Nghiên Cứu Lập Luận Từ Quan Điểm Biện Chứng Hình Thức

hình thức tiếp theo là những lập luận sai phi hình thức (chẳng hạn như những lập luận sai bởi sự mơ hồ) nếu xét một cách kĩ lưỡng, nhưng vai trò của chúng có thể được giải thích bằng cách tham chiếu đến các hình thức hợp lí. Nhiều công trình nổi bật hơn của Woods và D. Walton nói về mức độ hình thức thứ ba được áp dụng cho các lí thuyết có khái niệm chính được phân tích bằng cách sử dụng ngôn ngữ và khái niệm của một hệ thống logic hoặc một số hệ thống hình thức khác. Woods và D. Walton (1982) nhấn mạnh tầm quan trọng về mặt lí thuyết của các lập luận sai điển hình như là những đặc điểm của các lập luận trong việc sử dụng ở thực tế. Một tính năng thực dụng của phương pháp tiếp cận này là thừa nhận nhiều ngữ cảnh, bối cảnh trong đó lập luận có thể được sử dụng. Về mặt lí thuyết, tất cả các ngữ cảnh, bối cảnh này nên được xác định theo sự đánh giá chung của một cấu trúc đối thoại, nơi những người tham gia, các lượt lời, sự định vị, sự quan yếu, các yếu tố khác được xác định rò ràng và chính xác trong sự trao đổi hội thoại.

Danh sách các loại lập luận sai được đề cập đến trước hết là bởi các nhà logic học. Dựa trên những quy tắc suy luận, các nhà nghiên cứu nhận thấy thực tế sử dụng lập luận đã có nhiều trường hợp các cá nhân vi phạm quy tắc lập luận. Theo [127], danh sách các lập luận sai, đầu tiên, được đưa ra bởi Aristotle (13 loại). Chúng được chia thành hai loại chính: lập luận sai ngôn ngữ (linguistic fallacies) và lập luận sai không phụ thuộc vào ngôn ngữ (non-linguistic fallacies). Chúng còn được gọi là lập luận sai ngôn từ (verbal fallacies) và lập luận sai nội dung (material fallacies).

Richard Whately lại phân chia lập luận sai thành hai nhóm: thuộc về logic và về nội dung. Theo ông, tiêu chí để phân chia hai loại này là có hay không có sự hợp lệ suy luận kết luận từ các tiền đề. Các lập luận sai logic không đảm bảo các quy tắc suy luận logic. Trong khi đó các lập luận sai nội dung vẫn đảm bảo sự hợp lí trong phép suy luận từ tiền đề đến kết đề. D. Walton (1989) đã liệt kê ra các loại chính trong công trình: Informal logic [83, tr.19- tr.23]. Từ đó về sau đã có rất nhiều sự bổ sung khác nhau làm đầy cho danh sách các loại lập luận sai này (trên 200 loại tại [102]).

1.1.1.4. Nghiên cứu lập luận từ quan điểm biện chứng hình thức

Biện chứng hình thức đã được đưa ra bởi Barth và Krabbe trong From axiom to dialogue (1982), xây dựng dựa trên logic đối thoại của Lorenzen. Họ mô tả một quy trình hình thức để kiểm tra xem một luận điểm đã cho có thể được duy trì một cách hợp lí dưới ánh sáng của các giả định nào đó hay không. Sự giải thích biện chứng của logic này được gọi là “biện chứng hình thức”. Trong lí luận, lập luận biện chứng hình thức được xem như là một cuộc đối thoại giữa người đề xuất và đối phương theo một chủ đề. Cả người đề xuất cùng đối thủ đều cố gắng tìm hiểu luận điểm có thể được bảo vệ thành công khỏi sự tấn công phê phán. Trong sự tự vệ, người đề xuất có thể sử dụng

“sự nhượng bộ” của đối thủ (những phát biểu mà đối thủ sẵn sàng chịu trách nhiệm). Người đề xuất phải ngăn chặn bất kì cuộc tấn công nào đối với tuyên bố của chính mình. Anh ta có thể đưa ra một sự tự vệ trực tiếp hoặc thực hiện một cuộc phản công dựa trên “sự nhượng bộ” của đối thủ. Đối thủ có nghĩa vụ bảo vệ mọi “nhượng bộ” bị tấn công. Nếu điều này dẫn đến việc anh ta không thể làm gì khác ngoài việc khẳng định điều mà đã tấn công sớm hơn trong cuộc đối thoại, khi đó, người đề xuất sẽ có lợi. Do đó, người đề xuất cố gắng điều chuyển đối thủ theo quan điểm này bằng cách khéo léo sử dụng các “nhượng bộ” của đối thủ. Nếu làm được như vậy, người đề xuất đã bảo vệ thành công quan điểm của mình nhờ vào các “nhượng bộ” của đối thủ. Các cuộc thảo luận được hình dung trong biện chứng hình thức về cơ bản khác với tranh luận thực tế thông thường. Điểm bắt đầu giả định chỉ có thể xảy ra sau khi một bên trong cuộc thảo luận đã trình bày luận cứ để bảo vệ quan điểm. Nó phát sinh nếu hai bên quyết định khám phá xem quan điểm này có thể được duy trì trong ánh sáng của lập luận hay không. Các bên sau đó bắt đầu các thủ tục để kiểm tra xem quan điểm có thể được kết luận hợp lí từ các tiền đề đã trình bày trong lập luận hay không. Nếu thực sự tham gia với vai trò là đối thủ thì cần phải coi lập luận của người đề xuất là một tập hợp các “nhượng bộ” để làm cơ sở cho các “cam kết” của chính mình.

1.1.1.5. Nghiên cứu lập luận từ quan điểm biện chứng dụng học

Có một số mối quan hệ trực tiếp giữa biện chứng hình thức và biện chứng dụng học [lí thuyết lập luận được phát triển bởi F.H. van Eemeren và Rob Grootendorst (1984, 1992)]. Việc sử dụng thuật ngữ chung “dialectic” (biện chứng), nên chúng có mục tiêu chung. Tuy nhiên, định hướng lí thuyết biện chứng dụng học khác với biện chứng hình thức. Sự khác biệt này được thể hiện rò ràng trong việc lựa chọn tiền tố pragma (tic) (thực dụng) thay vì formal (hình thức). Biện chứng dụng học (Pragma- dialectics) chủ yếu là một lí thuyết về diễn ngôn tranh luận, không phải là một lí thuyết logic. Không giống như các quy tắc biện chứng hình thức nhằm tạo ra các lập luận hợp lí, các quy tắc biện chứng dụng học nhằm giải quyết một sự khác biệt của ý kiến được dự tính như đại diện cho các điều kiện cần thiết để thực hiện một cuộc thảo luận quan trọng trong bài diễn ngôn tranh luận. Khái niệm, sự phân loại, quy tắc tranh luận, sự vận động của hội thoại tranh luận được chú ý nghiên cứu. Hội thoại tranh luận là một chuỗi của sự thay đổi thông điệp hoặc hành vi ngôn ngữ giữa hai hoặc nhiều người nói. Điển hình vẫn là hội thoại diễn ra sự trao đổi những câu hỏi và trả lời giữa hai bên. Mọi hội thoại hướng đến yêu cầu về sự hợp tác giữa các bên để đạt được mục đích. Điều đó có nghĩa rằng, trong hội thoại, mỗi bên đều có trách nhiệm làm thế nào để đạt được mục đích của mình và có trách nhiệm hợp tác với đối phương để đối phương cũng đạt được mục đích. Bất cứ lập luận sai/ tồi nào cũng sẽ vi phạm tính trách nhiệm này [83, tr.3].

Trong hội thoại tranh luận, các quy tắc tương tác có thể được thương lượng bởi các bên tham gia đối thoại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các quy tắc đã được quyết định sẵn bởi thông lệ xã hội. Trường hợp lí tưởng nhất, hội thoại tranh luận là một quá trình phát hiện nhiều hơn các lí lẽ, sự biện minh hỗ trợ cho kết luận, mục đích của hội thoại tranh luận là đi đến một kết luận chung bởi các suy luận cùng được chấp nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tính hiệu lực của các kết luận chỉ là thứ cấp. Chẳng hạn, thay vì đi đến một kết luận chung, mục đích thực sự của một cuộc đối thoại lại là sự giải phóng cảm xúc, ghi điểm trước người nghe, làm bẽ mặt đối thủ… F.H. van Eemeren và Rob Grootendorst còn đưa ra một danh sách chi tiết về các quy tắc phải được áp dụng tại mỗi giai đoạn tương tác. Trong công trình Argumentation, communication, and fallacies (Lập luận, thông tin, ngộ biện/ ngụy biện), F.H. van Eemeren và Rob Grootendorst đã vận dụng tích hợp lí thuyết phương châm hội thoại của Grice và lí thuyết hành động ngôn ngữ của J. Searle, xây dựng 10 quy tắc của một tranh luận tốt (dẫn theo [42] và [48, tr.51]). Hơn nữa, tranh luận theo quan điểm của các tác giả này có vai trò cụ thể của người ủng hộ và người phản đối trong lượt lời.

Bài báo “Tìm hiểu về nghĩa vụ chứng minh trong các tài liệu lập luận trí tuệ nhân tạo” [93] đã khái quát lại 7 dạng hội thoại. Trong đó, có sáu loại đối thoại cơ bản: điều tra, đối thoại đàm phán, đối thoại tìm kiếm thông tin, cân nhắc và đối thoại tranh cãi cá nhân [đã được đề cập trong tài liệu tranh luận bởi D. Walton và Krabbe (1995)] và kiểu đối thoại khám phá [đã được bổ sung bởi McBurney và Parsons (2001)]. Trong hội thoại có thể có những bước chuyển biện chứng hợp lí, bước chuyển từ dạng hội thoại này sang dạng hội thoại khác [78].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Quá trình thảo luận phản biện có 4 giai đoạn: xác định sự khác biệt của ý kiến (giai đoạn “đối đầu'”- “confrontation” stage), thiết lập điểm bắt đầu của cuộc thảo luận (giai đoạn “mở”- “opening” stage), trao đổi tranh luận và phản ứng phản biện để giải quyết sự khác biệt (“argumentation” stage- giai đoạn “lập luận”), xác định kết quả của tranh luận (“concluding” stage) [48, tr.55], [56, tr.530- 531]. Tất cả các giai đoạn của một diễn ngôn đều nhằm mục đích hướng đến cuộc thảo luận phản biện. Những “trở ngại” cụ thể có thể nảy sinh, cản trở sự phân giải sự khác biệt của ý kiến.

1.1.1.6. Nghiên cứu lập luận từ quan điểm chủ nghĩa lập luận triệt để

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 3

Trong những năm bảy mươi của thế kỷ XX, các nhà ngôn ngữ học người Pháp

O. Ducrot và J.C. Anscombre bắt đầu phát triển cách tiếp cận theo định hướng ngôn ngữ đối với diễn ngôn lập luận. Họ đặt tên cách tiếp cận này là "Chủ nghĩa lập luận triệt để”. Khái niệm lập luận triệt để được cô đọng lại trong tư tưởng sau: L'idée

maîtresse est que la langue n'a pas comme but principal la représentation du monde, mais l'argumentation [ý tưởng chủ đạo là mục đích chính của ngôn từ (/lời nói) không phải là để trình bày thế giới mà là lập luận về chúng]. Điều này đã được trình bày trong Les échelles argumentatives (Những thang độ lập luận) của O. Ducrot (1980), L 'argumentation dans la langue (Sự lập luận trong ngôn ngữ) của J.C. Anscombre và

O. Ducrot (1983), Le dire et Le dit (The process and product of saying- Nói và điều nói ra) của O. Ducrot (1984).

Ý tưởng cơ bản của O. Ducrot và J.C. Anscombre là mọi phần diễn ngôn đều chứa một cuộc đối thoại hiển ngôn hoặc hàm ẩn. Chúng mô tả cách “các kết tử lập luận” (“nhưng”, “thậm chí”, “ít nhất”) và “các tác tử lập luận” (“chỉ”, “không ít hơn”, và “rất”) đưa ra “sức mạnh lập luận” cụ thể và “định hướng lập luận” cho diễn ngôn bằng cách vận dụng một lẽ thường nào đó. Theo lí thuyết của O. Ducrot và J.C. Anscombre về hiện tượng “đa thanh”, các kết tử lập luận như “nhưng” có thể chịu trách nhiệm về một hướng đối lập xung đột. Trong câu “Cuốn sách đó thật tuyệt vời, nhưng thật khó hiểu” (That book is fantastic, but it is hard to understand), người nghe, đầu tiên, có thể đồng ý trên cơ sở cho rằng sẽ là khôn ngoan khi người ta đọc cuốn sách; (nhưng) sau đó, anh ta có thể nói rằng, điều này không khôn ngoan lắm đâu. Các kết luận đối lập dựa trên các “nguyên tắc lập luận” khác nhau hoặc các lẽ thường khác nhau: “sách càng hay, càng phải đọc”, “sách càng khó hiểu, càng không nên đọc”. Việc sử dụng các tác tử lập luận có thể cũng tạo ra kết quả tương tự. So sánh câu: “Ngôi nhà này giá chỉ hai tỉ” với câu “Ngôi nhà giá không ít hơn hai tỉ”. Trong một ngữ cảnh nhất định, câu đầu tiên có thể hướng đến kết luận: nên “Mua ngôi nhà”, câu thứ hai lại hướng đến kết luận: không nên “Mua ngôi nhà”. Trong câu đầu tiên, tác tử lập luận “chỉ” vận dụng lẽ thường “Ngôi nhà càng rẻ thì càng nên mua”; trong khi câu thứ hai, tác tử lập luận “không ít hơn” lại vận dụng lẽ thường “Ngôi nhà đắt, càng không nên mua”. Điểm đặc biệt của lí thuyết “chủ nghĩa lập luận triệt để” (O. Ducrot và J.C. Anscombre) là nó không nhằm mục đích phát triển các tiêu chí để đánh giá lập luận mà chúng gợi ra mô tả riêng, cung cấp sự mô tả về các yếu tố cú pháp và ngữ nghĩa đóng vai trò trong việc giải thích lập luận của các câu.

1.1.1.7. Nghiên cứu lập luận từ quan điểm tu từ học hiện đại

Trong những năm cuối thế kỉ XX, sự đánh giá lại về tu từ học cổ điển đã diễn ra một cách mạnh mẽ. Theo đó, tính hợp lí hoặc không hợp lí của tu từ học được xem xét lại trong các công trình chuyên ngành. Hệ quả là tu từ học được nhìn nhận có ít hay nhiều sự đối lập với biện chứng. Một số tác giả khẳng định rằng tu từ học, chẳng hạn, nghiên cứu các kĩ thuật thuyết phục hiệu quả có sự tương thích với ý tưởng phản

biện hợp lí trong biện chứng. Những người khác giữ quan điểm cho rằng có những khác biệt cơ bản giữa một quan niệm tu từ và biện chứng về tính hợp lí, nhưng không có lí do gì để coi quan niệm tu từ là kém hơn quan niệm biện chứng. Sự phục hồi của tu từ học gắn liền với một sự thừa nhận chung rằng các lí thuyết chung và lí thuyết không theo định hướng tu từ của lập luận đều được hòa phối với những hiểu biết tu từ học cổ điển. Điều đáng chú ý là sự phát triển của tu từ học đã tiến triển gần như đồng thời ở các quốc gia khác nhau. Trong Contemporary perspectives on rhetoric (Quan điểm đương đại về hùng biện), Foss và Trapp (1985) đã thảo luận về hầu hết các tác phẩm góp phần đáng kể vào sự hồi sinh của tu từ học ở Hoa Kì. Farrell (1977) và McKerrow (1977, 1992) đã bảo vệ những tính năng hợp lí của tu từ học. Tu từ học cũng được đưa ra bởi Wenzei (1980, 1992), nhưng được nhấn mạnh liên quan đến logic, và chủ yếu là biện chứng. Ở Pháp, Reboul là người đầu tiên xác định vị trí toàn diện của tu từ học trong nghiên cứu lập luận. Trong công trình Can there be non- rhetoricaI argumentation? (Có thể/Liệu có lập luận không phải là tu từ học?) (1988), ông đã thảo luận về các đặc điểm tu từ học của lập luận: công thức bằng ngôn ngữ thông thường, định hướng của nó đối với khán giả, khả năng có thể (tốt nhất) của tiền đề, sự hợp lí cần thiết trong mối liên hệ giữa tiền đề và kết luận. Mặc dù, Reboul (1990) xem tu từ học và biện chứng như hai ngành khác nhau, nhưng chúng thể hiện một số đặc điểm chung. Tu từ học là biện chứng được áp dụng cho các cuộc thảo luận về các vấn đề xã hội; đồng thời, biện chứng là một phần của tu từ học, bởi vì nó cung cấp nghệ thuật ngôn từ với các công cụ trí tuệ của nó. Ở Đức, Kopperschmidt phát triển thêm một bước nữa. Trong một bài báo trình bày những phát hiện về mối quan hệ giữa lí thuyết tu từ học và lí thuyết lập luận (1977), ông cho rằng tu từ học là chủ đề nghiên cứu trong lí thuyết lập luận. Điều này thống nhất với quan điểm có tính lịch sử về tu từ học. Kienpointner (người Áo) (1991) đưa ra một sự đánh giá lại triệt để hơn về tu từ học: ông bảo vệ quan niệm thuyết tương đối về tính hợp lí, và cho rằng tu từ học là một trong những công cụ hiệu quả nhất để giải quyết sự bất đồng xã hội. Ở Hà Lan, Braet đã vận dụng tu từ học có tính thú vị. Trong công trình Vị thế của lí thuyết cổ điển trong viễn cảnh hiện đại, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của lí thuyết cổ điển đối với những nghiên cứu lập luận hiện đại (1984). Ông minh họa quan điểm của mình bằng cách so sánh lí thuyết cổ điển này với lí thuyết về các vấn đề thường được dùng trong các cuộc tranh luận học thuật ở Mĩ.

1.1.1.8. Nghiên cứu lập luận từ những hướng tiếp cận có ý nghĩa khác

Mỗi phương pháp tiếp cận lập luận được thảo luận cho đến thời điểm này đã được khám phá trong một chương trình nghiên cứu toàn diện. Những đóng góp mới gần đây cho thấy nghiên cứu lập luận là hướng nghiên cứu có sức hấp dẫn, nhưng

chúng ít tập trung vào việc phát triển một lí thuyết chung về lập luận mà đi sâu vào phạm vi hẹp, ít phức tạp hơn. Chẳng hạn:

Đầu tiên, là nhà toán học Thụy Sĩ Jean- Blaise Grize và các đồng nghiệp Borel, Miéville, Apothéloz đã phát triển lí thuyết “logic tự nhiên” tại Trung tâm De recherches sémiologiques của Đại học Neuchàtel. Lí do chính là vì họ đã không hài lòng với logic hình thức. Logic tự nhiên được thiết kế cho các bài diễn văn hằng ngày vì nó được thể hiện trong lĩnh vực chính trị cũng như trong quảng cáo,... Không có bất kì khái niệm chuẩn mực nào được chú ý về tính “chân lí” và tính “hợp lệ”, logic tự nhiên nhằm chỉ ra “logic” của các văn bản tranh luận đó. Thuật ngữ logic ở đây đề cập đến những cơ sở lập luận (topoi), các quy tắc được sử dụng trong lập luận và lí lẽ đời thường. Dựa vào việc đưa ra các nét chính trừu tượng, các hình thức trình bày thuyết phục và các hoạt động logic phức tạp trong việc tạo ra hoặc loại bỏ mâu thuẫn, logic tự nhiên đưa ra một mô tả về sử dụng ngôn ngữ tranh luận.

Thứ hai, có một nhóm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học về dụng học của tiếng Pháp (Unité de Linguistique Française tại trường đại học Geneva). Từ đầu thập niên tám mươi thế kỷ XX, họ đã có những cống hiến để đưa ra những mô tả thực dụng về các dấu hiệu của tiếng Pháp (các liên kết thực dụng, các trạng từ phương thức, các động từ bất quy tắc) trong một mô hình chung về cấu trúc diễn ngôn. Nhóm này bao gồm Auchlin, Egner, Luscher, Perrin, MoeschIer, (Anne) Reboul, Roulet, Schelling và de Spengler. Nghiên cứu thực dụng của họ được tích hợp bởi lí thuyết hành vi ngôn ngữ, chủ nghĩa lập luận triệt để của O. Ducrot và J.C. Anscombre, tương tác biểu tượng của Goffman. Một đặc điểm chính yếu của cách tiếp cận này là các hành động nói không được đánh giá một cách độc lập, nhưng được đánh giá trong quan hệ của chúng với các hành động nói khác trong các lượt lời. Gần đây, sử dụng lí thuyết quan yếu của Sperber và Wilson, họ đã thêm một thành phần nhận thức vào "mô hình Geneva", phân biệt giữa các cấp độ khác nhau của diễn ngôn, mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ này và đề xuất các dấu hiệu ngôn ngữ có thể đánh dấu nhiều mối quan hệ.

Thứ ba, có lí thuyết về “vấn đề”, được phát triển vào đầu những năm 80 bởi nhà triết học Bỉ Meyer nhằm hai mục tiêu: giải quyết những vấn đề triết học và mô hình cho lập luận. Với thái độ hoài nghi đối với logic hình thức, Meyer cho thấy mình là một học trò thực thụ của Perelman, giáo viên của mình tại Đại học Tự do Brussels. Theo Meyer, chức năng của bài diễn ngôn tranh luận, một mặt là cung cấp một câu trả lời cho vấn đề cụ thể trong một ngữ cảnh xác định. Mặt khác, lập luận cũng có thể được xem như là “vấn đề hóa” câu trả lời; là sự công nhận của câu hỏi đã chứa câu

trả lời (câu hỏi tu từ). Trong lập luận phi hình thức, không có gì đảm bảo rằng câu hỏi đặt ra sẽ không còn là câu hỏi mở, và câu trả lời cuối cùng chưa thỏa đáng: chúng chỉ có thể được đưa ra bằng ngôn ngữ hình thức của logic nơi mà không có chỗ cho sự nghi ngờ hoặc mâu thuẫn. Trong “vấn đề học”, chỉ có logic phi hình thức với “lí lẽ không bị hạn chế” là đối tượng nghiên cứu chủ đạo (1986).

Thứ tư, có sự nối tiếp truyền thống trong nghiên cứu lập luận tại Đức. Nổi bật nhất là Kopperschmidt với cách tiếp cận thông thường về lập luận có sự kết hợp giữa kiến thức tu từ học cổ điển với những hiểu biết từ lí thuyết hành động nói, ngôn ngữ văn bản, và lí thuyết của Habermas về tính hợp lí trong giao tiếp. Ảnh hưởng của Habermas là rò ràng trong các công trình theo định hướng sinh động về mặt ngôn ngữ. Các nhà lí thuyết Đức cố gắng áp dụng lí thuyết hành động nói và phân tích đối thoại trong các lượt lời tranh luận nói và viết. Công trình của họ cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi S. Toulmin. Một trong những đóng góp xây dựng lí thuyết lập luận ở Đức là logic đối thoại của trường phái Erlangen School of Lorenzen cum suis. Đó là nền tảng cho biện chứng hình thức của Barth và Krabbe (đã được đề cập trong phần trước).

Thứ năm, ở Mĩ có truyền thống nghiên cứu đa dạng về lĩnh vực giao tiếp ngôn ngữ gắn liền với các tên tuổi nổi tiếng như Willard, Zarefsky, Goodnight. Willard đã phát triển một cách kế thừa nhận thức luận, xã hội luận về lập luận dựa trên những hiểu biết từ hiện tượng học, tương tác tượng trưng và chủ nghĩa kiến tạo. Theo quan điểm của ông, lập luận là một hình thức của cuộc trò chuyện nối tiếp từ những bất đồng về ý kiến; sự tương tác giữa các tranh luận là một nguồn tri thức của con người. Nhờ các học giả, nhà tu từ học Mĩ, giao tiếp, lập luận được tiếp cận với những sự quan tâm khác nhau. Một cuộc khảo sát hữu ích về những đóng góp chính cho các lĩnh vực này được được đưa ra bởi Hample và Benoit trong công trình “Readings in argumentation” (1992). Bộ sưu tập này bao gồm các bài báo cổ điển của (Pamela) Benoit, (William) Benoit, Brockriede, Burleson, Ehninger, Gouran, Gronbeck, Hample, Jackson, Jacobs, Kneupper, McKerrow, (Daniel) O'Keefe, Rowland, Trapp, Wallace, Wenzei , Willard và Zarefsky.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là có rất nhiều tác giả, từ các quan điểm lí thuyết khác nhau, đã chú ý đặc biệt đến các vấn đề cụ thể: tính hợp lệ/ hiệu lực (validity), các tiền đề hàm ẩn [unexpressed/ implicit premisses], các lược đồ lập luận (argumentation schemes), cấu trúc lập luận (argumentation structures), lập luận sai (fallacies), tính quan yếu (relevance), quá trình tri nhận của diễn ngôn lập luận (cognitive processing of argumentative discourse), tranh luận hiệu quả, giảng

dạy kĩ năng lập luận, lập luận đàm thoại, lập luận theo lĩnh vực (field- dependent argumentation), và lập luận liên văn hóa (intercultural argumentation). Rất nhiều ấn phẩm đã đề cập đến các vấn đề này.

Nghiên cứu biện chứng liên quan đến lĩnh vực chính trị được khởi xướng bởi

F.H. van Eemeren (2002). Ông đã thảo luận về vai trò của biện luận trong nền dân chủ. Theo quan điểm của ông, dân chủ sẽ chỉ phát huy tác dụng nếu có thể phát triển đầy đủ các thủ tục cho các diễn ngôn, cho phép thảo luận, phê bình có phương pháp giữa các nhân vật chính với các quan điểm khác nhau (thường mâu thuẫn nhau). Năm 2009, F.H. van Eemeren và Bar Garssen đã bắt đầu nghiên cứu một dự án kiểm tra các điều kiện tiên quyết về sự vận động có tính chiến lược trong sự tương tác hội thoại tranh luận tại Nghị viện Châu Âu [56, tr.583-585]. Sau đó, nghiên cứu lập luận trong lĩnh vực chính trị cũng đã được chú ý (một số công trình nghiên cứu lập luận trong các diễn đàn chính trị trên mạng, các diễn ngôn trong các cuộc vận động bầu cử, các tranh luận về một chính sách cụ thể). Đặc biệt, ngôn ngữ của các chính trị gia tại Nghị trường cũng đã được quan tâm. Tuy nhiên, chúng chưa được xem xét và đánh giá một cách toàn diện từ sự tích hợp các phương pháp luận khác nhau. Chẳng hạn, có những nghiên cứu theo hướng logic học- lập luận sai của tổng thống Hoa Kì (Obama) [42], Donal Trump [125]. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo cũng đã tạo ra hướng nghiên cứu lập luận trong sự vận động tương tác hội thoại dưới dạng sơ đồ hóa mô hình tranh luận trong các cuộc tranh luận tại Nghị trường (các bài viết: “Modelling argumentation in parliamentary debates” của Petukhova, Volha &Malchanau, Andrei & Bunt, Harry (2015) [79]; “Argumentation Mining inParliamentary Discourse” của Naderi N., Hirst G. (2016) [71] tại hội thảo quốc tế “Mô hình máy tính của lập luận tự nhiên” … Điểm mạnh của một số nghiên cứu này là đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về các lược đồ tranh luận tại Nghị trường.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về lập luận tại Việt Nam

Tại Việt Nam, định nghĩa về lập luận được nhắc đến bởi các nhà Việt ngữ học. Tác giả Đỗ Hữu Châu đã cho rằng: “Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” [2, tr.155]. Tác giả Nguyễn Đức Dân đã viết: “Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (/ một số) kết luận hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó.” [4, tr.165]. Như vậy, cả hai tác giả (Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân) đều thống nhất cho rằng lập luận là quá trình hoặc sản phẩm của

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí