Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Myanmar - Thực trạng và giải pháp - 2


CO

Certificate of Origin

Giấy chứng nhận xuất xứ

DICA

Directorate of Investment and Company Administration

Cục Quản lý Đầu tư và Doanh nghiệp Myanmar

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

ISO

International Organization for Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế


ITPC

Investment & Trade Promotion Centre

Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh

MIC

Myanmar Investment Commission

Ủy ban Đầu tư Myanmar

MMK

Kyat

Chạt - Đơn vị tiền tệ Myanmar

MOU

Memorandum Of Understanding

Biên bản ghi nhớ

NLD

National League for Democracy

Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ Myanmar

SWOT

Strength – Weakness – Opportunities - Treat

Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức

USD

United State Dollar

Đô la Mỹ

UTL

Union Taxation Law

Luật thuế Liên bang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Myanmar - Thực trạng và giải pháp - 2


VCCI

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Với đề tài “Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-Myanmar: Thực trạng và giải pháp” tác giả đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh từ các nguồn như sách, báo, tạp chí, các báo, internet trong thời gian từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, các thông tin, số liệu tác giả tìm hiểu được, tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu đề tài “Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-Myanmar: Thực trạng và giải pháp” với độ dài khoảng 90 trang gồm 3 chương với như sau:

Chương I: Qua việc tìm hiểu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và con người Myanmar, tác giả nhận thấy Myanmar có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện. Thêm vào đó là mối quan hệ về mặt chính trị ngoại giao lâu đời, tốt đẹp giữa Việt Nam và Myanmar cũng là nền tảng vững chắc để hai nước phát triển quan hệ kinh tế lâu dài. Quan hệ kinh tế giữa hai nước được hình thành từ sớm, nhưng do Myanmar thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế từ năm 2011 trở về trước nên quan hệ kinh tế giữa hai nước chưa phát triển. Sau đó Myanmar mở cửa nền kinh tế trở lại từ năm 2011, Chính phủ Myanmar liên tục thực hiện các cải cách nhằm phát triển kinh tế, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Cụ thể tác giả đã chọn hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa hai nước để phân tích quá trình phát triển thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam – Myanmar.

Chương II: Tác giả đã dựa vào các số liệu được thống kê từ các nguồn tin cậy, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Myanmar cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư ra nước ngoài của hai nước. Kết quả cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng tăng lên trong giai đoạn từ năm 2012 tới nay. Tuy vây, tỷ trọng thương mại và đầu tư của Việt Nam và Myanmar vẫn ở mức khá thấp, do còn tồn tại nhiều hạn chế trong chính sách của Chính phủ cũng như từ phía các doanh nghiệp hai nước. Để quan hệ kinh tế hai nước phát triển, phải giải quyết được những tồn tại trên vì vậy tác giả


dành chương III để đưa ra một số đề xuất của cá nhân dành cho Chính phủ và các doanh nghiệp hai nước.

Chương III: Trong chương III, tác giả đã nhận định xu hướng phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam – Myanmar sẽ ngày càng phát triển trong tương lai, đồng thời chỉ ra những cơ hội và thách thức với cả hai nước trong thời gian tới. Cuối cùng tác giả xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong tương lai.

ngh a thực tiễn


Các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng luận văn làm một tài liệu tham khảo trước khi quyết định tiến hành hoạt động thương mại, đầu tư với Myanmar. Các doanh nghiệp sẽ tự phân tích những ưu nhược điểm của mình và những cơ hội cũng như những thách thức phải đối mặt khi hợp tác thương mại, đầu tư với Myanmar, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hay hợp tác thương mại một cách hiệu quả nhất.

Hướng nghiên c u tiế theo


Tiếp th o luận văn này, các nhà nghiên cứu có thể mở rộng ra các nghiên cứu khác của hoạt động thương mại và đầu tư như: phát triển thương mại dịch vụ với Myanmar và đầu tư chứng khoán tại thị trường Myanmar.


LỜI MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế và có ý nghĩa rất quan trọng với Việt Nam hiện nay. Kể từ khi đổi mới vào năm 1986 đến nay, Việt Nam cũng đã có rất nhiều nỗ lực trong việc mở rộng giao thương, buôn bán với các nước trên thế giới. Vì vậy mà kinh tế Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu.

Trong những năm gần đây, để thúc đẩy phát triển kinh tế hơn nữa, Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích các doanh nghiệp trong nước gia tăng việc tìm kiếm các thị trường mới, mở rộng kinh doanh đầu tư sang các nước, nhằm tạo thêm nguồn thu trong nước và để các doanh nghiệp trong nước khẳng định sự lớn mạnh của mình. Một trong những thị trường Việt Nam hướng tới đó là Myanmar. Trước tháng 5 năm 2011, Myanmar là một nền kinh tế đóng, tuy nhiên từ khai Myanmar quyết định mở cửa nền kinh tế, thực hiện cải cách đất nước vào tháng 5 năm 2011, Myanmar đã rất nỗ lực đổi mới các chính sách về chính trị, ngoại giao, kinh tế và đồng thời đẩy mạnh quan hệ kinh tế với bạn bè thế giới. Trong đó Myanmar cũng rất coi trọng việc mối quan hệ với Việt Nam. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng Myanmar sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân số đông khoảng 55,1 triệu người năm 2017 (CIA, The World Factbook, 2017), số người trong độ tuổi lao động chiếm 42,8%, thêm vào đó Myanmar còn được các chuyên gia kinh tế trên thế giới đánh giá là “mỏ vàng cuối cùng của Châu Á” là những điều kiện thuận lợi để Myanmar phát triển mạnh mẽ kinh tế trong tương lai. Tác giả nhận thấy việc phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với Myanmar là làm rất cần thiết trong thời gian tới. Chính vì vậy tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – Myanmar: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. Thông qua việc nghiên cứu quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar, tác giả phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ kinh tế hai nước. Sau đó xin đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam khai thác hiệu quả, tận dụng những thuận


lợi và khắc phục những khó khăn còn tồn tại khi tiến hành hoạt động thương mại và đầu tư với Myanmar.

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy có rất nhiều nghiên cứu về nền kinh tế Myanmar của các tổ chức, học giả quốc tế nhưng không có nhiều tài liệu nghiên cứu về tình hình thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanamar của các nhà nghiên cứu nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế. Trên các báo cáo của các cơ quan, ban ngành quản lý hoạt động kinh tế cho thấy việc phân tích về thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanamar mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các số liệu thống kê, chưa có nhiều phân tích sâu sắc về quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Kể từ khi Myanmar tiến hành mở cửa nền kinh tế vào năm 2011, các chuyên gia kinh tế thế giới đã nhanh chóng tiến hành những nghiên cứu về kinh tế của Myanmar trước hết để giúp Myanmar tìm ra được định hướng phát triển, sau đó để các nước khác trên thế giới có cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư với Myanmar. Trong một báo cáo mang tên “Myanmar in Transition - Opportunities and Chall ng ” được thực hiện vào tháng 8 năm 2012 của ADB đã chỉ ra những điểm mạnh, những hạn chế, đồng thời không thể không nhắc đến các cơ hội và thách thức mà Myanmar sẽ gặp phải khi bắt đầu những thay đổi về chính trị và mở cửa nền kinh tế. Điểm mạnh của Myanamar là Myanmar tiến hành cải các rất mạnh mẽ và dứt khoát; dân số Myanmar rất trẻ, chi phí lao động thấp; các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và chưa được khai thác nhiều; tài nguyên đất nông nghiệp của Myanmar rất màu mỡ, cho năng suất cao; tiềm năng về du lịch lớn. Nhưng Myanmar có những hạn chế không hề nhỏ đó là quản lý kinh tế vĩ mô yếu kém và thiếu kinh nghiệm với các cơ chế thị trường; hạn chế huy động nguồn tài chính; ngành tài chính kém phát triển; cơ sở hạ tầng không đầy đủ, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, điện, và viễn thông; giáo dục và y tế còn thấp. Để phát triển kinh tế Myanamar sẽ phải nỗ lực rất lớn. Tuy nhiên Báo cáo này cũng đưa ra những gợi ý cho sự chuyển đổi kinh tế của Myanamar. Myanmar cần chú ý vào việc quản lý nền kinh tế vĩ mô một cách ổn định; tích cực huy động nguồn lực trong nước


bằng cách phát triển hệ thống tài chính quốc gia; phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực trong nước; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; cải cách khu vực nhà nước; xây dựng các kế hoạch và năng lực thống kê.

Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu về quan hệ thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar hầu như chưa được các tác giả nước ngoài quan tâm phân tích.

2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, đã có nhiều nghiên cứu về thị trường Myanmar về cơ hội hợp tác đầu tư với Myanmar.

Một trong những công trình nghiên cứu được đánh giá xuất sắc đó là công trình nghiên cứu “Biến đổi chính trị và kinh tế của Myanmar và tác động đến khu vực và Việt Nam” được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Đông Nam Á, do TS Võ Xuân Vinh chủ nhiệm đề tài được thực hiện vào năm 2014. Công trình này phân tích về những biến đổi về chính trị, kinh tế của Myanamar và những tác động đến khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Công trình này chỉ ra rằng, kể từ khi tiến hành mở cửa năm 2011, thương mại hai chiều Việt Nam-Myanmar đã gia tăng đáng kể, từ 152,3 triệu USD năm 2010 lên 227,3 triệu USD năm 2012; 480,65 triệu USD vào năm 2014. Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Myanmar là rất lớn. Ngoài ra, sự giàu có về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động giá rẻ và cơ chế chính sách đầu tư dần thông thoáng hơn là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar. Tuy nhiên, cho đến nay đã nhiều năm trôi qua, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar đã có những thay đổi đang kể, do đó nhiều số liệu trong công trình này đã không còn cập nhật.

Ngoài ra, hàng năm, Ban Quan hệ Quốc tế của VCCI cũng tiến hành làm các Báo cáo mang tên: Hồ sơ thị trường Myanmar. Tuy nhiên trong Hồ sơ thị trường Myanmar hàng năm cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê một vài số liệu về tình hình thương mại và đầu tư của hai đất nước, mà chưa chỉ ra những mặt hạn chế trong thương mại và đầu tư hai quốc gia.


Có thể khẳng định, cho đến nay chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu cụ thể về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt nam và Myanmar và chỉ ra những bất cập cũng như những giải pháp để loại bỏ bất cập đó.

III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian qua để thấy tiềm năng về thương mại và đầu tư giữa hai nước và chỉ ra những hạn chế, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian tới

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nói trên, đề tài có nhiệm vụ cụ thể sau đây:

Phân tích đặc điểm về thương mại, đầu tư của Việt Nam và Myanmar nhằm so sánh và tìm ra cơ hội phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước.

Phân tích thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt nam và Myanmar trong thời gian qua nhằm chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Phân tích cơ hội và thách thức trong việc phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar.

Đề xuất giải pháp phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar trong thời gian tới.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt nam và Myanmar trong thời gian vừa qua. Ngoài ra đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm cả việc phân tích chính sách kinh tế, quan hệ chính trị và các quan điểm của Chính phủ hai nước về phát triển thương mại, đầu tư của Myanmar cũng như của Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Là việc nghiên cứu quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/09/2023