Cấu Trúc An Ninh Khu Vực Đông Nam Á Và Xung Đột Giữa Trung Quốc Và Nhật Bản


kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) hướng tới hoàn tất, khởi động các đàm phán Hiệp định đối tác toàn diện ASEAN với 6 đối tác khu vực (RCEP) và Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc…

Năm 2013 là năm đánh dấu 15 năm Việt Nam tham gia APEC. Ngay từ khi tham gia APEC, Việt Nam đã chủ động, tích cực đóng góp thúc đẩy hợp tác APEC trên nhiều lĩnh vực. Nổi bật là Việt Nam đã chủ trì tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 14, Hội nghị bất thường Ngoại giao - Kinh tế APEC 18 tại Hà Nội tháng 11/2006 và gần 100 Hội nghị APEC trong năm 2006, với nhiều kết quả quan trọng. Việt Nam đã đề xuất và đăng cai tổ chức thành công hơn 70 sáng kiến và hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, hợp tác kỹ thuật, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp, chống chủ nghĩa khủng bố… Việt Nam đã đảm nhận vị trí Phó chủ tịch Nhóm công tác y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010 và hiện là đồng Chủ tịch Nhóm công tác APEC về ứng phó thiên tai.

Trong năm 2013, Việt Nam tiếp tục triển khai mạnh mẽ chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, vị thế quốc tế được nâng cao. Việt Nam đã nâng tầm quan hệ song phương với nhiều thành viên chủ chốt trong APEC, nổi bật là thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với chủ nhà In-đô-nê-xi-a, Xinh-ga-po, Thái Lan, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, xác lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Với việc lần đầu tiên tiến hành đồng thời sáu đàm phán FTA với tất cả các trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới, Việt Nam trở thành một trong những thành viên tích cực thúc đẩy liên kết

kinh tế khu vực.

1.1.3. Cấu trúc an ninh khu vực Đông Nam Á và xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản

Từ khi khởi động Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), ASEAN đã nhấn mạnh đến mục tiêu ngồi vào "chiếc ghế lái tàu". Nhưng dù đạt được một số


thành tựu, nhưng ARF vẫn là một diễn đàn đối thoại an ninh thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin (CBMs) trên cơ sở đồng thuận và theo một lộ trình phù hợp với tất cả các thành viên. Đông Nam Á vẫn thiếu một cơ quan quản lý an ninh chung để đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh cố hữu và mới xuất hiện ngày nay. Hiện tại, có một loạt các đề xuất cải tiến cấu trúc an ninh hiện nay. Trung Quốc đang thúc đẩy Liên minh viễn thông châu Á - Thái Bình Dương (APT) để đóng một vai trò lớn hơn trong việc đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Nhiều Thủ tướng Nhật Bản đã đề xuất một cộng đồng Đông Á, trong khi cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd ủng hộ một cộng đồng bao gồm cả châu Á - Thái Bình Dương. Tất cả các đề xuất này đang thách thức ASEAN.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đang đặt ra nhiều vấn đề mới trong khu vực, buộc các nước trong khu vực phải điều chỉnh, cùng nhau phát triển. Có hai vấn đề nổi bật được đặt ra: Một là nước nào sẽ đóng vai trò chủ đạo trong liên kết kinh tế khu vực. Làm thế nào để hai nền kinh tế lớn trong khu vực là Trung Quốc và Nhật Bản có thể gánh vác được trọng trách này? Hai là nguy cơ Biển Đông nổi sóng, từ sóng ngầm đến sóng thần đang trở thành điểm nóng của khu vực. Làm thế nào hóa giải được những yếu tố dẫn đến Biển Đông nổi sóng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Kinh tế Nhật Bản cần những cơ hội thương mại và đầu tư sau giai đoạn khó khăn và tăng trưởng trì trệ. Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, kinh tế Nhật Bản vẫn ở trong tình trạng tăng trưởng trì trệ, thất nghiệp cao, giảm phát kéo dài. Hậu quả của tăng trưởng trì trệ đã làm cho vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới giảm sút và bị Trung Quốc soán ngôi vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hàng hóa Nhật Bản ngày càng khó cạnh tranh với hàng hóa từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Vì vậy, để kinh tế tăng trưởng trở lại Nhật Bản cần điều chỉnh mạnh dư cung trong công nghiệp nội địa truyền thống,


Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 - 4

khai thác thị trường ngoài nước, đặc biệt là thị trường châu Á để bổ sung cho những ngành công nghiệp nội địa bị thu hẹp.

Trong bối cảnh này, tiến trình hội nhập kinh tế Đông Á với nòng cốt là khối các nước ASEAN mà Việt Nam là một trong những nước đầu tàu, diễn ra theo chiều hướng tích cực: ASEAN+1; ASEAN+3; ASEAN+6; Hội nhập kinh tế ASEAN 2015, hứa hẹn những cơ hội hấp dẫn về thương mại và đầu tư cho Nhật Bản.

Ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực đang là một thách thức không nhỏ đối với Nhật Bản, thúc đẩy Nhật tăng cường hơn nữa sự hợp tác với các nước trong khu vực Đông Á, bao gồm cả các nước khối ASEAN. Do Trung Quốc từng bước đẩy mạnh hợp tác Đông Á nên Nhật Bản không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tích cực hơn trong các hoạt động hợp tác vùng và không thể bỏ qua những tuyên bố giành vị thế tối cao của Trung Quốc ở Đông Á.

Việt Nam là một nước không có mâu thuẫn về lãnh thổ với Nhật Bản và

sẵn sàng chia sẻ quan điểm và ủng hộ Nhật Bản trong nhiều vấn đề gồm cả tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản với Trung Quốc. Nhật Bản mong muốn nhận được sự ủng hộ tích cực của các nước trong khu vực về mặt chính trị, có vai trò chính trị quyết định trong các vấn đề quốc tế.

Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, ngay trong nội bộ Asean vẫn còn tiềm ẩn những ý kiến trái chiều, điều này làm phát sinh lo ngại về sự mất ổn định và khó duy trì tính nhất thể của Asean. Trong Hội nghị Bộ trưởng Asean tháng 7/2012, sự kiện tàu Trung Quốc và Philipin đối đầu tại Scarborough (bãi cạn Hoàng Nham) vào tháng 4 được đưa ra thảo luận, song do các ý kiến không thống nhất, lần đầu tiên trong lịch sử, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Asean không đưa ra được thông cáo chung. Ngay sau đó, kết quả của


chuyến viếng thăm các nước Asean của Bộ trưởng Ngoại giao Indonexia Marti, vào ngày 20-7-2012 “Tuyên bố chung Ngoại trưởng Asean về 6 nguyên tắc ứng xử trên biển Đông” đã được đưa ra. Nhằm duy trì và tăng cường tính nhất thể của Asean, Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ khu vực này trên nhiều phương diện.

1.1.4. Tác động của bối cảnh thế giới

Mặc dù có sự thành công không giống nhau, song thực tiễn hoạt động của các hình thức liên kết khu vực như trên cho thấy, quá trình khu vực hoá giúp các quốc gia trong khu vực có cùng những điều kiện nhất định hỗ trợ nhau cùng phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh chung (lợi thế so sánh khu vực) trên pham vi toàn cầu. Đồng thời, tạo điều kiện để có được quan hệ giao lưu kinh tế phát triển rộng rãi, không chỉ giữa các quốc gia trong khu vực với nhau mà giữa khu vực với khu vực và giữa các quốc gia trong khu vực với các quốc gia khác trên thế giới. Cùng với sự phát triển không ngừng của xu thế này, sự dựa vào nhau, hỗ trợ nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau của kinh tế các nước ngày càng sâu sắc. Trách nhiệm của chính phủ các nước, phải dựa trên cơ sở của tinh thần: cùng nhau gánh chịu trách nhiệm và sự rủi ro (nếu có) để tiến hành hợp tác, phối hợp quốc tế rộng rãi và có hiệu quả trong việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Tóm lại, toàn cầu hoá và khu vực hóa luôn gắn liền với nhau, tạo động lực thúc đẩy nhau làm cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển. Trong xu thế ngày nay, mỗi dân tộc (quốc gia), đều tìm cố gắng tìm cho mình một chỗ đứng để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Vị thế chính trị của mỗi nước, phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh kinh tế của nước đó. Vì vậy, mỗi nước đều phải cố gắng thích nghi với luật chơi chung của các nước trong khối, thế giới. đồng thời phải cố gắng bảo vệ lợi ích dân tộc mình, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.


Xu hướng toàn cầu hóa các hoạt động kinh tế là nhân tố đầu tiên tác động đến việc thiết lập các chiến lược kinh tế đối ngoại của các quốc gia nhằm thích ứng với môi trường quốc tế mới đã và đang thay đổi. Trong quá trình toàn cầu hóa, tiến bộ công nghệ nói chung, đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc cách mạng tin học trong những năm gần đây đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức trong nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong thế kỷ XXI sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi sự vận động theo hai xu thế lớn của thế giới: một là kinh tế tri thức hóa, biểu hiện là tri thức và thông tin trở thành nhân tố quan trọng nhất, linh hoạt nhất trong phát triển kinh tế; Hai là toàn cầu hóa kinh tế mà biểu hiện là việc gia tăng lưu động trên toàn cầu về hàng hóa, dịch vụ lao động, tiền vốn, kỹ thuật và nhân tài.

“Sự tăng tốc của liên kết Đông Á dưới các mức độ khác nhau cũng góp phần tác động tới quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Có thể nói, Việt Nam và Nhật Bản đều là những chủ thể của các diễn đàn hợp tác ASEAN + 1, ASEAN + 3, các FTA và cộng đồng Đông Á. Rõ ràng là sự tiến triển và thành công của các hình thức hợp tác này sẽ tác động lớn tới các quan hệ hợp tác kinh tế khu vực, trong đó có quan hệ Việt Nam - Nhật Bản” 2. Trong tình hình khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang có những thay đổi sâu sắc về môi trường chiến lược, Nhật Bản đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì sự ổn định, hòa bình và phát triển của khu vực này. Với trục chính là quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, Nhật Bản đang đẩy mạnh sự hợp tác với khu vực thông qua các diễn đàn Nhật - Asean, EAS, ASEAN + 3, ARF, APEC…, nhằm tạo dựng một môi trường phát triển ổn định, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế, tự do, cởi mở và liên kết chặt chẽ về kinh tế giữa các nước trong khu vực.


1.2.Nhân tố bên trong

1.2.1. Nhật Bản

Điều kiện tự nhiên

Là một quần đảo cách xa đại lục nên Nhật Bản giao lưu kinh tế với bên ngoài chủ yếu bằng đường biển, ngành du lịch biển của Nhật cũng rất phát triển. Nhật Bản có diện tích trên đất liền là 377906,97 km² , rộng thứ 60 trên thế giới, lãnh hải là 3091 km². Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú nhưng với nhiều cảnh đẹp, suối khoáng nóng thu hút nhiều du khách ghé thăm. Đỉnh núi cao nhất là núi Phú Sĩ – biểu tượng của Nhật Bản (cao 3776m). Nhật Bản hiện có hơn 60 núi lửa đang hoạt động, vì vậy động đất thường xảy ra. Đường bờ biển dài (khoảng 29750km), nhiều vũng, vịnh, biển có nhiều ngư trường lớn, các thành phố lớn của Nhật tập trung chủ yếu ở đây, do đó dân cư Nhật Bản tập trung đông ở các vùng ven biển. Chính phủ Nhật Bản cho biết tính đến ngày 31-12-2013, tổng dân số của Nhật Bản là 126.393.679 người. Sự suy giảm dân số tại Nhật Bản diễn ra liên tục trong nhiều năm qua. Nếu xu hướng này không đổi, dân số Nhật Bản sẽ giảm thêm 1/3 trong vòng 50 năm tới. Cơ cấu dân số của Nhật Bản cho thấy hiện nay, số người trên 65 tuổi chiếm đến 1/4 tổng dân số. Dự kiến vào năm 2060 , tỷ lệ này sẽ đạt gần 40%. Với việc dân số già ngày càng tăng, tốc độ giảm dân số dự kiến sẽ mạnh hơn nữa.

Khí hậu Nhật Bản có sự phân hoá đa dạng theo chiều Bắc – Nam: phía Bắc có khí hậu ôn đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa ở phía Nam. Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu là những mùa dễ chịu nhất trong năm. Vào mùa đông tại Tokyo, trời lạnh vừa với độ ẩm thấp và đôi khi có tuyết, trái với


mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao. Vì có mưa nhiều và khí hậu ôn hòa nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ và cây cối xanh tốt.

Kinh tế

Nền kinh tế Nhật bản là một tổ hợp đang phát triển mạnh cho các ngành

công nghiệp, thương mại, tài chính, nông nghiệp và tất cả các yếu tố khác của một cơ cấu kinh tế hiện đại. Nền kinh tế quốc dân đang ở giai đoạn côn g nghiệp hoá tiên tiến, được phục hồi bởi nhiều luồng thông tin đầy đủ và mạng lưới vận tải phát triển cao. Một đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản là sự đóng góp to lớn của các ngàn chế tạo và dịch vụ, như vận tải, thương nghiệp, bán buôn và bán lẻ và ngân hàng vào sản phẩm thuần nội địa cả nước, trong đó những ngày công nghiệp thứ nhất như nông nghiệp và ngư nghiệp hiện chiếm một phần rất nhỏ. Một đặc điểm khác là mối liên hệ to lớn của mậu dịch quốc tế đối với nền kinh tế Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, giai đoạn hưng thịnh kết thúc, từ năm 2007 bối cảnh kinh tế chuyển sang thời kỳ xuống dốc, và khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế. Tiêu dùng và đầu tư giảm, sự suy giảm xuất khẩu có liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy điều này. Hiện tượng cho vay dưới chuẩn đã không dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như ở châu Âu, thế nhưng nền kinh tế hấp thụ toàn bộ tính chất bất ổn định từ khủng hoảng thế giới của Nhật đã quay lùi trở lại thời kỳ tăng trước giai đoạn tăng trưởng dài trước đó. Cán cân thanh toán quốc tế năm 2008 của Nhật Bản tuy thặng dư 12,2 nghìn tỷ yên, thế nhưng con số này cũng chỉ bằng phân nửa của năm trước. Sự phụ thuộc đáng kể vào xuất khẩu của Nhật Bản là ô tô, máy móc điện tử, máy móc nói chung, sắt thép. Chuỗi suy giảm kinh tế hình thành tại Nhật Bản. Sự giảm sút của sản xuất dẫn đến giảm số lượng việc làm và tiêu dùng, và những hệ quả này lại kéo theo sự sụt giảm hơn nữa trong sản xuất. Nhìn từ quy


mô các cơ sở của ngành công nghiệp xuất khẩu có thể thấy ảnh hưởng là rất lớn. Sự tập trung điều chỉnh tuyển dụng sang hình thức việc làm không thường xuyên gia tăng là kết quả tất yếu trong giai đoạn tăng trưởng thấp. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, số lao động không thường xuyên bị sa thải từ tháng 10/2008 đến tháng 6/2009 là 216.000 người, số lượng việc làm thường xuyên cũng giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Tuy vậy nhưng những điều chỉnh về lao động đối với sự giảm mạnh của sản xuất này vẫn chưa đủ, với phần dư thừa, năng suất lao động giảm. Thất nghiệp nhiều, việc làm thu hẹp, nhu cầu trong nước bị kéo xuống thấp. Sự suy thoái kinh tế vẫn được gọi là "2 thập niên mất mát" kết nối với giảm phát (suy giảm mang tính liên tục của giảm phát GDP), sự suy giảm của thị trường về mặt chất làm trầm trọng thêm đáng kể tình hình kinh tế và tình hình thiếu ổn định đã kéo dài cho đến năm 2013. Tỷ giá thực của đồng yên ở mức cao, khả năng cạnh tranh quốc tế giảm. Thực tế GDP danh nghĩa giảm với mức giống như trong 20 năm qua.

Giải trình về phương thức hoạt động của chính phủ mới sẽ lên thay thế

trước cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2012 (ngay sau khi có tuyên bố giải tán Hạ

viện), chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Shinzo Abe đã đưa ra ý kiến đề xuất về mức

lạm phát mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản với con số từ 2%~3%.

Tình hình kinh tế Nhật Bản lập tức có những biến chuyển đáng kể. Hiệu quả của

tuyên bố này la ̀ hết sức to lớn. Ba chính sách kinh tế của Đảng Dân chủ Tự do -

"ba mũi tên" trong chiến lược phát triển được đặt theo tên thủ tướng làAbenomics được đưa ra, đó la ̀ chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ, chính sách

tài khóa linh hoạt va ̀ chính sách khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân. Trong

số đó, mũi tên thứ nhất – chính sách nới lỏng tiền tệ một cách táo bạo nhằm tháo

gỡ tình trạng giảm phát, phục hồi nền kinh tế đã phủ định chính sách nới lỏng về

mặt lượng vẫn được thực thi từ trước đến nay của Ngân hàng Trung ương Nhật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022