Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 2


Trọng Phúc chủ biên, phản ánh một số khía cạnh công tác xây dựng Đảng ở Nam

Bộ về tổ chức, chính trị, tư tưởng.

Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và Bài học

[36] của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã tổng kết những thắng lợi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta qua các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945- 1954, trong đó có một số bài học, kinh nghiệm xây dựng các cấp ủy Đảng nói chung và cấp bộ Đảng ở Nam Bộ.

Bộ sách Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945- 1954, gồm 2 tập, [236; 237;] trình bày ở mức độ nhất định vai trò của cấp ủy Đảng ở Nam Bộ trong lãnh đạo thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng.

1.2. Sách chuyên khảo, lịch sử Đảng bộ và lịch sử chiến tranh cách mạng các khu, tỉnh tại miền Nam có liên quan đến hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam

Một số sách chuyên khảo tiếp cận từ góc độ khác nhau cũng đề cập một số vấn đề, sự kiện liên quan đến vai trò lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam.

Gần đây nhất là cuốn Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn (1930-1975) [96] do PGS, TS Vũ Quang Hiển chủ biên, trong phần viết về chính sách ruộng đất của Đảng đã đề cập một số điểm nổi bật trong quá trình thực hiện ở Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy.

Nghiên cứu về Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1945-1954 còn là một phần nội dung các công trình lịch sử Đảng bộ và lịch sử chiến tranh cách mạng các khu và tỉnh tại miền Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Sách chuyên khảo của các Đảng ủy và Bộ Tư lệnh các quân khu: Quân khu 8 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975) [74]; Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 9 [75] ; Tây Nam Bộ 30 kháng chiến (1945-


Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 2

1975) [37]; Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1954) [91] thể hiện một số chủ trương của Xứ ủy Nam Bộ và Trung Cục miền Nam, chủ yếu là về quân sự. Cuốn Lịch sử căn cứ U Minh 30 năm kháng chiến (1945-1975) [ 73] của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đề cập một số chủ trương, quan điểm xây dựng căn cứ địa của Xứ ủy và Trung ương Cục miền Nam trong lãnh đạo, chỉ đạo các Khu, tỉnh và phong trào kháng chiến ở các địa phương.

Các cuốn lịch sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố, huyện, quận phía Nam viết về giai đoạn lịch sử Đảng 1945-1954 đã phản ánh một số khía cạnh về sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong thời gian đó.

Năm 2010, Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến xuất bản bộ sách Lịch sử Nam Bộ kháng chiến [ 92; 93; 94], trong tập I Lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1954 [92], Biên niên sự kiện Nam Bộ kháng chiến 1945- 1975 [93] đã trình bày một số sự kiện liên quan đến sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trên một số lĩnh vực cụ thể về xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc kháng chiến…

Đó là một thuận lợi cho tác giả luận án trong việc tìm hiểu, nghiên cứu công tác xây dựng đảng ở Nam Bộ. Tuy nhiên, trong các tác phẩm này, công tác xây dựng tổ chức Đảng cấp Xứ ủy và Trung ương Cục chỉ được đề cập đến một cách hạn chế, thường chìm vào bối cảnh kháng chiến và thiên về trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ các địa phương đối với nhiệm vụ kháng chiến.

1.3. Một số công trình lịch sử đoàn thể, ban, ngành có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương cục miền Nam

Khoảng 10 năm gần đây, các Ban Đảng thuộc Trung ương bắt đầu tổng kết và biên soạn lịch sử. Một số công trình chú ý nêu lên khía cạnh liên quan đến đề tài.

Trung tâm nghiên cứu tổ chức - Ban Tổ chức Trung ương xuất bản cuốn

Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000) [143], trong


đó, vấn đề tổ chức Đảng tại miền Nam, bao gồm cả các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ thời kỳ 1945-1954 được đề cập ít nhiều.

Các cuốn Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930-2000 [44]; Lịch sử biên niên công tác tư tưởng- văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (1925-1954) [104] phản ánh công tác tư tưởng của Đảng ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp hướng trọng tâm vào quán triệt về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính và định hướng đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Giơnevơ.

Các ban, ngành, đoàn thể ở một số tỉnh miền Nam đã chú ý sưu tầm, biên soạn lịch sử tổ chức và hoạt động của mình. Trong các tác phẩm này, rải rác có nghiên cứu công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn cách mạng 1945-1954, nhưng đây không phải là những công trình chuyên về lịch sử Đảng, thường phản ánh về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đoàn thể địa phương trong một thời gian dài nên phần viết về công tác xây dựng Đảng cũng rất sơ lược, những nội dung liên quan đến Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam không nhiều, chưa có công trình lịch sử nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về cơ cấu tổ chức, bộ máy, vai trò lãnh đạo, những sáng tạo trong chỉ đạo phong trào cách mạng của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1945-1954.

1.4. Các tác phẩm hồi ký của cán bộ lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử thời kỳ 1945-1954 liên quan đến công tác tổ chức và nhân sự Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam

Nhiều công trình nêu một số khía cạnh về tổ chức, về nhân sự trong công

tác xây dựng cấp ủy Đảng và hoạt động lãnh đạo của các Đảng bộ ở Nam Bộ. Có thể kể đến các cuốn: Nhớ về Anh Lê Đức Thọ [112]; Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam [95]; Nguyễn Văn Linh, Nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo (Hồi ký) [105]; Thân thế và sự nghiệp đồng chí Hoàng Quốc Việt [140]; Hồi ký cách mạng của Hà Huy Giáp Đời tôi những điều nghe, thấy và sống [84]...


Trong những công trình viết về các lãnh tụ hay kỷ yếu hội thảo về các lãnh tụ, các đồng chí lão thành cách mạng cũng phản ánh bộ máy tổ chức của Đảng ở cấp Trung ương và cấp xứ trong thời kỳ 1945 - 1954. Có thể kể một số công trình như: Đồng chí Trường Chinh, tập I [81]; Đồng chí Trường Chinh, tập II [82] …

Trong những năm gần đây, các địa phương, ban ngành ở các tỉnh Nam Bộ chú trọng tổ chức các hội nghị, hội thảo lớn và xuất bản kỷ yếu, hoặc tập hợp hồi ký của các của các nhân chứng lịch sử về các tổ chức, đơn vị... trong các thời kỳ cách mạng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu của đề tài.

Đó là cuốn sách Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam thời kháng chiến chống Pháp [54] tập hợp hồi ký của nhiều tác giả từng tham gia công tác ở các cơ quan Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam. Gần đây nhất, tập Hồi ký về Khu di tích căn cứ Xứ ủy Nam Bộ tại Đồng Tháp Mười [88] được Tỉnh ủy Đồng Tháp xây dựng, các nhân chứng lịch sử đã cung cấp thêm một số thông tin, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo và tập thể Xứ ủy Nam Bộ, chủ trương xây dựng vùng giải phóng trong khu căn cứ Đồng Tháp Mười khi Xứ ủy và các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy kháng chiến đóng tại đây.

Các bài nói, bài viết, hồi ký, biên bản tọa đàm về lịch sử Đảng của các đồng chí đã từng là cán bộ các cơ quan lãnh đạo của Đảng tại miền Nam như Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà, Võ Chí Công, Lê Toàn Thư, Phan Triêm, Trần Quang Lê [89; 90] do Viện Lịch sử Đảng và các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các lãnh tụ của Đảng sư tầm, thầm định, càng làm rõ thêm một số vấn đề xung quanh nhân sự và bộ máy Xứ ủy, Trung ương Cục miền Nam.

1.5. Bài viết trên tạp chí chuyên ngành và công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ giai đoạn 1945-1954


Trên tạp chí chuyên ngành Lịch sử Đảng những năm gần đây xuất hiện một số bài nghiên cứu đề cập ở những mức độ khác nhau về những vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng Đảng liên quan đến đề tài. Điển hình là các viết của GS, TS Trịnh Nhu “Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức trong tiến trình đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến kiến quốc (1930-1945)” [117]; bài viết của PGS, TS Trần Thị Thu Hương “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng - Bài học lớn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam” [98]... Các tác giả cho rằng, xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó có xây dựng các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về lãnh đạo cách mạng và là một thành công lớn của Đảng; các cơ quan lãnh đạo các cấp có nhiều sáng tạo trong lãnh đạo phong trào cách mạng, kháng chiến và để lại nhiều bài học cho công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Ngoài ra, còn có hàng chục bài viết về các lãnh tụ của Đảng được đăng tải trên các Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xưa & Nay… . Các công trình nói tuy đề cập đến công tác xây dựng tổ chức Đảng các cấp Trung ương, xứ uỷ, nhưng tản mạn, thiếu hệ thống.

Một số vấn đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam bước đầu được nghiên cứu trong phạm vi đề tài cấp bộ của Viện Lịch sử Đảng và đề tài cơ sở của Tạp chí Lịch sử Đảng.

1.6. Công trình của các tác giả nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án

Đến nay, nhiều công trình của các tác giả nước ngoài viết về "cuộc chiến tranh Đông Dương” có đề cập ít nhiều đến sự lãnh đạo của cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ. Có thể kể đến một số tác phẩm như: Yves Gra, L’histoire de la Guerre d’Indochine (Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương)

[240] ; Philippe Devillers, Paris - Saigon- Hanoi, Tài liệu lưu trữ của cuộc

chiến tranh 1944-1947, 2 tập, [78] ;. Luien Bodard, Cuộc chiến tranh Đông


Dương (La Guerre d’Indochine ) [48]....Các tác phẩm này cung cấp một số tư liệu về chính sách đàn áp của Pháp đối với phong trào và cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ, một số văn bản liên quan đến việc vận động, tổ chức nhân dân tham gia kháng chiến mà đối phương thu được...Tuy nhiên, các tác phẩm này chứa đựng nhiều tư liệu cùng những đánh giá, phản ánh sai lệch hiện thực lịch sử.

Một số công trình của các nhà nghiên cứu, nhà sử học trên thế giới như: Archimedes L.A .Patti với Why Vietnam? Tại sao Việt Nam? [118]; Furuta Motoo, Việt Nam trong lịch sử thế giới [108],... khi nghiên cứu về phong trào cộng sản ở Việt Nam, những nhà cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam,...có đề cập và đưa ra những quan điểm nhìn nhận, đánh giá về hệ thống tổ chức, về các cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương và xứ uỷ của Đảng cộng sản Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954.

Nhìn chung, các tác giả đánh giá cao tính chặt chẽ về vai trò, về mặt tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, các tác giả nêu trên không đi sâu khảo cứu về hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung cũng như về cấp Trung ương, xứ uỷ ở Nam Bộ.

Mặt khác, do lập trường, quan điểm, do phương pháp nghiên cứu, không tìm hiểu thấu đáo về hệ thống tổ chức Đảng và hoạt động của nó, nên có những tác giả đưa ra những nhận định sai lệch với thực tiễn lịch sử. Tướng Yves Gras lại đồng nhất Đảng Cộng sản Đông Dương với Việt Minh, cho rằng tổ chức Việt Minh cũng là tổ chức Đảng [240]. Nhà nghiên cứu Stein Tonesson nhận định, các tổ chức Đảng tồn tại ở Nam Kỳ trong giai đoạn 1943-1945 gồm nhóm “Giải Phóng” và nhóm “Tiền Phong” là “địch thủ” của nhau [241, tr.414]. Những nhận định như trên đã được trao đổi và cần tiếp tục được trao đổi, thảo luận và bác bỏ bằng những tư duy khách quan, khoa học.

2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU


Qua các công trình đã công bố có thể thấy mảng đề tài về công tác tổ chức của Đảng, trong đó có đề tài về Xây dựng tổ chức và hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Đảng như Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả, với nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.

2.1.Trong các công trình đó, công tác xây dựng, hoạt động và vai trò của

cơ quan lãnh đạo kháng chiến của Đảng ở Nam Bộ đã được phản ánh ở những mức độ khác nhau. Hầu hết các tác phẩm đã phác họa bối cảnh lịch sử, những thuận lợi, khó khăn của phong trào kháng chiến trên địa bàn Nam Bộ những năm 1945 -1954; nêu lên được những thay đổi về mặt tổ chức, nhân sự của cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ, của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam; đề cập một vài quan điểm và một số chỉ đạo cụ thể của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam đối với phong trào kháng chiến ở Nam Bộ; nêu được một số sáng tạo và vai trò của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trên lĩnh vực chỉ đạo chiến tranh du kích. Tuy nhiên, trong hầu hết các công trình đã công bố, vấn đề tổ chức và hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 1954 chưa được quan tâm đúng mức.

Điểm dễ nhận thấy đầu tiên là trong các tác phẩm đó, công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược chỉ được thể hiện đơn lẻ, rời rạc, hòa lẫn với diễn biến chung của phong trào kháng chiến; nặng về mô tả sự kiện cụ thể mà thiếu một cách nhìn toàn diện, khái quát về quá trình phát triển và những chuyển biến về mặt tổ chức của cơ quan lãnh đạo trên địa bàn này.

Công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam được đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Ban Chấp hành Trung ương, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chủ trương, quan điểm và


những chỉ đạo cụ thể của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác tổ

chức và hoạt động của cơ quan lãnh đạo ở Nam Bộ còn rất mờ nhạt.

Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam có vai trò rất to lớn đối với cuộc chiến tranh cách mạng trên địa bàn Nam Bộ. Cơ quan lãnh đạo ở Nam Bộ có nhiều sáng tạo trong lãnh đạo chiến tranh, trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; trong thực hiện chính sách ruộng đất, trong xây dựng Đảng, phát triển hệ thống chính quyền, tạo lập nền kinh tế, văn hóa kháng chiến.... Tuy nhiên, các công trình đã công bố chỉ nghiên cứu hoạt động của Đảng bộ Nam Bộ về phương diện chỉ đạo quân sự, đấu tranh vũ trang.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, cơ quan lãnh đạo Đảng ở Nam Bộ còn làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp giúp đỡ phong trào cách mạng của nhân dân Campuchia, xây dựng cơ sở của Đảng ở Campuchia. Chủ trương bỏ Xứ ủy Nam Bộ, lập Trung ương Cục miền Nam vào năm 1951 để tăng cường sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương đối với Nam Bộ và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quốc tế giúp phong trào kháng chiến ở Campuchia là một sáng tạo lớn của Đảng, một đặc thù trong công tác tổ chức của Đảng, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này cũng như tổ chức và hoạt động của Trung ương Cục miền Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp hầu như vắng bóng trong các công trình đã công bố.

2.2. Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã để lại nhiều kinh nghiệm. Trong các công trình đã công bố chưa chú trọng đúc kết những kinh nghiệm giúp ích cho công tác xây dựng Đảng, nhất là xây dựng cơ quan lãnh đạo cao cấp hiện nay.

Trong những công trình đã công bố còn nhiều khác biệt về các sự kiện, nhân vật lịch sử, những đánh giá, nhận định thiếu sức thuyết phục hoặc chưa xác đáng. Đáng chú ý nhất là trong một vài công trình nghiên cứu có liên quan của học giả nước ngoài đã nêu ra những nhận định thiên kiến, sai lạc, như Yves Gra hay Lucien Bodard đã nhầm lẫn và đồng nhất tổ chức Đảng với Mặt trận Việt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022