Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Asean – Nhật Bản (Ajcep)


Bản để khuyến khích một chính sách nới lỏng còn mạnh mẽ hơn nữa. Rốt cuộc

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã đưa ra mức lạm phát mục tiêu la ̀ 2% với

thời hạn mục tiêu la ̀ 2 năm. Vòng tuần hoàn tiêu cực của giảm phát được định

hướng xoay chiều sang lạm phát với mục tiêu nhằm thúc đẩy hơn nữa tốc độ

tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, chính phủ Nhật cũng đã tăng cường quy mô tài

chính cho các chính sách kinh tế va ̀ mở rộng đầu tư công với trọng tâm la ̀ phát

triển cơ sở hạ tầng. Cùng với tuyên bố tham gia đàm phán TPP, chính phủ đã đề

ra những chính sách liên quan đến chiến lược phát triển như lập cơ chế thúc đẩy

xuất khẩu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng va ̀ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

với sự kết hợp của cả khu vực tư nhân va ̀ nha ̀ nước. Việc đàm phán các hiệp định

đối tác kinh tế (EPA) cũng có mối liên hệ tới những động thái này. Tuy nhiên

Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 - 5

xung quanh tính hiệu quả của chính sách tiền tệ đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận

gay gắt, va ̀ những quan điểm trái chiều la ̀ khá mạnh mẽ. Biện pháp nới lỏng tiền

tệ cho đến nay tỏ ra la ̀ thiếu hiệu quả thực tiễn, suy thoái kinh tế kéo dài cũng đã

chỉ ra tính kém hữu hiệu của mục tiêu lạm phát, chính sách tài chính tương ứng

với một xã hội đã đạt đến trình độ phát triển cao vẫn được coi trọng hơn, hay vấn

đề của nền kinh tế Nhật Bản la ̀ về mặt cơ cấu không tiếp nhận các chính sách

tiền tệ.

1.2.2. Việt Nam

Điều kiện tự nhiên

Nước Việt Nam nằm ở đông nam lục địa châu Á, Bắc giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tây giáp nước Cộng hòa dân chu nhân dân Lào và vương quốc Campuchia, Đông và Nam giáp Biên Đông (Thái Bình Dương), có diện tích 329.6000 km2 đất liền, gần 700.000 km2 thềm lục địa với nhiều đảo, quần đảo.


- Địa hình: Địa hình của Việt Nam khá đặc biệt với hai đầu phình ra (Bắc bộ và Nam bộ) ở giữa thu hẹp và kéo dài (Trung bộ). Địa hình miền Bắc tương đối phức tạp. Địa hình Trung bộ với dải Trường Sơn trải dọc phía tây về giải đồng bằng hẹp ven biển. Địa hình Nam bộ bằng phẳng, thoải dần từ Đông sang Tây là vựa lúa của cả nước, hàng năm đang tiếp tục lấn ra biển hàng trăm mét.

- Sông ngòi: Việt Nam có mạng lưới song ngòi dày đặc. Hai con sống lớn Hồng Hà và Cửu Long bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc) bồi đắp lên hai châu thổ lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam còn có hệ thống sông ngòi phân bổ đều từ Bắc tới Nam với lưu vực lớn, nguồn thủy sản phong phú, tiềm năng thủy điện dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và tụ cư của con người, hình thành nền văn minh lúa nước lâu đời của người Việt bản địa.

- Tính đến ngày 1/11/2013, Việt Nam chào đón sự ra đời của công dân thứ 90 triệu. Với quy mô dân số như hiện nay, Việt Nam hiện đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới. Điều đó đã mở ra rất nhiều cơ hội mới, vận hội mới cho dân tộc.

Kinh tế

Trước bối cảnh mới của kinh tế thế giới, kinh tế khu vực sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và trước một số vấn đề nổi cộm của sự phát triển kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đều lớn, đan xen nhau.

Việt Nam có được thuận lợi rất cơ bản là những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quan trọng sau 20 năm đổi mới, nhưng cũng còn nhiều yếu kém, khuyết điểm; trong khi yêu cầu hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế


giới ngày càng khẩn trương và sâu rộng hơn. Đời sống dân cư nhìn chung ổn định. Đời sống của cán bộ, viên chức và người hưởng lương đã được cải thiện đáng kể nhờ tăng lương theo các Nghị định của Chính phủ. Đời sống đại đa số nông dân ổn định và từng bước được cải thiện do sản xuất phát triển và giá nhiều loại nông sản, thực phẩm tăng. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước và nhiều địa phương tiếp tục giảm, tình trạng thiếu đói giáp hạt giảm đáng kể so với năm 2005. Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực.

Bước vào giai đoạn mới, thế và lực của nền kinh tế Việt Nam cũng như những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng kể. Việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức: trong khi nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh thấp thì giá của nhiều loại vật tư nguyên liệu đầu vào quan trọng phải nhập khẩu tăng cao.

Trong giai đoạn này và tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường: giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; ở trong nước thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống dân cư. Tuy nhiên, năm 2008, GDP theo giá so sánh 1994 ước tính vẫn tăng 6,23% so với năm 2007,


trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Trong bối cảnh khó khăn gay gắt thì đây là một cố gắng rất lớn. Cũng trong năm này, có 8 nhóm hàng/mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD là: Dầu thô 10,5 tỷ USD; hàng dệt may 9,1 tỷ USD; giày, dép 4,7 tỷ USD; thuỷ sản 4,6 tỷ USD; gạo 2,9 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,8 tỷ USD; điện tử, máy tính 2,7 tỷ USD; cà phê 2 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2007 là gạo và cà phê.

Từ đầu năm 2009 đến nay, kinh tế- xã hội Việt Nam tuy bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tài chính thế giới nhưng với tinh thần chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế và nhờ việc thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp đúng đắn và kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ nên đang phát triển theo hướng tích cực và đang có dấu hiệu phục hồi. Sản xuất công nghiệp từng bước ổn định và tiếp tục tăng, nhiều sản phẩm quan trọng vẫn giữ được mức tăng cao. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều tăng về lượng. Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức hợp lý. Đời sống nhân dân tiếp tục được quan tâm và cải thiện.

Hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia, quan hệ kinh tế thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam... Chưa bao giờ mối quan hệ ngoại giao và kinh tế của Việt Nam lại phát triển sâu rộng và đa dạng như ngày nay.

1.2.3. ASEAN – Nhật Bản

1.2.3.1. ASEAN + 3


Hợp tác ASEAN – Nhật Bản có nhiều chuyển biến tích cực với sự ra đời của ASEAN + 3. Tuy nhiên, cho tới trước năm 2002, quan hệ ASEAN – Nhật Bản đã không có bước phát triển đột phá nào. Hợp tác giữa hai bên vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh tế và hợp tác phát triển. Tình hình này đã thay đổi từ cuối năm 2002, khi tháng 11 – 2002, hai bên ký Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện (AJCEP). Thực hiện tuyên bố chung trên, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản họp ngày 8 tháng 10 năm 2003, hai bên ký “Khuôn khổ quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản”.

Nhằm phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai bên, ngày 12 tháng 12 năm 2003 nhân kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ASEAN – Nhật Bản, hai bên ký “Tuyên bố Tôkiô về Quan hệ đối tác năng động và bền vững trong thế kỷ XXI”. Tuyên bố nêu rõ, hai bên chủ trương thúc đẩy hợp tác không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, mà còn hợp tác trong lĩnh vực chính trị - an ninh, không chỉ hợp tác song phương giữa hai bên, mà còn hợp tác trong các tổ chức khu vực và quốc tế, đặc biệt là hợp tác Đông Á. Đến Tháng 11/2007/ hai bên ra tuyên bố chung về hoàn tất đàm phán hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản. Xu hướng tăng cường hợp tác trong khu vực Đông Á đang nổi lên. Xu hướng này đang phản ánh trong nhiều phương diện khác nhau nhưng rõ rệt nhất là trong lĩnh vực kinh tế. kinh tế đang trở thành lĩnh vực quyết định sự thành bại của toàn bộ tiến trình hợp tác ASEAN+3 nói chung. ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác đa phương mang tính khu vực giữa ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cơ chế hợp tác ở khu vực Đông Á này ra đời từ cuối những năm 90 thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, và cho tới ngày nay vẫn dựa trên nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Nội dung chính của cơ chế hợp tác bao gồm các Hội nghị cấp cao, các kỳ gặp mặt của các nguyên thủ quốc


gia, các cấp bộ trưởng; và Hội nghị thượng đỉnh với tên gọi là hội nghị cấp cao Đông Á lần đầu tiên được tổ chức tại Kualalumpur vào cuối năm 20051.

ASEAN +3 được triển khai qua 2 kênh: Kênh 1 là kênh chính thức của các chính phủ ASEAN +3. Ở kênh này, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 là cơ quan quyền lực cao nhất; tiếp đến là các hội nghị cấp bộ, hội nghị các quan chức cao cấp. Kênh 2 thu hút sự tham gia của giới học giả, các nhà nghiên cứu chiến lược, đại diện giới doanh nghiệp và xã hội dân sự. Nhiệm vụ của kênh này là tư vấn cho Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 và các hội nghị cấp bộ trong quá trình hoạch định chính sách phát triển của hợp tác ASEAN + 3. Các thể chế chính trong kênh này bao gồm: Nhóm Tầm nhìn Đông Á, Nhóm nghiên cứu Đông Á, Diễn đàn Đông Á, Hội đồng kinh doanh Đông Á... Thông qua các thể thể hợp tác này, quan hệ hợp tác đa phương giữa các nước Đông Á đã phát triển nhanh chóng và toàn diện.

1.2.3.2. Hiệp định đối tác toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)

ASEAN và Nhật Bản bắt đầu khởi động đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) vào năm 2003 và kết thúc đàm phán vào 2008. Hiệp định AJCEP là một Hiệp định kinh tế toàn diện cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế như đã cam kết trong bản Thỏa thuận Khung về Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản ký kết năm 2003. Ngày 01/4/2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam đã thay mặt Chính phủ ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản trước sự chứng kiến của Đại Sứ Nhật Bản và đại diện sứ quán của các nước ASEAN tại Việt Nam, đại diện các Bộ, ngành hữu quan. Hiệp định chính thức có hiệu lực đối với Nhật



Bản và một số nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) vào ngày 01 tháng 12 năm 2008.Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) là hiệp định toàn diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hoạt động hợp tác kinh tế khác. Trong đó, quan trọng nhất là các cam kết về lộ trình giảm thuế, tiến tới loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN và Nhật Bản. Theo kế hoạch, đến năm 2018, ASEAN và Nhật Bản cơ bản trở thành một khu vực thương mại tự do về hàng hoá.

Hiệp định AJCEP là văn kiện pháp lý quan trọng, xác lập mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện, chặt chẽ giữa ASEAN và Nhật Bản trong thời gian tới. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (EPA) song phương nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư.

Việc ký kết Hiệp định AJCEP sẽ diễn ra tại thủ đô của 10 nước ASEAN và Nhật Bản theo hình thức ký luân phiên. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP)đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2008.

Nội dung

“Theo hiệp định trên, Nhật Bản sẽ xoá bỏ ngay lập tức thuế quan đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN.6 nước ASEAN, gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan sẽ bãi bỏ thuế quan đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản về cả giá trị và số mặt hàng trong vòng 10 năm tới.Tiến trình trên đối với 4 nước ASEAN còn lại gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar sẽ được thực hiện chậm hơn.

Tại cuộc gặp cấp cao ASEAN-Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda cam kết tăng cường hợp tác với ASEAN trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có hỗ trợ chống dịch cúm gia cầm.


Hiệp định mới giữa Nhật Bản với khối ASEAN phải tạo ra các giá trị gia tăng và bổ sung cho các hiệp định song phương. Hiệp định khu vực phải góp phần nâng cao giá trị của các hiệp định song phương và ngược lại, các hiệp định song phương đóng vai trò mở đường để tạo ra một mô hình hiệp định khu vực hiệu quả hơn.

Về khả năng ký kết hiệp định về đầu tư, bài toán tương tự cũng được đặt ra tại tiểu ban về đầu tư, với mục tiêu có thể đạt được thỏa thuận về vấn đề này vào năm 2011. Cho đến nay, Nhật Bản đã có hiệp định đầu tư song phương với 9 nước thành viên ASEAN (trừ Mianma).

Ngoài ra, tại Hội nghị hai bên đã thảo luận về chương trình hợp tác trong khuôn khổ AJCEP. ASEAN dự định đưa ra một số đề xuất hợp tác trong quản lý rừng và xây dựng nhãn mác về môi trường trong các sản phẩm, hàng hóa, lĩnh vực mà Nhật Bản có ưu thế.” 4

1.2.4. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (EPA) bắt đầu đàm phán từ năm 2007. Sau 9 phiên đàm phán chính thức, hai bên đã nhất trí đi đến ký kết Hiệp định EPA. Cũng như Hiệp định EPA, đây cũng là một Hiệp định kinh tế toàn diện cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Về mức cam kết chung, sau khi thực hiện chuyển đổi AHTN 2002 sang 2007, trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53% kim ngạch thương mại. Vào năm cuối của Lộ trình giảm thuế tức là sau 16 năm thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 92,95% kim ngạch thương mại.

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản ( hay được gọi tắt là JVEPA) là một hiệp định tự do hóa thương mại, dịch vụ, bảo hộ đầu tư và

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí