Những Rủi Ro Và Biện Pháp Áp Dụng Các Hình Thức Thanh Toán Quốc Tế Tại Thành Phố Hồ Chí Minh


- Thanh toán phi ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại. Đó là việc chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại của các đoàn khác nhà nước, tổ chức và các nhân, các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của các nhân người nước ngoài cho cá nhân trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nước…

Việc thanh toán giữa hai chủ thể thuộc hai quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những phương thức thanh toán nhất định.

Trần Hoàng Ngân (2008) đã định nghĩa phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của nhà nhập khẩu chuyển vào tài khoản của nhà xuât khẩu căn cứ vào hợp đồng ngoại thương và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng. Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào tùy thuộc vào sự thương lượng giữa hai bên và phù hợp với tập quán cũng như luật lệ trong thanh toán và buôn bán quốc tế, nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng.

2.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng

Thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giớ và chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng trên toàn cầu. Ba phương thức thanh toán quốc tế thông dụng nhất hiện nay là: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ.

Trần Hoàng Ngân (2008) đã giới thiệu 3 phương thức này như sau:

2.1.2.1 Chuyển tiền (Telegraphic Transfer – TT)

Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng (gọi là người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Chuyển tiền gồm có hai hình thức: chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau. Chuyển tiền trả sau là hình thức chuyển tiền tra cho người xuất khẩu trước khi nhận hàng. Ngược lại, chuyển tiền trả trước là hình thức mà trong đó người xuất khẩu được chuyển tiền trước khi giao hàng. Trên thực tế, hai phía có thể áp dụng chuyển tiền “hỗn hợp”, tức là trả trước một phần, trả sau một phần theo một tỷ lệ nhất định để giảm thiểu rủi ro cho cả hai.

Trong phương thức này, ngân hàng phục vụ người chuyển tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền trong khi ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sẽ tiến hành bảo có. Có thể nói, chuyển tiền là nghiệp vụ thanh toán đơn giản, trong đó người chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp cho nhau. Ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng phí và không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển và người thụ hưởng.

Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn Ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - 3

2.1.2.2 Nhờ thu (Collection)

Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra.

Trong phương thức nhờ thu, các ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán sâu hơn so với phương thức chuyển tiền. Mức độ tham gia của các ngân hàng vào quá trình nhờ thu phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung các chỉ thị và những gì (chứng từ) mà người bán ủy quyền cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ.

2.1.2.3 Tín dụng chứng từ (Documentary Credits)

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được đánh giá là ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế vì nó khắc phục được những nhược điểm của các phương thức khác. Nội dung phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện theo bản “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documents Credits), phiên bản mới nhất là UCP600.


Tín dụng chứng từ là phương thức trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng.

Theo UCP 600 thì Thư tín dụng nghĩa là bất cứ thỏa thuận được gọi hoặc miêu tả như thế nào, theo đó ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu mở Thư tín dụng) hoặc đại diện cho chính bản thân mình:

- Thanh toán cho, hoặc theo lệnh của phía thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do Người thụ hưởng ký phát, hoặc;

- Ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu;

- Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong Thư tín dụng, với điều kiện chúng phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của Thư tín dụng.

Trong phương thức tín dụng chứng từ, có ba mối quan hệ hợp đồng được hình

thành:

Thứ nhất, quan hệ hợp đồng giữa người mua và người bán, được thể hiện bằng

các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán (bao gồm điều khoản quy định về phương thức thanh toán). Nếu người mua và người bán đồng ý chọn phương thức tín dụng chứng từ thì nó cũng phải được thể hiện thành điều khoản trong hợp đồng mua bán.

Thứ hai, quan hệ hợp đồng giữa người mua (người đề nghị mở LC) và ngân hàng phục vụ người mua (ngân hàng phát hành LC).

Thứ ba, quan hệ hợp đồng giữa ngân hàng phục vụ người mua (ngân hàng phát hành LC) và người thụ hưởng LC (người bán). Mối quan hệ này là hệ quả của hai mối quan hệ trên nhưng lại là một nghĩa vụ hợp đồng độc lập của ngân hàng phát hành LC.

Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng đơn thuần chỉ thực hiện chức năng chuyển tiền theo yêu cầu của người mua và nhận tiền hộ người bán. Trong nhờ thu, các


ngân hàng tham gia xử lý chứng từ do người bán gửi đến và hành động với vai trò là đại lý của người bán. Tuy nhiên, trong phương thức tín dụng chứng từ, các ngân hàng đã tham gia chủ động và tích cực hơn nhiều, theo đó các ngân hàng thực hiện trả tiền theo cam kết của mình. Theo đó, nghĩa vụ của Ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng là không hủy ngang và vô điều kiện (nghĩa là ngân hàng không được nêu lý do từ chối thanh toán nếu người bán đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện của LC).


2.2 Những rủi ro và biện pháp áp dụng các hình thức thanh toán quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh

Đáp ứng nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh ra đời và không ngừng hoàn thiện, mang lại cho khách hàng những tiện ích ngày càng cao.

- Dựa trên các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng, các ngân hàng đã xây dựng những sản phẩm cơ bản sau:

o Nhập khẩu

Chuyển tiền: mậu dịch và phi mậu dịch

Nhờ thu: trả ngay (DP) và trả chậm (DA)

Thư tín dụng: phát hành LC, ký hậu vận đơn/phát hành thư bảo lãnh nhận hàng, xử lý chứng từ và thực hiện thanh toán.

Khi mở LC, ngân hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định, từ 0-100%. Mức ký quỹ này sẽ dao động tùy thuộc vào mức độ quen biết, uy tín, khả năng thanh toán, tài sản đảm bảo của doanh nghiệp, tính khả thi của phương án kinh doanh… Về lâu dài, để việc mở LC được thuận tiện, ngân hàng sẽ tiến hành cấp hạn mức mở LC cho doanh nghiệp dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu, khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

o Xuất khẩu

Nhận tiền đến


Thông báo thư tín dụng

Chuyển nhượng thư tín dụng

Xuất trình và thanh toán bộ chứng từ theo thư tín dụng

Gửi nhờ thu hộ bộ chứng từ hàng xuất

Chiết khấu chứng từ hàng xuất

- Ngoài các sản phẩm truyền thống trên, trong thời gian gần đây, các ngân hàng đã bắt đầu giới thiệu một số sản phẩm mới có tính ưu việt như:

Chuyển tiền nhanh: áp dụng đối với người thụ hưởng ở các nước Châu Á, chuyển tiền và nhận tiền trong ngày.

LC trả chậm thanh toán ngay (UPAS – Usance Payable At Sight) nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp nhập khẩu thông qua việc chuyển LC thanh toán tiền từ “trả ngay” thành “trả chậm”. Doanh nghiệp nhập khẩu được thanh toán chậm tiền hàng trên cơ sở bảo lãnh của ngân hàng. Doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài (người thụ hưởng) được thanh toán ngay.

Cách thức giao dịch cũng dần được cải tiến. Thông thường, trong phương thức chuyển tiền, khách hàng phải gửi hồ sơ gốc bằng giấy cho ngân hàng với chữ ký và con dấu theo quy định. Hiện nay, một số ngân hàng phát triển kênh ngân hàng trực tuyến (ebanking) cho phép khách hàng gửi hồ sơ trực tuyến và bổ sung hồ sơ gốc sau. Những ngân hàng phát triển được tiện ích này thường được khách hàng đánh giá cao.

Bên cạnh sản phẩm là các phương thức thanh toán quốc tế, sản phẩm thanh toán quốc tế còn bao gồm các loại ngoại tệ mà ngân hàng có thể đáp ứng. Hầu hết các ngân hàng đều có sẵn loại ngoại tệ thông dụng như USD, trong khi EUR, GBP thì nguồn ngoại tệ hạn chế hơn, khách hàng khi có nhu cầu thanh toán phải thông báo trước với ngân hàng. Ngoài ra, những loại ngoại tệ ít sử dụng chỉ được đáp ứng bởi một số ngân hàng nhất định, ví dụ CNY được cung cấp bởi các ngân hàng chuyên về thanh toán biên mậu, KOR bởi các ngân hàng Hàn Quốc…


Một sản phẩm khác liên quan đến thanh toán quốc tế là các công cụ phòng ngừa rủi ro về tỷ giá có thể kể đến như hợp đồng kỳ hạn… Doanh nghiệp thường sử dụng các loại công cụ này trong trường hợp thanh toán trả chậm cho nước ngoài. Tuy rất cần thiết nhưng không phải tất cả các ngân hàng đều cung cấp các sản phẩm này, một mặt do chính bản thân ngân hàng không cung cấp, mặt khác một số doanh nghiệp vẫn chưa thật sự quan tâm đến các sản phẩm này.

