Những Vấn Đề Cơ Bản Về Thương Mại Quốc Tế Và Đầu Tư Nước Ngoài.


Về quan hệ thương mại: Luận văn chú trọng nghiên cứu về quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình giữa Việt Nam và Myanmar, không phân tích quan hệ thương mại trong lĩnh vực dịch vụ và sở hữu trí tuệ.

Về quan hệ đầu tư: Luận văn tập trung nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI), không nghiên cứu quan hệ đầu tư gián tiếp giữa hai nước.

Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar từ năm 2012 đến năm nay vì giai đoạn trước đó, giữa Việt Nam và Myanmar có quan hệ kinh tế nhưng còn ở mức rất hạn chế, hơn nữa năm 2011 Myanmar mới tuyên bố mở cửa nền kinh tế, thì khi đó Việt Nam và Myanmar mới có nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, có nhiều thành tựu về kinh tế hơn. Khi đề xuất giải pháp, tác giả cũng đề xuất giải pháp để phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar đến năm 2028.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp suy luận logic, phương pháp dự đoán.

Trước hết, trong chương I của luận văn, dựa vào phương pháp thống kê, tác giả đã liệt kê tất cả những tài liệu mình thu thập được trong quá trình tìm hiểu về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar. Sau đó sử dụng phương pháp tổng hợp, và phương pháp hệ thống hóa nhằm phân chia các tài liệu tìm được thành các nhóm nội dung cần nghiên cứu. Tiếp đó, trong chương II của luận văn tác giả sử dụng phương pháp phân tích và so sánh từ các số liệu tìm được để làm rõ hơn thực trạng thương mại, đầu tư đang diễn ra giữa hai nước Việt Nam và Myanmar. Cuối cùng tại chương III bằng các phương pháp nghiên cứu cũng như phân tích, suy luận logic và phương pháp dự đoán, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.

VI. BỐ CỤC LUẬN VĂN

Ngoài danh lời mở dầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài nghiên cứu được chia thành 3 (ba) chương, đó là:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chương I: Cơ sở lý luận về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar.

Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar.

Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Myanmar - Thực trạng và giải pháp - 3

Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar.


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VIỆT NAM – MYANMAR.

1.1. Những vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài.

1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế.

a) Khái niệm thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người nhưng tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế, xã hội và chính trị mới được chú ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Ngày nay thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được x m như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".

Thương mại quốc tế trước hết là một hoạt động thương mại, theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 có nêu cách hiểu về hoạt động thương mại như sau: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Điều 3 khoản 1, luật Thương mại Việt Nam 2005).

Như vậy, khái niệm “thương mại” cần được hiểu là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Nếu hoạt động trao đổi hàng hóa (kinh doanh hàng hóa) vượt ra khỏi biên giới quốc gia mình thì người ta gọi đó là thương mại quốc tế (ngoại thương).

Còn theoo Tài liệu hướng dẫn học tập Thương mại quốc tế do Tiến sĩ Đoàn Thị Mỹ Hạnh giảng viên trường ĐH Mở Thành phố Hồ Chí Minh chủ biên, xuất bản năm 2009, có đưa ra khái niệm thương mại quốc tế có thể được hiểu một cách đơn giản là hành vi mua bán liên quốc gia, có thể là mua bán qua biên giới hoặc mua bán tại chỗ với người nước ngoài (Đoàn Thị Mỹ Hạnh, 2009).

Dù các định nghĩa và khái niệm về thương mại quốc tế về mặt ngôn từ có sự khác nhau nhưng đều thể hiện bản chất của thương mại quốc tế, đó là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các doanh nghiệp của các quốc gia thông qua hành vi mua, bán, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đ m lại lợi ích cho các bên. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự


phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.

b) Các đặc điểm của thương mại quốc tế

Xuất phát từ định nghĩa, thương mại quốc tế có những đặc điểm sau:

- Bên mua và bên bán có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, mang quốc tịch khác nhau (hoặc có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau) vì ngoại thương thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa vượt ra khỏi biên giới một quốc gia.

- Đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế là tài sản; do được đ m ra mua bán, tài sản này biến thành hàng hóa. Hàng hóa này có thể là hàng đặc định (sp cific goods) và cũng có thể là hàng đồng loại (generic goods). Hàng hóa – đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia.

- Đồng tiền thanh toán sử dụng trong các hoạt động thương mại quốc tế là ngoại tệ đối với một trong hai hoặc tất cả bên tham gia.

- Thương mại theo giá cả và thanh toán mang tính quốc tế. Hàng hóa muốn bán được trên thị trường quốc tế phải phù hợp với giá cả của hàng đồng loại của những nhà cung cấp chính và phương thức thanh toán cũng phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng nước ngoài và tập quán quốc tế.

c) Các hình thức của thương mại quốc tế

- Thương mại hàng hóa: Chính là sự mua bán trao đổi sản phẩm dưới dạng vật chất hữu hình như thương mại hàng nông sản, thương mại hàng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, dầu mỏ v.v…

- Thương mại dịch vụ: Mua bán những sản phẩm vô hình, phi vật chất được thể hiện thông qua các hoạt động của con người, thương mại dịch vụ đóng vai trò ngày càng tăng trong quan hệ thương mại quốc tế.

- Thương mại liên quan đến đầu tư: Sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ gắn liền với hoạt động đầu tư quốc tế. Hình thức này ngày càng phổ biến với sự tăng trưởng


mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư quốc tế và đặc biệt là sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia hiện nay.

- Thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ: Hoạt động thương mại này có đối tượng là các sản phẩm trí tuệ: Ví dụ như quyền tác giả, tác phẩm, sáng chế, bí quyết, công nghệ,...

d) Vai trò của thương mại quốc tế trong nền kinh tế của mỗi đất nước.

Đối với doanh nghiệp

Thương mại quốc tế là một bộ phận của nền kinh tế liên quan đến quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ với các nước khác, cho nên trước hết nó thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm tạo cho doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững.

- Kinh doanh thương mại quốc tế nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho doanh nghiệp không những ở thị trường quốc tế, mà cả thị trường trong nước thông qua việc mua bán hàng hoá ở thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bạn hàng. Ngoài ra, kinh doanh thương mại quốc tế có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tăng doanh số bán hàng: nhờ phạm vi thị trường trên toàn thế giới nên số lượng người tiêu dùng nhiều hơn và sức mua đối với công ty cao hơn.

- Thu được nguồn tài nguyên của nước ngoài làm giảm chi phí sản xuất: Các nhà sản xuất và phân phối tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ cũng như bộ phận cấu thành các sản phẩm hoàn tất được sản xuất ở nước ngoài có thể làm giảm chi phí cho họ. Điều này khiến cho tỷ suất lợi nhuận có thể tăng lên hoặc việc tiết kiệm chi phí có thể chuyển sang người tiêu thụ, như thế sẽ cho phép nhiều người tiêu thụ sản phẩm hơn. Các chiến lược như thế có thể cho phép công ty cải tiến chất lượng sản phẩm của họ hoặc ít nhất cũng làm cho họ khác với đối thủ cạnh tranh, như thế mới gia tăng được thị phần và lợi nhuận của công ty.


- Tránh được sự biến động của doanh số bán và lợi nhuận: điều chỉnh thời gian của chu kỳ kinh doanh. Các công ty thường muốn tránh sự biến động bất thường của doanh số bán và lợi nhuận bằng cách bán hàng ra thị trường nước ngoài.

Đối với nền kinh tế quốc dân

Kinh doanh thương mại quốc tế phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông qua việc sử dụng tốt hơn nguồn vốn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nền sản xuất trong nước kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm nảy sinh các nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng...

- Hoạt động thương mại quốc tế giúp nâng cao vị thế kinh tế của quốc gia trên thế giới.

- Thương mại quốc tế là 1 trong 3 trụ cột của chính sách kinh tế đối ngoại (cùng với các quan hệ đầu tư quốc tế và tài chính quốc tế) góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

- Xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm không có lợi thế so sánh: buôn bán đ m lại nguồn lợi cho phép các nước xuất khẩu hàng hoá mà quá trình sản xuất sử dụng nhiều nguồn lực có sẵn dồi dào ở trong nước và nhập khẩu những hàng hoá mà quá trình sản xuất đòi hỏi nhiều nguồn lực ở trong nước khan hiếm.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu về quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế giữa hai nước Việt Nam và Myanmar trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, mà không nghiên cứu các lĩnh vực quan hệ thương mại khác. Cụ thể chính là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai quốc gia sẽ được trình bày cụ thể trong Chương II của luận văn.

1.1.2. Những vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài

a) Khái niệm và bản chất của đầu tư nước ngoài.

Đầu tư nước ngoài hay đầu tư quốc tế đều là tên gọi của cùng một loại hoạt động của con người. Sở dĩ có hai các gọi trên là do góc độ xem xét, nhìn nhận vấn đề khác nhau.Đứng trên góc độ của một quốc gia để xem xét hoạt động đầu tư từ


quốc gia này sang quốc gia khác hoặc ngược lại ta có thuật ngữ “đầu tư nước ngoài”. Nhưng nếu xét trên phương diện tổng thể nền kinh tế thế giới thì hoạt động đó được gọi là “đầu tư quốc tế”.

Theo Luật Đầu tư 2014 của Việt Nam thì đã đưa ra định nghĩa về đầu tư kinh doanh đó là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư th o hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

Theo Giáo trình Đầu tư quốc tế, do PGS. TS Vũ Chí Lộc Trường Đại học Ngoại Thương chủ biên, tái bản năm 2012 có đưa ra khái niệm về đầu tư quốc tế như sau: Đầu tư quốc tế là việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác sang một nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội (Vũ Chí Lộc, 2012)

Vậy có thể hiểu đầu tư nước ngoài đó là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia.

- Đầu tư nước ngoài là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do việc gặp gỡ lợi ích giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác.

- Đầu tư nước ngoài đưa đến những tác động tích cực khác nhau đối với bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư, đồng thời có thể đưa lại cả tác động tiêu cực. Điều đó phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trước hết là phụ thuộc vào chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ.

- Đầu tư nước ngoài ở các nhóm nước có sự khác nhau về quy mô, về cơ cấu, về chính sách cũng như đưa đến những tác động khác nhau.

b) Đặc điểm


Trước hết đầu tư nước ngoài mang đặc điểm của hoạt động đầu tư, theo tài liệu Đầu tư quốc tế do PGS. TS Vũ Chí Lộc Trường Đại học Ngoại Thương chủ biên, xuất bản năm 2012 bao gồm:

- Có vốn đầu tư: tiền, đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, bằng phát mình, sáng chế,... vốn thường được lượng hóa bằng một đơn vị tiền tệ để dễ tính toán, so sánh.

- Tính sinh lời: Lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội

- Tính mạo hiểm: Hoạt động đầu tư thường diễn ra trong một thời gian dài vì vậy nó có tính mạo hiểm. Quá trình tiến hành hoạt động đầu tư chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khiến cho kết quả đầu tư khác với dự tính ban đầu và rất có thể lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội thu được sẽ thấp, thậm chí lỗ. Đòi hỏi nhà đầu tư phải là người dám chấp nhận rủi ro, chấp nhận thất bại (Vũ Chí Lộc, 2012)

Mặt khác, do là đầu tư nước ngoài nên phải mang nét đặt trưng của các hoạt động quốc tế đó là có sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác. So với nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư khi đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia mình sẽ có một số bất lợi do khoảng cách về địa lý và sự khác biệt về văn hóa, ...

c) Các hình thức đầu tư nước ngoài

Đầu tư tư nhân quốc tế

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản có ở một nước khác với ý định quản lý nó. Quyền kiểm soát (control-tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược và các chính sách phát triển của công ty) là tiêu chí cơ bản giúp phân biệt giữa Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư chứng khoán.

- Đầu tư chứng khoán nước ngoài: Là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của các công ty, các tổ chức phát hành ở một nước khác với một mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành chứng khoán.

- Tín dụng quốc tế: Tín dụng quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư ở một nước cho đối tượng tiếp nhận đầu tư ở một nước khác vay vốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/09/2023