Triển Vọng Hợp Tác Thương Mại Giữa Việt Nam Và Uae


tảng tương đồng về lịch sử, vị trí địa lý, có quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp, tiềm năng sẵn có như điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và nhu cầu hợp tác.

Trong một thời gian dài, doanh nghiệp Việt Nam đã quá chú trọng vào các thị trường truyền thống nên bỏ quên thị trường GCC. Giai đoạn hiện nay, việc mở rộng xuất nhập khẩu đối các nền kinh tế lớn truyền thống đang gặp phải nhiều khó khăn về sự bão hòa của thị trường, về tiêu chuẩn chất lượng. Điều này hưởng đến chỉ tiêu xuất khẩu. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chuyển hướng tiếp cận các thị trường mới, đầy tiềm năng như GCC, mở ra hướng mới cho xuất khẩu Việt Nam. Việt Nam đã chọn năm 2008 là “Năm Trung Đông”. Bởi do các thị trường truyền thống của doanh nghiệp Việt Nam từ trước đến nay như: EU, Hoa Kỳ, châu Á – Thái Bình Dương... đều trong tình trạng bão hòa. Nhu cầu tại các thị trường này không có sự đột biến, nhất là giai đoạn khó khăn về kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu. Hơn nữa, hàng hóa xuất khẩu lại chịu quá nhiều rào cản kỹ thuật, trong khi không phải doanh nghiệp nào của Việt Nam cũng đáp ứng được các yêu cầu đó. Hiện nay, để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường truyền thống mỗi năm thêm 1% cũng đã khó. Theo đại diện Doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Cao Lâm Hà Nội cho biết “hơn một năm nay, công ty này hầu như không tìm được thêm đối tác mới. Việc tìm thêm thị trường mới là vấn đề cần thiết trong bối cảnh các thị trường truyền thống không gia tăng nhu cầu’’

(24). Điều này không chỉ đúng với riêng doanh nghiệp này mà với hầu hết các

doanh nghiệp khác. Vì thế, nếu chỉ duy trì các thị trường cũ, không đẩy mạnh mở rộng quan hệ làm ăn với các thị trường mới nhiều tiềm năng hơn, chúng ta sẽ khó bảo đảm được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 20%/năm mà Chính phủ đề ra.


24 . Báo Hà Nội mới ngày 16/1/2007 theo http://www.hanoimoi.com.vn/


Thị trường các nước GCC có mức thu nhập trung bình cao trên thế giới, khoảng 16.000 USD/năm (năm 2005). Đây là thị trường có sức mua lớn, dễ tính, nhiều tiềm năng, chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào đây không bị đòi hỏi quá khắt khe. Hơn nữa, thị trường này phụ thuộc lớn và lâu dài vào nhập khẩu các mặt hàng nông sản tiêu dùng, mà đây là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Cho nên, đây là triển vọng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.

Mỹ và GCC đã chính thức ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA) vào năm 2003. EU đã ký kết FTA với khu vực GCC vào năm 2005. Bằng việc tăng cường quan hệ tự do Thương mại với Hoa Kỳ và EU, hàng hóa tái xuất của Việt Nam từ GCC đi Hoa Kỳ và EU sẽ có cơ hội gia tăng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Từ năm 2002 đến năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam với các nước GCC tăng từ 287,76 triệu USD lên đến 820,1 USD, tăng tỷ trọng 284%. Tuy con số này có khá khiêm tốn so với thương mại giữa Việt Nam với thế giới nhưng sự tăng trưởng này đã phản ánh triển vọng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước GCC sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tiếp theo. Dưới đây là một số triển vọng trong quan hệ giữa Việt Nam với một số thị trường trọng điểm của khu vực GCC.

3.1.1. Triển vọng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và UAE

Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 13

Các chuyên gia kinh tế khẳng định, UAE hiện là nền kinh tế thị trường tự do về lao động và hàng hóa. Thị trường UAE không chỉ mở một cánh cửa vào khu vực kinh tế tự do năng động nhất trong hoạt động thương mại mà còn là cơ hội mở cánh cửa vào thị trường Trung Đông rộng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, một công ty Dubai đang điều hành một cửa khẩu tiếp nhận container ở Việt Nam. Nó sẽ giữ vai trò xúc tác để gia tăng thương mại giữa Việt Nam và UAE.


Từ ngày 1 tháng 1 năm 2003, Hiệp định về Liên minh thuế quan giữa 6 nước GCC bắt đầu có hiệu lực mở ra bước ngoặt lớn trong thương mại khu vực. Theo quy ước, từ năm 2003, hàng hóa trong 6 nước thành viên chỉ chịu mức thuế suất tối đa là 5%, ngoai trừ vài ngoại lệ như rượu bia, thuốc lá. So với mức trước đó là 20% (mức tối đa) vào Arập Xêút, 8% vào Côoét, Ôman, Baranh và Cata; riêng mức thuế UAE tối đa 4%. Như vậy, theo quy định mới, nếu hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào UAE, sau đó xuất sang Arập Xêút thì mức thuế không còn là 20% nữa mà chỉ là 4% thuế vào Dubai, cộng với 5% với Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) chứng tỏ hàng từ UAE đi, tổng cộng là 9%. Điều này mở ra cơ hội tốt để xâm nhập vào thị trường có mức nhập khẩu trên 30 tỉ USD hàng năm của Arập Xêút, cũng như các thị trường các nước khác trong GCC.

Các nước GCC đã ký Hiệp định thương mại tự do với với EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore... Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa Việt Nam từ UAE tái xuất sang các thị trường lớn trên thế giới sẽ có cơ hội gia tăng.

Cơ sở hạ tầng của UAE tiếp tục hoàn thiện, đặc biệt về Cảng, Thương mại điện tử; các hoạt động về xúc tiến thương mại, Hội chợ quốc tế được tăng cường và mở rộng. Một số dự án lớn sẽ được từng bước phát huy tác dụng như các dự án Khu công nghiệp Marina, Khu du lịch Palm Beach Island, Dubai Internet City. Điều này sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại giữa Việt Nam với UAE

Theo hình thức hợp tác ưu đãi giữa hai bên ký kết ngày 4 tháng 9 năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành sản xuất sản phẩm tại UAE còn được hưởng ưu đãi từ Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Arập mở rộng. Theo Hiệp định này, các sản phẩm được vận chuyển tới thị trường các quốc gia Arập khác không bị giới hạn về số lượng và không có bất kỳ điều kiện ràng


buộc nào. Thị trường này hiện nay có hơn 300 triệu dân. Do đó, các dự án của doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với UAE chắc chắn sẽ được hưởng những ưu đãi này. Hiện tại, UAE đứng trong top 24 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và phấn đấu để thị trường UAE nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (25).

Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường UAE từ năm 1995 đến năm 2006 tăng bình quân 35% năm, riêng năm 2003 tăng khoảng 62,24%, năm 2004

tămg khoảng 50,88%, năm 2005 tăng 21% và năm 2006 tăng 23%. Với các điều kiện thuận lợi mới nêu trên, tốc độ này đạt khoảng 40% trong vài năm tới. Hàng xuất khẩu Việt Nam vào UAE có thể đạt tới 0,5 tỉ USD, tương đương với các nước Indonesia, Thái lan, Malaysia hiện nay vào năm 2010.

Một số mặt hàng được coi là có triển vọng vào Dubai gồm đồ gỗ, hải sản, rau, trái cây và phẩm Việt Nam ở Dubai. Doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý tiếp thị vào hệ thống siêu thị UAE. Còn như hoa tươi, mới đây chính quyền Dubai đã phê duyệt và bắt đầu xây dựng một dự án nhằm biến Dubai thành một trung tâm hoa tươi trong khu vực kể từ năm 2003. Ý tưởng này xuất phát từ thực tế Dubai là trung tâm hàng không lớn với trên 90 hãng hàng không trên thế giới hoạt động. Trung tâm hoa tươi rộng 32.000 m2, phục vụ việc nhập khẩu tái xuất, với khoảng 80% là tái xuất. Dự án này mở ra cơ hội

cho các nước trong đó có Việt Nam, mặc dù năm mặt hàng này mới chiếm 4,25% trong cơ cấu sản phẩm.

3.1.2. Triển vọng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Arập Xêút

Arập Xêút là nước giàu có nhất khu vực vùng Vịnh và thứ hai khu vực Trung Đông sau (Thổ Nhĩ Kỳ). Được biết đến là mỏ dầu lớn nhất thế giới, chiếm 1/4 trữ lượng dầu mỏ thế giới và là quê hương của hai thánh địa Hồi


25 . Báo tổ quốc việt Nam ngày 2/10/2007 theo http://www.toquoc.gov.vn/


giáo ling thiêng nhất thế giới là Mecca và Medina. Chính vì thế, quốc gia này đang đóng vai trò địa chính trị – kinh tế vô cùng quan trọng trong thế giới Hồi giáo nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Arập Xêút đã và đang cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho các nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ vv…Là quốc gia lớn nhất trong thế giới Arập cũng như khu vực Trung Đông về mọi phương diện. Arập Xêút luôn được coi là nước trung gian, cơ sở quân sự và là đồng minh tin cậy cho các chiến lược của Mỹ, EU vào khu vực Trung Đông. Từ cuối thập niên 90 cho đến nay, Quốc gia Hồi giáo này đang nỗ lực cải cách nền kinh tế – xã hội để tạo môi trường thuận lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực. Trong những năm qua, Arập Xêút đã có những cách nhìn nhận hết sức tiến bộ, tăng cường thương mại quốc tế, mở rộng hợp tác thương mại với các nước có nền kinh tế mới nổi trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong sách sách đối ngoại của mình, quốc gia Hồi giáo này luôn là người anh cả đối với các nước Vùng Vịnh – Arập, đặc biệt các nước trong khối GCC, là người tiên phong trong tiến trình hoà bình trong khu vực Trung Đông, là cầu nối và đồng minh tin cậy của các nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản. Vì thế quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Arập Xêút sẽ là cầu nối cho quan hệ Việt Nam với các nước lớn trên thế giới được hưởng chế độ ưu đãi khi tái xuất vào các thị trường này.

Tuy Việt Nam và Arập Xêút thiết lập ngoại giao muộn nhất trong khối nước GCC nhưng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với Arập Xêút lớn thứ ba trong khu vực này, sau Cô oét và UAE. Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Arập Xêút đã gia tăng khá nhanh từ 80 triệu USD trong năm 2002 lên tới 138 triệu USD trong năm 2006. Với vị trí là người anh cả trong khu vực GCC, với sự gia tăng nhanh và rò rệt trong kim


ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Arập Xêút sẽ ngày càng có triển vọng.

Các nước GCC đã ký Hiệp định thương mại tự do với với EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore... Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa Việt Nam từ Arập Xêút tái xuất sang các thị trường lớn trên thế giới sẽ có cơ hội gia tăng.

3.1.3. Triển vọng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Côoét

Côoét là thị trường truyền thống lâu đời nhất trong khu vực GCC. Do đó doanh nghiệp hai nước có sự hiểu biết nhau hơn so với các nước GCC. Đã có nhiều bạn hàng hợp tác lâu dài giữa các doanh nghiệp Côoét và Việt Nam. Đây là nền tảng cho sự tin tưởng giữa các doanh nghiệp hai nước, là cơ sở cho sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp mới làm ăn hai bên.

Với giá trị thương mại giữa hai nước luôn đạt mức cao nhất trong khu vực trong giai đoạn 2002 – 2006. Đây là triển vọng cho sự gia tăng hơn nữa kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên.

Côoét có khu thương mại tự do thành lập năm 1998 tại cảng Shuweikh. Tại đây cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động. Thuế nhập khẩu và thuế thu nhập được miễn. Các hoạt động thương mại, sản xuất không phải thông qua người đỡ đầu là người Côoét. Ngoài ra, chính phủ Côoét đưa ra các biện pháp khuyến khích, ví dụ như cho phép thành lập các công ty với sở hữu 100% vốn nước ngoài, không đánh thuế công ty, không hạn chế về tiền tệ và tỷ lệ bảo hiểm cạnh tranh.

Các nước GCC đã ký Hiệp định thương mại tự do với với EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore... Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa Việt Nam từ UAE tái xuất sang các thị trường lớn trên thế giới sẽ có cơ hội gia tăng.


Hầu hết các mặt hàng các mặt hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường Côoét đều hưởng mức thuế 0%. Đây cũng sẽ là một triển vọng lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

3.2. Quan điểm của Đảng trong hợp tác thương mại với các nước GCC Nhìn lại thời kỳ 1991-2001, có thể khẳng định sự phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước GCC không tách rời khỏi quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bước vào thập kỷ 90, trong bối cảnh cục diện thế giới có nhiều thay đổi, tại Đại hội Đảng lần thứ VII tháng 7/1991, Đảng xác định chủ trương “Mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại” trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát huy mạnh mẽ các lợi thế và nguồn lực bên trong. Cùng với chủ trương đó, quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước GCC, sau nhiều thập kỷ ở mức độ không đáng kể, đã thật sự bắt đầu được khởi động. Đại hội Đảng lần thứ VIII vào tháng 6 năm 1996 tiếp tục xác định những nhiệm vụ đặt ra cho công tác phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta là: Củng cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, tìm thị trường và bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào thị trường truyền thống đã bão hòa. Giai đoạn 1996 - 2000, Việt Nam tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế với tinh thần sẵn sàng là bạn và mong muốn hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Thời gian này, cơ cấu bạn hàng của Việt Nam đã có sự thay đổi lớn. Thay thế cho Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, những bạn hàng chủ yếu của nước ta là các nước châu Á, EU, ASEAN, Mỹ và gần đây nhất là châu Phi và Trung Đông. Bên cạnh đó, nước ta đẩy mạnh khai phá và mở rộng buôn bán với mọi khu vực thị trường khác trên thế giới, trong đó có GCC. Trong giai đoạn 2002 – 2006, theo số liệu thống kê cho thấy, chỉ từ năm 2002 đến 2006,


khối lượng buôn bán giữa nước Việt Nam và GCC đã tăng từ 309,46 triệu USD năm 2002 lên 612,6 triệu USD năm 2006. Điều này đã góp phần vào sự tăng trưởng chung cho nền kinh tế nước ta. Mối quan hệ thương mại Việt Nam - GCC đã thật sự có được nền tảng cơ bản cho những bước phát triển tiếp theo.

Đại hội Đảng lần thứ IX vào tháng 4 năm 2001 một lần nữa khẳng định chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới. Nhận thức rò vai trò đặc biệt quan trọng của công tác xuất nhập khẩu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta những năm đầu thế kỷ 21, tháng 9 năm 2000, Chính phủ đã thông qua chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010. Mục tiêu chung của hoạt động xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 được xác định trong Chiến lược là: Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực bên cạnh đó nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; về nhập khẩu chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch XNK; mở rộng và đa dạng hoá thị trường; hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới. Về thị trường xuất nhập khẩu, một trong những quan điểm chủ đạo đã được chiến lược khẳng định là: Tìm kiếm các thị trường mới ở châu Phi, Trung Đông, châu Mỹ La tinh..Nghị quyết TW07 của Bộ Chính trị ngày 27 tháng 11 năm 2001 về hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã xác định một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, trong đó nêu rò: Hội nhập kinh tế quốc tế cần giữ vững đường lối độc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2022