Số Người Nhiễm Hiv Tại Các Huyện Ngoại Thành Thành Phố Hồ Chí Minh


Biểu đồ 4.10. Số người nhiễm HIV tại các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị: người

200

177

150

112

100

83

93

101

88

74

81

63

57

50

31

27

25

14 12

0

Củ Chi

Hóc Môn

Bình Chánh

Nhà Bè

Cần Giờ

Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2015, trang 21.


Biểu đồ 4.11. Số người mắc bệnh AIDS tại các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị: người

180

160

140

157

120

100

80

60

40

20

0

98

99

100

108

68

65

49

47

42 40

31

10

17

2

Củ chi Hóc Môn Bình Chánh Nhà Bè Cần Giờ

Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2015, tr.22.


Cả 2 biểu đồ trên đều cho thấy, số lượng người mắc các bệnh xã hội (nhiễm HIV và ADIS) cao nhất tại Bình Chánh, tiếp đến là huyện Củ Chi. Điều này cũng tương đồng với việc trong số các huyện ngoại thành, quá trình đô thị hóa đã diễn ra nhanh nhất tại Bình Chánh và Củ Chi.



Chi

4.7. Đô thị hóa đã tác động mạnh đến cảnh quan môi trường của huyện Củ


Một kết quả hiển nhiên của quá trình đô thị hóa ở các địa phương là cảnh quan nông

thôn biến mất để thay thế vào đó là cảnh quan đô thị. Đấy là quá trình làng xã với mảng xanh cây trồng ngun ngút, với ao hồ, sông rạch thiên nhiên trở thành nơi tập trung dân cư, thành khu, cụm công nghiệp, thành chợ búa, là quá trình bê tông và gạch ngói chiếm chỗ của lũy tre, cánh đồng. Ở Củ Chi cũng diễn ra quá trình đó, đặc biệt nhanh chóng. Nếu như trước đây, những cây cối, ruộng vườn, những trâu bò, chuồng trại là cảnh quan làng xã, là nông thôn cũ của Củ Chi thì qua quá trình đô thị hóa, những hình ảnh ấy dần biến mất để đón nhận một cảnh quan khác: nhà cửa, nhà máy, đường sá, trường trạm, rạp hát, siêu thị… Những mảng xanh đô thị, ngoài những ruộng lúa, vườn rau, hàng cây ven đường, là các công viên. Xét trên khía cạnh văn hóa, hoàn toàn khác so với cảnh quan trước đó.

Trong quá trình đô thị hóa, đồng ruộng bị ô nhiễm do nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp khiến cho việc canh tác nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều năm qua, tại Củ Chi và Hóc Môn có khoảng 20 công ty và 7 cơ sở sản xuất chất thải gây ô nhiễm nặng ở tuyến kênh Tam Tân và An Hạ khiến cho hàng ngàn hécta đất bị ô nhiễm. "Những cánh đồng chết" - theo cách gọi của dân địa phương - nối tiếp nhau kéo dài từ Đông Thạnh, Nhị Bình (Hóc Môn) đến phường Thới An (Quận 12). Hàng ngàn hécta đất nông nghiệp, vốn trước đây là đất phù sa màu mỡ, đem lại cho nông dân những vụ mùa bội thu, thì nay bị bỏ mặc cho cỏ dại vì bị ô nhiễm không thể canh tác. Tương tự như Hóc Môn và Quận 12, "Những cánh đồng chết" cũng xảy ra ở Tân Thạnh Tây, Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung, Phú Hoà Đông thuộc huyện Củ Chi. Đồng ruộng ở đây cũng hoang hóa do tình trạng ô nhiễm kênh rạch từ nước xả công nghiệp. Theo kết quả khảo sát của Ban chỉ đạo Nông nghiệp và Nông thôn (thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh) năm 2003, diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang tại 5 huyện Cu Chi. Hóc Môn, Bình Chánh, Cần, Giờ, Nhà Bè là 5.145 ha [102; tr. 189].

Tình trạng ô nhiễm các cánh đồng nông nghiệp ở các xã Đông Thạnh, Thới Tam Thôn, Tân Thới Nhì... (huyện Hóc Môn) và xã Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Tân Phú Trung, Trung An... (huyện Củ Chi) do các hoạt động công nghiệp tại đây đã và đang gây tổn hại rất lớn cho người dân (không chỉ là hiện tại mà còn là tương lai do các chất độc trong


môi trường đất tồn tại rất lâu và có thể tích lũy trong cây trồng). Nhiều cơ sở sản xuất nơi đây không muốn vào các khu công nghiệp vì muốn né tránh các khoản thuê tiền đất, nhà xưởng, lắp đặt hệ thống xử lý chất thải... Một nghiên cứu mới nhất về hàm lượng một số kim loại nặng (có nguồn gốc từ sinh hoạt và công nghiệp) trong các mẫu rau ở một số quận vùng ven và vùng ngoại thành TP. Hồ Chí Minh cho kết quả đáng lo ngại. Các nhà nghiên cứu đã lấy 02 mẫu rau muống ở Thủ Đức; 02 mẫu rau nhút ở Bình Chánh; 03 mẫu rau cải ở Quận 12; 01 mẫu rau muông + 01 mẫu rau cải ở Hóc Môn; 02 mẫu rau muống ở Củ Chi và phân tích các chỉ tiêu: As, Cd, Cu, Hg, Pb. Kết quả như sau:

Bảng 4.5. Hàm lượng một số các kim loại nặng trong rau tại một số quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh (mg/kg rau tươi)

STT

Vị trí lấy mẫu

As

Cd

Cu

Hg

Pb

1

TĐ1 (Thủ Đức)

0.08

0.02

4.95

0.014

<1.05

2

TĐ2

0.05

0.03

5.70

0.015

<1.05

3

HM1 (Hóc Môn)

0.15

0.03

4.95

0.012

<1.05

4

HM2

0.37

0.03

3.60

0.018

<1.05

5

CC1 (Củ Chi)

0.11

0.02

4.80

0.012

<1.05

6

CC2

0.17

0.02

3.90

0.015

<1.05

7

12.1 (Quận 12)

0.11

0.03

3.90

0.014

<1.05

8

12.2

0.10

0.03

3.90

0.015

<1.05

9

12.3

0.06

0.03

3.75

0.018

<1.05

10

BC1 (Bình Chánh)

0.12

0.02

5.10

0.017

1.65

11

BC2

0.17

0.03

8.40

0.018

<1.05

Mức giới hạn của Bộ NN

&PTNT (ppm)

0.2

0.02

5.0

0.005

0.5-1.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 - 19

Ghi chú: Các vị trí in đậm có giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép; các mẫu rau đều lấy gần các khu công nghiệp

Nguồn: Trần Thị Thu Lương (2008), Quản lí và sử dụng đất đô thị ở TP. Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp, tr.192.

Những mẫu phân tích trên được tiến hành từ trước năm 2005 nhưng đã có những chỉ số đáng lo ngại như tại Củ Chi, hàm lượng Hg đã vượt ngưỡng 2.4 lần, hàm lượng Pb cũng cao hơn mức cho phép. Điều đó cho thấy quá trình đô thị hóa nếu không xử lí triệt để vấn đề chất thải sẽ là mối đe dọa lớn tới môi trường, hệ sinh thái của những vùng đất này.

Tiểu kết chương 4

So với các huyện ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh, cùng với Bình Chánh, Củ Chi


là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh. Quá trình đô thị hóa của Củ Chi bắt đầu từ nhu cầu bức thiết phải phát triển kinh tế nhằm giúp cho địa phương thoát nghèo. Đô thị hóa diễn ra trước hết là sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế và sự thay đổi thiết chế hạ tầng phục vụ cho sự phát triển ở địa phương. Huyện đã có nhiều khu công nghiệp và thủ công nghiệp với nhiều ngành nghề, thương mại - dịch vụ đang phát triển cả về tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế lẫn hiệu quả hoạt động trong thực tiễn. Nông nghiệp của huyện dù còn nhiều khó khăn về thời tiết, thị trường tiêu thụ, giá cả nông sản, diện tích thu hẹp… nhưng cơ cấu cây trồng vật nuôi được thay đổi, từng bước đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tạo vườn theo hướng đạt hiệu quả kinh tế - xã hội hơn trên cùng một diện tích. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện khá cao so với các huyện vành đai ngoại thành và khá nhanh so với điểm xuất phát là một huyện nghèo ở phía Tây Bắc Thành phố.

Quá trình đó đã tác động đến Củ Chi trên nhiều phương diện, từ sự gia tăng giá trị nền kinh tế đến những biến chuyển trong cơ cấu ngành, sự gia tăng của dân số đô thị đến những biến đổi về văn hóa, môi trường... Những giá trị từ quá trình đô thị hóa không chỉ làm thay đổi đời sống của người dân Củ Chi, diện mạo của huyện Củ Chi, mà còn đóng góp quan trọng trong sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh - đô thị lớn nhất, đầu tàu kinh tế của cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, trong quá trình đô thị hóa ở Củ Chi cũng tồn tại nhiều khó khăn, thách thức:

Thứ nhất, nền kinh tế Củ Chi có mức tăng trưởng cao nhưng chưa vững chắc, sản xuất nông nghiệp chưa có đột phá lớn và tăng chậm so với tiềm năng; công nghiệp phát triển nhanh nhưng còn mang tính tự phát; tổng giá trị ngành thương mại - dịch vụ còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu chung. Điều này chứng tỏ kinh tế Củ Chi chủ yếu là sản xuất mà thiếu dịch vụ trong khi đó xu hướng phát triển của các đô thị hiện nay là tăng dần các yếu tố dịch vụ giảm dần yếu tố sản xuất trong nền kinh tế.

Thứ hai, hội chứng đô thị bắt đầu xuất hiện, tình trạng nhà xây dựng không phép, quy hoạch không khả thi, các khu dân cư tự phát đang bắt đầu xuất hiện. Trong những năm gần đây, sự bùng nổ dân số trên địa bàn huyện Củ Chi đã bắt đầu xuất hiện đó là hiện tượng dân nhập cư từ nhiều địa phương khác tập trung về, gây mất ổn định an ninh trật tự. Dân


nhập cư tăng nhanh dẫn đến nhu cầu nhà ở diễn ra gay gắt, những khu nhà tạm bợ bắt đầu hình thành, dân cư có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau tạo nên lối sống xô bồ phức tạp mà chính quyền không kiểm soát được. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội đồng thời phá vỡ những nét văn hóa nông thôn có từ lâu đời của vùng đất cách mạng Củ Chi.

Thứ ba, kinh tế thị trường với sự cạnh tranh cũng đã phân hóa tình trạng giàu nghèo ngày càng rõ nét, một bộ phận dân cư có điều kiện, nắm bắt kịp thời những chuyển động của nền kinh tế thị trường trở nên giàu có, cũng có một bộ phận dân cư nghèo đi do mặt trái của cơ chế thị trường từ đó xuất hiện một đội ngũ làm thuê tồn tại bên cạnh những người giàu có. Trong xã hội xuất hiện lối sống của cư dân thành thị bên cạnh lối sống nông thôn truyền thống của Củ Chi.

Thứ tư, các khu công nghiệp đã hoạt động đem lại nguồn thu ngân sách cho nhà nước nhưng chưa chú trọng đến vấn đề môi trường. Tình trạng các doanh nghiệp lén xả nước thải chưa qua xử lý làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước đe dọa môi trường sinh thái nhưng chưa bị xử lý đã gây bức xúc trong nhân dân, nhất là những người sống dọc theo khu công nghiệp Tân Phú Trung.


KẾT LUẬN

Đô thị hóa là quá trình tất yếu song hành cùng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trải qua gần 20 năm đô thị hóa, huyện Củ Chi đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều phương diện. Thông qua nghiên cứu về quá trình đô thị hóa tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Quá trình đô thị hóa huyện Củ Chi chịu tác động của các nhân tố trên cả khía cạnh thuận lợi và khó khăn. Nhân tố quan trọng nhất tác động đến quá trình đô thị hóa của huyện là chủ trương, chính sách phát triển đô thị Củ Chi của TP. Hồ Chí Minh, được cụ thể thông qua các quyết sách của huyện. Bên cạnh đó, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, nguồn lao động dồi dào cũng là nhân tố tạo nhiều thuận lợi đối với quá trình đô thị hóa Củ Chi. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chất lượng nguồn lao động chưa cao, xuất phát điểm từ tình hình kinh tế, xã hội còn nhiều yếu kém cũng là những khó khăn không nhỏ trong quá trình đô thị hóa của huyện.

2. Về cảnh quan đô thị, quá trình đô thị hóa của huyện Củ Chi gắn liền với việc hình thành, phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp và hạ tầng đô thị. Việc quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư và hạ tầng cơ sở đi kèm được xây dựng và điều chỉnh qua các năm để phù hợp thực tiễn và bối cảnh tình hình mới. Huyện Củ Chi đã đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của huyện; xây dựng nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ ở các xã, thị trấn, thực hiện chương trình đèn chiếu sáng dân lập, xây dựng trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và hoàn thành việc xây dựng trụ sở làm việc của UBND huyện và 21 xã, Thị trấn. Huyện cũng đã hoàn thành việc lập một số đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội như: quy hoạch Khu Trung tâm thương mại Huyện lỵ, Làng hoa kiểng, cá cảnh, khu biệt thự nhà vườn kết hợp với du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn, Khu di tích Sài Gòn - Gia Định, Thảo Cầm viên Sài Gòn, phim trường (Hòa Phú), Viện trường, khu vui chơi giải trí quốc tế; đồng thời triển khai 5 đồ án quy hoạch chung khu vực, quy hoạch chi tiết khu trung tâm và các khu dân cư: xã Thái Mỹ, Phước Hiệp, Thị tứ Trung Lập và xã Trung Lập Hạ, hoàn thành quy hoạch mạng lưới trường học, y tế, các cơ sở văn


hóa và thể dục thể thao. Có thể nói, những thay đổi về hạ tầng đô thị đã tạo nên diện mạo mới cho Củ Chi, đưa Củ Chi từ một vùng nông thôn ngoại thành đã mang dáng dấp của một đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh.

3. Về kinh tế, quá trình đô thị hóa của Củ Chi là quá trình hình thành dần nền kinh tế mới trên cơ sở khai thác ngày càng có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của huyện. Giá trị kinh tế của Củ Chi đã có bước tăng trưởng nhảy vọt. Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển từ thuần nông, nông nghiệp là ngành kinh tế chính, trụ cột đã và đang hình thành cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ. Từ một vùng nông thôn nghèo nhất nhì của TP. Hồ Chí Minh, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đồng ruộng bị bỏ hoang hàng ngàn hécta, không có công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp kém phát triển nhưng Củ Chi đã trở thành vùng nông nghiệp trù phú, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Đây là quá trình chuyển dần từ yếu tố nông thôn thành yếu tố đô thị với động lực là quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhanh chóng và toàn diện.

4. Về xã hội, các lĩnh vực xã hội ở Củ Chi đã chuyển biến sâu sắc theo tiến trình đô thị hóa. Bộ mặt nông thôn Củ Chi đã nhanh chóng thay đổi, từ một vùng trắng bom đạn, mặt đất loang lổ, vườn tược bị bỏ hoang, nhà cửa tiêu điều, xập xệ giờ đây đã có diện mạo mới, đầy đủ, khang trang hơn. Các lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, y tế có nhiều thành tựu đáng kể. Dòng người nhập cư về Củ Chi ngày một nhiều, đưa lại nguồn lao động và mang đến thêm nhiều nét văn hóa phong phú cho vùng đất Củ Chi. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, chương trình xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tranh tre nứa lá của huyện đã cơ bản hoàn thành. Mức thu nhập bình quân hàng năm của người dân đều tăng lên qua các thời kì.

5. Quá trình đô thị hóa làm tác động đến lối sống của cư dân Củ Chi. Với việc ra đời các khu chế xuất, xí nghiệp, nhà máy, đường sá được mở rộng, cầu cống được xây dựng, nhiều trung tâm thương mại, khu dân cư hiện đại đã làm dịch chuyển lối sống từ bám đất, bám ruộng sang lối sống đô thị của cư dân Củ Chi. Đồng thời, bên cạnh những mặt tích cực, quátrình đô thị hóacũngphát sinh nhiều vấn đềcần giải quyết như: diện tíchđất nông nghiệp thu hẹp, gia tăng dân số, áp lực việc làm, các tệ nạn xã hội, sự xuống cấp của môi trường


sống... đó cũng là những trở ngại đối với sự phát triển của đô thị mà Củ Chi cũng không phải là một hiện tượng ngoại lệ.

6. Nghiên cứu tổng thể về quá trình đô thị hóa của Củ Chi qua gần 20 năm, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Thứ nhất, Củ Chi đã vận dụng đúng đắn, phù hợp các chủ trương về đô thị hóa của Đảng, Nhà nước, TP. Hồ Chí Minh vào thực tiễn địa phương. Đây là nhân tố quan trọng đưa đến những thành tựu của Củ Chi trong quá trình đô thị hóa. Thứ hai, quá trình đô thị hóa cần gắn chặt với với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ. Thứ ba, điều vô cùng quan trọng trong quá trình đô thị hóa là cần phát huy sức dân, sức mạnh tinh thần, sự đồng thuận của nhân dân, các nguồn lực vật chất từ nguồn xã hội hóa có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của quá trình đô thị hóa. Để làm được điều đó, cần quan tâm giải quyết hài hòa giữa phát triển với bảo tồn, giữa lợi ích chung của tập thể với quyền lợi chính đáng của người dân. Thứ tư, trong quá trình đô thị hóa, cần gắn với đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, quản lí tốt đô thị trong mọi hoàn cảnh.

7. Từ các bài học trên, để đẩy nhanh hơn nữa quá trình đô thị hóa Củ Chi trong thời gian tới, huyện Củ Chi cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng, của TP. Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của địa phương trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp, nêu cao tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự quan tâm và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư. Củ Chi cần có các giải pháp cụ thể nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, truyền thống cách mạng kiên cường, năng động, sáng tạo, đoàn kết là yếu tố quyết định hoàn thành nhiệm vụ đô thị hóa.

Thứ hai, quá trình đô thị hóa phải dựa vào dân, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân và tăng cường đối thoại với các tầng lớp nhân dân; phát triển kinh tế, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội là cơ sở chính trị bền vững để củng cố niềm tin của nhân dân. Huyện cũng cần có những chính sách để nâng cao hơn nữa đời sống xã hội, phát triển văn hóa, xóa bỏ các tệ nạn xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hóa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/01/2023