Nhu Cầu Pr Ngày Càng Tăng Tại Việt Nam Trong Những Năm Gần Đây


trên Website của mình để tập hợp tất cả các bài báo và chương trình đã viết về công ty kể từ khi thành lập. Đó là câu chuyện về người lãnh đạo đạt danh hiệu Gương mặt tiêu biểu công nghệ thông tin Việt Nam, sự kiện Peacesoft là công ty duy nhất của Việt Nam nhận được đầu tư của tập đoàn IDG, giải thưởng Sao Khuê...Công chúng biết đến Peacesoft với hình ảnh một công ty có đóng góp rất nhiều cho công nghệ thông tin nước nhà, nhiều giải thưởng sáng tạo và nhà lãnh đạo giỏi giang...Càng nhiều bài báo viết thì càng nhiều người khâm phục Peacesoft với thành tích đáng nể của một doanh nghiệp non trẻ.

Một sự kiện nữa cũng không kém phần ấn tượng trong thời gian gần đây là việc hỗ trợ thực hiện đĩa “Đứa bé” của nhạc sĩ Minh Khang. Kim Lợi TDK, HT Production đã được báo chí ca ngợi và nhiều người nhớ đến qua chương trình thu âm ca khúc cùng với sự hợp tác của 60 ca sĩ, người mẫu, diễn viên, cầu thủ. Đây là một kỉ lục mới về thu âm tại Việt Nam nhằm mục đích từ thiện, gây quỹ cho trẻ em nghèo đón xuân Bính Tuất. Hiệu quả về thương hiệu chắc chắn sẽ đến với Kim Lợi TDK, HT Production và sau sự kiện này.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ vận chuyển Hiền Linh chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển bằng xe máy lần đầu tiên lắp đồng hồ đo và tính cước tại Việt Nam nhãn hiệu Cokbi. Tuy mới ra đời chưa lâu, nhưng công ty đã rất chú trọng đến hoạt động PR. Lễ khai trương của công ty được tổ chức tại khách sạn Bảo Sơn với sự tham gia của nhiều báo chí, đài truyền hình...và đã được đưa lên chương trình “Thị trường 24h” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam. Trước lễ khai trương cũng có nhiều bài báo trên các báo Diễn đàn doanh nghiệp, Tuổi trẻ Online...viết về dịch vụ của công ty. Thêm vào đó là những lời nhận xét rất tốt về công ty của ông Nguyễn Hoàng Linh, Trưởng phòng vận tải Sở giao thông công chính Hà Nội đã tăng thêm niềm tin của công chúng vào loại hình dịch vụ mới này.


Doanh nghiệp Việt Nam cuối cùng không thể không nhắc đến là cà phê Trung Nguyên - điển hình của Việt Nam về một thương hiệu đi lên nhờ PR. Trước ngày 23/11/2003 tức là trước thời điểm Trung Nguyên tung ra G7, thị trường cà phê tại Việt Nam có cục diện như sau: NestCafe đang thống trị thị trường, chiếm 55,95% thị phần, VinaCafe chiếm 38,45%, 5,6% còn lại cho các thương hiệu cà phê khác. Trong cục diện đó, G7 vào cuộc với những chiêu thức khá bất ngờ, là mời người tiêu dùng thử sản phẩm trong chương trình “Ngày hội tuyệt đỉnh G7” được tổ chức quy mô tại Dinh Thống Nhất. Hơn 35.000 người đã tham gia ngày hội này. Tại đây, Trung Nguyên mời người tiêu dùng uống thử hai ly cà phê hòa tan, một của G7, một của NestCafe (người tiêu dùng không được cho biết nhãn hiệu trước khi uống) và so sánh. Kết quả cuộc thử nghiệm đó cho biết có 89% người tiêu dùng chọn G7 và chỉ 11% chọn NestCafe. Trung Nguyên thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch này.

Trước một đối thủ mạnh về cả tiềm lực tài chính và kinh nghiệm, Trung Nguyên xác định chiến thuật là hướng vào trái tim và tinh thần của người tiêu dùng Việt Nam. Trước khi cuộc chiến chính thức diễn ra, Trung Nguyên đã thực hiện một cuộc tuyên truyền bài bản nhằm vận động tinh thần và kêu gọi sự ủng hộ của các đại lý, nhà phân phối và người tiêu dùng. Công ty này đã mở đầu bức thư ngỏ gửi người tiêu dùng bằng câu “Kính gửi quý đồng bào” và những lời lẽ rất tha thiết để khơi gợi tinh thần dân tộc. Đồng thời Trung Nguyên cũng đã trình bày rõ cho các đại lý, nhà phân phối nguyện vọng của mình với mong muốn được ủng hộ, đồng hành như một thương hiệu Việt Nam đi tiên phong. Những ai biết đến Trung Nguyên đều rất dễ nhận thấy một “tinh thần dân tộc” quyết liệt nơi giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ và giám đốc Marketing Nguyễn Trần Quang. Sau 3 tháng đầu chiếm lĩnh thị trường, G7 được xem như toàn thắng. Chính từ cuộc chiến này, G7 đã buộc các đối


thủ phải chơi theo cách của mình. NestCafe và VinaCafe bắt đầu tăng cường quảng cáo, khuyến mại để giữ người tiêu dùng. Riêng NestCafe, từ khẩu vị “Khởi đầu một ngày mới” đã chuyển sang “Hương vị Việt Nam hơn” nhằm đối đầu lại chính sách “tinh thần dân tộc” của cà phê Trung Nguyên...Cuối năm 2004, thị trường Cà phê Việt Nam được chia lại: NestCafe 44,05%, VinaCafe 28,95%, G7 chiếm 21,8% và 5% còn lại cho các thương hiệu khác14.

Tiếp sau đó, Chủ tịch hội đồng thành viên công ty G7 Đặng Lê Nguyên Vũ liên tục xuất hiện trước công chúng với hình ảnh một doanh nghiệp quan tâm đến sự phát triển kinh tế nước nhà, đến cộng đồng và xã hội. Tổng giám đốc không chỉ là người viết bài gửi đến diễn đàn “Cafe sáng tạo” mà còn đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho diễn đàn “Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ”, tham gia trả lời phỏng vấn báo chí về những trăn trở của một doanh nghiệp thành công trước ngưỡng cửa gia nhập WTO. Ông Nguyễn Trần Quang trở thành giám khảo cho cuộc thi Khởi nghiệp dành cho sinh viên trên VTV3. Điều này đã đem lại ấn tượng tốt cho công chúng về thương hiệu Trung Nguyên với những nhà lãnh đạo tâm huyết. Qua đó, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của các công cụ PR trong việc thu hút tình cảm của công chúng để xây dựng và phát triển thương hiệu.‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC ỨNG DỤNG PR TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Những mặt mạnh

PR Quan hệ công chúng và các hình thức PR phổ biến tại Việt Nam - 8

1.1.Nhu cầu PR ngày càng tăng tại Việt Nam trong những năm gần đây


Howard Deam, giáo sư môn PR tại đại học Boston (Mỹ) khẳng định: “Tương lai của ngành này chỉ có một con đường, đó là con đường đi lên”.



14 Nguồn : Thuý Hạnh, Thị trường cà phê Việt Nam - sự lựa chọn cho người tiêu dùng,

http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=564&news_id=22361


58


Nếu như cách đây vài năm, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ quan tâm tới quảng cáo và Marketing thì bây giờ đã khác, doanh nghiệp bắt đầu chú ý tới PR như một công cụ lợi hại bên cạnh các công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh khác.

Với áp lực hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam, xu thế cạnh tranh khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn PR làm vũ khí chiến lược trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Hiện có khoảng 40% tổng số 1.521 hồ sơ (resume) đang đăng trên Vietnamworks.com (website tuyển dụng lớn nhất Việt Nam) trong ngành quảng cáo/đối ngoại là thuộc về PR. Và cứ mỗi đầu việc về PR đăng lên thì trung bình có trên 1000 người xem và 70% trong số đó nộp đơn15. Như vậy có thể thấy nhu cầu tuyển dụng nhân viên PR cũng như số người quan tâm nghề này là rất lớn.

Tuy nghề PR ở Việt Nam mới chỉ xuất hiện nhưng nó đã và đang phát triển không ngừng. Chỉ trong khoảng 10 năm, hiện nay trên thị trường đã có khoảng hơn 100 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ PR và hoạt động trên quy mô lớn. Có thể nhận thấy trong vài năm gần đây, thị trường Việt Nam dần hình thành một nền công nghiệp PR đích thực với sự quan tâm ngày càng lớn của giới doanh nghiệp. Nhiều loại hình dịch vụ PR ra đời. Ngoài các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiêp liên doanh, hiện các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp nhà nước, thậm chí cả các cơ quan quản lý cũng bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng dịch vụ của các công ty PR. Thị trường PR theo ước tính tăng trung bình 30%/năm với hơn 20 công ty PR chuyên nghiệp và khoảng gần 200 công ty quảng cáo, tư vấn có dịch vụ PR.

1.2. Các công ty dịch vụ PR trong nước chiếm đa số thị phần tại Việt Nam


15 Nguồn : Thuỳ Linh, Nhà báo làm PR, sự công tâm sẽ chết? http://vietnambranding.com/kien-thuc/quang- ba-thuong-hieu/824/PR-nghe-giao-tiep-linh-hoat-va-sang-tao


59


Theo bản nghiên cứu mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường FTA, dịch vụ PR hiện tại đang là mảng mà các công ty trong nước chiếm thị phần lớn nhất. Không chỉ gói gọn đơn thuần là các hoạt động quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện như thời gian đầu, ngành công nghiệp PR đã mở ra các loại hình dịch vụ phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cấp hơn như tư vấn chiến lược, chiến lược truyền thông, quan hệ khách hàng cho các doanh nghiệp. Sự sáng tạo và kĩ năng thực hiện công việc chính là những yếu tố quan trọng giúp phân biệt chất lượng dịch vụ giữa các công ty PR với nhau. Chính những loại hình dịch vụ cao cấp đã giúp các công ty PR hàng đầu vượt lên trong cuộc đua đầy tính cạnh tranh trong nền công nghiệp mới mẻ và giàu tiềm năng này.

Hiện nay, số lượng các công ty PR và “bán” PR xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam. Cũng theo kết quả nghiên cứu mới nhất của FTA thì năm 2005, trong số 15 công ty kinh doanh dịch vụ PR đứng đầu tại Việt Nam hầu như không có bóng dáng của các công ty nước ngoài. Một số công ty PR nước ngoài như Ogilvyo hoặc Leo Activation đã phải sớm chia tay thị trường Việt Nam vì không cạnh tranh được với các công ty trong nước. Với lợi thế về chất lượng dịch vụ, giá cả, đặc biệt là mức độ am hiểu thị trường, các công ty PR trong nước ngày càng chiếm được lòng tin của các doanh nghiệp. Qua khảo sát mức độ tín nhiệm của FTA năm 2006, hiện tại Max Communications (chiếm 58%) đang đứng đầu, tiếp đến là Venus (chiếm 32%), Galaxy (29%), Đất Việt (25%) và Goldsun(21%), rồi đến các công ty

Cát Tiên Sa, VMC, AVC, Metan và Storm Eye.16

2. Những mặt hạn chế

2.1. Nhận thức về PR chưa cao


Nhận thức là một trong những khó khăn hàng đầu của doanh nghiệp khi ứng dụng PR vào xây dựng và phát triển thương hiệu. PR còn mới mẻ nên


16 Nguồn : Thu Minh, Đòn bẩy PR, http://www.crmvietnam.com/index.php?q=pr_marketing


60


nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu biết đầy đủ về nó. Đa số các doanh nghiệp chỉ quan tâm tới sản xuất, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu nhắm tới một số đối tượng hạn hẹp là khách hàng, đại lý của họ mà chưa quan tâm tới chiến lược PR lâu dài để tìm một chỗ đứng trên thị trường. Các mối quan hệ với những nhóm công chúng khác như cổ đông, ngân hàng, nhân viên công ty, các đoàn hội...gần như không được để ý đến. Nhiều doanh nghiệp còn cho rằng PR chỉ là tổ chức sự kiện tốn kém mà không hề biết đến các hình thức PR khác như vận động hành lang, quan hệ chính phủ, quản trị rủi ro...Một số khác lại coi lobby là “chạy” và tìm mọi cách bưng bít thông tin khi gặp sự cố...

Nhiều doanh nghiệp cho rằng họ không đủ chi phí để thực hiện PR cho thương hiệu của mình, nhưng trên thực tế, ngay cả các doanh nghiệp lớn có vốn như Tổng công ty xuất nhập khẩu Intimex, Vinaconex...cũng không hề có phòng PR. Có rất nhiều công cụ PR cho doanh nghiệp lựa chọn, với quy mô, cách thức tổ chức khác nhau để phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, vấn đề là ở chỗ, họ hiểu PR đến đâu để có thể tìm được công cụ thích hợp, phát huy tối đa tác dụng của nó trong chiến lược thương hiệu.

Theo kết quả điều tra tháng 12/2005 của công ty Max Communications, không nhiều doanh nghiệp có bộ phận PR riêng, 41% doanh nghiệp ghép PR chung với phòng Marketing, một số doanh nghiệp có nhân viên PR riêng nhưng hoạt động không hiệu quả, lượng nhân viên trung bình khoảng 2 người, có công ty chỉ có 1 nhân viên PR17. Họ không đầu tư sáng tạo để đưa ra

những chương trình, hoạt động, sự kiện thật sự hấp dẫn, không lưu tâm đến việc chấn chỉnh mọi quy trình trong công ty, cải thiện việc chăm sóc nhân viên, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm...Đây là mầm


17Nguồn : Hoàng Tâm, Đào tạo PR- vấn đề cần được quan tâm, thời báo kinh tế Việt Nam.


mống gây nên các sự cố, tạo ra khủng hoảng, gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động kinh doanh và uy tín của công ty.

2.2. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực PR còn thiếu


Đây thực sự là vấn đề vừa yếu vừa thiếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Marketing TP. Hồ Chí Minh, trong số 1600 nhân viên PR hiện nay, chỉ khoảng một nửa trong số họ được đào tạo chính thức qua các khoá học ngắn hạn về PR hoặc một chút trong chương trình giảng dạy bộ môn Marketing tại trường đại học18. Về đào tạo dài hạn thì hiện nay chưa có sinh viên ngành PR nào ở Việt Nam tốt nghiệp hệ chính quy chuyên ngành PR, vì trong chương trình đại học không có chuyên ngành này. Chỉ từ năm 2006, Phân viện báo chí và tuyên truyền mới tuyển sinh ngành học PR khoá đầu tiên, số các trung tâm đào tạo về PR có chất lượng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chính vì thế mà kiến thức chuyên môn của các cán bộ PR chủ yếu dựa trên việc tự học, chưa có hệ thống, thiếu các kĩ năng cần thiết để làm PR một cách chuyên nghiệp. Bản thân doanh nghiệp cũng không chú ý đến việc đào tạo và nâng cao nghiệp vụ PR cho nhân viên PR.

2.3. Chưa tận dụng hết các công cụ của PR


Các công cụ của PR khi kết hợp với nhau để truyền đạt thông tin tới công chúng thì rất hiệu quả nhưng lại chưa được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý. Khi thấy một công cụ hoạt động tốt, họ chỉ tập trung vào nó mà quên đi các công cụ khác. Có rất nhiều các kênh thông tin vừa có chi phí rẻ mà nhân lực không cần nhiều như Website hay Blog... thì lại chưa được quan tâm. Khi gặp khủng hoảng, doanh nghiệp thường trốn tránh các phương tiện truyền thông, che giấu sự việc thay vì phải đương đầu giải quyết. Chỉ cần doanh nghiệp khéo léo nhận ra và nắm bắt cơ hội thì các phương tiện truyền thông sẽ có thể trở thành công cụ tốt góp phần giúp xoay chuyển tình thế.


18Nguồn: Thanh Hải, Nghề PR dễ hay khó, http://prvietnam.com.vn/index.php?nv=News&at=article&sid=61


2.4. Chưa có định hướng chiến lược


Đa phần các nhân viên PR cho rằng việc khó nhất với họ là công tác định hướng chiến lược, bởi hoạt động PR vẫn chưa được đánh giá và quan tâm đúng mức nên việc lập kế hoạch PR lâu dài rất khó khăn. Hơn nữa do việc đào tạo thiếu chuyên nghiệp nên khả năng bao quát, tầm nhìn chiến lược của nhân viên còn kém. Nhiều doanh nghiệp khi tham gia sự kiện cũng không hiểu vì sao mình tham gia mà đơn giản chỉ là thấy đối thủ cạnh tranh làm vậy.

Một số doanh nghiệp cũng không biết mình đạt được điều gì từ các hoạt động đó. Các doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả dựa trên cơ hội kinh doanh, lượng khách hàng mục tiêu sẽ chú ý đến sự kiện của mình. Ví dụ như một công ty sản xuất dầu ăn khi tài trợ hoặc tổ chức một cuộc thi nấu ăn sẽ thu hút được rất nhiều sự quan tâm của những người nội trợ - đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm.

2.5. Thiếu sự quan tâm của cơ quan quan quản lý


Về pháp luật, nhiều người hoạt động trong ngành PR cho rằng, đã đến lúc nhà nước cần có một văn bản pháp luật riêng cho PR. Thực tế đã có những quy định pháp lý nhất định về PR nhưng các quy định này mỗi nơi nằm một ít như Luật doanh nghiệp, Luật báo chí, Luật thương mại,...mỗi chế định đều điều chỉnh gián tiếp tới vài khía cạnh có liên quan tới PR. Như vậy, PR chưa có một hành lang pháp lý thống nhất cả về quy định và chế tài. Trong khi đó, bên cạnh những hoạt động PR chân chính là hàng loạt chiến dịch lừa dối, định hướng dư luận. Để đạt mục tiêu tạo dựng quan hệ công chúng, nhà quản trị thực hiện tất cả các giải pháp PR có thể, từ những thông tin minh bạch như thông cáo báo chí, họp báo đến tinh vi tiểu xảo như tung thông tin ra dư luận, đóng vai chuyên gia...Nhiều công ty hoạt động PR đã đánh bóng sự việc quá mức, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp và công chúng. Không ít

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí