Quan Hệ Hợp Tác Thương Mại Giữa Việt Nam Và Uae


- Người xuất khâu nên duy trì liên lạc trực tiếp và thương xuyên với người nhập khẩu ở Arập Xêút.

- Nên giới thiệu ra thị trường các chuỗi sản phẩm đồng bộ.

- Yêu cầu người nhập khẩu liên hệ trực tiếp với Tổ chức Tiêu chuẩn Arập Xêút về việc thực hiện chính xác các tiêu chuẩn của Arập Xêút đối với các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này.

- Người xuất khẩu nên thường xuyên trưng bày sản phẩm tại các trung tâm đô thị thương mại lớn ở Arập Xêút. Để thực hiện việc trưng bày giới thiệu sản phẩm, có thể phải xin các giấy phép hoặc các giấy tờ cần thiết hoặc liên hệ trực tiếp với Cục triển lãm thuộc Bộ Công thương để được hướng dẫn.

- Cải tiến mẫu mã hàng hóa phù hợp với Đạo hồi.

- Sản phẩm phải được dán nhãn mác bằng cả tiếng Anh và tiếng Arập.

- Trong trưòng hợp hàng hoá là thiết bị máy móc, cần thực hiện tốt và có hiệu quả dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì và cung cấp phụ tùng.

- Các công ty xuất khẩu nên tìm một đối tác Arập Xêút làm đại lý hoặc đại diện tại thị trường Arập Xêút. Cùng với đó, công ty xuất khẩu cần tận dụng cơ hội tham gia vào các hội chợ triển lãm tại Arập Xêút hoặc tích cực đi khảo sát thị trường nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình. Việc thiết lập kênh liên lạc và tạo dựng mối quan hệ với phòng Thương mại và Công nghiệp của Arập Xêút cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thu nhập các thông tin cần thiết về sản phẩm và thị trường hoặc thông tin về các đối tác nhập khẩu.

2.2.2. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và UAE

2.2.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) nằm ở phía Đông bán đảo Arập, gồm 7 tiểu vương quốc độc lập là: Abu Dhabi, Ajman, Dubai, Al- Fujairah, Ras al-Khaymah, Sharjah và Umm al-Qaiwain. UAE là quốc gia có


diện tích lớn thứ ba trong khu vực GCC với 83.600 km2 và dân số trên 5 triệu người (năm 2007), có biên giới phía Bắc giáp Cata và vịnh Péc-xích, phía Đông giáp vịnh Ôman, phía Tây và Nam giáp Arập Xêút. Ngày 2 tháng 12 năm 1971 là ngày quốc khánh của UAE. Thủ đô của UAE là Abu Dhabi nhưng Dubai là trung tâm thương mại lớn nhất đất nước. Hầu hết dân số của UAE theo đạo Hồi. Điều kiện khí hậu sa mạc khan hiếm nước đã hạn chế việc phát triển nông nghiệp của UAE. Ngành nông nghiệp UAE chỉ chiếm 2,5% GDP, chưa đầy 0,5% đất đai của UAE dành cho trồng trọt.

UAE gia nhập WTO từ năm 1995. Sau khi gia nhập WTO, đất nước này có tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao (gần 10%/năm). Nền kinh tế của UAE phụ thuộc chủ yếu vào khai thác và chế biến dầu, trữ lượng dầu lửa và khí đốt đứng thứ tư thế giới. Sau sự kiện phát hiện ra dầu tại Abu Dhabi vào năm 1958. Hầu hết tại các tiểu vương quốc đều có dầu nhưng chỉ ở Abu Dhabi và Dubai là những nơi có nguồn dầu đáng kể. Dầu lửa đã đưa UAE trở thành một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, đạt gần 37.700 USD/năm (năm 2006), thu nhập từ dầu khí chiếm khoảng 40% GDP. UAE có quy mô kinh tế lớn thứ ba trong thế giới Arập sau Arập Xêút và Aicập và là một trong những trung tâm trung chuyển thương mại hàng đầu thế giới. UAE đang ngày càng tiến dần đến vị trí như một diễn đàn khu vực về thương mại, vận tải, dịch vụ cho toàn bộ khu vực Trung Đông. Trung tâm tái xuất Dubai được đánh giá là trung tâm tái xuất lớn thứ ba thế giới (sau HồngKông và Singapore), có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thông tin hiện đại, là cửa ngò lý tưởng cho hàng hóa thâm nhập vào các nước láng giềng và khu vực Trung Đông. Với những lợi thế hấp dẫn đó, thị trường UAE đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn.

Việt Nam và UAE đã có quan hệ ngoại giao từ ngày 1 tháng 8 năm 1993. Tháng 10 năm 1997, Việt Nam mở Tổng Lãnh sự quán tại Dubai và đang


trong tiến trình nâng lên Đại sứ. Hai nước đã ký Hiệp định khung về Hợp tác Thương mại vào tháng 10 năm 1999. Hiệp định này nhấn mạnh việc trao đổi kinh nghiệm và thông tin trong các lĩnh vực khác nhau như cơ sở hạ tầng, chăm sóc y tế, thương mại, du lịch. Trung tâm Thương mại Việt nam đã được thành lập tại Dubai tháng 7 năm 2004 để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong thị trường UAE. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia hội chợ thương mại ở Dubai và đang từng bước thâm nhập vào thị trường này. Đây là một thị trường tiềm năng, có chính sách thương mại thông thoáng, có hệ thống giao thông, nhất là hàng không tương đối thuận lợi. Tuy mới hình thành được quan hệ thương mại, song nhờ sự cố gắng của các bên nên kim ngạch buôn bán hai chiều đạt mức cao và tăng trưởng với tốc độ nhanh so với các nước khác trong khu vực. Các mặt hàng xuất khẩu của UAE tới Việt Nam chủ yếu là dầu lửa và các sản phẩm hóa dầu. Các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là hàng tiêu dùng, lương thực và thực phẩm.

Bên cạnh quan hệ thương mại, Lĩnh vực hợp tác ngoại giao và quan hệ kinh tế khác đang là động lực thúc đẩy trong quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước.

Đầu tiên phải kể đến quan hệ ngoại giao, đây là bước mở đường cho quan hệ hợp tác thương mại. Mọi sự kiện ngoại giao đều kéo theo quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ hợp tác thương mại nói riêng. Sự phát triển trong quan hệ ngoại giao đồng hành với sự phát triển trong quan hệ thương mại. Sự kiện gần đây nhất trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước bằng việc Phó Tổng thống, Thủ tướng Nhà nước Các Tiểu vương Quốc Arập Thống nhất (UAE) ngài Mohammed Bin Rashid Al Maktoum tới thăm chính thức Việt Nam từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 9 năm 2007. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của lãnh đạo cấp cao UAE kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 8 năm 1993. Chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng vào


mối quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước trong thời gian tới. Tại chuyến thăm này, hai nước đã tổ chức diễn đàn các doanh nghiệp tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 9 năm 2007, diễn đàn cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác xuất khẩu hàng hóa sang UAE và qua đó thâm nhập thị trường Trung Đông và châu Phi. Nhiều hợp tác thương mại đã được ký kết tại diễn đàn này. Theo đánh giá cua ông Đặng Ngọc Quang - Tham tán thương mại tại UAE thì “có nhiều ngành hàng có thể nhanh chóng thiết lập quan hệ thương mại giữa Việt Nam và UAE như: gạo, tiêu đen, trà, cà phê, dừa, hạt điều, may

mặc, giày dép thủ công mỹ nghệ và nhất là thị trường xuất khẩu lao động” (18).

Xét trong quan hệ đầu tư, trong những năm gần đây những dự án đầu tư của UAE vào Việt Nam đã đang được triển khai mang lại những giá trị thiết thực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Điều này sẽ làm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại của hai nước. Dự án đầu tư điển hình của UAE vào Việt Nam là dự án quy mô lớn của Tập đoàn Tamouth của UAE đang triển khai tại tỉnh Quảng Ninh để phát triển tổng thể các công trình cơ sở hạ tầng bao gồm đường cao tốc Hạ Long-Móng Cái, khu công nghiệp, khu đô thị mới, sân bay, cảng nước sâu...dự án tại tỉnh Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh như: xây dựng đường giao thông, khu đô thị mới... Đặc biệt, Tập đoàn này đã đồng ý về nguyên tắc hỗ trợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam huy động các nguồn vốn tín dụng từ UAE để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam.

Ngoài ra, UAE cũng là thị trường tiếp nhận lao động lớn thứ hai của Việt Nam trong khu vực GCC. Hiện nay, UAE có khoảng 5.000 lao động Việt Nam, với mức lương 550 USD/tháng. Nếu nâng cao chất lượng lao động, Việt Nam có thể đưa thêm hàng nghìn lao động nữa vào thị trường này. Quan hệ này sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại giữa hai nước.


18 . Báo điện tử tổ quốc ngày 10/10/ 2008, http://www.toquoc.gov.vn/


Để làm rò hơn về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và UAE, luận văn đã đưa ra những số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong những năm qua theo bảng 2.4:

Bảng 2.4. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và UAE (Giai đoan 1995 – 2006)

Đơn vị: triệu USD


Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân thương mại

Kim ngạch thương mại

1995

17,369

14,863

2,506

32,232

1996

21,039

2,695

18,344

23,734

1997

21,446

4,461

16,985

25,907

1998

19,000

5,790

13,21

24,79

1999

21,483

11,393

10,09

32,876

2000

23,828

10,925

12,903

34,753

2001

33,133

15,6

17,533

48,733

2002

40,853

22,1

18,753

62,953

2003

66,280

50

16,28

116,28

2004

100

57,9

42,1

157,9

2005

121,5

69,2

52,3

190,7

2006

150

102

48

252

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 9

Nguồn: Vụ KHTK ( Bộ TM), Hải quan Dubai

Theo bảng 2.4 cho thấy xu hướng gia tăng trong kim ngach thương mại giữa Việt Nam và UAE trong giai đoạn 1995-2006. Tuy Việt Nam và UAE thiếp lập quan hệ ngoại giao từ năm 1993 nhưng quan hệ thương mại thực sự hình thành và phát triển từ năm 1995 trở lại đây. Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1999, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước còn thấp và có xu hướng giảm. Bước đột phá gia tăng thương mại kể từ khi hai nước ký Hiệp định thương mại vào tháng 10 năm 1999. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã gia tăng mạnh mẽ từ 32,876 triệu USD năm 1999 lên đến 252 triệu USD trong năm 2006, trong đó Việt Nam xuất sang UAE 150 triệu USD và nhập khẩu là 48 triệu USD. Như vậy cán thương mại của Việt Nam xuất siêu đối với thị trường UAE. Các sản phẩm của hai nước đã ngang hàng với hàng


hoá cùng loại trên thế giới về mặt chất lượng và giá cả. Một số sản phẩm như, ure, gốm sứ, nhôm và các sản phẩm khác đã đạt được nhiều giải thưởng và chất lượng hàng hoá. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa Việt Nam xuất sang quốc gia này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu của UAE khoảng 80 tỷ USD năm 2006, cho thấy Việt Nam chưa khai thác hiệu quả vai trò “trung tâm trung chuyển” hàng hóa của UAE (80% hàng nhập khẩu của UAE được tái xuất).

2.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng

Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường UAE chủ yếu gồm thức ăn gia súc và nguyên liệu, phân urê, chất dẻo nguyên liệu, máy móc, thiết bị và phụ tùng, hóa chất và các sản phẩm hoá chất, sắt thép phế liệu, nguyên phụ liệu dệt may da giày, kim loại thường, bông. Theo thống kê của tổng cục thống kê trong năm 2006, giá trị các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường UAE như sau: chất dẻo nguyên liệu (14,5 triệu USD), thức ăn gia súc nguyên liệu (12 triệu USD), máy móc thiết bị phụ tùng (4,3 triệu USD), kim loại thường (1,8 triệu USD), hoá chất (1,2 triệu USD), nguyên phụ liệu dệt may da (1,0 triệu USD) và các sản phẩm khác như hoá chất, cao su,

v.v... (19). Trong các mặt hàng nhập khẩu từ UAE, mặt hàng chất dẻo nguyên

liệu chiếm thường chiếm tỷ trọng các nhất, thứ hai là nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, thứ ba là máy móc thiết bị phụ tùng, cuối cùng là các mặt hàng hóa chất, kim loại và nguyên liệu dệt may.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường UAE gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép, dệt may, thuốc lá và nguyên phụ liệu thuốc lá, hàng hải sản, hạt điều, hạt tiêu, gạo, chè, cà phê, sản phẩm mây tre đan, gốm sứ, sản phẩm gỗ, đồ chơi trẻ em, linh kiện, phụ tùng xe máy, săm lốp các loại...Để chi tiết hóa giá trị các mặt hàng xuất khẩu


19 . http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=393&idmid=3&ItemID=6519


chủ lực. Bảng 2.5 trình bày số liệu vể trị giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường UAE trong những năm gần đây được thể hiện như sau:

Bảng 2.5. Trị giá hàng xuất khẩu Việt Nam vào UAE


(Giai đoạn 2000 – 2006)

Đơn vị: Triệu USD


Mặt hàng

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng trị giá

17,26

20,597

26,7375

31,5915

34,739

46,8621

59,848

Tiêu đen

10,394

11,6

12,511

9,926

10,432

11,612

11,2

Giày dép

2,876

3,661

4,344

6,978

6,683

12,213

14,7

Gạo

0,47

0,113

0,1795

0,256

0,212

0,298

0,337

Dệt may

0,31

1,481

4,645

8,008

9,523

12,31

17,4

Thủ công mỹ nghệ

0,22

0,547

0,603

0,672

0,714

0,9318

1,2

Hải sản

0,231

0,867

0,713

0,935

1,156

1,227

1,4

Rau quả

0,43

0,012

0,657

0,636

0,717

0,9247

1,5

Cà phê

0,395

0,444

0,716

0,824

1,012

1,841

2,1

Chè

0,244

0,248

0,299

0,261

0,562

0,713

1,4

Hạt điều

0,85

0,749

0,956

1,465

1,550

1,769

2,4

Sản phẩm gỗ

0,522

0,512

0,566

1,255

1,736

2,589

3,8

Sản phẩm nhựa

0,21

0,276

0,44

0,247

0,258

0,242

2,2

Đồ chơi trẻ em

0,072

0,059

0,084

0,102

0,151

0,162

0,179

Mỳ gói

0,036

0,028

0,024

0,0265

0,033

0,0296

0,032

Nguồn: Cục xúc tiến thương mại TP Hồ Chí Minh; Tổng cục thống kê 2007.


Bảng 2.5 liệt kê chi tiết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường UAE trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 có xu hướng tăng khá nhanh từ 17,26 triệu USD lên đến 59,848 triệu USD. Các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam phải kể đến là: Mặt hàng dệt may, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 29,07%; mặt hàng giày dép, chiếm tỷ trọng 24,56%, lớn thứ hai; tiêu đen, chiếm tỷ trọng 18,8%, lớn thứ 3 trên tổng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2006. Mặt hàng xuất khẩu đạt tỷ trọng thấp nhất là mỳ gói chỉ chiếm 0,032 triệu USD trong năm 2006.


Một số đặc điểm cơ bản về các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam vào thị trường UAE như sau:

a) Mặt hàng chè

Đối với mặt hàng chè nhập khẩu vào UAE, phần lớn là từ Ấn Độ và vận chuyển bằng thuyền nhỏ nên giá chè tại Dubai khá cạnh tranh. Chè nhập vào Dubai chủ yếu là chè đen, bán trong các siêu thị thường là chè đóng gói, bao bì thiết kế theo tiêu chuẩn yêu cầu của nhà nhập khẩu, nhãn mác in bằng tiếng Ả Rập. Thị phần chè Việt Nam ở UAE còn rất nhỏ, khoảng 300 tấn/năm. Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu chè đạt trị giá 244.000 USD tăng lên 1,4 triệu USD trong năm 2006. Để tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường chè trong những năm qua, chè Việt Nam đã thay đổi cơ cấu theo hướng tăng cường các loại chè đen và đang từng bước xây dựng và giữ gìn mối quan hệ bạn hàng tin cậy.

b) Mặt hàng hồ tiêu

Tiêu đen Việt Nam là mặt hàng rất được ưu chuộng tại UAE do tiêu Việt Nam nổi tiếng là thơm ngon, chất lượng đảm bảo, hơn hẳn các nguồn hàng khác từ Malaysia và Indonesia. Loại tiêu thông dụng trên thị trường Dubai và tái xuất đi các nước xung quanh là tiêu đen, loại 500 gam, đóng trong bao 60 kg. Nhu cầu hồ tiêu chế biến đang gia tăng tại Dubai. Tiêu đen cũng là mặt hàng nông sản duy nhất của Việt Nam chiếm thị phần lớn ở Dubai, tỷ lệ khoảng 30% và đang có xu hướng tăng nhanh từ 6,7 triệu USD năm 1999 lên đến 10,3 triệu USD năm 2000 và 11,6 triệu USD năm 2001 và 11,2 triệu USD năm 2006. Nhu cầu tiêu thụ tiêu đen của UAE khá lớn do tập quán ăn nhiều gia vị của dân xứ này. Tuy nhiên, giá cả tiêu đen lên xuống thất thường, do đó doanh nghiệp Việt Nam nên tính chuyện làm ăn lâu dài để tôn trọng hợp đồng và giữ uy tín với doanh nghiệp nước bạn.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 22/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí