Thành phần doanh nghiệp tham gia trao đổi và mua bán hàng hóa giữa hai nước rất đa dạng và phong phú, trong khi cơ chế quản lý hoạt động trao đổi hàng hóa trên địa bàn biên giới giữa hai nước chưa hoàn thiện, đã tạo ra sự tranh mua, tranh bán, các vụ lừa đảo, chiếm dụng vốn, tiền hàng của nhau, hàng kém chất lượng, hàng giả, tiền giả đã diễn ra ngày càng tăng, giảm độ tin cậy của doanh nghiệp hai nước, khó khăn trong việc thu hút các doanh nghiệp lớn vào kinh doanh tại thị trường biên giới Việt – Trung.
2.2. Đánh giá chung về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam
– Trung Quốc
2.2.1. Thành tựu
* Kim ngạch xuất khẩu hai nước tăng trưởng mạnh mẽ
Sau gần 20 năm bình thường hóa quan hệ, nhiều văn bản, nghị định, hiệp định đã được ký kết giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo hai nước diễn ra hàng năm đã tạo tiền đề thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước ngày càng phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước không ngừng tăng theo thời gian. Theo số liệu của tổng cụ Hải quan Việt Nam, năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 15.559 triệu USD tăng 413 lần so với năm 1991, vượt mục tiêu đề ra giữa hai nước cho năm 2010 (15 tỷ USD), năm 2008 đạt 20.824 triệu USD và năm 2009 đạt 21.350 triệu USD. Hiện nay, Trung Quốc đang là bạn hàng lớn của Việt Nam ở cả lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu, góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của hai nước.
*Tăng thu ngân sách các tỉnh biên giới
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Quan Hệ Thương Mại Qua Biên Giới Giữa Việt Nam Và Trung Quốc
- Tỷ Lệ Kim Ngạch Xnk Đường Biên Của Các Tỉnh Biên Giới Phía Bắc So Với Kim Ngạch Xnk Việt Nam - Trung Quốc Giai Đoạn 1991-2009
- Một Số Mặt Hàng Nhập Khẩu Chủ Yếu Của Việt Nam Từ Trung Quốc Giai Đoạn 1996 – 2000
- Thực Trạng Quan Hệ Thương Mại Qua Biên Giới Việt Nam Và Trung Quốc Tại Tỉnh Lạng Sơn
- Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Của Lạng Sơn Với Trung Quốc Giai Đoạn 2005-2008
- Nhận Xét Về Thương Mại Qua Biên Giới Giữa Lạng Sơn Và Trung Quốc
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Cùng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước gia tăng, thu ngân sách của các tỉnh biên giới phía Bắc cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các tỉnh có cửa khẩu có khối lượng buôn bán lớn như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai.
*Chuyển dịch cơ cấu ngành ở một số vùng, miền
Việc mua bán và trao đổi hàng hóa giữa hại nước đã tác động đến chuyển dịch kinh tế ở một số vùng biên giới. Ở những vùng có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia, có hệ thống giao thông thuận lợi đã phát triển mạnh dịch vụ thương mại như chở khách và vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện cơ giới và bằng sức người, góp phần làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh biên giới. Ngoài ra, ở một số vùng đã có sự chuyển đổi tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành nguồn nguyên liệu tập trung như vùng chè, cam, quýt… Chăn nuôi cũng có bước phát triển khá, nhiều vật nuôi mới được phát triển như: dê sữa, bò lai, giống lợn ngoại, gà công nghiệp…bước đầu hình thành vùng chăn nuôi tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến. Việc hình thành và phát triển các ngành nghề trên đã góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm, tham gia xuất khẩu, làm tăng thu nhập, giảm tỷ lệ đói nghèo đối với dân cư trong vùng, đồng thời tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh phía Bắc từng bước phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước. góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
*Thúc đẩy một số ngành phát triển (tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, ngân hàng…)
Quá trình phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước đã thúc đẩy một số ngành phát triển như sau: sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu, đồ gốm sứ, đồ gỗ gia đình… đây là những ngành hàng đang khó khăn về thị trường tiêu thụ. Đồng thời, thông qua trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã phát triển một loạt các loại hình dịch vụ: tạm nhập tái xuất, quá cảnh, đổi tiền, du lịch…góp phần cải thiện cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước, tăng giá trị hàng công nghiệp chế biến, thúc đẩy kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước không ngừng phát triển, từng bước thu hẹp khoảng cách nhập siêu giữa hai nước.
*Đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ở mỗi nước
Thông qua chính sách mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã xuất khẩu được một khối lượng lớn hàng nông thủy sản, rau quả nhiệt đới, các loại quặng kim loại, một số mặt hàng công nghệ đang khó khăn về thị trường tiêu thụ…góp phần ổn định đời sống của một bộ phận dân cư, đặc biệt là dân cư ở các tỉnh biên giới phía Bắc vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa vật tư, máy móc thiết bị, hàng công nghiệp tiêu dùng của Trung Quốc, những hàng hóa này đã phục vụ đắc lực vào việc đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng của dân cư Việt Nam, góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Về phía Trung Quốc, thông qua hoạt động thương mại với Việt Nam đã giúp cho Trung Quốc tiêu thụ được một khối lượng lớn hàng hóa giá rẻ, bị ứ đọng do sản xuất quá nóng của các thành phần kinh tế mà phần lớn do xí nghiệp hương trấn sản xuất ra. Đồng thời, Trung Quốc cũng nhập khẩu được rất nhiều nguyên, nhiên liệu thô, sơ chế để phục vụ cho sản xuất trong nước. Lợi ích thu được từ hoạt động thương mại với Việt Nam đã làm cho đời sống tinh thần và vật chất của các tỉnh biên giới của Trung Quốc được cải thiện nhanh chóng, tình trạng đói nghèo tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã được đẩy lùi.
*Tạo ra nhiều công ăn việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân hai nước
Với chính sách mở cửa nền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc, về việc mua bán và trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã làm cho đời sống nhân dân ven biên giới hai nước đã được cải thiện nhanh chóng, góp phần giảm bớt tỷ lệ đói nghèo, tạo ra nhiều công ăn việc làm và hàng ngàn lao động từ các vùng trong nước đến làm ăn. Đặc biệt, kinh tế phát triển đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho nhân dân vùng biên giới hai nước. Ngoài ra, giao lưu kinh tế giữa hai nước còn góp phần tằng cường thêm sự hiểu biết lẫn nhau, tạo độ
tin cậy giữa nhân dân hai nước, giữa doanh nghiệp hai nước với nhau trong quá trình hợp tác kinh doanh và trao đổi hàng hóa.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
*Tỷ trọng kim ngạch XNK hàng hóa còn nhỏ so với tiềm lực của hai nước
Sau gần 20 năm (từ 1991 đến nay) mở cửa buôn bán với Trung Quốc. kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam- Trung Quốc tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu xét kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam-Trung Quốc năm 2006 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi nước, đó là một tỷ trọng quá nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của hai nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chiếm khoảng 12% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và 0,59% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc, [31, tr.46].
*Cán cân thương mại hàng hóa nghiêng nhiều về phía Trung Quốc
Trong quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam và Trung Quốc, lợi thế đang nghiêng về phía Trung Quốc. Đặc biệt là từ năm 2001, tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc gia tăng mạnh, từ 211,9 triệu USD năm 2001 lên 9.145 triệu USD năm 2007 tăng 43 lần so với năm 2001 và con số nhập siêu các năm 2008 là 11.124 triệu USD, năm 2009 là 11.500 triệu USD và 6 tháng đầu năm 2010 đạt 6.300 triệu USD. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam lớn gấp 2,2 lần giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001-2007. [31, tr.46]. Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng là rất cao trong tổng nhập siêu của Việt Nam. Từ năm 2005 đến nay đều chiếm hơn 61%. Trong đó, năm 2006 chiếm 81,9%; năm 2009 chiếm 89,7% và 6 tháng đầu năm 2010 chiếm 94%. Sở dĩ có tình trạng này là do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam có giá trị thấp và thường bị tác động của giá thị trường thế giới theo xu hướng giảm.
*Năng lực canh tranh hàng hóa chưa đồng đều
Cho đến nay, Trung Quốc đã có một nền kinh tế phát triển, trình độ khoa học công nghệ đã tiến xa và được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, cho nên hàng hóa của Trung Quốc có năng lực cạnh tranh rất cao so với các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Đó là hàng hóa giá rẻ, mẫu mã phong phú, chủng loại đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường…Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam chất lượng thấp, mẫu mã đơn điệu, giá thành sản phảm cao. Với năng lực cạnh tranh hàng hóa cao hơn Việt Nam, nhiều hàng hóa của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Việt Nam, thậm chí ngay cả những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam (rau, hoa quả…) cũng đang bị thu hẹp thị phần ngay trên thị trường nội địa.
*Độ tin cậy lẫn nhau giữa doanh nghiệp hai nước còn thấp
Việt Nam và Trung Quốc đã có quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa từ lâu đời. Song cho đến nay, hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa hai nước chưa đi vào nề nếp, hiện tượng tranh mua, tranh bán diễn ra thường xuyên. Lợi dụng tình hình đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã tự động nâng giá hàng hóa tạm thời do các doanh nghiệp Việt Nam tập kết hàng hóa ở biên giới, sau đó họ dìm giá hoặc bỏ không mua, gây thiệt hai lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, việc thanh toán hàng hóa bằng tiền mặt, trực tiếp các doanh nghiệp, giữa các cá nhân…đã làm cho các cơ quan khó kiểm soát, gây lộn xộn và không an toàn trong kinh doanh, các hiện tượng lừa đảo chiếm dụng tiền hàng của nhau diễn ra liên tục. Những sự việc trên đã làm giảm độ tin cậy lẫn nhau giữa doanh nghiệp hai nước, ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi và buôn bán hàng hóa giữa hai nước.
*Sự liên doanh, liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước diễn ra còn chậm
Hoạt động trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy hoạt động hợp tác kỹ thuật, xuất và nhập khẩu dịch vụ, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu qua biên giới, các xí nghiệp
100% vốn đầu tư phía đối tác bên kia biên giới. Nhưng doanh nghiệp này buôn bán các trang thiết bị kỹ thuật, liên doanh phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí qua biên giới, tuy nhiên, tiến độ thực hiện quá trình liên doanh, liên kết, hợp tác giữa hai nước diễn ra còn chậm, làm ảnh hưởng đến việc khai thác lợi thế và tiềm năng kinh tế của các bên.
*Trao đổi hàng hóa giữa hai nước nhiều khi còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ dẫn đến kết quả kinh doanh chưa đạt đến hiệu quả tối đa
Những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng gia tăng, cơ cấu mặt hàng trao đổi ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tham gia trao đổi hàng hóa giữa hai nước chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô nhỏ bé, nguồn vốn hạn hẹp, dẫn đến khối lượng hàng hóa trao đổi giữa hai nước còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu mặt hàng chủ lực, không ổn định, chưa đáp ứng được các mặt hàng đặt hàng lớn, hàng hóa trao đổi giữa hai nước phần lớn tập trung vào thị trường biên giới, chưa đi sâu vào thị trường nội địa của mỗi nước, dẫn đến hiệu quả trao đổi hàng hóa giữa hai nước vẫn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có giữa hai nước.
* Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh giữa hai nước (Hệ thống kho tàng, bến bãi, giao nhận vận tải, giao thông, kho ngoại quan...) phát triển chưa đồng đều
Mặc dù trong thời gian qua, Chính phủ hai nước đã rất quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu biên giới, đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh giữa hai nước (Hệ thống kho tàng, bến bãi, giao nhận vận tải, giao thông, kho ngoại quan….). Cho đến nay, về phía Trung Quốc, hệ thống dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đã từng bước cải thiện, hệ thống đường giao thông, hệ thống kho tàng, bến bãi, giao nhận vận tải, kho ngoại quan, hệ thống đèn chiếu sáng trong khu vực cửa khẩu đã được mở rộng và phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông và phân phối hàng hóa, nhằm thu hút các doanh nghiệp cũng như tư thương tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa
tại cửa khẩu biên giới. Trong khi đó, về phía Việt Nam, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại các khu kinh tế cửa khẩu (Hệ thống kho tàng, bến bãi, giao nhận vận tải, giao thông, kho ngoại quan….) còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, tiến độ giao hàng và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời sẽ rất khó khăn trong việc thu hút các doanh nghiệp lớn tham gia mua bán, trao đổi hàng hóa với Trung Quốc. Việc phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ kinh doanh không đồng đều giữa hai nước đã và đang hạn chế khả năng lưu thông hàng hóa giữa hai nước, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa.
*Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại gia tăng (hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng…)
Do điều kiện địa lý vùng biên giới giữa hai nước có nhiều đường nhỏ, tuyến đường giáp giữa hai nước dài, các trạm kiểm soát còn ít, lực lượng tham gia kiểm soát còn mỏng nên buôn lậu đã trở thành hiện tượng phổ biến trong buôn bán giữa hai nước. Hàng hóa buôn lậu giữa hai nước cũng rất đa dạng và được chuyển lậu theo đường bộ và đường biển. Hàng hóa từ Trung Quốc chuyển lậu sang Việt Nam chủ yếu là hàng điện tử, hàng cấm, tiền giả, hàng tiêu dùng chất lượng thấp, giá rẻ. Hàng hóa Việt Nam chuyển lậu sang Trung Quốc chủ yếu là gỗ và động vật quý hiếm. Việc gia tăng buôn lậu và gian lận thương mại giữa hai nước đã và đang gây thiệt hại cho người tiêu dùng và một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của hai nước.
*Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực cửa khẩu biên giới
Quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước đã và đang diễn ra sôi động hàng ngày, hàng giờ trên toàn tuyến thu hút hàng nghìn lao động đủ các loại từ miền xuôi và các tỉnh lân cận tham gia hoạt động kinh doanh ở khu vực biên giới. Trong khi đó, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới lại không phát triển tương ứng, đã gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Ngoài ra, cơ sở hạ
tầng ở khu vực cửa khẩu biên giới chưa được quy hoạch và xây dựng một cách hợp lý cho phù hợp với tính năng của nơi giao lưu buôn bán trao đổi, chưa phân chia rõ khu vực buôn bán cho từng loại hàng, nhóm hàng, thiếu kho dự trữ hàng, kho lạnh bảo quản hàng hóa, bãi tập kết hàng hóa…hàng hóa rau quả, thực phẩm là những hàng hóa được đưa ra buôn bán và trao đổi với khối lượng lớn giữa hai nước nhưng do việc vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ không kịp thời, làm ứ đọng, thối nát, trong khi đó khi xử lý các loại rác thải, phế thải diễn ra còn chậm, gây ô nhiễm môi trường ở các khu vực chợ và cửa khẩu biên giới đặc biệt là ở bên phía Việt Nam.
2.2.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân từ hai phía
Cho tới nay, hai nước đã ký kết và thỏa thuận với nhau rất nhiều văn bản và hiệp định liên quan đến thương mại, tuy nhiên có một số văn bản, hiệp định chưa được ký chính thức mà vẫn mang tính tạm thời hoặc mang tính thỏa thuận như Hiệp định toàn diện về động, thực vật, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được hai bên công nhận, thỏa thuận về miễn kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa được thực hiện… điều này gây khó khăn cho các mặt hàng đặc biệt là mặt hàng, nông, thủy sản và nước chịu thiệt hại nhiều chủ yếu là Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân làm giảm kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nông, thủy sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong những năm qua.
Bên cạnh đó, chính sách mậu dịch của hai nước chưa hoàn thiện và thống nhất với nhau đặc biệt là chính sách biên mậu. Việt Nam chú trọng buôn bán chính ngạch. Trung Quốc lại khuyến khích mậu dịch biên giới (tương tự tiểu ngạch của Việt Nam). Việc không thống nhất về chính sách biên mậu giữa hai nước đã gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách thương mại, chiến lược