c) Mặt hàng gạo
UAE tái xuất gạo sang các thị trường châu Phi, CIS (Liên Xô cũ), các nước Đông Phi, tiêu thụ lớn nhất là Kenia và Tanzania thường yêu cầu loại gạo 5% hoặc 10% tấm. Hàng năm UAE chỉ nhập khẩu khoảng nửa triệu tấn gạo với các chủng loại như gạo chưa xát, gạo đã xát và gạo tấm dùng cho sản xuất công nghiệp cho tiêu dùng tại chỗ và khách du lịch. Các nước cung cấp gạo lớn nhất cho UAE là Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan. Từ năm 2001 đến năm 2002, gạo Việt Nam vào UAE hầu như không đáng kể do sự cạnh tranh quá mạnh về giá của gạo Ấn Độ, nhất là khi họ có ưu thế về vị trí địa lý. Từ năm 2004, sản lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục sụt giảm nên gạo Việt Nam có thể trở lại thị trường Dubai và tái xuất sang châu Phi. Qua khảo sát của tham tán thương mại Việt Nam tại Dubai thì gạo tiêu dùng tại UAE chủ yếu nhập khẩu từ Ấn Độ 70%, cò lại là từ Pakistan, Thái Lan, Úc và Việt Nam (chiếm 30%). Lý do quan trọng là do người Ấn Độ và Pakistan vốn chiếm tỷ lệ cư trú khá đông ở các nước vùng Vịnh nên gạo từ các nước trên chuyển sang dễ dàng tiêu thụ. Gạo Việt Nam có chủng loại tương đương như gạo Thái Lan, nhưng nhập khẩu gần như không đáng kể vào UAE (Khoảng 2.000 tấn/năm, trị giá 460.000 USD), trong khi kim ngạch gạo Thái lan là 200.000 tấn/năm. Nhưng gạo Việt Nam nhập khẩu vào Dubai chủ yếu tái xuất qua châu Phi mà các nước châu Phi nhập gạo thường yêu cầu thanh toán chậm. Do đó cũng hạn chế nguồn xuất khẩu gạo của Việt Nam.
d) Mặt hàng hạt điều
Nhu cầu về hạt điều của UAE là khá lớn, khoảng 15 triệu USD/năm, tuy nhiên hạt điều Việt Nam mới đạt con số khiêm tốn là 2,4 triệu USD vào năm 2006.
e ) Mặt hàng cà phê
Cà phê là mặt hàng có sức tiêu thụ cao tại UAE, chia thành các loại như: cà phê chưa rang và chưa tách caffeine, cà phê chưa rang và đã tách caffeine, cà phê rang và chưa tách caffeine, cà phê rang và tách caffeine. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường UAE đã tăng khá nhanh từ 395 nghìn USD năm 2000 tới 2,1 triệu USD năm 2006. Tuy nhiên thị phần của Việt Nam khá khiêm tốn chỉ chiếm khoảng hơn 1% trong tổng lượng càphê nhập khẩu của UAE. Các nước cung cấp cà phê chủ yếu cho UAE là Braxin, Ấn Độ. Muốn gia tăng kim ngạch và hiệu quả của cà phê xuất khẩu vào UAE thì cà phê Việt Nam nên chú trọng xuất khẩu cà phê đã qua chế biến vào khu vực này. Muốn vậy, cần có sự chú trọng nghiên cứu, đầu tư về khẩu vị, bao bì khi xuất khẩu cà phê vào UAE. Xu hướng tiêu dùng cà phê ở UAE đang tăng, kèm sự theo xuất hiện hàng loạt các cửa hiệu cà phê mới phục vụ nhu cầu du khách cũng như người dân Dubai. Cà phê nhập vào Dubai chủ yếu từ Nam Mỹ và châu Phi với chủng loại Arabica. Cà phê bột đã qua chế biến khi nhập vào UAE được yêu cầu bao bì nhôm hoặc kim loại bỏ trong container đặc biệt, nhiệt độ quy định 25 độ C và thời hạn quy định 18 tháng. Cà phê Việt Nam xuất vào UAE chưa nhiều, đạt giá trị 2,1 triệu USD trong năm 2006 so với 52 triệu dành cho nhập khẩu càphê vào thị trường UAE. Trong thời gian tới, để gia tăng sản lượng và kim ngạch cà phê vào thị trường này, cà phê Việt Nam cần phải thay đổi cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng cà phê loại arabica, tăng cường tiếp thị tìm bạn hàng.
f) Mặt hàng rau quả và rau quả chế biến
Từ một nước hầu như không sản xuất nông nghiệp, đến nay UAE đã tự túc được 33% nhu cầu về rau, tuy nhiên về trái cây thì ngoại trừ chà là (UAE là nước sản xuất và xuất khẩu chà là lớn thứ hai thế giới, sau Irắc) thì UAE phải nhập khẩu hầu hết các loại trái cây, gồm cả trái cây tươi, khô và đóng
Có thể bạn quan tâm!
- Kim Ngạch Thương Mại Giữa Việt Nam Với Các Khu Vực Thế Giới (Giai Đoạn 2002-2006)
- Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Giữa Việt Nam Với Arập Xêút (Giai Đoạn 1999 – 2006)
- Quan Hệ Hợp Tác Thương Mại Giữa Việt Nam Và Uae
- Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Giữa Việt Nam Và Côoét
- Triển Vọng Hợp Tác Thương Mại Giữa Việt Nam Và Các Nước Gcc
- Triển Vọng Hợp Tác Thương Mại Giữa Việt Nam Và Uae
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
hộp. Các loại rau tươi và rau giữ ở nhiệt độ thấp và các loại trái cây tươi và khô được khuyến khích nhập khẩu và hoàn toàn miễn thuế. Rau quả là mặt hàng có sự tăng xuất khẩu đột biến vào UAE từ năm 2000 với mức kim ngạch
430.000 USD tăng lên 1,5 triệu USD trong năm 2006. Các loại trái cây Việt Nam có triển vọng nhất để xuất khẩu vào UAE là dứa (thơm), thanh long, vải, măng cụt, chôm chôm, xoài, chuối, mận cũng được ưu chuộng tại UAE nhưng có sự cạnh tranh mạnh của chuối Phillipin, xoài từ Kenia, Nam Phi, Pakistan; mận của Australia, Mỹ. Các công ty chuyên doanh về trái cây thường nhập khẩu rồi phân phối cho các siêu thị và hệ thống bán lẻ.
i) Mặt hàng hải sản
Hải sản là mặt hàng có triển vọng gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào UAE trong vào năm gần đây. Năm 2000, xuất khẩu hải sản vào UAE đạt
231.000 USD đã tăng lên tới 1,4 triệu USD trong năm 2006.UAE là một nước xuất khẩu cá, do đó cá Việt Nam khó thâm nhập vào thi trường này. Hải sản chủ yếu của Việt Nam vào UAE chính là tôm, hải sản tươi, tôm và cua đông lạnh là những mặt hàng hải sản được hoàn toàn miễn thuế khi vào UAE.
g) Mặt hàng dệt may
Dệt may Việt Nam vào UAE tăng nhanh nhất về kim ngạch thương mại xuất khẩu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường UAE. Trong năm 2000 mới chỉ đạt 310.000 USD tăng lên lên 17,4 triệu USD năm 2006, gấp 56 lần so với năm 2000. Các công ty xuất khẩu lớn nhất là công ty Dệt may Thái Tuấn, công ty Thaicom, công ty Việt Tiến... Về mặt hàng vải, UAE là thị trường tái xuất lớn nhất của Iran, tuy nhiên hiện tượng bán hàng nhái của Việt Nam có thể dẫn đến việc vải Việt Nam bị mất uy tín với khách hàng khu vực Trung Đông.
k) Mặt hàng giày dép
Giày dép Việt Nam vào UAE đạt 2,876 triệu USD trong năm 2000 tăng lên đến 14,7 triệu USD trong năm 2006, lớn thứ ba trong các mặt hàng chủ lực xuất khẩu tới thị trường UAE. UAE là thị trường lớn về giày dép, tuy nhiên hàng Việt Nam vào đây mới chủ yếu là dép phụ nữ và trẻ em. Muốn gia tăng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng vào khẩu nghiên cứu, thiết kế mẫu mã phù hợp với Đạo hồi. Hội chợ Motexha chuyên về dệt may và giày dép được tổ chức mỗi năm 2 lần là cơ hội quan trọng cho việc tiếp cận thị trường. Thông tin chi tiết về Hội chợ này có trong www.motexhaonline.com.
m) Mặt hàng đồ gỗ
Đồ gỗ Việt Nam ưa chuộng tại UAE gồm các loại như đồ gỗ lưu niệm (tượng, bình bông), bàn ghế khảm trai, bàn ghế gốc cây, ngoài ra còn là các loại đồ gỗ dùng cho văn phòng. Kim ngạch đồ gỗ Việt Nam vào UAE gia tăng đáng kể kể từ năm 2000 với kim ngạch 522.000 USD tăng tới 3,8 triệu năm 2006, chiếm tỷ trọng lớn thứ 4 trong các mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào UAE. Đây là con số tăng khá ấn tượng đối với ngành gỗ Việt Nam. Lễ hội bán hàng Dubai hàng năm là dịp bán hàng rất tốt cho đồ gỗ gia dụng của Việt Nam. Một Hội chợ đồ gỗ và đồ nội thất quy mô lớn khác là Hội chợ INDEX được tổ chức vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm. Website của Hội chợ này là ww.index.com.
h) Mặt hàng đồ nhựa
Trị giá hàng xuất khẩu đồ nhựa Việt Nam vào UAE còn nhỏ nhưng có xu hướng gia tăng. Người dân vùng Trung Đông có thói quen dùng đồ nhựa gia dụng như ly tách, thìa dĩa, bình nước, gạt tàn.. . đặc biệt là các loại đĩa có nhu cầu lớn cho các bữa ăn. Đĩa các loại được ưa chuộng là loại hình tròn
hoặc bầu dục, có hoa văn trang trí. Tập quán bên này không thích hình trang trí là người, thú vật..
j) Các mặt hàng khác
Ngoài các mặt hàng nói trên, một số mặt hàng Việt Nam cũng triển vọng xuất khẩu vào Dubai là cơm dừa, thực phẩm chế biến, đồ gốm. Năm 2003 vừa qua, một số mặt hàng đã được thưởng theo tiêu chuẩn mặt hàng mới vào thị trường UAE là phụ liệu thuốc lá của Công ty XNK thuốc là (thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam), ắc quy của Công ty PINACO. Các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp cần hiểu rò hơn nữa về thị trường UAE nhằm tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu.
2.2.2.3. Một số quy định trong chính sách thương mại của UAE
a) Hàng rào thuế quan, phi thuế quan
U.A.E duy trì một hệ thống thương mại tự do và tự do chuyển đổi ngoại hối đối với các nước GCC và thiết lập một hệ thống thuế đánh vào hàng nhập khẩu chung là 5% đối với các nước ngoài khối. Một số mặt hàng nông sản có thuế nhập khẩu bằng 0%.
Chỉ có các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động thương mại phù hợp mới được kinh doanh nhập khẩu. Các yêu cầu về chứng từ theo tiêu chuẩn quốc tế, không có thuế xuất khẩu. Vì lý do an ninh và tôn giáo, có nhiều hạn chế đối với nhập rượu, thuốc lá, súng, các sản phẩm thịt lợn.
b) Các quy định đối với các sản phẩm nông nghiệp
Tất cả các sản phẩm chế biến phải có cả thời gian sản xuất và hạn sử dụng. Các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào UAE phải có một nửa hoặc hơn một nửa thời hạn sử dụng vẫn còn hiệu lực vào thời điểm nhập khẩu mới có thể được thông quan.
Các mặt hàng thực phẩm: gạo, chè, sữa, dầu thực vật, mỳ gói được hoàn toàn miễn thuế nhập khẩu vào Dubai. Đối với các mặt hàng thực phẩm cũng
có quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm, cấp chứng chỉ trước khi đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường.
Yêu cầu về bao gói bảo quản đối với các mặt hàng thực phẩm này như sau: Gạo và mỳ gói chứa trong bao bì thích hợp, giữ nhiệt độ là 250C, thời hạn không quá 24 tháng; Sữa và sản phẩm sữa yêu cầu nhiệt độ 250C (cụ thể với từng loại là: sữa tươi có bao bì đặc biệt, giữ trong 7 ngày; sữa tiệt trùng đóng trong bao gói không phải kim loại, để không quá 6 tháng; sữa đặc có đường, sữa khô, sữa bột giữ trong thùng chứa bằng kim loại, chân không hoặc khí trơ, thời hạn 18 tháng; kem sữa tiệt trùng trong thùng chứa bằng kim loại, thời hạn 12 tháng); Dầu thực vật, yêu cầu để trong thùng chứa bằng kim loại hoặc thủy tinh được 18 tháng, để trong thùng chứa bằng nhựa trong 12 tháng. Tất cả giữ ở nhiệt độ 250C.
c) Định giá hải quan
Thuế hải quan được tính dựa trên trị giá CIF ở mức 5%. Tuy nhiên, nhập khẩu rượu phải chịu mức thuế 50% trị giá CIF. Thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thuốc lá là 90% trị giá CIF. Thông thường trị giá CIF được tính căn cứ vào hóa đơn thương mại. Rất nhiều mặt hàng thiết yếu, bao gồm thực phẩm và tân dược, được tự do nhập khẩu.
d) Giấy phép nhập khẩu
Các nhà nhập khẩu chỉ được phép nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi giấy phép thương mại cho phép. Giấy phép do các cơ quan quản lý ở địa phương cấp. Nhập khẩu thực phẩm bao gồm sản phẩm thịt bò và gia cầm phải có giấy chứng nhận y tế do nước xuất xứ cấp và chứng chỉ giết mổ do một trung tâm của người Hồi giáo ở nước xuất xứ cấp.
e) Nhãn mác và hàng cấm nhập khẩu
Nhãn mác thực phẩm phải bao gồm tên nhãn hiệu và tên sản phẩm, ngày sản xuất và ngày hết hạn, nước xuất xứ, tên của nhà sản xuất, trọng lượng tịnh
đo bằng đơn vị metric và một danh mục các thành phần và phụ gia xếp theo thứ tự tỷ lệ. Thành phần mỡ và dầu phải được chỉ rò trên nhãn mác. Hiện nay, UAE khuyến khích đóng gói nhãn mác bằng tiếng Arập nhưng không bắt buộc.
UAE cấm nhập tất cả các loại thuốc bất hợp pháp (hashish, cocaine, heroin…). Các ấn phẩm, tranh ảnh, tranh sơn dầu, sách, tạp chí, tác phẩm điêu khắc… không phù hợp với tôn giáo, đạo đức hoặc mục đích gây tham nhũng và mất trật tự đều bị cấm.
2.2.3. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Côoét
2.2.3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu
Côoét là quốc gia có diện tích lớn thứ tư ở khu vực GCC, với 17.818 km² và dân số khoảng 3,1 triệu người (năm 2006), đường biên giới phía Bắc và Tây Côoét giáp Irắc, phía Nam và phía Tây Nam giáp Arập Xêút, phía Đông nhìn ra Vịnh Pécxích. Ngày 25 tháng 02 năm 1961 là ngày quốc khánh của Côoét. Với khí hậu sa mạc, Côoét có mùa hè khô nóng kéo dài, nhiệt độ dao động trong khoảng từ 80C (mùa đông) đến 450C (mùa hè) (20).
Từ năm 1950, sau khi phát hiện ra mỏ dầu với trữ lượng lớn (94 tỷ thùng gần 10% trữ lượng thế giới) tương đương 13,3 tỷ tấn, bộ mặt Côoét đã thay đổi nhanh chóng. Dầu lửa trở thành nguồn thu nhập chính chiếm 99% giá trị xuất khẩu, đảm bảo 94% thu nhập ngân sách. Sản lượng khai thác dầu hiện nay 2,6 triệu thùng/ngày (năm 2006), thu nhập từ dầu khí 47 tỷ USD (năm 2006). Côoét xuất khẩu 60% lượng dầu khai thác của mình sang các nước châu Á, chủ yếu là Nhật Bản, Thái Lan, phần còn lại được xuất sang châu Âu và Hoa Kỳ (21). Đây sẽ trở thành trung tâm thương mại với Iran và Trung Á.
20 . http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/nr040830134623/nr040819102806/ns080618151404
21 . http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/nr040830134623/nr040819102806/ns080618151404
Cơ sở hạ tầng, bến cảng và một hệ thống đường bộ chất lượng cao, hiện đại của Côoét đã làm tăng thêm sự hấp dẫn của khu thương mại tự do.
Về lĩnh vực nông nghiệp: do khí hậu nóng khắc nghiệt, đất đai khô cằn. Cho nên nông nghiệp ở Cô oét rất khó phát triển. Côoét phải nhập khẩu nông sản chủ yếu từ quốc gia khác, trong đó nhập khẩu nông sản từ Việt nam chiếm tỷ trọng khá lớn.
Việt Nam và Côoét thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 10 tháng 1 năm 1976, quan hệ hai nước được thiết lập sớm nhất trong khu vực GCC. Đây cũng là nền tảng cho Việt Nam mở rộng quan hệ với 5 nước thành viên khác trong khu vực. Tháng 6 năm 1993, Việt Nam mở Văn phòng đại diện thương mại tại Côoét. Tháng 10 năm 2003,Việt Nam đã chính thức mở Đại sứ quán tại Côoét. Nhân dân Côoét rất có cảm tình và khâm phục cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Thời gian qua, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao, góp phần củng cố và thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.Cuộc chuyến thăm gần đây nhất giữa lãnh đạo cấp cao hai nước là chuyến viếng thăm thủ tướng Côoét đến Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 5 năm 2007.
Với mối quan hệ truyền thống bè bạn tốt đẹp sẵn có và tiềm năng của hai nước. Ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quỹ Phát triển kinh tế Arập của Côoét đã cho Việt Nam vay 36 triệu USD để xây dựng công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng. Năm 1993 Quỹ Phát triển kinh tế Arập của Côoét cho Việt Nam vay 16,5 triệu USD để xây dựng công trình thuỷ lợi Yadun Hạ (Tây Nguyên) với lãi suất thấp trong thời hạn 20 năm. Nhờ công trình này, hàng nghìn hécta đất canh tác đã được tưới tiêu, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã định cư làm ăn và lần đầu tiên trồng lúa nước. Đến nay, thông qua "Quỹ Côoét phát triển kinh tế Arập", Côoét đã cho Việt Nam vay hơn 100 triệu USD để đầu tư