Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Giữa Việt Nam Với Arập Xêút (Giai Đoạn 1999 – 2006)


Nền kinh tế của Arập Xêút chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp khai thác dầu, lọc dầu, hoá dầu và các sản phẩm có liên quan đến dầu như: phân bón và chất dẻo. Nền nông nghiệp của quốc gia này rất kém phát triển. Do đặc điểm như vậy, Arập Xêút hầu như nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá nông sản, lâm sản và hàng tiêu dùng để phục vụ nhu cầu trong nước. Chính phủ Arập Xêút đang trong quá trình thực hiện cải cách kinh tế sâu rộng nhằm hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc dân. Dấu mốc quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế là việc Arập Xêút gia nhập WTO tháng 12 năm 2005.

Việt Nam và Arập Xêút đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21 tháng 10 năm 1999. Hai nước có nhiều điểm tương đồng đặc biệt về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và vai trò của mỗi nước trong khu vực và trên thế giới và đây là tiền đề để thúc đẩy nhanh các mối quan hệ vì lợi ích và mong muốn của mỗi bên. Tuy nhiên quan hệ ngoại giao cũng như kinh tế, thương mại giữa 2 nước chưa được trú trọng đẩy mạnh tương xứng với vị trí của mình. Trong những năm gần đây cả 2 bên đã trú trọng hơn trong quan hệ về các mặt. Ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã có những sự viếng thăm của các phái đoàn cấp cao chính phủ. Việt Nam đánh giá cao vai trò và vị trí của Arập Xêút trong khu vực vùng Vịnh và Trung Đông. Việc ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên vào ngày 25 tháng 5 năm 2006 sẽ là bước mở đầu rất có ý nghĩa trong quan hệ hai nước. Việt nam đã quyết định mở Đại sứ quán tại thủ đô Arập Xêút và bạn cũng đã quyết định mở Đại sứ quán tại Việt Nam trong tương lai.

Quan hệ thương mại giữa hai nước có từ trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Trước đây, các thương gia Arập Xêút đã nhập khẩu một số ít mặt hàng nông sản, thảm len, hải sản và xuất khẩu số ít sản phẩm hóa dầu, phân urê, chất dẻo, vải may mặc, sắt thép và khung kho, khung nhà thép vào Việt


Nam. Tò khi cã thiÒt lËp quan hÖ ngo¹i giao, quan hÖ Th•¬ng m¹i gi÷a hai n•íc mét vµi n¨m gÇn ®©y ®· cã sù gia t¨ng ®Òu ®Æn. Quan hÖ này gia t¨ng m¹nh nhÊt kÓ tò khi ViÖt Nam vµ ArËp Xªót cã ký kÒt hiÖp ®Þnh hîp t¸c thương mại ngµy 25 tháng 05 năm 2005. §©y lµ sự kiện thu hút đối với các doanh nghiÖp ViÖt Nam cũng như các doanh nghiệp ArËp Xªót.

Theo kÒt cÊu ®Þa h×nh cđa ArËp Xªót, ®©y lµ mét thÞ tr•êng më, mét thÞ tr•êng trung chuyÓn ®Çy tiªm n¨ng ®i c¸c n•íc ch©u Phi, ch©u ¸ vµ ch©u ¢u. H¬n n÷a ArËp Xªót lµ mét thÞ tr•êng cöa ngâ ®Ó hµng ho¸ cđa ViÖt nam cã thÓ x©m nhËp s©u h¬n vµo thÞ tr•êng chung cđa Héi ®ång hîp t¸c vïng VÞnh (GCC) còng nh• c¸c thÞ tr•êng lín kh¸c cđa khu vùc Trung §«ng. ViÖt Nam cã lîi thÒ xuÊt khÈu sang thị trường này c¸c mÆt hµng n: n«ng sản, giÊy, gç, h¶i s¶n, da dÇy, may mÆc vµ thđ c«ng mü nghÖ...Trong khi ArËp Xªót chØ cã lîi thÒ chđ yÒu vÒ xuÊt khÈu dÇu khÝ mµ kh«ng cã lîi thÒ trong c¸c mÆt hµng chđ ®¹o cđa ViÖt Nam, ®©y còng lµ mét thÞ tr•êng ®Çy tiÒm n¨ng cho c¸c mÆt xuÊt khÈu cđa ViÖt Nam. Tuy nhiên, tû träng xuÊt khÈu cđa ViÖt Nam víi thÞ tr•êng ArËp Xªót cđa c¶ n•íc mới chØ ®¹t 0,3%. Tû träng này lµ qu¸ nhá bÐ so víi tiÒm n¨ng cđa thÞ tr•êng ArËp Xªót réng lín.

Dưới đây, luận văn xin trình bày một số quan hệ hợp tác ngoại giao, kinh tế khác nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước.

Sự kiện ngoại giao gần đây nhất của đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm Arập Xêút được diễn ra từ ngày 18 tháng 5 đến ngày 27 tháng 5 năm 2007 do Thứ trưởng Bộ Thương mại Đỗ Như Đính đã dẫn đầu. Ông đã gặp gỡ và làm việc với lãnh đạo Bộ Công thương, lãnh đạo Bộ Lao động, Lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Arập Xêút. Tại các buổi làm việc, phía Arập Xêút bày tỏ mong muốn tăng cường và đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại với Việt nam trên các lĩnh vực như buôn bán song phương, đầu tư, xuất khẩu lao động.... Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm của Thứ trưởng Đỗ Như


Đính, Vụ Phi Châu – Tây Á - Nam Á đã tổ chức một đoàn gồm 13 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dệt may, xuất khẩu lao động, dược phẩm, sản xuất chè, hoá chất công nghiệp, đầu tư và bất động sản, sản xuất nội thất đi khảo sát thị trường Arập Xêút theo Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2007. Vụ Phi Châu – Tây Á – Nam Á cũng đã phối hợp với Hội đồng các Phòng Thương mại và Công nghiệp Arập Xêút tổ chức hai Hội thảo Doanh nghiệp Việt nam – Arập Xêút tại hai thành phố Riyadh và Jeddah do Thứ trưởng Đỗ Như Đính chủ trì. Nhiều doanh nghiệp của Arập Xêút đến tham gia các hội thảo này (tại Riyadh khoảng 50 doanh nghiệp và tại Jeddah hơn 20 doanh nghiệp) và gặp gỡ trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp của Việt Nam. Nhiều hợp tác đã được bàn bạc và ký kết tại Hội thảo này (15). Việc tổ chức các Hội thảo tiếp xúc doanh nghiệp giữa hai nước sẽ là cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp hai nước hiểu nhu cầu xuất nhập khẩu của nhau, tiếp cận, bàn bạc để đi đến ký kết các hợp đồng hợp tác thương mại cụ

thể. Điều này sẽ làm tăng thêm quan hệ hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Về quan hệ đầu tư, Arập Xêút được xem là nhà đầu tư nhiều dự án nhất của các nước GCC vào Việt Nam. Đầu tư ngày nay đang góp phần phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam. Hơn hết là việc gắn kết giữa đầu tư và thương mại giúp doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Arập Xêút chính tại đất nước mình. Điều này làm tăng thêm cơ hội hiểu biết, cơ hội làm ăn giữa doanh nghiệp hai nước, kích thích quan hệ hợp tác thương mại phát triển. Một số dự án đầu tư trọng điểm của Arập Xêút vào Việt Nam như: Công ty Kingdom Hotels Investments (KHI) do Hoàng thân Arập Xêút Anoalit Bin Talan làm Chủ tịch, đang xây dựng một khách sạn năm sao Raffles ở Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 65 triệu USD. Khách sạn Raffles là dự


15 . Báo lao động điện tử ngày 1/6/2007 theo http://www.laodong.com.vn/


án đầu tiên trong nhiều dự án sẽ được thực hiện của công ty để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về các khách sạn sang trọng và các khu dân cư cao cấp ở những nước châu Á có nền kinh tế phát triển nhanh như Việt Nam. Khách sạn này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2011. dự án thứ hai của Arập xêút đã đầu tư tại Việt Nam là Tập đoàn thép Zamil đã xây dựng hai nhà máy tại Nội Bài (Hà Nội) và Khu công nghiệp Amata (Đồng Nai), với tổng trị giá đầu tư khoảng 40 triệu USD. Sản phẩm thép tiền chế Zamil sản xuất theo công nghệ mới tại Việt Nam không chỉ sử dụng tại Việt Nam mà còn xuất khẩu đi một số nước quanh vùng Đông Nam Á. Theo ông Abdul Raman, Chủ tịch tập đoàn Zamil thì việc đầu tư tại Việt Nam đã đạt hiệu quả rất tốt. Từ đó, có thể hy vọng các nhà đầu tư của Arập Xêút sẽ theo bước Zamil để đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay có một số dự án lĩnh vực dầu khí của Arập Xêút đang trong quá trình lập kế hoạch triển khai ở Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng cho quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển.

Dưới đây là bảng số liệu về tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Arập Xêút trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2006.

Bảng 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt nam với Arập Xêút (Giai đoạn 1999 – 2006)

Đơn vị:triệu USD


Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân

thương mại

Tổng giá trị

xuất nhập khẩu

1999

14,7

17

-2,3

31,7

2000

15

15

0

30

2001

16,9

20,1

-3,2

37

2002

20,7

50,3

-29,6

80

2003

25

47,8

-22,8

72,8

2004

32

59

-27

91

2005

21,8

84,2

-62,4

106

2006

52

86

-34

138

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 8

Nguồn: Bộ ngoại giao theo mofa.gov.vn


Theo bảng 2.3, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Arập Xêút kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay có chiều hướng gia tăng. Kim ngạch buôn bán giữa hai nước gia tăng từ 31,7 triệu USD trong năm 1999 lên đến 138 triệu năm 2006. Năm 2006 đạt kim ngạch lớn nhất trong giai đoạn, tăng 31% so với năm 2005 và tăng 200% so với năm đầu thiết lập quan hệ ngoại giao. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Arập Xêút tăng nhanh nhất từ 37 triệu năm 2001 đến 80 triệu năm 2002. Đây là nguyên nhân của sự kiện khủng bố ngày 21 tháng 9 năm 2001. Quan hệ giữa Arập Xêút đã giảm phần nào với các nước phương Tây. Thời điểm tăng mạnh thứ hai kể từ khi hai nước ký Hiệp định hợp tác thương mại năm 2005, kim ngạch thương mại năm 2006 tăng lên mức cao nhất 138 triệu so với 106 triệu trong năm 2005. Điều này hứa hẹn sự gia tăng mạnh mẽ trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn so với tiềm năng giữa hai nước và Việt Nam luôn phải nhập siêu từ thị trường Arập Xêút. Điều này cho thấy các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Arập Xêút vẫn là những sản phẩm mang giá trị thấp, chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp và may mặc, còn các sản phẩm nhập khẩu từ Arập Xêút chủ yếu là các sản phẩm chất dẻo nguyên liệu, các sản phẩm hoá dầu với giá trị tương đối cao.

2.2.1.2. Cơ cấu mặt hàng

Arập Xêút là thị trường có nhu cầu lớn đối với một số mặt hàng mà Việt nam có thế mạnh. Việt Nam xuất khẩu sang Arập Xêút các mặt hàng chủ yếu như: Dệt may, giầy dép, hải sản, đồ gỗ, hàng nông sản (hạt tiêu, gạo, chè, hạt điều), thủ công mỹ nghệ, máy tính, giÊy, may mÆc và sản phẩm linh kiện điện tử. NhËp khÈu tò n•íc b¹n chđ yÒu lµ m¸y mãc thiÒt bÞ phô tïng, chÊt dÎo nguyªn liÖu, s¶n phÈm ho¸ dÇu, x¨ng dÇu…ChiÒm tû träng kh¸ cao trong kim ng¹ch nhËp khÈu lµ x¨ng dÇu chiÒm trªn 60% kim ng¹ch nhËp khÈu cđa ViÖt Nam ®èi víi ArËp Xªót. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm, thực phẩm chế


biến, giày dép, quần áo, đồ gỗ gia dụng... đang được ưa chuộng tại thị trường nước này. Đây cũng chính là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần nắm bắt thông tin, xúc tiến để tiếp cận thị trường một cách mạnh mẽ hơn. Đưa Arập Xêút trở thành một thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam, nhất là hàng lương thực và nông sản chế biến.

Các mặt hàng Việt nam xuất khẩu chính vào thị trường Arập Xêút năm 2006 gồm có: Dệt may (18,5 triệu USD), máy tính và sản phẩm điện tử và linh kiện (8,3 triệu USD), giầy dép (3,3 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (3,1 triệu USD), hạt điều (2,3 triệu USD), hạt tiêu (1,8 triệu USD), sản phẩm chất dẻo (1,0 triệu USD); ngoài ra còn có túi xách, ví, vali, mũ, ô dù, gạo, chè, hải sản, rau quả, gốm sứ, cà phê, cao su, sản phẩm mây tre đan..Ngược lại, các mặt hàng Việt nam nhập khẩu gồm: chất dẻo nguyên liệu (78 triệu USD), hoá chất (1,9 triệu USD), sản phẩm hoá chất (1,7 triệu USD), thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến (1,4 triệu USD), sắt thép các loại (1,2 triệu USD),

v.v (16). Trong các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Arập Xêút trong những

năm qua, dệt may luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo các mặt hàng linh kiện điện tử máy tính, các mặt hàng nông sản tuy có lợi thế nhưng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn chưa cao.

Tại hội thảo doanh nghiệp trong chuyến thăm của Thứ trưởng Bộ Thương mại Đỗ Như Đính ngày 18 tháng 5 năm 2007, các doanh nghiệp Arập Xêút rất quan tâm đến đầu tư vào Việt nam và muốn gia tăng nhập khẩu hàng lương thực thực phẩm, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, nông sản, chè, hạt tiêu, thiết bị nội ngoại thất văn phòng và gia dụng, dệt may của Việt Nam. Một số doanh nghiệp của Arập đã đề nghị ký hợp đồng nhập khẩu hạt tiêu ngay nhưng doanh nghiệp của Việt Nam phải từ chối vì hiện tại chưa có hàng. Cũng trong


16 . http://vietnamnet.vn/kinhte/2005/06/448849/


hội thảo này, Công ty dược Nam Hà đã gặp được đối tác để thảo luận hướng hợp tác đưa sản phẩm vào thị trường này. Công ty Chè Kiên & Kiên đã gặp được đối tác nhập khẩu chè. Công ty quạt công nghiệp Vinalink đã gặp được đối tác và ký được hợp đồng với số lượng lớn. Tuy nhiên, các sản phẩm của ta muốn xâm nhập được thị trường này cần phải tuân thủ một số quy định về chất lượng của Arập Xêút. Song song với các cuộc tiếp xúc gặp gỡ trực tiếp với các doanh nghiệp của Việt Nam tại hai hội thảo, phía Arập Xêút đang thu xếp một đoàn gồm khoảng 15-20 doanh nghiệp sớm đi khảo sát thị trường Việt nam và thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh với các công ty Việt nam

(17).

2.2.1.3. Một số quy định trong chính sách thương mại của Arập Xêút

Hoạt động ngoại thương đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Arập Xêút. Ngoài những mặt hàng được chính phủ bảo hộ, các chính sách thương mại của Arập Xêút dựa trên nguyên tắc tự do cạnh tranh, không kiểm soát ngoại hối hoặc không hạn chế số lượng hoặc rào cản về thuế. Việc tăng nhập khẩu hàng hóa từ bất kỳ nước nào phụ thuộc vào các yếu tố như: giá cả cạnh tranh, chất lượng hàng hóa và giao hàng đúng thời hạn. Các hoạt động nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ nằm trong tay khu vực tư nhân năng động nắm giữ. Chính sách của Arập Xêút khuyến khích tự do kinh doanh, tôn trọng quyền sở hữu cá nhân.

Do thực thi chính sách tự do thương mại nên Arập Xêút không áp dụng hạn chế về giá hoặc hạn ngạch đối với người nhập khẩu, ngoại trừ đối với mặt hàng đồ uống có cồn và sản phẩm thịt lợn bị cấm. Chính phủ Arập Xêút cam kết hỗ trợ khu vực tư nhân trong hoạt động thương mại. Để kiềm chế lạm phát, Bộ Thương mại Arập Xêút thường xuyên kiểm tra việc cung ứng và giá


17 . Theo thông tấn xã Việt Nam, ngày 3/6/2007


cả của các loại hàng hóa cơ bản như bột mỹ, gạo, đường ăn, sữa và các sản phẩm sữa, dầu thực vật, thịt đông lạnh và thức ăn gia súc nhập khẩu.

Ngoài ra, chính phủ nước này cũng đảm bảo các mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng như: bảo vệ và thông tin kịp thời cho người tiêu về những gian lận thương mại, ngăn chặn xu hướng gia tăng độc quyền, góp phần ổn định giá cả và chi phí sinh hoạt, kiểm soát tốt về chất lượng của các sản phẩm lương thực thực phẩm nhập khẩu và các sản phẩm tiêu dùng khác bằng việc kiểm tra các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật do Tổ chức Tiêu chuẩn của Arập Xêút quy định hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác và kiểm tra các sản phẩm phải tuân thủ các yêu cầu về tôn giáo của đạo Hồi.

Theo nghị định Hoàng gia số 86 ngày 19/12/2003 của Hội đồng Bộ trưởng, các mức thuế suất có hiệu lực kể từ ngày 02/01/2006 như sau:

- Hầu hết các sản phẩm tiêu dùng cơ bản được miển thuế, ví dụ như : đường ăn, gạo, chè, cà phê chưa rang, bột gia vị, lúa mạch, ngô, gia cầm và thịt (tươi và đông lạnh ).

- Mức thuế 20% đánh vào một số hàng hóa nhập khẩu nhất định nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp dân sinh non trẻ.

- Đối với các hàng hoá khác còn lại, thuế nhập khẩu là 5% tính theo giá CIF.

- Hàng nhập khẩu từ các quốc gia Arập mà Arập Xêút đã kí hiệp định thương mại song thương được tiếp tục giảm thuế .

Việc tiếp cận thị trường của Arập Xêút, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số đặc điểm sau đây:

- Người xuất khẩu cần đảm bảo việc cung cấp đều đặn theo các thông số kỹ thuật tại thời điểm và địa điểm cụ thể đã thỏa thuận và với mức giá đã quy định

- Nên tránh có sự thay đổi đột ngột về giá cả, thậm chí đi kèm với dịch vụ sau bán hàng.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 22/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí