2.1.4. Kết cấu hạ tầng:
Đây là một nguồn lực, một điều kiện quan trọng để phát triển du lịch. Kết cấu hạ tầng đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển và ngược lại.
2.1.4.1. Giao thông vận tải:
Đường bộ: trục giao thông chiến lược quốc lộ 1A xuyên qua tỉnh đang được mở rộng và nâng cấp. Cầu Cần Thơ đã khánh thành, tạo điều kiện nối liền Bạc Liêu với TPHCM và các tỉnh. Giao thông từ tỉnh đi các huyện và giao thông liên huyện, liên xã đang từng bước được đầu tư.
Đường thuỷ: là giao thông quan trọng của vùng sông nước Bạc Liêu. Nhiều tuyến đường thuỷ đã được nạo vét, giải tỏa thông thoáng. Nhiều loại phương tiện của nhiều thành phần kinh tế đang tham gia vận chuyển đưa đón hành khách.
Sân bay dân dụng Bạc Liêu: đang được huy hoạch để đầu tư nhằm phục vụ
nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hoá.
2.1.4.2. Hệ thống cung cấp điện nước:
Lưới điện quốc gia đã về đến 100% các huyện lỵ. Đến cuối năm 2005 đã đưa tới 61/61 xã (chiếm 100%)và số hộ dùng điện toàn tỉnh tăng từ 48% năm 2001 lên 97% năm 2009.
Nước sinh hoạt chủ yếu được sử dụng từ nguồn nước ngẩm cách mặt đất từ 80-130m, những giếng bơm công nghiệp có độ sâu 250-300m. Hệ thống cấp nước đô thị cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân nội ô. Ở nông thôn, mạng lưới các giếng nước ngầm mỗi năm một nhiều hơn. Tỷ lệ hộ dùng nước sạch trong toàn tỉnh đến cuối năm 2009 tăng lên 95%(tăng lên 43,5% so với năm 2001).
2.1.4.3. Mạng lưới thông tin viễn thông:
Hiện nay thông tin liên lạc ở Bạc Liêu thông suốt trong và ngoài nước, điện thoại đã phủ mạng đến tất cả các trung tâm xã và một số vùng nông thôn sâu, với 104.878 máy điện thoại, bình quân 13 máy/100 người dân.
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH CỦA TỈNH BẠC
LIÊU THỜI GIAN QUA
Bạc Liêu là một tỉnh mới được tái lập từ đầu năm 1997, nằm trong tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ, thuộc vùng du lịch đồng Bằng Sông Cửu Long, Bạc Liêu có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch của vùng nói riêng và cả nước nói chung.
Tỉnh Bạc Liêu nằm trên trục quốc lộ 1A, giao thông đi lại thuận tiện cả đường bộ lẫn đường thuỷ. Nét đặc thù của tỉnh là có nhiều hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, các cửa sông ven biển, với những khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng cả nước. Đồng thời, tỉnh cũng có những tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhất định trong phát triển du lịch.
Từ khi được tái lập đến nay, kinh tế của tỉnh luôn luôn tăng trưởng ở mức cao và tương đối toàn diện. Cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ, kinh tế du lịch cũng được quan tâm đầu tư phát triển. Về mặt xã hội, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, ngày càng được nâng cao rõ rệt, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần.
Nằm trong vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu được xác định có một vai trò trong phát triển du lịch trong tiểu vùng nói riêng và của vùng du lịch Nam Bộ nói chung. Bạc Liêu cũng được xác định vai trò là vùng phụ cận cho các trung tâm du lịch lớn của vùng và của cả nước như trung tâm du lịch TPHCM, thành phố Cần Thơ.
Lượng khách du lịch đến Bạc liêu tăng liên tục trong những năm qua. Tuy nhiên hoạt động du lịch và kinh tế du lịch của Bạc Liêu còn rất thấp so với nhiều địa phương và so với cả nước, nhất là lượng khách du lịch quốc tế. Năm 2005 tổng số du khách đến Bạc Liêu là 140.000 lượt khách tăng gấp 2 lần so với năm 2001, năm 2009 tăng gấp gần 5 lần so với năm 2001 và lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001-2005 là 28,5%. Trong đó khách du lịch quốc tế năm 2005 là 6000 lượt khách, bằng 0,15% số lượng khách quốc tế đến Việt
Nam, bằng 0,25% số lượng khách quốc tế đến thành phố HCM, và bằng 5,2% số lượng du khách quốc tế đến thành phố Cần Thơ.
Doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh năm 2005 đạt 180 tỉ đồng, tăng gấp
2.3 lần so với năm 2001, nhưng chỉ bằng 0,17% doanh thu du lịch của cả nước, bằng 6,5% doanh thu du lịch của các tỉnh vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu thống kê của tỉnh cho thấy, nếu như năm 2007, Bạc Liêu đón được
209.000 lượt khách và doanh thu đạt 240 tỷ đồng thì đến năm 2008, doanh thu đạt 300 tỷ đồng, tăng 16,7% và số lượt khách đến Bạc Liêu là 280.000 tăng 27,2% so với năm 2007, trong đó khách quốc tế khoảng 8.000 và 85.000 lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú. Cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch cũng từng bước được đầu tư phát triển, nhiều dự án du lịch đã và đang được triển khai.
Với những kết quả đạt được tỉnh Bạc Liêu có một số hạn chế cần phải khắc
phục:
Bạc Liêu là tỉnh gần tận cùng về phía Nam, xa cách thành phố, các trung tâm du lịch lớn. Vì vậy việc đưa đón nhận làm công đoạn du lịch lữ hành sẽ khó khăn. Đồng thời Bạc Liêu không có lợi thế thu hút khách ở giữa các tuyến trục giao thông như một số tỉnh, thành phố khác.
Tài nguyên và các hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh đang bị suy giảm, môi trường ở một số vùng bị ô nhiễm cần phải đầu tư khôi phục.
Các di tích lịch sử đang bị xuống cấp thiếu vốn đầu tư để trùng tu, tôn tạo.
Giao thông đường bộ đến một số điểm du lịch còn khó khăn, đặt biệt là thiếu các tuyến đường tốt dẫn đến các điểm du lịch hấp dẫn trong tỉnh, ví dụ như đường đến các sân chim Phước Long và Đông Hải, đường đến tháp cổ Vĩnh Hưng….
Như vậy, so với tiềm năng của du lịch tỉnh trong hệ thống du lịch cả nước thì sự phát triển của du lịch Bạc Liêu thời gian qua tuy đã có bước phát triển khá từ khi tỉnh được tái lập, nhưng chưa tương xứng với yêu cầu. Sự tham gia của du lịch Bạc Liêu vào sự phát triển du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của
cả nước còn rất nhỏ bé, chưa tự khẳng định được vai trò của mình trong hệ thống
du lịch của vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.
2.2.1. Doanh thu du lịch:
Bảng 3: Doanh thu du lịch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2001-2009(theo dịch vụ)
Đơn vị: tỷ đồng
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Lưu trú | 13.7 | 15.2 | 26.75 | 30.2 | 37.5 | 40.35 | 45.8 | 60.2 | 62.5 |
Ăn uống | 18.75 | 20 | 28.7 | 33.8 | 48.45 | 53.8 | 61.5 | 85.4 | 96.7 |
Vận chuyển | 15 | 14.5 | 19.25 | 20.4 | 19.75 | 20.15 | 22.2 | 23.1 | 24.2 |
Lữ hành | 6.75 | 6.4 | 8.5 | 10.5 | 12.2 | 14.35 | 17.4 | 18.5 | 20.4 |
Mua sắm | 15.7 | 17 | 25.5 | 35.7 | 47.7 | 56.25 | 77.7 | 98.4 | 105.3 |
Khác | 5.1 | 6.9 | 11.3 | 9.6 | 14.4 | 15.1 | 15.4 | 14.1 | 10.9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 - 6
- Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 - 7
- Cơ Sở Vật Chất Trang Thiết Bị Phục Vụ Du Lịch Của Tỉnh Bạc Liêu:
- Chiến Lược Phát Triển Của Các Địa Phương Lân Cận:
- Dự Báo Nhu Cầu Lao Động Phân Theo Trình Độ Đào Tạo
- Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 - 12
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Bảng 4: Doanh thu du lịch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2001-2009(theo khách)
Đơn vị: tỷ đồng
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Doanh thu | 75 | 85 | 120 | 140 | 180 | 200 | 240 | 300 | 320 |
Quốc tế | 2.7 | 3.6 | 7 | 10 | 15.6 | 21.3 | 25 | 33.7 | 42 |
Nội địa | 72.3 | 76.4 | 113 | 130 | 164.4 | 178.7 | 215 | 266.3 | 278 |
Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu
2.2.2. Số lượng khách du lịch:
Bảng 5: Lượng khách du lịch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2001-2009
Đơn vị: ngàn lượt khách
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Khách dl | 75 | 80 | 90 | 120 | 140 | 185 | 209 | 280 | 350 |
quôc tế | 1.5 | 2 | 2.8 | 4 | 6 | 8 | 9 | 10 | 12 |
Nội địa | 73.5 | 78 | 87.2 | 116 | 134 | 177 | 200 | 270 | 338 |
Nguồn: sở văn hóa thể thao và du lịch Bạc Liêu
2.2.3. Ngày khách du lịch:
Bảng 6: Ngày khách du lịch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2001-2009
Đơn vị: ngàn ngày khách
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Ngày khách | 75 | 85 | 96 | 131 | 154 | 222 | 250 | 350 | 455 |
Quốc tế | 2.25 | 3 | 5.6 | 8 | 12 | 16.4 | 18.5 | 25 | 30 |
Nội địa | 72.75 | 82 | 90.4 | 123 | 142 | 205.6 | 231.5 | 325 | 425 |
Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu
2.3. Thực trạng về phát triển du lịch của tỉnh Bạc Liêu thời gian qua:
Sau khi chia tách tỉnh, cơ sở vật chất kỹ thuật về du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hầu như không có, các tài nguyên về du lịch còn ở dạng tiềm năng chưa được đầu tư khai thác. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh uỷ và UBND tỉnh cùng với sự phối hợp có hiệu quả cảu các cấp, các ngành trong tỉnh, và đặc biệt là sự cố gắng của ngành du lịch, trong những năm qua hoạt động du lịch có hiệu quả đã có mức tăng trưởng tương đối khá so với các ngành kinh tế khác. Cơ sở vật chất kĩ thuật đã được quan tâm cải tạo, mở rộng và đầu tư phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Các chỉ tiêu cơ bản về lượng khách du lịch, về doanh thu, nộp ngân sách, về chỉ tiêu vốn đầu tư và lao động liên tục tăng qua nhiều năm và năm sau cao hơn năm trước. Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng dần tỉ trọng dịch vụ trong thu nhập GDP của tỉnh, giải quyết thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội.
Doanh thu của ngành du lịch giai đọan 2001-2005 đạt 520 tỷ đồng, tăng
bình quân hàng năm là 18,72%.
Hàng năm hoạt động du lịch dịch vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước gần
20 tỷ đồng.
Tỷ trọng du lịch trong GDP của tỉnh chiếm 1,81% và GDP của ngành du lịch cả nước là 0,61%.
Công suất sử dụng phòng nghỉ đạt 65-67%.
Tuy vậy, hoạt động du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cần sớm có giải pháp tháo gỡ để đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới, đó là:
Gía trị sản lượng ngành mới chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh, sức đóng góp vào nền kinh tế tỉnh chưa nhiều, chưa tương xứng với những tiềm năng và cơ hội của ngành.
Kinh doanh du lịch còn kém hiệu quả, chưa khai thác và đầu tư để khai thác tối ưu các nhóm hàng du lịch, các doanh nghiệp và cơ sở tư nhân chủ yếu mới kinh doanh vào nhóm hàng lưu trú và ăn uống.
Sự phối hợp giữa các ngành, các địa bàn đôi lúc chưa đồng bộ và thiếu chặt chẽ, nhất là đối với các điểm tham quan du lịch. Sự nhận thức và sự tham gia của nhân dân về kinh tế du lịch chưa cao.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách cũng như yêu cầu phát triển của vùng.
Tiếp thị và quản lý kinh doanh còn nhiều lung túng, chưa tạo được thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế ổn định. Sự phối hợp với các công ty du lịch trong nước và quốc tế chưa đi vào chiều sâu, chưa có kết quả.
Hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đa dạng, nhanh nhạy nhưng việc quản lý chưa thống nhất, thiếu sự phối hợp đồng bộ.
Năng lực của các bộ và nhân viên trong ngành còn yếu so với yêu cầu, nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, quản lý nhà hàng- khách sạn, marketing…
Các điểm tham quan, các di tích lịch sử, văn hoá… đang bị xuống cấp và suy giảm, nhưng nguồn vốn để đầu tư, tôn tạo và khôi phục còn hạn chế.
Cơ cấu kinh tế nông, ngư, lâm- công nghiệp và dịch vụ trong tỉnh đang chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ, trong đó dịch vụ du lịch cũng có bước phát triển tương đối khá.
Lao động du lịch:
Bảng 7: Lao động ngành du lịch giai đoạn 2001-2009
Đơn vị: người
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
ĐH và trên ĐH | 6 | 8 | 8 | 10 | 10 | 15 | 18 | 27 | 32 |
CĐ, TC | 10 | 15 | 17 | 20 | 25 | 35 | 49 | 60 | 75 |
Đào tạo khác | 50 | 50 | 70 | 100 | 150 | 190 | 230 | 300 | 400 |
Chưa qua đào tạo | 784 | 182 | 805 | 820 | 825 | 910 | 908 | 868 | 853 |
Lao động ngành DL | 850 | 855 | 900 | 950 | 1.010 | 1.150 | 1.205 | 1.255 | 1.360 |
Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu