có giá trị gia tăng cao và giá trị lớn như sắt thép, ô tô,…
- Dầu thô là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam nhưng xuất khẩu không đáng kể sang thị trường Hàn Quốc;
- Do cơ cấu xuất khẩu nói chung của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hàng nông sản, thuỷ sản nên phải chịu nhiều hạn chế về các hàng rào thuế và phi thuế của Hàn Quốc, đồng thời phải chịu sự cạnh tranh từ các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới;
- Chưa có thỏa thuận cụ thể về vệ sinh kiểm dịch hàng nông sản. Do vậy các mặt hàng rau quả không thâm nhập được vào thị trường này;
- Công tác xúc tiến thương mại chưa được thực hiện có hiệu quả, chưa tương xứng với nhu cầu của thị trường. Đã nhiều năm nay, Việt Nam không tổ chức được các đoàn xúc tiến thương mại có quy mô tham gia các hội chợ triển lãm tại Hàn Quốc, cũng như không tổ chức được các đoàn giao dịch thương mại sang thị trường này. Hoạt động xúc tiến thương mại mới chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp hai bên khi có yêu cầu, đón tiếp các đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc sang Việt Nam (hàng năm, Hiệp hội các nhà nhập khẩu Hàn Quốc-KOIMA có tổ chức một đoàn doanh nghiệp nhập khẩu Hàn Quốc sang Việt Nam để gặp gỡ với các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh) và các hoạt động đơn lẻ tham gia hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường của một số doanh nghiệp, một số địa phương.
Về cơ cấu hàng hoá trao đổi
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc: Có chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng của nguyên, nhiên liệu, các sản phẩm có hàm lượng lao động cao và gia tăng các sản phẩm chế tạo, có hàm lượng công nghệ trung bình trở lên. Đặc biệt từ giữa thập kỷ 1990, đã xuất hiện nhiều mặt hàng mới như dụng cụ điện, linh kiện điện tử, viễn thông, bóng đèn hình, mạch tích hợp và gần đây là TV màu. Tuy nhiên, cần ghi nhận một số đặc điểm sau:
- Kim ngạch xuất khẩu dầu thô chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, có năm Việt Nam còn
không xuất khẩu dầu thô sang Hàn Quốc. Trong khi đó xuất khẩu sang nhiều thị trường trong khu vực, xuất khẩu dầu thô có kim ngạch tương đối lớn (Nhật Bản:
320 triệu USD, Indonesia: 215 triệu USD, Singapore: 754 triệu USD, Australia: 1,165 tỷ USD);
- Nhóm hàng thuỷ sản có tỷ trọng tăng dần trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Riêng năm 2003, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất - tới 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc;
- Hàng nông sản vẫn chưa thật sự tìm được chỗ đứng trên thị trường Hàn Quốc, ngoại trừ sắn lát và cà phê. Sắn lát xuất khẩu chủ yếu sang Hàn Quốc và Trung Quốc, còn Hàn Quốc là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương;
- Trong số các mặt hàng công nghiệp nhẹ, kim ngạch hàng dệt may giảm kim ngạch do chuyển hướng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, kim ngạch hàng giầy dép tăng;
- Các mặt hàng thuộc các ngành chế tạo như động cơ điện, bóng điện tử, thiết bị viễn thông,… trong những năm gần đây bắt đầu có tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu, được xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Một số mặt hàng khác có thế mạnh của Việt Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của mình tại thị trường Hàn Quốc, như đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ.
Qua so sánh cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN khác, có thể thấy sự khác biệt nhất định. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhất của Việt Nam là thuỷ sản, trong khi của Singapore, Malaysia, Philíppin và kể cả Thái Lan là linh kiện và đồ điện tử, của Indonesia và Brunei là dầu mỏ và khí đốt. Có sự cạnh tranh giữa các nước ASEAN trên thị trường Hàn Quốc, bởi lẽ, đối với một số nhóm hàng thường có vài nước ASEAN đóng vai trò cung cấp chính. Về thuỷ sản, ngoài Việt Nam là còn có Thái Lan, Philíppin. Về các loại rau quả, ngoài Philíppin còn có Thái Lan và một phần là Việt Nam (sắn lát). Về cao su, Thái Lan là nước xuất khẩu chính, ngoài ra còn có Malaysia, Indonesia, Việt Nam. Về cà phê có Việt Nam. Về linh kiện và đồ điện tử, ngoài các nước thành viên cũ vốn có kim ngạch tương đối cao, còn có Indonesia và Việt Nam bắt đầu tăng dần kim
ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc. Về dầu mỏ và khí đốt, có Indonesia và Brunei. Khi đặt quan hệ xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong xuất khẩu của ASEAN sang Hàn Quốc, ta thấy có sự liên hệ giữa bộ phận với tổng thể, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc cấu thành nên một phần bổ sung cho xuất khẩu của ASEAN sang Hàn Quốc.
Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc: Không có biến động lớn trong giai đoạn 1992-2006. Nó phản ánh lợi thế so sánh của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, và phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá ở Việt Nam, cũng như củng cố tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc. Hàng chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 70- 80% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó riêng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ chiếm khoảng 40%, tiếp đến là hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất - 10-15%, nhiên liệu khoáng và dầu nhờn có tỷ trọng không đáng kể và đang giảm dần. Về cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc, cần ghi nhận một số đặc trưng sau:
- Tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc của nhóm hàng nguyên liệu và máy móc dùng cho sản xuất công nghiệp nhẹ như dệt, may, da giầy, nhựa cùng với các cấu kiện dùng để xây dựng nhà xưởng là phản ánh quy mô và phạm vi đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam;
- Ngược lại với xuất khẩu, các mặt hàng nông sản và thuỷ sản Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc có kim ngạch không đáng kể;
- Hàn Quốc đã tận dụng được những tiềm năng trong ngành công nghiệp mà mình có lợi thế. Đó là những ngành: sắt thép, hóa chất, điện tử và điện dân dụng, thiết bị viễn thông, ô tô, xe máy. Chỉ còn duy nhất ngành đóng tàu là chưa có sản phẩm xuất khẩu sang Việt Nam;
- So sánh với các nước thành viên cũ của ASEAN, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc phần nào phản ánh trình độ phát triển thấp hơn của Việt Nam so với các nước này (Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, các nước kia - chủ yếu là thiết bị viễn thông, linh kiện điện tử, tức nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm công nghệ cao).
Vị trí của thị trường Hàn Quốc trong ngoại thương của Việt Nam
Hàn Quốc thường là một trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thường đứng ở vị trí thứ 9 hoặc 10, xét theo kim ngạch xuất khẩu phi dầu thô, ngoại trừ năm 1995 đứng thứ 5. Đây là thị trường có sức mua lớn, yêu cầu về chất lượng hàng hoá không cao như Mỹ hoặc EU, vị trí địa lý thuận lợi và có nhiều nét tương đồng về văn hoá đối với Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu của KITA, năm 2006, Việt Nam chỉ đứng thứ 35 trong số các nước xuất khẩu sang Hàn Quốc và chiếm 0,31% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này, điều này phần nào phản ánh sự giảm sút của hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc trong thời gian gần đây.
Hàn Quốc là nước đứng thứ 4 trong 5 thị trường cung cấp hàng hoá nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam, sau Singapor, Nhật Bản, Đài Loan (năm 2003 Trung Quốc đã thay thế vị trí của Singapore). Có được vị trí này là do hàng hoá của Hàn Quốc có chất lượng và giá cả phù hợp và dòng vốn FDI vào Việt Nam khá lớn. Theo số liệu của KITA, năm 2003, Việt Nam chiếm 1,32% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc và đứng thứ 15 trong số các thị trường nhập khẩu của nước này.
Về chính sách thương mại
Cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trên con đường tự do hoá thương mại và đầu tư nói riêng và tự do hoá kinh tế nói chung. Thuế quan đã được giảm nhiều, các rào cản phi thuế quan đã được cải cách nhiều theo các quy định của WTO. Tuy vậy, khi xâm nhập vào thị trường Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý nhiều đến các yêu cầu về tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, về dán nhãn hàng hoá, đặc biệt là phải chú ý đến thói quen ưa dùng biện pháp chống bán phá giá của Hàn Quốc để bảo hộ thị trường trong nước. Hiện nay, một số hàng hoá của Việt Nam, nhất là hàng nông sản, vẫn chưa có được chỗ đứng trên thị trường Hàn Quốc, bởi nước này có chính sách bảo hộ cao đối với mặt hàng này và quá trình tự do hoá gặp nhiều khó khăn, trong đó có sức ép chính trị, nên tiến triển khá chậm chạp.
Chính sách bảo hộ của Hàn Quốc được phản ánh qua việc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có gạo, sắn lát, áp dụng chặt chẽ những yêu cầu về kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàn Quốc quy định danh sách các loại quả bị cấm nhập khẩu, nhập khẩu hạn chế và được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc từ một số thị trường, do lo ngại sâu bệnh. Theo danh sách đó, hiện tại Việt Nam chỉ được phép xuất khẩu dừa, dứa và chuối xanh. Các loại quả nhiệt đới mà Việt Nam có tiềm năng như thanh long, xoài, măng cụt, nhãn, vải,… đều không được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc.
Về hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại của chính phủ
Cả Việt Nam và Hàn Quốc đều rất quan tâm đến vấn đề này, song Hàn Quốc thành công hơn, do kinh nghiệm đã được tích luỹ trong nhiều thập kỷ phát triển chính sách hướng ngoại và khả năng tài chính tốt hơn.
2.2. ĐẦU TƯ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1992 ĐẾN NAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
2.2.1. Dòng FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 1992 đến nay
Nhờ những nỗ lực trong công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc. Hiện Hàn Quốc là nước đầu tư lớn thứ 4 vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư tính đến năm 2006 là trên 6 tỷ USD, với hơn 1.183 dự án còn hiệu lực. Ngoài ra, với thiện chí tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, trong thời gian qua, chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam hơn 60 triệu USD và cho vay ưu đãi 169 triệu USD để thực hiện các dự án hạ tầng kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực… Dòng đầu tư từ Hàn Quốc không những là một nguồn cung cấp vốn, mà còn là một kênh chuyển giao công nghệ quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Về quan hệ đầu tư
Quan hệ đầu tư giữa Hàn Quốc và Việt nam chỉ diễn ra một chiều, chủ
yếu là từ phía Hàn Quốc đầu tư sang Việt Nam. Về phía Việt Nam, do còn nhiều hạn chế nên việc thực hiện đầu tư sang Hàn Quốc chỉ là cơ hội tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ta. Trong tương lai, hy vọng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và duy trì được trong thời gian dài và sự hỗ trợ từ hai phía chính phủ, các doanh nghiệp của Việt Nam có đủ tiềm năng năng lực để đầu tư đầu tư sang thị trường Hàn Quốc. Về phía Hàn Quốc, tuy đầu tư vào Việt Nam chưa lâu nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, xếp thứ 4 trong số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, chỉ sau Singapore, Đài Loan và Nhật Bản. Việt Nam đứng hàng thứ 2 về vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Châu Á chỉ sau Indonesia, và đứng thứ 8 trong số các nước nhận đầu tư của Hàn Quốc ra nước ngoài chỉ sau một số nước như: Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản… Ngoài ra, nếu chỉ tính riêng 7 tháng năm 2007 thì Hàn Quốc đã vượt lên trở thành nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Qui mô và tốc độ gia tăng đầu tư
Hàn quốc đã đầu tư vào Việt Nam tất cả 1.183 dự án với tổng số vốn trên 6 tỷ USD. Tính bình quân mỗi năm Hàn Quốc đầu tư 49,78 dự án với mức 307,972 triệu USD vốn đăng ký. Phần lớn các dự án có qui mô vừa và nhỏ, vốn trung bình cho một dự án là 6,186 triệu USD. Hầu hết các tập đoàn lớn của hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam, nhiều dự án có qui mô lớn (trên 40 triệu USD) như: Nhà máy đóng tàu biển Hyundai – Vinshin vốn đầu tư 192,6 triệu USD, Xí nghiệp Samsung – Vina Sythetic sản xuất vải, sợi polyster với 192,6 triệu USD, Công ty đèn hình ORION – HANEL tại khu công nghiệp Sài Đồng, Hà Nội với tổng số vốn đầu tư trên 178 triệu USD… .
Bảng 2.7: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam theo năm (chỉ tính những dự án còn hiệu lực đến năm 2006)
Năm
Đơn vị: triệu USD
Tổng số vốn đầu tư
140,6 | |
1993 | 508,5 |
1994 | 345,2 |
1995 | 656,8 |
1996 | 844,5 |
1997 | 345,9 |
1998 | 27,8 |
1999 | 173,6 |
2000 | 75,4 |
2001 | 116,3 |
2002 | 267,3 |
2003 | 344,4 |
2004 | 493 |
2005 | 808,7 |
2006 | 2.420 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Hàn Quốc Giai Đoạn 1992-2006
- Kim Ngạch Nhập Khẩu Của Các Nước Asean Từ Hàn Quốc
- Đánh Giá Vị Trí Của Thị Trường Hàn Quốc Trong Ngoại Thương Của Việt Nam
- Những Tác Động Của Đầu Tư Hàn Quốc Đối Với Nền Kinh Tế Việt Nam
- Sự Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Hàn Quốc Trong Lĩnh Vực Hợp Tác Lao Động.
- Lao Động Phân Theo Ngành Nghề Tại Hàn Quốc (1995-2006)
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
1992
Nguồn: Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
Các số liệu ở bảng 2.7 cho thấy, đầu tư của hàn Quốc vào Việt Nam diễn biến khá thăng trầm. Chủ yếu tăng mạnh nhất vào giai đoạn 1993-1996 và 2005- 2006. Trong các giai đoạn này, có những năm đầu tư của Hàn Quốc dẫn đầu về số lượng dự án và vốn đầu tư. Nhìn chung, từ năm 1992 đến nay, Hàn Quốc luôn nằm trong số 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Tuy nhiên nhịp độ đầu tư của Hàn Quốc có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ 1997 đến 2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Do các công ty của Hàn Quốc gặp khó khăn, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam bị giảm sút mạnh, nhất là các năm 1998, 1999. Kể từ năm 2000 đến nay, cùng với quá trình phục hồi của kinh tế Hàn Quốc, tình hình đã có những chuyển biến tích cực đáng kể. Đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam đã dần lấy lại được nhịp độ trước đây, mà đỉnh cao là năm 2002 với 149 dự án với tổng số vốn đăng ký là 269,5 triệu USD và đến 7/2007 với tổng số 1.458 dự án và trên 9,36 tỷ USD vốn đăng ký và trở thành nước dẫn đầu
trong số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Điều này có thể được giải thích là do mối quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng được cải thiện, các chuyến thăm cấp cao lẫn nhau diễn ra liên tục, môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Đặc biệt là từ khi Việt Nam ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ, và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, ngoài ra Việt Nam còn được đánh giá là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư, trong khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đang xảy ra những bất ổn về chính trị – xã hội và liên tục xảy ra khủng bố.
Bảng 2.8: Danh sách một số dự án đầu tư lớn của Hàn Quốc ở Việt Nam
Tổng vốn đầu tư (triệu USD) | Tỷ lệ đóng góp vốn (%) | Lĩnh vực hoạt động | Tên nhà đầu tư | Vị trí đầu tư | |
Orion-Hanel | 178.6 | 70 | TV’s CRT | Deaewoo | Hà Nội |
Deeha Hotel | 177.0 | 70 | Khách sạn | Daewoo | Hà Nội |
Huyndai Vinashin | 167.0 | 70 | Đóng tàu | Huyndai | Nha Trang |
I.B.C | 91.9 | 60 | Xây dựng và Dịch vụ | Posco | HCM |
Samsung | 192.7 | 100 | Dệt may | Samsung | Đồng Nai |
Vina Kolon VN Ind | 147.9 | 100 | Dệt May | Kolon | Đồng Nai |
Xi măng Hạ Long | 250 | 65 | Xi măng | Hanjung | Quảng Ninh |
Kumho Sài Gòn | 223 | 65 | Xây dựng nhà VP | XD Kombo | HCM |
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc đã có mặt ở Việt Nam và chiếm gần một nửa tổng số vốn đầu tư. Điều đáng nói ở đây là sự có mặt của 7 tập