2.4.7. Quản lý hoạt động học tập của học sinh 86
2.4.8. Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên 88
2.4.9. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên 89
1.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở trường THPT 92
2.5. Đánh giá tổng quát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 94
2.5.1. Mặt mạnh 94
2.5.2. Hạn chế 95
2.5.3. Nguyên nhân những tồn tại 95
Kết luận Chương 2
97
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VŨNG LIÊM,
TỈNH VĨNH LONG 98
3.1.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 98
3.1.1.Đảm bảo tính đồng bộ 98
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn 98
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi 99
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 99
3.2.1.Biện pháp 1: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên dạy môn lịch sử 99
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy môn lịch sử 101
3.2.3.Biện pháp 3: Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường hoạt động nhận thức độc lập, tư duy độc lập, nhất là tư duy sáng tạo của học sinh 105
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tích cực, công bằng khách quan 108
3.2.5.Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư trang thiết bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng phòng học bộ môn lịch sử 112
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 115
3.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 116
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm 116
3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm 116
3.4.1.3. Khách thể khảo sát 116
3.4.1.4. Cách thức xử lí số liệu khảo nghiệm 116
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 117
Kết luận Chương 3
120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121
1. Kết luận 121
2. Kiến nghị 123
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 123
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long 123
2.3. Đối với các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
125
PHỤ LỤC 127
Trang | ||
Bảng 2.1. | Thống kê quy mô trường lớp | 56 |
Bảng 2.2 | Thống kê số liệu và chất lượng GD từ năm học 2015- 2018 | 56 |
Bảng 2.3 | Đội ngũ cán bộ quản lý | 57 |
Bảng 2.4 | Số giáo viên của trường | 57 |
Bảng 2.5 | Cơ cấu các tổ chuyên môn | 59 |
Bảng 2.6 | Đội ngũ giáo viên | 60 |
Bảng 2.7 | Thực trạng cơ sở vật chất sư phạm | 60 |
Bảng 2.8 | Khách thể khảo sát | 62 |
Bảng 2.9 | Khảo sát về về tầm quan trọng của hoạt động dạy học | 66 |
Bảng 2.10 | Khảo sát về thực trạng nội dung dạy học môn lịch sử | 67 |
Bảng 2.11 | Khảo sát về thực trạng phương pháp dạy học môn lịch sử | 68 |
Bảng 2.12 | Khảo sát về thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn LS | 68 |
Bảng 2.13 | Khảo sát về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết | 71 |
Bảng 2.14 | Khảo sát về quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học | 73 |
Bảng 2.15 | Khảo sát về thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu | 74 |
Bảng 2.16 | Khảo sát về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn | 76 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long - 1
- Phương Pháp Nghiên Cứu Sản Phẩm Để Đánh Giá Chất Lượng
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Trong Trường Thpt
- Hoạt Động Dạy Học Môn Lịch Sử Ở Trường Thpt
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Khảo sát về quản lý việc soạn bài của giáo viên | 78 | |
Bảng 2.18 | Khảo sát về quản lý giờ dạy của giáo viên | 81 |
Bảng 2.19 | Khảo sát về việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy | 82 |
Bảng 2.20 | Khảo sát về việc quản lý hoạt động kiểm tra | 84 |
Bảng 2.21 | Khảo sát về việc quản lý hoạt động học tập của học sinh | 84 |
Bảng 2.22 | Khảo sát về việc quản lí hồ sơ chuyên môn của giáo viên | 86 |
Bảng 2.23 | Khảo sát về việc quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên | 87 |
Bảng 2.24 | Khảo sát về việc quản lý các điều kiện hỗ trợ | 89 |
Bảng 2.25 | Khảo sát về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng | 91 |
Bảng 3.1 | Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV | 117 |
DANH MỤC SƠ ĐỒ | Trang | |
Sơ đồ 1 | Các chức năng trong chu trình quản lí | 17 |
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI thế giới với những chuyển biến mới cực kì quan trọng ảnh hưởng to lớn đến tình hình các nước, các dân tộc và cuộc sống thường nhật của con người. Xu hướng hội nhập quốc tế hóa, cuộc cách mạng 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến giáo dục, tạo ra một làn sóng cải cách giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”.
Điều 4, chương I, Luật giáo dục nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Hoạt động giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Ngày 28/7/2017, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chính thức được Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục thông qua. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Đây là điểm mới có tính đột phá của chương trình giáo dục phổ thông mới so với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành vốn được xây dựng theo định hướng nội dung.
Việc đổi mới cách tiếp cận xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể như trên kéo theo những thay đổi mang tính hệ thống, toàn diện của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, từ mục tiêu; yêu cầu cần đạt cho đến kế hoạch giáo dục; định hướng nội dung giáo dục; định hướng phương pháp giáo dục; định hướng đánh giá kết quả giáo dục; các điều kiện thực hiện chương trình; việc biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học;… Điều này sẽ tạo ra những thay đổi sâu sắc, góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông sau khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được đưa vào triển khai thực hiện trong thực tế. Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sẽ dẫn tới sự thay đổi
lớn trong hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học (QLHĐDH) của trường phổ thông nói chung và trong từng môn học cụ thể nói riêng.
Đã từ lâu hoạt động dạy học nói chung, hoạt động dạy học (HĐDH) môn lịch sử (LS) nói riêng đã bị phê phán, đó là hoạt động dạy học theo lối truyền thụ một chiều, áp đặt tạo cho người học cách học bị động, hạn chế việc phát triển các phẩm chất linh hoạt, độc lập sáng tạo của tư duy, khả năng ứng dụng những kiến thức và kỹ năng thu nhận được áp dụng vào thực tiễn. Với điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, đặc biệt là Internet, học sinh (HS) được tiếp thu nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau mặt, các em hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông (THPT). Trong học tập, HS không thoả mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chấp nhận những hoạt động dạy học đó nói trên. Vì lẽ đó, đổi mới hoạt động dạy học môn lịch sử là điều hết sức cần thiết cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới cách kiểm tra đánh giá. Tiếp cận từ góc độ quản lý, tác giả nhận thấy hiện tại các cán bộ quản lý (CBQL) mới dừng lại ở những chủ trương đường lối chung cho tất cả các môn mà thiếu đi biện pháp cụ thể vào một môn học cụ thể để tác động và tạo ra sự liên kết giữa người dạy với người học, chưa tổ chức chỉ đạo quá trình hoạt động dạy học một cách khoa học và hữu hiệu. Vì thế chưa đủ để tạo nên một bước chuyển biến thực sự về hoạt động dạy học, đặc biệt là môn lịch sử tại các trường THPT.
Tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long tỉ lệ đỗ kì thi THPT quốc gia trong 2 năm vừa qua liên tục tăng. Tuy nhiên, tỉ lệ thi THPT quốc gia môn lịch sử không tăng được nhiều, thậm chí so với mặt bằng giữa các huyện trong tỉnh Vĩnh Long thì tỉ lệ này còn thấp.
Trong những năm qua, đã có những đề tài nghiên cứu đề cập đến quản lý hoạt động dạy học ở một số địa phương, nhưng chưa có nghiên cứu nào về hoạt động dạy học môn lịch sử và quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu khoa học được tôi lựa chọn đề tài:
“Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử tại các Trường Trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THPT hiện nay.
3. Khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
4. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, công tác quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đã được những kết quả nhất định trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và quản lý học tập của học sinh như xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, quản lý việc thực hiện mục tiêu và nội dung chương trình dạy học. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định trong các khâu: quản lý tổ chuyên môn; kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học. Nếu xây dựng được hệ thống lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại trường THPT và làm sáng tỏ thực trạng về quản lí hoạt động hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, thì người nghiên cứu sẽ đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động này một cách khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, Tỉnh Vĩnh Long.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở trường THPT.
5.2. Mô tả và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn lịch sử và thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
` 5.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long do chủ thể quản lý là hiệu trưởng và trưởng bộ môn lịch sử của trường THPT.
6.2. Về địa bàn khảo sát
Khảo sát tại 04 trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (THPT Hiếu Nhơn; THPT Hiếu Phụng; THPT Nguyễn Hiếu Tự; THPT Võ Văn Kiệt).
6.3. Về đối tượng khảo sát
Dự kiến khảo sát 39 người, bao gồm: 12 CBQL nhà trường, 04 tổ trưởng chuyên môn và 23 giáo viên dạy môn Lịch sử và 120 học sinh tại 04 trường THPT nói trên ( 30 HS/trường).
6.4. Về thời gian khảo sát
Khảo sát thực trạng: năm 2017 - 2018
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
- Tiếp cận hệ thống: chúng ta phải xem xét hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT là một quá trình bao gồm các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn lịch sử. Công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử được phân tích theo hệ thống, gồm: chủ thể quản