Chỉ Đạo, Điều Hành Thực Hiện Chương Trình


161. Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Kết quả điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004 huyện Củ Chi, Tài liệu lưu tại Phòng Thống kê huyện Củ Chi.

162. Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh (10/1996), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010.

163. Nguyễn Thị Hải Vân (2012), Tác động của đô thị hóa đối với lao động ở khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

164. Viện Sử học (1989), Đô thị cổ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

165. Viện dự báo và chiến lược khoa học công nghệ (1995), Mấy suy nghĩ về môi trường kinh tế - xã hội cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

166. Viện kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng hợp đề tài “Chuyển dịch cơ cấu lao động 5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa, năm 2006.

167. Viện kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Điều chỉnh qui hoạch kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, năm 2001.

168. Viện kinh tế (2000), Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 25 năm xây dựng và phát triển, Sở Văn hóa thông tin TP.Hồ Chí Minh.

169. Viện nghiên cứu phát triển TP.Hồ Chí Minh (2014), Báo cáo thuyết minh tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

170. Viện Nghiên Cứu Phát triển Paris, Viện Kinh tế TP.Hồ Chí Minh ,Trung tâm Dân số, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội (2002), Dân số và di chuyển nội thị - trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Hà Nội.

Các website:

Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 - 22

171. www.cuchi.hochiminhcity.gov.vn

172. www.hcmcpv.org.vn


173. www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn

174. www.hochiminhcity.gov.vn

175. www.trungcapnghecuchi.edu.vn


II. Tài liệu Tiếng Anh

176. Davis, K. 1972. World Urbanization 1950-1970, Institute of International Studies, University of California at Berkeley, Berkeley, Califinia.

177. Friedmann, J. 1986. “The World City Hypothesis, Development and Change”,

International Journal of Urban and Regional Research, 17, 69-83

178. Timberlake, M.1987.World-system Theory and The Study of Comparative urbanization, In: Smith, M.P and Feagin, J.R (eds.). The Capitalist City, Blackwell, Oxford.

179. Kasarda, J.D. and E. M. Crenshaw.1991. Third World Urbanization: Dimensions, Theories, and Determinants, Annual Review of Sociology, Vol. 17: 467-501.

180. Soja, E. and M. Kanai .2007. The Urbanization of the World, In: R. Burdett and D.Sudjic (eds), The Endless City, Phaidon, London.

181. Drummond, Lisa B.W .1998. “Urbanization in the Out City: A case Study in Ho Chi Minh City’s Suburbs”, Malaysian Journal of Tropical Geography, 29, No.1: 23-38.

182. Erik Harms .2011. Saigon’s Edge on The Margins of Ho Chi Minh City, Publisher. University of Minnesota Press.

183. Gisele Bousquet .2018. Urbanization in Vietnam, Routledge Published, January.


PHỤ LỤC

Phụ lục 1

NGHỊ QUYẾT 05 CỦA THÀNH ỦY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Nghị quyết Số 05-NQ/TU ngày 04 tháng 7 năm 2002 về Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 - khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010

Mười năm qua, nông nghiệp, nông thôn ngoại thành đã có những chuyển biến tích cực, toàn diện. Kinh tế ngoại thành có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với định hướng chiến lược phát triển chung của Thành phố, từng bước phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có 1 cao. Cùng với quá trình đô thị hóa, việc hình thành một số khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung đã tạo điều kiện phát triển một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi công cộng, cơ sở y tế, trường học được đầu tư xây dựng đã thu hút lao động và một bộ phận người dân nội thành ra sinh sống ở ngoại thành.

Tuy nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội ở ngoại thành vẫn còn nhiều tồn tại: sản xuất nông nghiệp chưa gắn với tiêu thụ và chế biến; giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn thấp; giống cây, giống con chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu; trình độ lao động nông nghiệp, nông thôn thấp; đất đai, lao động chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Thành phố. Cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đồng bộ, nhất là ở các phường, xã nghèo; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn ngoại thành chưa đúng mức, còn bất cập so với nhu cầu.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 - khóa IX “Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2002 - 2010, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đề ra chương trình hành động cụ thể như sau:


I- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1/ Quan điểm phát triển

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ngoại thành là một bộ phận quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thành phố. Do đó, phải phát huy mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bảo vệ môi trường, thu hẹp khoảng cách giữa ngoại thành với nội thành; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát huy dân chủ, xây dựng nông thôn mới.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phải gắn với nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; phát triển công nghiệp - dịch vụ phải gắn và phục vụ có kết quả cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời, phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người dân.

2/ Mục tiêu phát triển

a) Về kinh tế

- Phấn đấu tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại thành đạt 11%/năm; nâng tổng quy mô giá trị sản xuất đến năm 2005 gấp 1,5 lần so với năm 2000.

- Hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng cảng cá và trung tâm dịch vụ nghề cá Thành phố ở Huyện Nhà Bè và xây dựng 3 chợ đầu mối theo quy hoạch của Thành phố, các trung tâm giao dịch sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chuyên ngành.

- Bảo vệ và chăm sóc các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng ngập mặn Cần Giờ; đồng thời trồng cây phân tán, cây ăn trái, nâng độ che phủ bảo đảm môi trường sinh thái.


- Phát triển kinh tế biển, phát triển nuôi thủy sản kết hợp; duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đến năm 2005 đạt: trồng trọt 36%, chăn nuôi 36%, thủy sản 16%, lâm nghiệp 2%.

- Phát triển công nghiệp - dịch vụ, nhất là công nghiệp chế biến phục vụ cho phát triển nông nghiệp hàng hóa. Định hình các khu công nghiệp hỗ trợ kinh tế hộ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

b) Về xã hội

- Thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục và dạy nghề. Nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, tăng khả năng khám chữa bệnh cho người dân, thực hiện các chương trình y tế cộng đồng. Thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các chương trình, công trình trọng điểm của Thành phố để đến năm 2005 nâng mặt bằng học vấn của người dân ngoại thành lên lớp 8, trên 90% hộ sử dụng nước sạch, 100% hộ sử dụng lưới điện quốc gia. Đến cuối năm 2003, cơ bản không còn xã - phường nghèo, nhà lá - vách đất, cầu khỉ; nhựa hóa đường giao thông đến xã, đường cấp phối sỏi đỏ đến ấp và các vùng trong ấp. Đến cuối năm 2005, mỗi xã có một trung tâm sinh hoạt văn hóa - thể thao; mỗi ấp có một điểm sinh hoạt văn hóa - thể thao.

- Thực hiện thí điểm 3 mô hình nông thôn mới ở cấp xã, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa và dân chủ hóa để rút kinh nghiệm triển khai nhân rộng.

II- CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH

1/ Quy hoạch định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Khẩn trương nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch chung của Thành phố nhằm sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, bảo vệ sinh thái; có cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; phát huy tiềm năng khoa học kỹ thuật vào xây dựng các vùng sản xuất giống cây, con chất lượng


cao, phát triển rau sạch, cây ăn trái, hoa tươi, cây kiểng, phát triển bò sữa, nuôi thủy sản công nghiệp và bán công nghiệp.

- Quy hoạch và phát triển đường giao thông theo hướng hiện đại hóa nông thôn, trong đó đầu tư xây dựng đường kết hợp đê bao ven sông Sài Gòn. (Sở Địa chính - Nhà đất, Sở Giao thông - Công chánh có đề án thực hiện).

2/ Về khoa học công nghệ

- Có chính sách ưu đãi để huy động các chuyên gia giỏi, lực lượng khoa học kỹ thuật của Thành phố, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố và liên kết hợp tác với các tỉnh trong khu vực để tập trung đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại thành.

- Xây dựng và triển khai chương trình giống cây, giống con chất lượng cao, phát triển công nghệ sau thu hoạch (bảo quản, chế biến sản phẩm). Triển khai chương trình sản xuất thiết bị chất lượng cao với chi phí thấp phục vụ cơ khí hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; hiện đại hóa các hệ thống kiểm định chất lượng con giống, cây giống và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu.

- Tăng cường đầu tư cho tổ chức khuyến nông phục vụ cho việc phát triển các cây, con chủ lực để đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp; chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học.

(Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Thành phố xây dựng đề án cụ thể trong quý III/2002).

3/ Về đầu tư, khuyến khích đầu tư và tài chính - tín dụng

- Giành tỷ lệ đầu tư cao (trong tổng vốn đầu tư phát triển Thành phố) cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành; chú trọng đầu tư cho các huyện, các vùng khó khăn; đầu tư định hình các quận mới nhằm mục tiêu giãn dân; di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra ngoại thành.


- Tổ chức thông tin rộng rãi, cụ thể về cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, thông tin quy hoạch định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, các khu công nghiệp, khu chế xuất để các giới đầu tư lựa chọn.

- Cải tiến thủ tục pháp lý đơn giản, thuận tiện; triển khai các dự án thuộc chương trình kích cầu thông qua đầu tư của Thành phố, bao gồm quản lý vay vốn, trả nợ vay, hỗ trợ lãi vay.

- Triển khai chương trình hỗ trợ lãi vay cho hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, thủy sản, làm muối theo Văn bản 419/UB-CNN của Ủy ban Nhân dân Thành phố, ngày 05/02/2002.

- Nghiên cứu thực hiện cơ chế phối vốn để cho vay dài hạn, cho vay quy mô lớn phù hợp với dự án công nghệ hiện đại tiên tiến, phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp; cơ chế thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

- Hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng để mở rộng diện cho vay đến các đối tượng khó khăn, nằm trong mục tiêu phát triển (như mô hình xóa nhà lá ở Củ Chi).

(Sở Tài chính - Vật giá chủ trì, phối hợp với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Cục thuế có đề án thực hiện).

4/ Về thị trường

- Triển khai xây dựng các trung tâm giao dịch sản phẩm chuyên ngành nông nghiệp, cung cấp thông tin miễn phí về thị trường hàng hóa trong nước và nước ngoài qua hoạt động của Trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư Thành phố.

- Tổ chức các hiệp hội sản phẩm chuyên ngành, mở rộng giao lưu liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh, thâm nhập, mở rộng thị trường, thị phần trong và ngoài nước.

(Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư có đề án thực hiện).

5/ Về lao động, việc làm

- Củng cố, phát triển các trung tâm dạy nghề đủ điều kiện đào tạo nghề


nghiệp phục vụ nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp và cung ứng lao động tại chỗ cho phát triển công nghiệp - dịch vụ; gắn đào tạo với giải quyết việc làm.

- Tổ chức, quản lý tốt các trung tâm giới thiệu việc làm giúp người lao động sớm tiếp cận với công việc phù hợp. Hỗ trợ, khuyến khích các ngành nghề, các đơn vị tổ chức sử dụng nhiều lao động, sử dụng lao động tại chỗ.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh và giáo viên vùng nông thôn, nhất là các huyện còn nhiều khó khăn (Cần Giờ, Nhà Bè).

(Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội có đề án thực hiện)

III- CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1/ Ủy ban Nhân dân Thành phố thành lập Ban chỉ đạo cấp Thành phố do một Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố làm Trưởng ban, một số Phó ban chuyên trách và một số sở, ngành, đoàn thể cử một đồng chí lãnh đạo kiêm nhiệm tham gia Ban chỉ đạo để triển khai thực hiện có kết quả chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2002 - 2010. Ban chỉ đạo cần có quy chế làm việc quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ phối hợp, điều hành, kiểm tra và định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả cho Thường trực Thành ủy và Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố.

2/ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân Thành phố có kế hoạch vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện chương trình này.


T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC

Võ Văn Cương

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí