Năm 2010, thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 671.133 triệu đồng, là huyện đứng đầu trong 5 huyện ngoại thành, chiếm tỷ lệ 26% trong tổng thủ ngân sách của các huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố (Hóc Môn: 525.949, Bình Chánh: 613.041, Nhà Bè: 348.051, Cần Giờ: 433.667) [120, tr.39]. Đến năm 2014, Củ Chi trở thành huyện đứng đầu Thành phố Hồ Chí Minh về thu ngân sách với 1.510.616 triệu đồng, tiếp đó là huyện Bình Chánh với 1.506.652 triệu đồng. Năm 2015, Củ Chi có tổng thu ngân sách là 1.556.689 triệu đồng, đứng thứ 2 toàn thành phố sau huyện Bình Chánh (1.842.003 triệu đồng).
Biểu đồ 4.4. Thu - chi ngân sách của các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015
Đơn vị: tỉ đồng
2000.0.000
1842.003.000
1500.0.000
1556.689.000
1376.679.000
1792.310.000
1417.048.000
1193.544.000
1000.0.000
500.0.000
1071.682.000
857.584.000
610.384.000
721.769.000
.0.000
Củ Chi
Bình Chánh
Hóc Môn
Nhà Bè
Cần Giờ
Thu ngân sách Chi ngân sách
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh, năm 2015, tr.57-58.
Từ 2 biểu đồ trên, có thể thấy các huyện có nguồn thu ngân sách lớn cũng là những huyện có tốc độ đô thị hóa cao. Ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, Bình Chánh và Củ Chi là 2 huyện được đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp quy mô lớn của thành phố.
Củ Chi cũng là huyện ngoại thành có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương thuộc tốp đầu Thành phố. Tính đến năm 2010, Củ Chi là huyện đứng đầu có nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương với 332.307 triệu đồng (Hóc Môn: 227.408, Bình Chánh: 105.064, Nhà Bè: 96.654, Cần Giờ: 324.879) [120; tr. 39]. Trong giai đoạn 2011 - 2013, Củ Chi và Bình Chánh có nguồn vốn tăng nhanh, đến năm 2012, Bình Chánh đã vượt Củ Chi trở thành huyện có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương cao nhất cả TP: năm 2012: Bình Chánh là 504.013 triệu đồng; Củ Chi 336.216 triệu đồng. Năm 2015, số vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương của Bình Chánh là 1.517.326 triệu đồng, Củ Chi 791.882 triệu đồng.
Biểu đồ 4.5. Vốn đầu tư thực hiện thuộc ngân sách địa phương theo giá thực tế phân
theo cấp quản lý ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh, năm 2015, tr.59-60.
Việc tập trung vốn đầu tư từ ngân sách địa phương lớn đồng thời kết hợp với thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác qua đó chứng tỏ nhịp độ tăng trưởng kinh tế huyện đang diễn ra mạnh mẽ.
Đồng thời, quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi mức sống của người dân huyện Củ Chi. Từ việc sản xuất, làm ăn có hiệu quả nên có nhiều hộ khó khăn trước đây đã từng bước xin ra khỏi Chương trình xóa đói giảm nghèo: Năm 1997, có 295 hộ [14; tr. 7]; Năm 1998, có 572 hộ [15; tr. 5]; Năm 1999, có 2.873 hộ [16; tr. 5]; Năm 2000,
có 3.423 hộ [16; tr. 4]; Năm 2001, có 1.160 hộ [17; tr. 3]; Năm 2002, có 1.546 hộ [18; tr. 3]. Từ thành công của chương trình “Xóa đói giảm nghèo” dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm trong các năm. Năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 5,18% [16; tr. 4]; Năm 2001, giảm xuống còn 4,3% [17; tr. 3]; Đến năm 2002, còn 2,47% [18; tr. 2]. Năm
2007, còn 2.183 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,9% [157; tr. 4]. Đến năm 2010, thành công vượt bậc trong chính sách xóa đói giảm nghèo của huyện đó là mặc dù theo chuẩn mới của thành phố tăng theo tiêu chí hộ có thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm và thu nhập dưới 21
triệu đồng/người/năm thì tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện vẫn giảm nhanh theo các năm.
Biểu đồ 4.6. Số hộ nghèo trên địa bàn huyện Củ Chi giai đoạn 2010 - 2015
20000
18000
16000
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0
2010
2011
2012
2013
2014
2015
6 tháng đầu
năm2016
Số hộ nghèo Expon. (Số hộ nghèo)
Nguồn: Tổng hợp từ Số liệu tình hình kinh tế - xã hội Củ Chi năm 1997 và Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 - 2015.
Có thể thấy chỉ trong khoảng 5 năm, số hộ nghèo tại Củ Chi đã giảm nhanh chóng, từ 9,58% năm 2010 đến năm 2015 đã còn 2,14%, giảm 7,44%. Đó cũng chính là thành tựu quan trọng của quá trình đô thị hóa ở Củ Chi.
Từ các kết quả trên, đến năm 2015, Củ Chi đã cơ bản hoàn thành sớm chương trình xây dựng nông thôn mới với 20/20 xã đạt chuẩn. Củ Chi là huyện ngoại thành đầu tiên của TP. Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng lên, thu nhập bình quân của người dân ngày càng tăng đạt 40 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 1,8 lần so với mức thu nhập 21,6 triệu đồng/người/năm vào đầu năm 2010).
Tuy nhiên, quá trình phát triển ở Củ Chi diễn ra không đồng đều giữa các xã trong huyện. Trong số 21 xã, thị trấn của huyện thì những xã, thị trấn nằm trên trục đường quốc lộ 22, tỉnh lộ 8, các xã giáp với khu vực công nghiệp như Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Thị Trấn Củ Chi… là những vùng có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, ngược lại đối với những xã vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến như Nhuận Đức, An Phú, Phú Mỹ Hưng tình hình phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn do nằm xa trung tâm huyện, địa bàn rộng, dân cư sống phân tán không tập trung. Đây cũng là vấn đề quan trọng đặt ra đòi hỏi Củ Chi phải có
những chính sách phù hợp để phát triển kinh tế toàn huyện.
4.5. Đô thị hóa đã làm chuyển dịch mạnh cơ cấu dân số và lao động của Củ Chi Về dân số, cho đến năm 2013, mật độ dân số toàn TP. Hồ Chí Minh là 3.790 người/km2, trong đó tập trung đông ở khu vực trung tâm, sau đó mật độ giảm dần ở khu vực ven đô và ít nhất tại các huyện ngoại thành. Mật độ dân số khu vực nội đô rất cao, trung bình 28.768 người/km2, có nhiều quận mật độ trên 40.000 người/km2 như Quận 4, 5, 10, 11; khu vực vùng ven mật độ là 7.628 người/km2; trong khi đó các huyện ngoại thành mật độ dân số thấp hơn rất nhiều, chỉ có 941 người/km2. Điều này cho thấy khả năng thu hút dân số và lao động của khu vực ngoại thành còn rất lớn cũng như có nhiều thuận lợi trong việc bố trí các khu dân cư mới, các khu - cụm công nghiệp, các khu thương mại, dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng. Có thể nói quá trình gia tăng dân số và phân bố dân cư trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã phản ánh tác động của quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng đến sự thay đổi quy mô lao động cũng như sự phân bố lao động trên địa bàn thành phố. Dân số TP. Hồ Chí Minh đông và tăng nhanh tạo điều kiện cung cấp nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, yếu tố thu hút vốn đầu tư và phát triển các ngành kinh tế, đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.
Ở Củ Chi, quá trình đô thị hóa đã làm biến chuyển tình hình dân cư theo hai hướng chủ yếu sau đây: Thứ nhất, như chúng tôi đã phân tích trong các chương trước, dân số Củ Chi có sự gia tăng nhanh, trong đó, tỷ lệ gia tăng dân số cơ học do nguồn lao động nhập cư vào Củ Chi tăng nhanh, do yêu cầu về lao động phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp.
Thứ hai, sự gia tăng của tỷ lệ dân số thành thị so với dân số nông thôn. Chỉ số dân số trung bình khu vực nông thôn và thành thị của Củ Chi so với các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh thể hiện qua biểu đồ 4.7 như sau:
Biểu đồ 4.7. Dân số trung bình khu vực nông thôn các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh
Đơn vị: người
572.336
454.292
380.511
346.245
402.972
349.796
Năm 2011
Năm 2015
84.166 98.672
60.403
62.662
Củ Chi
Hóc Môn
Bình Chánh
Nhà Bè
Cần Giờ
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2015, tr.22
Biểu đồ 4.8. Dân số trung bình khu vực thành thị các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh
Đơn vị: người
45000
40000
35000
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
40.533
26.79
22.527
19.534
19.499
16.706
19.115
Năm 2011
15.27
10.74212.298
Năm 2015
Củ Chi Hóc Môn Bình Chánh Nhà Bè Cần Giờ
2
5
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2015, tr.22
Từ 2 biểu đồ trên, có thể thấy trong các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, Nhà Bè là huyện có dân số trung bình thành thị cao nhất, tiếp đến là huyện Củ Chi. Đối với số liệu về dân số trung bình nông thôn phân theo quận huyện, cao nhất là huyện Bình Chánh, tiếp đến là Hóc Môn rồi đến Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ. Như vậy, có thể thấy, tốc độ đô thị hóa ở Củ Chi vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
Về lao động, tỷ lệ hộ làm nông - lâm nghiệp - thủy sản ở Củ Chi giảm 10,8% từ năm 2006 - 2010. Trong khi đó huyện Hóc Môn giảm 3,8%, huyện Bình Chánh giảm 9,0%, huyện Nhà Bè giảm 9,9% và huyện Cần Giờgiảm 12,5%. Như vậy trong 5 huyện của thành
phố, số hộ hoạt động sản xuất trong nông - lâm nghiệp - thủy sản của huyện Củ Chi giảm thứ hai, sau huyện Cần Giờ [142; tr. 27].
Trong lĩnh vực dịch vụ: so sánh năm 2010 với 2006 cho thấy tỷ lệ hộ làm dịch vụ ở Củ Chi tăng 10,2%, Hóc Môn tăng 9,1%, Bình Chánh tăng 0,1%, Nhà Bè tăng 13,9%, Cần Giờ tăng 5,6%. Như vậy trong 5 huyện của thành phố, huyện Củ Chi có tỷ lệ hộ hoạt động sản xuất trong lĩnh vực dịch vụ tăng cao, đứng thứ 2, sau huyện Nhà Bè [142; tr. 27].
Việc hình thành các khu công nghiệp đem lại việc làm cho người lao động tại địa phương.Tuy nhiên,vấn đềđặt ra là lao động chủ yếu là lao động phổ thông,đơn giản,nguồn lao động kỹ thuật vẫn còn thiếu. Trình độ dân trí vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đô thị như hiện nay, đây là một trong những trở ngại khó khăn trong khi giai đoạn bước vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa cần một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao để nắm bắt khoa học kỹ thuật.
Thêm đó, dân số tăng nhanh nhưng thiếu các công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân, tình trạng nhập cư đông và những tác động mặt trái của cơ chế thị trường và tệ nạn xã hội ở nông thôn; vấn đề dân chủ; tình trạng phân hóa giàu nghèo; vấn đề chăm lo sức khỏe cho nhân dân chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, công tác chăm lo giáo dục… đã tác động đến việc phát triển của địa phương.
4.6. Đô thị hóa đã làm biến đổi nhiều sinh hoạt văn hóa của cư dân Củ Chi
Đô thị hóa đã thúc đẩy kinh tế Củ Chi phát triển, kéo theo những biến đổi trên phương diện văn hóa. Thứ nhất, các khoản kinh phí đầu tư cho các hoạt động văn hóa của huyện được tăng cường, hoạt động văn hóa đạt được nhiều kết quả đáng kể. Bảng thống kê số kinh phí cho TDTT giữa một số xã của Củ Chi và các huyện khác cho thấy rõ điều đó:
Bảng 4.4. Kinh phí hoạt động văn hóa - thể thao năm 2012
Kinh phí hoạt động văn hóa - thể thao | Dân số | Bình quân đầu người | |||
Tháng | Năm | Tháng | Năm | ||
Xã Tân Thông Hội - huyện Củ Chi | 10.000.000đ | 120.000.000đ | 30.926 người | 323đ | 3.880đ |
Xã Tân Thạnh Đông - huyện Củ Chi | 6.600.000đ | 80.000.000đ | 35.339 người | 186đ | 2.263đ |
Xã Phạm Văn Hai - huyện Bình Chánh | 5.000.000đ | 60.000.000đ | 17.017 người | 293đ | 3.525đ |
Xã Nhị Bình - huyện Hóc Môn | 2.500.000đ | 30.000.000đ | 11.363 người | 220đ | 2.640đ |
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Trị Ngành Thương Mại - Dịch Vụ Các Năm 2010, 2012, 2015
- Tỷ Lệ Lao Động Đã Qua Đào Tạo Nghề Trong Tổng Lao Động Có Việc Làm Giai Đoạn 2010 - 2015
- Quá Trình Đô Thị Hóa Đã Tác Động Mạnh Mẽ Đến Sự Phát Triển Kinh Tế Của Huyện Củ Chi
- Số Người Nhiễm Hiv Tại Các Huyện Ngoại Thành Thành Phố Hồ Chí Minh
- Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 - 20
- ), Luận Án Tiến Sĩ Lịch Sử, Học Viện Chính Trị - Hành Chính Quốc Gia Hồ Chí Minh.
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
834.000đ | 10.000.000đ | 25.000 người | 33đ | 400đ | |
Xã Long Hòa - huyện Cần Giờ | 1.368.000đ | 16.427.000đ | 10.152 người | 134đ | 1.618đ |
Xã Lý Nhơn - huyện Cần Giờ | 834.000đ | 10.000.000đ | 4.381 người | 190đ | 2.282đ |
Xã Phú Xuân - huyện Nhà Bè | 2.500.000đ | 30.000.000đ | 16.569 người | 150đ | 1.810đ |
Nguồn: Kết quả điều tra điền dã địa phương do cán bộ văn hóa xã cung cấp
Dựa vào bảng thống kê, chúng ta nhận thấy, xã Tân Thông Hội huyện Củ Chi có nguồn kinh phí hoạt động văn hoá - thể thao cao hơn các xã khác với mức chi 120 triệu/năm. Tính bình quân đầu người ở Tân Thông Hội được hưởng là: 323 đồng/người/tháng và 3.880 đồng/người/năm. Xã Tân Thạnh Đông cũng đạt mức trung bình, trong khi xã Tân Thới Nhì
- huyện Hóc Môn mức chi 10 triệu/năm, cho các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, tính bình quân đầu người ở Tân Thới Nhì được hưởng là 33 đồng/người/tháng và 400 đồng/người/năm, là xã có mức chi thấp nhất theo khảo sát trên.
So với các huyện ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh, Củ Chi là huyện có tỷ lệ số khu phố, ấp và hộ văn hóa đạt tỉ lệ cao so với các huyện ngoại thành:
Biểu đồ 4.9. Một số chỉ tiêu văn hóa của các huyện ngoại thành năm 2015
Đơn vị: %
100
91,6
91,5
91,8
86,9
86,9
Số lượng phường/xã đạt chuẩn văn hóa năm 2015
68
67,8
66,7
66,7
53,8
42,9
25
31,3
Số lượng khu phố/ấp đạt chuẩn văn hóa năm 2015
28,6
Số lượng hộ dân cư đạt chuẩn văn hóa năm 2015
Củ Chi
Hóc Môn Bình Chánh Nhà bè
Cần Giờ
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2015, tr.22
Biểu đồ trên cho thấy, đến năm 2015, Củ Chi đã có 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa trong khi tỷ lệ này tại các huyện ngoại thành khác của TP. Hồ Chí Minh lần lượt là
Cần Giờ 42,9%; Bình Chánh 31,3%; Nhà Bè 28,6% và Hóc Môn 25%. Số lượng khu phố/ấp đạt chuẩn của Củ Chi cũng cao nhất với 68%, cao hơn so với Hóc Môn 67,8%, Nhà Bè và Cần Giờ đều 66,7%, Bình Chánh 53,8%. Số lượng hộ dân cư đạt chuẩn văn hóa của huyện Củ Chi cũng đạt 91,6%.
Thứ hai, các sinh hoạt văn hóa chuyển sang dáng dấp của văn hóa đô thị
Tại các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, có thể thấy các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống như đàn ca tài tử, truyền thanh, bản tin… đã dần nhường chỗ cho các loại hình sinh hoạt văn hóa mang tính chất đô thị như các câu lạc bộ, đội nhóm, văn nghệ quần chúng, chiếu phim… Đặc biệt, đối với các huyện ngoại thành có tốc độ đô thị hóa cao, văn hóa có phần đa dạng và phong phú hơn do có sự hiện diện của dân nhập cư từ các nơi khác đến. Trước năm 1990, các huyện thuần nông như Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè có một diện mạo văn hóa khá thuần nhất. Các lễ hội, phong tục tập quán, đám cưới, đám ma, đám giỗ ít thay đổi về nội dung và hình thức. Nhưng từ khi các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm dịch vụ thương mại, siêu thị mọc lên thì người dân từ nơi khác đổ về ngày một đông, những người dân nhập cư (họ là lao động công nghiệp, lao động thời vụ, sinh sống lâu dài) có đến để tìm kiếm việc làm, để sinh sống lâu dài và sự hiện diện của họ cũng góp phần làm thay đổi diện mạo văn hóa của làng xã. Những công nhân ở các nhà máy, những người dân từ khắp các tỉnh thành đến đây làm ăn đã mang theo trong hành trang của họ những phong tục tập quán, lối sống, nếp ăn ở, cách thức làm việc sinh hoạt khác. Điều đó đã làm cho văn hóa làng xã ngoại thành có thêm những nhân tố mới trở nên sôi động hơn, đa dạng nhiều màu sắc và cũng vì thế mà phức tạp hơn. Có nhiều xã dân nhập cư chiếm một tỷ lệ rất cao như ở Củ Chi, Bình Chánh. Rõ ràng, những nơi nào có đông dân nhập cư sinh sống, bộ mặt làng xã mang dáng vẻ sinh động hơn thay cho không khí yên bình có phần tĩnh lặng của các làng quê thuần nông.
Thứ ba, bên cạnh những mặt tích cực, đô thị hóa cũng đưa lại một số hệ lụy đối với đời sống văn hóa của cư dân Củ Chi nói riêng, các vùng nông thôn đô thị hóa nói chung. Với những chuyển biến trong lối sống đô thị, kéo theo đó là các tệ nạn xã hội cũng gia tăng, ví dụ, vấn nạn HIV/AIDS đang là vấn đề cần quan tâm giải quyết tại huyện Củ Chi và các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh.