Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Giữa Việt Nam Và Côoét


vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Côoét cũng đang xem xét khả năng đầu tư khoảng 500 triệu USD vào nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Dưới đây là các sự kiện quan hệ ngoại giao điển hình làm bàn đạp để mở rộng và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Côoét. Sự kiện thứ nhất, trong ngày 15 tháng 4 năm 2007, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại Côoét Nguyễn Danh Sáo đã trình thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lên Quốc vương Côoét Sabah Al-Ahmed Al-Jaber Al- Sabah. Sau buổi lễ, Quốc vương đã tiếp Đại sứ Nguyễn Danh Sáo, bày tỏ khâm phục đối với tinh thần đấu tranh giành độc lập dân tộc và tự do của nhân dân Việt Nam, ca ngợi những thành tựu mà nhân dân Việt Nam giành được trên con đường xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Quốc vương cho rằng hai nước có quan hệ chính trị rất tốt, nay cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác về kinh tế và thương mại. Đại sứ cũng thông báo với Quốc vương về việc Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao việc Côoét đã mở Đại sứ quán tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh, coi đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân hai nước tăng cường hiểu biết lẫn

nhau và các doanh nhân hai nước hợp tác với nhau (22). Sự kiện ngoại giao thứ

hai, từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 5 năm 2007, lần đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình, thủ tướng Côoét Sheik Nasser Al-Mohammad Al ahmad Al-sabah đã đến thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Côoét nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm qua việc chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm châu Á lần này, khẳng định ý định nghiêm túc của Côoét trong việc đầu tư, hợp tác lâu dài với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và lao động... quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước đã và đang phát triển tốt đẹp, tiềm năng hợp tác trên mọi mặt giữa hai nước là to lớn. Hai Thủ tướng cũng đã thảo luận một loạt các biện pháp cụ thể nhằm


22 . Trung tâm xúc tiến thương mại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/4/2008 www.itpc.hochiminhcity.gov.vn


tăng cường, thúc đẩy và mở rộng hơn nữa sự hợp tác thương mại giữa hai nước. Sau cuộc hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký các văn kiện về: Hiệp định khuyến khích thương mại và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Côoét. Nghị định thư thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Côoét; Thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với Phòng Thương mại và Công nghiệp Côoét (KCCI) (23).

Về hợp tác thương mại, Việt Nam và Côoét đã ký Hiệp định Hợp tác thương mại vào tháng 10 năm 1995, Hiệp định vận chuyển hàng không năm 2001, Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Sau khi Hiệp định thương mại được ký kết, với sự nỗ lực của cả hai bên, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước mỗi năm một tăng. Không tính các hợp đồng nhập khẩu dài hạn dầu diesel và xăng máy bay mà Petrolimex ký với Côoét theo đó hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 0,5 triệu tấn trị giá khoảng từ 80 đến 100 triệu USD.

Trong các nước GCC, Côoét là quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao đầu tiên trong khối GCC với Việt Nam và cũng là thị trường buôn bán lâu đời nhất đối với Việt Nam. Vì thế nhiều doanh nghiệp Côoét cũng đã biết đến Việt Nam và bước đầu hình thành một số bạn hàng lâu năm với các doanh nghiệp của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã thiết lập được bạn hàng truyền thống, có những nguồn hàng ổn định và làm ăn lâu dài với nhau. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp Côoét đang tiến hành việc khảo sát thị trường vào các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia… Việt Nam cũng trở thành địa chỉ quan tâm của một số doanh nghiệp lớn, nhất là từ sau khi Côoét mở Đại sứ quán tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán tại TPHCM. Tuy nhiên cũng không ít doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn xa lạ với


23 . Đảng cộng sản Việt nam Tháng 6/2007 theo http://www.cpv.org.vn


thị trường đất nước vùng Vịnh này. Để thấy rò quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Côoét, luận văn trình bày những số liệu về kim ngạch thương mại hai chiều từ năm 2000 đến năm 2006 theo bảng sau:

Bảng 2.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Côoét

Đơn vị: Triệu USD


Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân thương mại

Tổng giá trị xuất

nhập khẩu

2000

2,4

112,5

-110.1

114.9

2001

2,7

45,7

-43

48.4

2002

2,6

151,1

-148.5

153.7

2003

6,9

172,5

-165.6

179.4

2004

3,7

256,5

-252.8

260.2

2005

11,8

358,7

-346.9

370.5

2006

27,6

144,9

-117.3

172.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 11

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, Bộ ngoại giao, 2007


Theo bảng 2.6, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Côoét có chiều hướng gia tăng mạnh từ 114,9 triệu USD trong năm 2000 lên đến 370,5 triệu USD năm 2005 và giảm mạnh xuống còn 172,5 triệu trong năm 2006. Việc giảm này là do Việt Nam đã giảm mạnh kim ngạch nhập khẩu của Côoét từ 358,7 triệu USD năm 2005 xuống còn 144,9 năm 2006. Tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Côoét có tăng từ 11,8 triệu USD lên đến 27,6 triệu USD nhưng lượng tăng vẫn còn rất nhỏ so với lượng giảm nhập khẩu. Nhìn chung Việt Nam luôn nhập siêu thị trường Côoét với giá trị tương đối lớn, đạt mức thấp nhất trong năm 2001 mức 43 triệu và mức cao nhất là 346,9 triệu USD trong năm 2005. Năm 2006, có chiều hướng tích cực trong cán cân thương mại bằng việc Việt Nam đã gia tăng xuất khẩu và giảm mạnh nhập khẩu để cán cân thương thương mại giảm nhập siêu còn 117,3 triệu USD.


2.2.3.2. Cơ cấu mặt hàng

Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Côoét cũng tương đối giống với các thị trường UAE và Arập Xêút. Côoét nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm nông sản và hàng tiêu dùng từ Việt Nam và xuất khẩu các mặt hàng từ dầu mỏ. Hàng hóa xuất của Việt Nam sang Côoét chủ yếu là: sản phẩm dệt may, hải sản, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hàng rau quả, hạt tiêu, giày dép các loại, băng tải hàng không, sản phẩm gốm sứ...Ta nhập chủ yếu là dầu DO, phân urê, chất dẻo nguyên liệu, vải các loại, các sản phẩm hóa chất và nguyên phụ liệu dệt may da.

Hiện 100% những chiếc áo thụng mà người dân theo đạo Hồi Côoét đang mặc đều nhập khẩu. Cộng đồng đạo Hồi ở Côoét trung bình dùng 3 chiếc áo thụng/người/năm. Và thị trường Côoét có khả năng tiêu thụ mỗi năm 9 triệu chiếc áo thụng. Đây là “mảnh đất màu mỡ” cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

2.2.3.3. Một số quy định trong chính sách thương mại của Côoét

Các nguyên tắc chính sách thương mại ở Côoét quy định một số đặc điểm như sau:

Người nước ngoài (nếu không phải là công dân của các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh – GCC) không được tự tiến hành hoạt động kinh doanh trừ khi họ có một hoặc nhiều đối tác là người Côoét sở hữu ít nhất 51% vốn liên doanh. Công ty nước ngoài (kể cả công ty liên doanh) không được thành lập chi nhánh và không được tiến hành các hoạt động buôn bán ở Côoét trừ trường hợp hoạt động thông qua một pháp nhân hoặc một người Côoét. Công dân và các công ty nước ngoài không được cấp giấy phép kinh doanh đứng tên mình cũng như không thể mua bất động sản tại đây.

Đối với hoạt động nhập khẩu, chỉ có cá nhân hoặc doanh nghiệp Côoét là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp có giấy phép nhập khẩu


(giấy đăng ký kinh doanh nhập khẩu) do Bộ Công Thương cấp mới có quyền tiến hành hoạt động nhập khẩu vào Côoét.

Về các chính sách thuế, ở Côoét không có các thuế đánh vào doanh thu như thuế doanh thu, thuế VAT… Các chính sách thuế đáng lưu ý bao gồm:

Thuế lợi tức: tất cả người nước ngoài tiến hành buôn bán kinh doanh ở Côoét, trừ các doanh nghiệp của công dân các nước GCC, đều phải nộp thuế lợi tức. Chính phủ Côoét đã phê chuẩn việc giảm thuế này cho các doanh nghiệp nước ngoài xuống 15% (trước đây là 55%) để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Thuế nhập khẩu của Côoét thuộc hạng thấp nhất trong khu vực. Ngoại trừ một mặt hàng có thuế bảo hộ, hầu hết các mặt hàng chịu thuế nhập khẩu 5% giá CIF (trước tháng 9 năm 2003 thuế này là 4%). Ngoài ra, có rất nhiều mặt hàng áp dụng mức thuế nhập khẩu 0%. Đó là các mặt hàng: lương thực, thuốc chữa bệnh, động vật sống, hàng tiêu dùng thiết yếu, vàng khối, vật liệu in… trừ mặt hàng có sản xuất ở trong nước. Các mặt hàng có thuế suất 0% còn bao gồm các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp có 40% trị giá gia tăng của các nước xuất khẩu là thành viên GCC, nguyên liệu thô, bán thành phẩm thiết bị và phụ tùng cho các ngành sản xuất mới. Các sản phẩm hydrocarbon trong nước đang sản xuất như dầu bôi trơn chịu thuế suất 100%, thuốc lá 100%.

2.3. Đánh giá chung‌

2.3.1. Kết quả đạt được

Đối với việc thâm nhập vào thị trường GCC, thuận lợi cơ bản của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ kinh tế - thương mại là giữa ta và bạn đã hình thành được mối quan hệ ngoại giao từ lâu. Trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam - GCC có nhiều bước phát triển tích cực, nhiều phái đoàn cấp cao giữa Việt Nam với các nước GCC đã thăm viếng lẫn nhau, mở đường cho việc tiếp xúc giữa doanh nghiệp hai bên như trong năm 2007, Việt Nam đã


đón đoàn Thủ tướng các nước Cata, Côoét, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE); Bộ trưởng Kinh tế quốc gia Ôman, Cố vấn Thủ tướng Baranh. Tháng 10/2007, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đó thăm ba nước Cata, Ôman và Baranh vv...Đây là mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của quan hệ chính trị, các doanh nghiệp các nước GCC đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam với nhiều dự án quy mô lớn. Một số hãng hàng không khu vực đã và đang có kế hoạch mở đường bay trực tiếp đến Việt Nam.

Từ các quan hệ ngoại giao đã có trong thời gian gần đây, các bên đã cố gắng nỗ lực để xúc tiến các quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác như văn hoá, kinh tế và thương mại. Hiện nay hầu hết các nước GCC đều thực hiện chính sách mở cửa hội nhập và tự do hoá thương mại. Việt Nam đã có mối quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trong khu vực này. Hiện nay chúng ta đã ký Hiệp định thương mại song phương với 4 nước thuộc thị trường GCC như: Hiệp định thương mại Việt Nam – Côoét được ký vào ngày 3 tháng 5 năm 1995; Hiệp định hợp tác thương mại giữa Việt Nam với UAE vào tháng 10 năm 1999; Hiệp định thương mại giữa Việt Nam – Ôman đã được ký kết vào tháng 5 năm 2004; Hiệp định thương mại giữa Việt Nam với Arập Xêút được ký ngày 25 tháng 5 năm 2006.

Về cơ cấu mặt hàng, căn cứ vào những đặc điểm cơ cấu kinh tế các nước thị trường này. Đây là thị trường dầu lửa lớn nhất thế giới và là thị trường nhập khẩu hàng nông sản, hàng tiêu dùng lớn và lâu dài. Đây cũng chính là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: gạo, cà phê, chè, cao su, hàng điện tử, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng khác thì đều là những mặt hàng mà bạn đang có nhu cầu nhập khẩu cao. Hơn nữa, so với thị trường thuộc các nước phát triển thì yêu cầu về các tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng hoá nhập khẩu vào GCC nhìn chung dễ đáp ứng hơn.


Đây là một lợi thế rất lớn, phù hợp với khả năng và trình độ sản xuất của Việt Nam.

Tóm lại, những thuận lợi cơ bản của ta trong việc phát triển quan hệ kinh tế - thương mại với khu vực GCC đang mở cửa hội nhập, ta đã có quan hệ ngoại giao làm cơ sở cho việc phát triển thương mại với hầu hết các nước và đã ký kết được một số các Hiệp định thương mại. Về ngoại giao Việt Nam đã có quan hệ ở cấp đại sứ, về thương mại ta cũng đã đặt một số cơ quan đại diện thương mại tại các quốc gia trong khu vực, hàng hoá của ta bước đầu đã có mặt tại nhiều nước thuộc khu vực thị trường này.

* Kết quả đạt được trong quan hệ giữa Việt Nam với một số nước trọng điểm trong khu vực GCC.

2.3.1.1. Đối với thị trường Arập Xêút

Arập Xêút là đối tác thương mại lớn thứ ba về kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) trong thị trường GCC trong năm 2006. Đây là một trong những nước giàu có với nền kinh tế phát triển bậc nhất trong khu vực Trung Đông. Cơ hội đối với hàng Việt Nam vào thị trường này là rất lớn và luôn gia tăng trong những năm gần đây từ 80 triệu năm 2002 lên đến 138 triệu năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 52 triệu USD và nhập khẩu 86 triệu USD. Tuy nhiên kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Arập Xêút vẫn ở mức khiêm tốn. Việt Nam luôn nhập siêu từ thị trường này. Những mặt hàng Việt Nam đưa vào thị trường Arập Xêút là thực phẩm đóng hộp, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, hải sản và hàng điện tử... Đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, vì vậy cần phải xúc tiến để xuất khẩu được mặt hàng này vào thị trường Arập Xêút. Thị trường Arập Xêút là một thị trường rất mới, do vậy việc tìm hiểu thị trường và đối tác là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trước mắt, trong khi chưa trực tiếp xâm nhập được vào thị trường này ta có thể sử dụng Dubai là điểm trung chuyển để đưa hàng vào


đây. Tại thị trường Arập Xêút hàng Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hàng của Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... Vì vậy các doanh nghiệp cần nghiên cứu tìm hiểu thị trường và đầu tư thích đáng để thành công trong cạnh tranh về chất lượng, giá cả...

2.3.1.2. Đối với thị trường Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE)

UAE là đối tác thương mại lớn nhất về kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2006. Trong giai đoạn 1995 – 2006, giá trị thương mại giữa hai nước luôn gia tăng từ 32,232 triệu USD năm 1995 lên đến 252 triệu USD năm 2006. Đây là thị trường trọng điểm của Việt Nam và cũng là một trong những cửa ngò của khu vực Trung Đông nói chung và GCC nói riêng, là điểm trung chuyển hàng hoá đi Xiri, Arập Xêút, châu Phi và châu Âu. Các công ty của UAE làm ăn đứng đắn, môi trường kinh doanh tự do, thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản và tiêu dùng của Việt Nam thường bằng không. Vì thế đây là cơ hội tốt cho các công ty của Việt Nam thâm nhập nhanh vào thị trường này và lấy đây làm bàn đạp tiến sang các nước lân cận. Thời gian vừa qua một số công ty của Việt Nam đã tham dự thành công hội chợ tổ chức tại Dubai do có sự phối hợp chuẩn bị tốt với cơ quan đại diện của Việt Nam tại Dubai. Việt Nam cần có phương án cụ thể nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành Trung tâm Thương mại trong thời gian tới, Việt Nam nên cố gắng nâng kim ngạch xuất khẩu vào UAE trong những năm tiếp theo, mở rộng sang các mặt hàng mới. Hiện nay Việt Nam đã xuất sang UAE chủ yếu là hàng nông sản, điện tử, giày dép và dệt may...

Trung tâm giới thiệu sản phẩm xuất khẩu Việt Nam tại Dubai đã được triển khai, thể hiện sự quan tâm của chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đối với thị trường Dubai nói riêng và UAE nói chung. Qua Trung tâm, hàng Việt Nam có điều kiện quảng bá, giới thiệu, đẩy mạnh xuất khẩu vào UAE.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 22/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí