Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Các Nước Gcc.


lập tự chủ, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường và đối tác, đặc biệt là mở rộng các thị trường mới.

Nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với các nước khu vực Trung Đông, Chính phủ đã xác định năm 2008 là năm trong quan hệ hợp tác với các nước Trung Đông, trọng điểm là các nước GCC. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước GCC trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thương mại. Bởi vì, hiện nay các thị trường truyền thống như Mỹ, EU đang đưa ra nhiều rào cản và hàng hóa Việt Nam gần như bão hòa tại các thị trường này. Do đó, Việt Nam cần phải tăng cường khai thác thị trường mới GCC để đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng.

Tóm lại, bước vào thập kỷ này, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là rất rò ràng: Tiếp tục chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong quá trình đó, châu Phi – Trung Đông là khu vực thị trường tiềm năng nhất thiết phải được khai thác và phát triển để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và đầu vào của nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, góp phần duy trì sự tăng trưởng bền vững cho nền thương mại cũng như nền kinh tế đất nước.

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước GCC.

Để phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với khu vực GCC cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng các doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lẫn các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các tổ chức Hiệp hội ngành nghề sự phối hợp chặt chẽ giữa các yếu tố nói trên. Trong bài viết, luận văn xin nhấn mạnh hơn các giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu các hàng hóa Việt Nam vào thị trường các nước GCC giàu có ở cấp độ quốc gia và cấp độ doanh nghiệp theo những giải pháp sau:


3.3.1. Giải pháp về phía nhà nước

3.3.1.1. Tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước GCC

Quan hệ kinh tế thương mại chỉ có thể phát triển trên cơ sở của một mối quan hệ ngoại giao ổn định. Đường lối ngoại giao của mỗi quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau, song một trong những mục đích quan trọng của quan hệ ngoại giao là mục đích kinh tế. Việc ký kết các Hiệp định thương mại song phương bao giờ cũng là bước cụ thể hoá tiếp theo của hợp tác kinh tế. Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước thành viên GCC, như ta thiết lập quan hệ ngoại giao với Côoét ngày 10 tháng 1 năm 1976, với Ôman từ ngày 9 tháng 6 năm 1992, với Cata ngày 08 tháng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

02 năm 1993, với UAE ngày 1 tháng 8 năm 1993, với Baranh ngày 31 tháng 3 năm 1995, với Arập Xêút từ ngày 21 tháng 10 năm 1999. Việt Nam đã thiết lập Đại sứ quán với UAE, Côoét, Ôman, mở Tổng Lãnh sự quán tại Dubai, chuẩn bị thiết lập Đại sứ quán tại Arập Xêút. Tuy nhiên một số nước khác ta chưa thiết lập đại sứ quán như: Cata và Baranh thậm chí cả các cấp lãnh sự cũng chưa được thiết lập và vẫn mang hình thức kiêm nhiệm. Vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường quan hệ ngoại giao, một mặt nhằm củng cố và nâng cao vai trò của nước ta trên trường quốc tế, mặt khác tranh thủ sự ủng hộ của các nước trên mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kinh tế.

Để thực hiện mục tiêu này cần tăng cường đàm phán ngoại giao, nhằm tiến tới thiết lập quan hệ sứ quán, lãnh sự, hoặc ký kết được các hiệp định hợp tác thương mại với tất cả các nước GCC. Từng bước chuyển các quan hệ ngoại giao theo hướng ngoại giao kinh tế. Tăng cường hợp tác thương mại thông qua đàm phán thương mại, tổ chức hội thảo, hội chợ triển lãm giữa Việt Nam và các nước GCC. Trên cơ sở đó tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với khu vực GCC.

Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 14


Trên cơ sở của các quan hệ ngoại giao đã có cần xúc tiến các quan hệ hợp tác kinh tế đặc biệt là thương mại. Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương thì thị trường GCC là thị trường mới và đầy tiềm năng. Vì là thị trường mới và tiềm năng cho nên cần có các chính sách, các biện pháp và ưu tiên khác với các thị trường truyền thống. Sự khác nhau ở đây là đối với loại hình thị trường này Nhà nước cần có sự quan tâm lớn hơn, ưu tiên ở mức độ cao hơn so với các khu vực thị trường khác. Nhìn chung nhiệm vụ phát triển thị trường là nhiệm vụ của Nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và các tổ chức khác, song là thị trường mới nên vai trò rất lớn thuộc về phía Nhà nước. Khi thị trường đã được khai thông ở mức độ nhất định thì việc nâng cao kim ngạch, hiệu quả xuất khẩu... lại phụ thuộc rất lớn vào vai trò của các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề và các tổ chức khác. Một trong những yếu tố khác quy định vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc phát triển thị trường mới, tiềm năng như thị trường khu vực GCC bởi chi phí để phát triển thị trường này thường rất cao. Trong thực tế hiện nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam tiềm lực về vốn cũng như về năng lực phát triển thị trường còn yếu. Với các thị trường mới và nhiều rủi ro, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có một chiến lược kinh doanh lâu dài ổn định, thường mang nặng tính phi vụ, chộp giật, chỉ làm ăn khi có cơ hội. Muốn phát triển thị trường mới cần phải tiến hành công tác nghiên cứu thị trường, điều kiện tự nhiên xã hội, tình hình chính trị, hoàn cảnh kinh tế và cơ sở hạ tầng...Ở cấp độ quốc gia việc xúc tiến các công việc này sẽ thuận lợi hơn so với cấp doanh nghiệp. Như vậy, một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước là đàm phán thương mại để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp. Đàm phán thương mại (song phương và đa phương) bao gồm đàm phán mở cửa thị trường mới, đàm phán để tiến tới thương mại cân bằng, đàm phán về các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng các hàng rào phi quan thuế.


3.3.1.2. Tăng cường hiệu quả của quốc gia trong việc phát triển thị trường các nước GCC.

Từ chỗ xác định vai trò quan trọng của Nhà nước trong hoạt động phát triển các thị trường xuất nhập khẩu mới, tiềm năng như thị trường khu vực GCC, vấn đề tiếp theo là cần phải tiến hành các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả của các hoạt động này. Các giải pháp đó như sau:

Hiện nay tại hầu hết các thị trường truyền thống, hàng hoá của Việt Nam đều được hưởng chế độ tối huệ quốc. Hiệp định tối huệ quốc về hợp tác thương mại Việt Nam - EU được ký kết vào năm 1995 mở ra triển vọng mới trong quan hệ hợp tác với EU, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu dệt may, giày dép, thuỷ sản...vào thị trường này. Nhật Bản cũng đã dành cho Việt Nam chế độ thuế nhập khẩu tối huệ quốc vào năm 1999. Đối với thị trường khu vực GCC ta mới chỉ ký được Hiệp định thương mại song phương với 4 nước như: Hiệp định thương mại Việt Nam - Côoét ký ngày 3 tháng 5 năm 1995, hiệp định thương mại Việt Nam - UAE ký tháng 10 năm 1999, hiệp định thương mại Việt Nam - Ôman ký vào tháng 5 năm 2004, Hiệp định thương mại Việt Nam - Arập Xêút ký ngày ngày 25 tháng 5 năm 2006, còn Cata và Baranh ta chưa ký được Hiệp định Thương mại. Hơn nữa, trong số các nước đã ký Hiệp định Thương mại nói trên thì chưa có nước nào có thoả thuận Hiệp định tự do thương mại (AFTA), ưu đãi tối huệ quốc (MFN) với Việt Nam. Vì thế Việt Nam nên thúc đẩy đàm phán thỏa thuận ưu đãi thương mại của các nước GCC đối với Việt Nam.

Nội dung cơ bản trong đàm phán đối với các nước thuộc thị trường mới GCC cần hướng vào việc giải quyết vấn đề là giảm nhập siêu để tiến tới cân bằng cán cân thương mại một cách hợp lý, có lưu ý đến tổng thể các mối quan hệ kinh tế song phương, trong đó có các vấn đề như viện trợ và đầu tư, sự cân bằng thương mại chung giữa nước ta với các nước thuộc khu vực thị trường


này. Ngoài ra, cần tăng cường đàm phán để thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật, nới lỏng các hàng rào phi quan thuế để tăng cường khả năng cạnh tranh các hàng hoá của Việt Nam.

Nâng cao chất lượng hoạt động của các tham tán và đại diện thương mại Việt Nam ở các nước thị trường khu vực GCC. Hiện nay ta đã có một số tham tán và đại diện thương mại tại thị trường nói trên, điển hình là thị trường AUE và thị trường Côoét. Hàng ngũ tham tán là nguồn cung cấp thông tin quan trọng, là cầu nối giữa thị trường nước sở tại với nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời là người đề đạt các giải pháp cụ thể cho nhà nước tổ chức việc thâm nhập phát triển thị trường. Vì vậy, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại phải trở thành một chức năng quan trọng của Bộ Công thương mà trước hết là các tham tán thương mại. Tại thị trường nước ngoài, các tham tán phải là tác nhân gắn kết giữa các cơ quan chức năng của hai bên và các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp trên thị trường mà tham tán hoạt động. Do đó để phát huy vai trò của các tham tán thương mại cần phải cải tiến công tác quản lý của Bộ công thương, phải nâng cao chất lượng các tham tán, mặt khác phải xúc tiến việc thiết lập các tham tán hoặc đại diện thương mại tại các thị trường mới.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại. Vừa qua, chính phủ đã cho phép thành lập Cục Xúc tiến Thương mại, thuộc Bộ Công thương với nhiệm vụ chính là phổ biến thông tin và tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại. Trên cơ sở chiến lược thâm nhập thị trường đã được hoạch định trong đó bao hàm cả việc thâm nhập thị trường mới, Cục Xúc tiến có nhiệm vụ tư vấn dựng lộ trình hoạt động cụ thể để đưa hàng hoá Việt Nam vào thị trường khu vực GCC. Cục sẽ quản lý cơ sở dữ liệu về thị trường nước ngoài và các vấn đề kỹ thuật như tạo dựng cơ sở dữ liệu, tạo


dựng trang Web... Để thực hiện tốt chức năng của mình, Cục Xúc tiến Thương mại cần được trang bị đầy đủ hơn nữa về cơ sở vật chất và đội ngũ.

Hoàn thiện hệ thống thông tin, tăng cường trao đổi thông tin với các tổ chức kinh tế - thương mại nước ngoài. Không ngừng hiện đại hoá, bổ sung thông tin về các đối tác nước ngoài và bạn hàng trong nước. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước (Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ Ngoại giao và các Đại sứ quán, đại diện thương mại...), các doanh nghiệp Việt Nam (đang hoạt động xuất khẩu và muốn tham gia hoạt động xuất khẩu với thị trường khu vực GCC) trong việc khai thác, xử lý thông tin phục vụ xuất khẩu.

Hệ thống thông tin về kinh tế-thương mại của ta trong những năm gần đây tuy đã được cải thiện mạnh. Hệ thống này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng khác nhau. Tuy vậy, hệ thống thông tin của nước ta còn nhiều bất cập, đặc biệt là thông tin về các đối tác nước ngoài, về thị trường nước ngoài còn yếu kém trong việc xử lý thông tin. Hơn nữa, với nguồn cung cấp thông tin vốn yếu và thiếu này lại chưa được tổ chức chặt chẽ và chưa theo một nguồn. Trong thực tế muốn có một số liệu chính xác phải thu thập từ các nguồn, các Bộ ngành rất khác nhau và do chưa thống nhất nên nhiều khi các thông tin, số liệu có mức sai lệch khá lớn. Vì vậy cần phối hợp thống nhất giữa các Bộ ngành khác nhau để hình thành một trung tâm thông tin quốc gia đáp ứng kịp thời và chính xác cho những ai có nhu cầu về thông tin.

Để nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin về thị trường nước ngoài, trước hết cần hình thành các tổ chức, mạng lưới thu thập thông tin. Các tổ chức này phải có nhiệm vụ thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau với các hình thức khác nhau. Đối với các thông tin về thị trường khu vực GCC thì các nguồn cung cấp chủ yếu là từ các đại sứ quán của bạn tại Việt Nam, từ tham tán


thương mại của ta tại nước ngoài, từ các tổ chức quốc tế, Internet và các tổ chức khác. Hình thức thu thập các thông tin có thể là qua mạng, thư điện tử, qua điện thoại, sách báo, tạp chí...

Cần xử lý các thông tin thu thập được để hình thành các thông tin chính xác phục vụ cho các đối tượng khác nhau như các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và đặc biệt là cho các doanh nghiệp. Chất lượng thông tin cùng với tính chính xác, kịp thời là một trong những yếu tố quan trọng nhất của công tác hoạt động thông tin.

Cuối cùng các thông tin cần phải đến với người sử dụng nó. Các thông tin phải được cung cấp cho các đối tượng cần thiết theo con đường ngắn nhất với giá cả phải chăng, mặt khác đối với một số thông tin nhất định Nhà nước có thể cung cấp cho các đối tượng cần theo hình thức bao cấp.

3.3.1.3. Sử dụng hợp lý các quỹ khuyến khích xuất khẩu theo hướng ưu tiên phát triển các thị trường mới và mặt hàng mới.

Hiện nay nước ta đã hình thành một số quỹ khuyến khích xuất khẩu như Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ thưởng xuất khẩu, Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia, Quỹ Hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại. Đây là một trong những biểu hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu. Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu đã được quy định trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước (Luật năm 1998), và gần đây Chính phủ có cho phép Bộ Tài chính hình thành quỹ này. Mục tiêu chính của Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu phải là trợ giúp các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển xuất khẩu nhưng không có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng do không có tài sản thế chấp. Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu sẽ đứng ra bảo lãnh các khoản vay, cung cấp các khoản tín dụng để doanh nghiệp có thể bán hàng trả chậm cho nước ngoài... Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu phải hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn như các tổ chức tín dụng khác, cùng chia sẻ thành công với doanh nghiệp và rủi ro với


ngân hàng. Trong điều kiện tài chính còn nhiều eo hẹp, không nên thành lập các quỹ thiên về cấp phát sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại cho các doanh nghiệp. Quỹ thưởng xuất khẩu đã được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định 764/QĐ - TTg ngày 24/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Đợt xét thưởng đầu tiên cho 10 doanh nghiệp xuất khẩu đã được tiến hành vào tháng 5 năm 1999. Đối tượng xét thưởng của Quỹ này sẽ bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để khuyến khích họ tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất của Việt Nam. Năm tiêu chuẩn để làm căn cứ xét thưởng xuất khẩu bao gồm:

Tiêu chuẩn một, xuất khẩu mặt hàng hoặc chủng loại mặt hàng sản xuất tại Việt Nam mà lần đầu tiên tiêu thụ được ở thị trường nước ngoài hoặc ở thị trường xuất khẩu mới có hiệu quả (xuất khẩu có lãi) với kim ngạch đạt từ

100.000 USD/năm trở lên;

Tiêu chuẩn hai, mở rộng thị trường xuất khẩu đã có hoặc mở thêm thị trường mới có hiệu quả với mức kim ngạch xuất khẩu cả năm tăng trên 20% so với năm trước đó đối với những mặt hàng trong danh mục hàng khuyến khích xuất khẩu hoặc lần đầu tiên xuất khẩu ở thị trường mới;

Tiêu chuẩn ba, xuất khẩu mặt hàng có chất lượng cao được huy chương tại các triển lãm, hội chợ quốc tế;

Tiêu chuẩn bốn, xuất khẩu mặt hàng được gia công, chế biến bằng nguyên liệu trong nước chiếm 60% giá trị trở lên hoặc mặt hàng thu hút nhiều lao động trong nước với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 10 triệu USD/năm, riêng đối với hàng thủ công mỹ nghệ từ 5 triệu USD/năm trở lên;

Tiêu chuẩn năm, xuất khẩu các mặt hàng ngoài hạn ngạch hoặc ngoài chỉ tiêu được giao, đạt kim ngạch từ 5 triệu USD/năm trở lên. Quỹ thưởng xuất khẩu đã phần nào khuyến khích, động viên các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt đông xuất khẩu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2022