện pháp luật của nhà nước cho học sinh và nhân dân địa phương. Do đó ngoài việc tăng cường chất lượng trong giảng dạy thì một vấn đề đặt ra đối với đội ngũ giáo viên của trường là giáo dục các em đoàn kết, thực hiện tốt mọi nội quy của nhà trường, thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn đề tài "Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh trường PTDT nội trú, bán
trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú, bán trú là một trong những hoạt động cần thiết góp phần nâng cao hiểu biết của học sinh về pháp luật. Trong thực tế trường PTDT nội trú, bán trú đã triển khai nhiều hoạt động giáo dục pháp luật. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động giáo dục này còn chưa đạt được kết quả mong muốn. Một trong những nguyên nhân cơ bản là việc tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục pháp luật chưa thực sự khoa học. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, nếu xác định được hệ thống các biện pháp quản lí giáo dục pháp luật theo định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông sẽ gắn được những tri thức pháp luật vào hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường, nhờ đó nâng cao được hiệu quả quản lý giáo dục pháp luật, góp phần thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn
6.1. Phạm vi thời gian: Từ tháng 10/2018 đến tháng 8/2019
6.2. Phạm vi không gian: Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Ba Bể, Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
6.3. Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh.
6.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung vào các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn dựa trên việc quản lí hoạt động dạy học các môn học có ưu thế và các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông.
7. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa... trong quá trình tham khảo các nguồn tài liệu về hoạt động giáo dục pháp luật và quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường PTDT nội trú, bán trú để xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.1.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Nhằm thu thập thông tin từ đội ngũ cán bộ quản lý của trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn về thực trạng giáo dục pháp luật, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh của nhà trường.
7.1.2. Phương pháp quan sát thực tế
Được sử dụng trong quá trình quan sát việc tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh của giáo viên trong nhà trường để có cơ sở đánh giá thêm về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật.
7.1.3. Phương pháp điều tra
Được sử dụng trong quá trình xin ý kiến của giáo viên và học sinh của trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn để làm sáng tỏ các vấn đề của thực trạng giáo dục pháp luật và quản lí hoạt động giáo dục pháp luật của giáo viên tại trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
7.1.4. Phương pháp chuyên gia
Được sử dụng nhằm xin ý kiến tư vấn về cơ sở lý luận của đề tài và các biện pháp được đề xuất.