Pr Ngày Càng Được Sử Dụng Kết Hợp Với Nhiều Công Cụ Khác Hoặc Kết Hợp Nhiều Hình Thức Pr Với Nhau


nhờ đó sẽ không phải vào các trang Web đó để tìm kiếm thông tin mới nhiều lần.

Mặc dù có các phiên bản khác nhau của RSS, nhưng chương trình cơ bản gồm có nhà cung cấp nội dung, ví dụ như các trang tin tức, trang web công ty…, từ đó tạo ra các tài liệu RSS mà chúng cung cấp chi tiết chính của nội dung mới như tên nội dung, thông tin tác giả, mô tả và các đường dẫn đến nội dung đầy đủ. Bản chất công nghệ này cho phép bất cứ ai có liên hệ với RSS sẽ ngay lập tức nhận được chi tiết có liên quan đến nội dung mới. Nhiều nhà báo và thành viên thuộc các phương tiện thông tin đại chúng khác coi công nghệ này là phương thức thuận tiện để tiếp cận thông tin, đặc biệt khi họ đang theo dõi một ngành nào đó và có thể giám sát các trang web thông tin.

Các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ này có thể cập nhật thông tin thường xuyên cho công chúng, duy trì và quảng bá thương hiệu nhanh nhất với hiệu quả cao. Còn đối với công chúng, bằng cách đăng ký các nguồn RSS phù hợp, họ thu thập được các thông tin cần thiết nhanh hơn nhiều so với bản thân tự bỏ thời gian tìm kiếm thông tin. Công nghệ này thực sự mang lại những lợi ích đáng kể cho thương hiệu và những người làm PR cần nhận thức được tính năng hữu ích của nó.

Tóm lại, hiện nay xu hướng PR qua Internet đang và sẽ được các doanh nghiệp rất ưu chuộng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ tiểu biểu vừa nêu trên đây hoặc có thể kết hợp thêm nhiều công cụ khác, tuỳ từng thời điểm, tuỳ tình hình nguồn lực… để đạt được hiệu quả tối đa.

2. PR ngày càng được sử dụng kết hợp với nhiều công cụ khác hoặc kết hợp nhiều hình thức PR với nhau

Việc sử dụng kết hợp PR với các công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh khác và kết hợp nhiều hình thức PR với nhau có thể đem lại hiệu quả rất cao cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và củng cố thương hiệu. Thực tế hiện nay, với sự phát triển của mức độ thị trường và sự khôn ngoan của người tiêu


dùng thì trong nhiều trường hợp việc kết hợp PR với các công cụ khác lại là giải pháp tối ưu. Ví dụ như những phóng sự kiểu “tự giới thiệu” khoảng 5-10 phút trên truyền hình chính là dạng tiêu biểu của kết hợp PR với quảng cáo. Hay vừa qua, trên báo Người Lao Động, có rất nhiều trang quảng cáo nhưng với nội dung chúc mừng tờ báo này chứ không phải để quảng cáo trực tiếp cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, cũng có những công ty đã kết hợp khá thành công nhiều hình thức PR với nhau trong chiến dịch xây dựng hình ảnh và quảng bá cho thương hiệu mình, trong đó có thể kể đến công ty Honda Việt Nam. Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” phát sóng trên VTV1 do Honda tài trợ đã kết hợp nhiều yếu tố :

- Trách nhiệm xã hội: Đội ngũ nhân sự của Honda tham gia tư vấn cho trương trình, giúp công chúng nâng cao nhận thức về an toàn giao thông, về luật lệ an toàn giao thông..., qua đó tạo hình ảnh tích cực về trách nhiệm xã hội của Honda tại Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty Honda Việt Nam còn chi trả các khoản tiền cho các phương tiện, công cụ, chi phí thuê diễn viên...để thực hiện các đoạn băng quay tình huống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

- Quảng cáo: Sử dụng logo của nhà tài trợ, các cảnh quảng cáo về xe Honda ở đầu, cuối và xen kẽ chương trình.

3. Các doanh nghiệp có xu hướng chuyển từ thuê dịch vụ PR sang việc xây dựng những bộ phận PR cho riêng mình

PR Quan hệ công chúng và các hình thức PR phổ biến tại Việt Nam - 10

Nhận thức được tầm quan trọng của PR, hiện nay các công ty đã áp dụng khá nhiều các chiến lược PR nhằm xây dựng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình có được chỗ đứng tốt trong lòng công chúng. Hiện nay, có khoảng 75% các công ty tại Việt Nam thực hiện các hình thức PR cho công ty của mình bằng cách thuê dịch vụ của các công ty chuyên làm PR23. Sự xuất hiện

của rất nhiều các công ty PR trong thời gian vừa qua là một minh chứng cho


23Nguồn : Tố Thanh, PR lên ngôi,

http://www.baocongantphcm.com.vn/detail_news.php?a=art011258


73


nhận định này. Việc thuê các công ty PR cũng mang lại những thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp như:

- Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.

- Các công ty chuyên làm PR đã có những mối quan hệ nhất định với các cơ quan báo chí truyền thông, các đài truyền hình trung ương, địa phương, thậm chí với cả các cơ quan chính phủ..., vì vậy doanh nghiệp cũng không phải tốn kém nhiều công sức cũng như tiền của để thiết lập và xây dựng các mối quan hệ.

- Các công ty chuyên làm PR có khả năng tổ chức những hoạt động đòi hỏi cần có trình độ chuyên nghiệp cao mà bản thân nhiều công ty không làm được như tổ chức các sự kiện quan trọng...

Cũng theo khảo sát của FTA, về độ tín nhiệm, đứng đầu danh sách các công ty chuyên làm PR đang là công ty Max Communications (chiếm 58%), tiếp đến là Venus (chiếm 32%), Galaxy (29%), Đất Việt (25%) và Goldsun(21%). Tiếp đến là các công ty Cát Tiên Sa, VMC, AVC, Metan và Storm Eye. Có một điều khá đặc biệt là trong số 15 công ty hàng đầu chuyên làm PR hiện nay thì không hề có một công ty nào của nước ngoài. Điều này được giải thích là do các công ty trong nước có lợi thế thành lập sớm, am hiểu rõ thị trường, lại có giá cả mềm hơn. Vì thế họ có khả năng xử lý nhiều vấn đề khi xảy ra sự cố. Đây là lý do rất quan trọng giúp cho dịch vụ PR của các công ty chuyên nghiệp rất được ưa chuộng trong thời gian qua.

Tuy nhiên, theo dự đoán của nhiều chuyên gia thì trong thời gian sắp tới, các công ty chuyên làm dịch vụ PR sẽ mất dần vị thế đọc tôn của mình khi các công ty, đặc biệt là các công ty lớn đã, đang và sẽ có những dự định xây dựng những bộ phận PR riêng cho công ty của mình. Nguyên nhân chính của xu hướng trên là do trong thời gian vừa qua xảy ra một số trường hợp các công ty đi thuê dịch vụ ở ngoài và đã bị tiết lộ thông tin cho đối thủ cạnh tranh, gây không ít khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,


doanh nghiệp vẫn có những hoạt động quan hệ công chúng không thể thuê người khác làm thay, chẳng hạn như việc chuyển tải thông điệp quan hệ công chúng qua kênh giao tiếp cá nhân. Trường hợp này doanh nghiệp không thể thuê các công ty PR trả lời phỏng vấn hoặc phát biểu thay cho mình được vì công chúng sẽ chỉ tin vào nhũng điều mà tự chính doanh nghiệp nói với họ. Ngoài ra, tự xây dựng cho mình một bộ phận PR riêng còn đem lại cho công ty những lợi ích sau đây :

- Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

- Đem lại hiệu quả cao hơn bởi những người làm PR trong nội bộ công ty là những người hiểu rõ về hoạt động của công ty nhất, về mục tiêu cũng như về đối tượng mà công ty nhắm đến, từ đó vạch ra một chương trình quan hệ công chúng sao cho phù hợp nhất.

- Các công ty dịch vụ thường thực hiện các hoạt động PR phỏng theo các hoạt động trước đây mà họ đã từng thực hiện thành công cho các công ty khác, điều này dẫn đến hoạt động PR của công ty thường đi vào lối mòn, kém tính sáng tạo, đem lại hiệu quả không cao và ít gây được ấn tượng cho công chúng.‌

Nhìn chung, đối với hoạt động PR, việc đi thuê dịch vụ hay tự làm lấy doanh nghiệp cần phải cân nhắc kĩ, bởi trường hợp nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Còn một điều hết sức quan trọng, đấy là doanh nghiệp cần căn cứ vào tiềm lực của công ty, vào tính đặc trưng vào loại hình sản phẩm, dịch vụ của mình cũng như vào khả năng của bộ phận PR trong công ty để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

II. GIẢI PHÁP PHÁT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TRIỂN PR TẠI VIỆT NAM

1. Nhóm các giải pháp phát triển hoạt động PR của doanh nghiệp

1.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về PR

Để nâng cao hiệu quả hoạt động PR, xây dựng một thương hiệu mạnh, một hình ảnh đẹp trong công chúng, điều trước tiên doanh nghiệp phải làm là


75


thay đổi quan niệm về PR. Doanh nghiệp cần xem đó là một khoản đầu tư dài hạn với hiệu quả to lớn lâu dài, chứ không phải là chi phí mất đi. Người đầu tiên phải nhận thức được tầm quan trọng ấy của PR với thương hiệu doanh nghiệp chính là người lãnh đạo, người chịu trách nhiệm quản trị thương hiệu cao nhất trong doanh nghiệp và là người vạch ra đường lối chiến lược cho sự phát triển bền vững của công ty. Chỉ khi lãnh đạo có ý thức về PR, muốn áp dụng nó cho doanh nghiệp mình để tạo dựng niềm tin và uy tín, giành tình cảm của công chúng, thì khi ấy PR mới được lên kế hoạch ngay từ đầu trong tổng thể phát triển thương hiệu của công ty và được phân bổ nguồn lực một cách thích đáng.

Tiếp theo, công ty cần nâng cao ý thức của mỗi thành viên về hoạt động PR, vì thành viên chính là những người gắn bó với sự phát triển của công ty, họ là sợi dây kết nối của doanh nghiệp và công chúng. Khi nhân viên nhận thấy vai trò và trách nhiệm của mình, cùng với tình cảm dành cho công ty, chính họ là những người sẽ làm PR cho doanh nghiệp.

1.2. Mạnh dạn đầu tư vào PR

Tuy các doanh nghiệp Việt Nam thường đưa ra lý do không có kinh phí để thực hiện PR, song theo điều tra gần đây của FTA, ngân sách hoạt động PR của các công ty Việt Nam thông thường chỉ chiếm khoảng 10% trong ngân sách Marketing. Các doanh nghiệp cần nhận thức được đây là một khoản đầu tư dài hạn, hiệu quả mang lại có thể lớn hơn cả những gì doanh nghiệp mong đợi. Điều cần thiết doanh nghiệp phải làm là tìm một hướng đi phù hợp với tình hình tài chính, nhân lực cũng như quy mô của mình.

Song song với đầu tư vào hoạt động PR, đầu tư vào nguồn nhân lực PR là khoản đầu tư lâu dài của doanh nghiệp, nó không có lợi ích tức thời nhưng mang lại lợi ích tương lai rất lớn. Đào tạo được tiến hành với các cán bộ công nhân viên sẽ giúp họ nhận thức tốt hơn vai trò của PR và các thức thực hiện nó. Các doanh nghiệp có thể tự đào tạo nội bộ dưới hình thức chia sẻ kinh


nghiệm của người đi trước hay mời chuyên gia tư vấn hoặc cử một số cán bộ theo học các lớp ngắn hạn. Khi đã có nhận thức nhất định về PR, không những các cán bộ chuyên trách mà cả các nhân viên khác cũng góp phần đáng kể vào hoạt động PR của doanh nghiệp, biến mỗi nhân viên thành một kênh thông tin hiệu quả của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng những bộ phận PR riêng, được giao các chức năng ngang các phòng ban khác, người phụ trách bộ phận sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc. Bộ phận này có chức năng hỗ trợ hoạt động quản lý bằng cách đưa ra các chính sách, kế hoạch cho chương trình PR và đóng vai trò như một cơ quan phát ngôn của doanh nghiệp. Bất kì thông tin gì được đưa đến và phát đi đều thông qua phòng PR, đây là đầu mối truyền thông chính thức của công ty.

Với những doanh nghiệp Việt Nam còn đang mới bắt đầu quá trình xây dựng thương hiệu thì PR còn khá lạ lẫm. Nếu doanh nghiệp không đủ tự tin, không đủ nguồn lực và kinh nghiệm để thực hiên một chương trình PR trong khi công tác PR đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và bắt buộc phải được hiểu thấu đáo về công cụ chiến lược này thì một giải pháp là nên cộng tác với chuyên gia bên ngoài, những người có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng để được giúp đỡ. Các công ty PR thường có nhiều kinh nghiệm thực tế nên những giải pháp họ đưa ra là rất khách quan, sáng tạo, hơn nữa họ có những mối quan hệ và thường xuyên duy trì các mối quan hệ ấy. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không nên quá tiếc rẻ các chi phí đầu tư vào PR, nên có thể thực hiện thuê một phần hoặc thuê toàn bộ dịch vụ ngoài, tránh tự mầy mò thực hiện dễ gây hậu quả đáng tiếc.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, nguồn kinh phí eo hẹp, có một số giải pháp cho chiến lược PR như sau :


Tự mình thực hiện chiến dịch PR


Các chủ doanh nghiệp có thể tự mình nghĩ ra một vài thông điệp PR riêng cho từng phương tiện truyền thông để giới thiệu về công ty hay thông qua một vài cá nhân giàu kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực PR.


Thông thường, theo cách thức này, doanh nghiệp sẽ nhận được những kết quả tốt hơn bởi vì những cá nhân giàu kinh nghiệm biết cách tiếp cận với giới truyền thông và đưa ra những thông điệp PR mang tín hiệu quả cao hơn. Việc liên hệ với những công ty PR lớn là hoàn toàn không cần thiết vì cách làm đó sẽ khiến doanh nghiệp mất đi một khoản chi phí kha khá.


Bắt đầu một chiến dịch PR theo kiểu du kích (guerrilla PR)


Doanh nghiệp có thể bắt đầu một chiến dịch PR bằng cách gửi đi các bài viết giới thiệu những thành công và tính năng đặc biệt, hấp dẫn của sản phẩm, dịch vụ do công ty mình cung cấp, đến những tờ báo, đài truyền hình ở địa phương. Và sau khi đã tiếp cận được các chủ bút và nhà báo, doanh nghiệp cần nhấn mạnh sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của mình với các đối thủ cạnh tranh ở địa phương.


Khi đã có được sự chú ý của công chúng trong địa phương, bước tiếp theo là tiếp cận các phương tiện truyền thông ở các khu vực lân cận vì đây chắc chắn sẽ có nhiều các khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.


Mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp sẽ được nhân bằng cấp số nhân nếu có nhiều bài đăng trên các tờ báo, tạp chí khác nhau. Và càng nhiều bài báo, cơ hội để doanh nghiệp đến với truyền thanh, truyền hình, Internet, thậm chí ở các mục tin tức trực tuyến sẽ nhanh hơn. Điều đó cũng có nghĩa cơ hội để thông tin đến với các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp sẽ nhiều hơn.


Xây dựng danh sách các phương tiện truyền thông hữu ích


Các chủ doanh nghiệp nhỏ cần tập hợp các bản bố cáo thành lập công ty, các bản viết vắn tắt về quá trình hình thành và phát triển của công ty và một vài thông tin khác về tình hình hoạt động kinh doanh. Hãy thiết kế chúng dưới dạng điện tử có in hình logo của công ty, sau đó gửi qua email tới các phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp muốn hướng tới.


Doanh nghiệp có thể tìm được các thông tin có tính chất cá nhân bằng việc vào các trang web của các phương tiện truyền thông và xác định xem ai là người phụ trách chuyên mục thông tin về ngành sản xuất của mình hay ai là người phụ trách lĩnh vực các công ty nhỏ. Sau đó doanh nghiệp có thể chuyển thẳng những thông tin về mình tới địa chỉ email của họ.


Quan tâm tới các phương tiện truyền thông chuyên ngành


Suy cho cùng, mọi cái đích mà doanh nghiệp hướng tới đều có mục tiêu chung là giúp doanh nghiệp xác định chính xác khách hàng của mình là ai và đặc điểm của họ như thế nào. Một trong những công cụ PR mà doanh nghiệp không thể bỏ qua, đó là các phương tiện truyền thông chuyên ngành. Ví dụ nếu khách hàng là các công ty, cá nhân kinh doanh bảo hiểm, họ sẽ đọc những thư giới thiệu, các tờ báo, tạp chí và trang web được tài trợ bởi những tập đoàn thương mại lớn trong ngành bảo hiểm.


Những phương tiên truyền thông chuyên ngành cũng giống như các viên ngọc quý có kích cỡ nhỏ khiến rất nhiều người bỏ qua, nhưng trên thực tế chúng có sức mạnh vô cùng to lớn nếu bạn biết tận dụng.


Cấu trúc thích hợp của các thông tin quảng bá về công ty

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí