Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) - 12


biên giới và quản lý hoạt động buôn bán qua đường biển, tạo cơ sở trao đổi hàng hoá qua đường tiểu ngạch.

3.2.3 Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại song phương, chống buôn lậu, giữ vững quốc phòng an ninh biên giới.

Mặc dù hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Campuchia đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. trong đó một vấn đề then chốt ảnh hưởng đến giao thương giữa 2 nước là cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại tại một số cửa khẩu như kho bãi, hệ thống cửa hàng, siêu thị trung tâm thương mại vừa thiếu vừa yếu. Các chợ biên giới đang quy hoạch tại một số địa phương còn rất sơ sài, tạm bợ ở cả hai phía, hàng hóa trao đổi qua các chợ chủ yếu là các sản phẩm của dân cư trong vùng. Hệ thống thông tin liên lạc, giao thông, kênh thanh toán còn yếu. Các phương thức kinh doanh không đa dạng, chủ yếu là xuất nhập khẩu trực tiếp qua biên giới. Việc phân cấp quản lý còn chồng chéo dẫn đến tình trạng chất lượng hàng hóa không đồng đều, an toàn vệ sinh thực phẩm chưa tốt, việc chống gian lận thương mại còn hạn chế.

Nhà nước cần tăng cường hơn nữa cho công tác an ninh biên phòng, chống buôn lậu dọc biên giới. Trong những năm qua, hiện tượng buôn lậu dọc biên giới giữa hai nước diễn ra phổ biến, lộn xộn, khó kiểm soát. Hàng cấm nhập khẩu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng trốn thuế ồ ạt vào nước ta qua con đường buôn lậu không những ảnh hưởng đến nguồn thu trực tiếp của nhà nước, chất lượng cuộc sống của người dân mà còn làm cho tình hình biên giới phức tạp, làm rối thị trường xuất nhập khẩu của ta. Lợi dụng buôn lậu, các phần tử chống đối nước ta có thể xâm nhập trái phép, gây mất an ninh trật tự. Do vậy, làm tốt công tác an ninh biên phòng và chống buôn lậu có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ buôn bán


giữa hai nước, giữ vững an ninh biên giới và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vốn có giữa hai nước.

Để phát triển thương mại giữa hai nước, Việt Nam cần phải hợp tác với Campuchia nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển hành lang kinh tế quan trọng, nâng cấp các tuyến giao thông đến các cửa khẩu, chợ biên giới. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật thương mại: hệ thống kho bãi, kiểm hoá và giao nhận hàng, trung tâm thương mại, thúc đẩy các chương trình xây dựng công trình cung cấp điện năng, các công trình xây dựng.

Campuchia là thị trường hấp dẫn thu hút các khoản viện trợ nước ngoài khá lớn và nhiều nước đầu tư vào thị trường này. Các công ty Việt Nam có thể tham gia đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng nguồn cung ứng nguyên vật liệu sẵn có như ống nhựa, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. Hơn nữa, Việt Nam với việc chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện việc làm cho công nhân, có thể cạnh tranh chi phí với các nước trong khu vực. Từ đó sẽ kéo theo nhiều hàng tiêu dùng và phát triển các dịch vụ đi kèm khác.

Với mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đã có từ lâu đời, Campuchia cũng có giải pháp, cơ chế ưu đãi, khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các dự án xây dựng ở Campuchia, từ đó đưa nguyên liệu vật liệu xây dựng và hàng hoá khác vào Campuchia. Thông qua con đường này, một khối lượng lớn hàng hoá Việt Nam được tiêu thụ, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán. Tuy nhiên, các dự án này đòi hỏi vốn lớn, nên Nhà nước cần có các chế độ ưu đãi giúp các doanh nghiệp có thể thắng thầu ở Campuchia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Chính phủ cần chủ động đưa các giải pháp có tính hệ thống nhằm chuyển hướng Campuchia từ thị trường tiêu thụ hàng hoá sang thị trường đầu tư, mở ra lộ trình mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trước xu thế hội nhập.


Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) - 12

Điều đó đòi hỏi phía Chính phủ phải có những phản ứng nhanh nhạy, kịp thời, quyết đoán, nếu không thì sẽ mất cơ hội, mất thị trường đầu tư mà Việt nam đang có những lợi thế, tiềm năng nhất định.


KẾT LUẬN

Thương mại quốc tế đã và đang là một tất yếu khách quan trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trên toàn thế giới. Các lý thuyết thương mại quốc tế từ cổ điển, tân cổ điển đến hiện đại đều chỉ ra những lợi ích vô cùng to lớn, nhiều mặt của thương mại quốc tế. Các nhà tư tưởng kinh tế cho rằng các quốc gia đều có thể tham gia thương mại quốc tế và đạt được những lợi ích nhất định. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam và Campuchia thì thương mại quốc tế càng có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng, hữu nghị với phương châm "Láng giếng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài". Trong suốt 45 năm qua, quan hệ của hai nước ngày càng được cải thiện và phát triển về nhiều mặt, thể hiện qua sự liên kết về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh. Hai bên cũng tham gia ký kết nhiều hiệp định hợp tác lâu dài với nhau. Trong khối Asean, Việt Nam là đối tác thương mại lớn của Campuchia, sau Thái Lan và Singapore. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa 2 nước không ngừng tăng lên, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO từ 1193 triệu USD năm 2007 tăng gần gấp 2.5 lần đến 2836 triệu USD năm 2011.

Tuy nhiên, với những lợi thế sẵn có của hai quốc gia gần gũi về địa lý, tương đồng về văn hóa xã hội thì thương mại hai chiều vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng của Việt Nam và Campuchia. Hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước chủ yếu vẫn chưa có giá trị cao về thương hiệu, hàng nguyên liệu thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Các hoạt động thương mại giữa hai nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, các thủ tục thanh toán, hỗ trợ xuất nhập khẩu, tình trạng buôn lậu qua biên giới còn khá phổ biến…. Do đó, hai nước cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn thiện khung pháp


lý, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh… để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia lên tầm cao mới.

Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả đã cố gắng trình bày, phân tích tương đối kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia. Tuy nhiên, do những lý do khách quan và chủ quan, một vài vấn đề chưa được đề cập hoặc chưa được nghiên cứu đúng mức. Tác giả hy vọng trong thời gian tới sẽ có cơ hội nghiên cứu một cách thấu đáo hơn hoặc ở một công trình nghiên cứu cao hơn.


Tài liệu tham khảo


Tài liệu tiếng Việt

1. Koy, C.V. (2011), "Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cămpuchia trong thời gian tới",KLTN, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Bộ Công thương Việt Nam, (2012), “Thông tư Số: 05/2012/TT-BCT về việc Quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2012 và 2013”, Hà Nội

3. Lê Minh Điển, (2009), "Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia những năm qua, triển vọng phát triển", Tạp chí chuyên đề Kế hoạch- Đầu tư (7).

4. Nguyễn Duy Dũng (2012), Việt Nam-Lào-Campuchia Hợp tác hữu nghị và phát triển, Nxb thông tin và truyền thông, Hà Nội.

5. HSBC (2012), “Kinh tế vĩ mô Việt Nam- Triển vọng thị trường Việt Nam", Hà Nội.

6. Nguyễn Hồng Sơn (2009), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Trần Quế (2007), Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công mở rộng hiện tại và tương lai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Nguyễn Xuân Thiên (2011), "Hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Lào và Campuchia", Đại học Quốc Gia Hà Nội

9. Nguyễn Xuân Thiên, Trần Văn Tùng (2009), “Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 9(161).

10. Nguyễn Xuân Thiên (2010) Giáo trình thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội


11. Phạm Đức Thành (2007), "Liên kết ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI”, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

12. Trần Ngọc Quỳnh (2010), "Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia", Chuyên để TT, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

13. Từ Thanh Thuỷ, (2009), "Xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Campuchia: thực trạng và giải pháp", Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (9).

13. "Triển vọng Kinh tế Việt Nam 2011-2015", 2012, Tạp chí Thế giới và Việt Nam, Hà Nội (19)


Tài liệu tiếng Anh

14 . AT Kearney (2012), “Viet Nam Retail Market Forecast to 2014”, 2012, Hanoi

15. Chheang, V. (2008), "Cambodia’s Economic Relations with Thailand and Vietnam", Cambodian Insitute for Cooperation and Peace, CICP Working Paper No.25

16. IMF (2012), "World Economic Outlook", Bangkok

17. Robert, J. M. (2012), " Index of Economic Freedom 2012", Henritage.org/Index, Ho Chi Minh City.

18. Smith, A. (1776), "An inquiry into the nature and causes of the wealth of nations", W. Strahan and T. Cadell, London.

19. Ricardo, D. (1817), "On the principles of political economy and taxation", John Murray, London.

20.WB (2000), Violent Conflict and the Transformation of Social Capital, Lessons from Cambodia, RWanda, Guantemala and Somalia.

21.WB (2008), Cambodia Economic Watch, Hanoi.

22.Cambodia Development Resources Instutite (2003), Flash Report on the Cambodian Economy, Ho Chi Minh city.


Website

22. http://www.mofahcm.gov.vn/vi 23.http://www.vietrade.gov.vn 24.http://www.worldbank.org 25.http://www.adb.org 26.http://www.imf.org

27.http://www.vietnamembassy-cambodia.org/vi/28.http://www.customs.gov.vn 29.http://www.gso.gov.vn 30.http://data.worldbank.org 31.www.moit.gov.vn/ 32.http://www.bbb.vn/data/ 33.http://www.gfmag.com 34.http://www.mofa.gov.vn 35.http://nhansuvietnam.vn 36.http://vneconomy.vn/

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2022