- Phí dịch vụ các loại: các phí này được thông báo trên trang web của các ngân hàng. Ngoài mức phí chung được thông báo rộng rãi, các phí này có thể được thỏa thuận riêng giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng có thể áp dụng chính sách phí đặc biệt – miễn giảm phí một hoặc một số các dịch vụ - cho những khách hàng có giao dịch thường xuyên và doanh số lớn.

- Tỷ giá ngoại tệ: Tỷ giá mua và bán của các loại ngoại tệ được các ngân hàng niêm yết tuân thủ theo biên độ của Ngân hàng nhà nước. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với ngân hàng về tỷ giá: ngân hàng mua ngoại tệ với giá cao hơn và bán ngoại tệ với giá thấp hơn. Giữa các ngân hàng luôn tồn tại sự cạnh tranh về tỷ giá. Các ngân hàng lớn hoặc ngân hàng nước ngoài thường có lợi thế về tỷ giá hơn so với các ngân hàng nhỏ.

- Hiện nay, các ngân hàng đều mở rộng hệ thống chi nhanh, phòng giao dịch của mình cũng như quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, mở rộng quan hệ đến mức độ nào, điều này còn tùy thuộc vào nội lực và chiến lược của từng ngân hàng.

- Về mặt tổ chức thực hiện, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng mô hình xử lý tập trung gồm trung tâm thanh toán đặt tại Hội sở và bộ phận thanh toán quốc tế ở chi nhánh. Trung tâm thanh toán này sẽ thực hiện các xử lý chuyên môn và sẵn sàng tư vấn về chuyên môn cho chi nhánh. Trong khi đó, bộ phận thanh toán quốc tế ở chi nhánh sẽ trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, gửi yêu cầu xử lý lên Hội sở và thông báo kết quả cho khách hàng. Bộ phận thanh toán quốc tế chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm về tính


pháp lý của hồ sơ cũng như giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại đồng thời thực hiện công tác chăm sóc khách hàng. Ưu điểm của mô hình này là hồ sơ được xử lý tập trung tại Hội sở, do đó thời gian xử lý nhanh chóng, ít xảy ra sai sót do các nhân viên làm việc ở Hội sở thường được đào tạo bài bản và chuyên sâu về thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, nhân viên ở chi nhánh sẽ có nhiều thời gian để phát triển và chăm sóc khách hàng.


2.3 Quyết định lựa chọn ngân hàng

Khi đề cập đến thuật ngữ “lựa chọn”, chúng ta luôn nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thực hiện có thể đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan hiếm nguồn lực.

Quyết định lựa chọn ngân hàng của doanh nghiệp cũng vậy. Theo các nghiên cứu trên thế giới, quyết định lựa chọn ngân hàng của doanh nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của những nhân tố nhất định.


2.4 Khái niệm thương hiệu và thành phần giá trị thương hiệu

2.4.1 Khái niệm thương hiệu

Thương hiệu từng được xem là một thành phần của sản phẩm nhưng ngày nay quan điểm này đã được thay đổi: sản phẩm là một thành phần của thương hiệu (Aaker, 1996). Những nghiên cứu về thương hiệu gần đây cho thấy, khi quyết định mua, mong muốn của khách hàng thường có hai phần: nhu cầu về chức năng của sản phẩm và nhu cầu về tâm lý của sản phẩm. Vì sản phẩm chỉ cung cấp cho người sử dụng lợi ích chức năng, trong khi đó thương hiệu cung cấp cho người sử dụng vừa lợi ích chức năng vừa nhu cầu tâm lý nên khách hàng dần dần chuyển từ việc mua sản phẩm sang mua sản phẩm thông qua thương hiệu (Nguyến Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2002).

Ngày nay, trong kinh doanh, thương hiệu đã trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thương hiệu có thể mua và bán, có thể được nhượng


quyền hoặc cho thuê (Don E. Schultz Beth E. Barnes, 1999). Thế nhưng thương hiệu không phải chỉ là một cái tên gọi như mọi người thường nghĩ. Giá trị bên dưới của tên nhãn hiệu thường là một tập hợp của các liên tưởng hay các ý nghĩ (Aaker, 1991).. Theo quan điểm của Hankinson & Cowking (1996), sản phẩm chỉ là một thành phần của thương hiệu, chủ yếu sản phẩm sẽ cung cấp lợi ích chức năng cho khách hàng trong khi đó thương hiệu cung cấp cả lợi ích chức năng và lợi ích tâm lý cho khách hàng. Như vậy, các thành phần tiếp thị hỗn hợp (sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị) cũng chỉ là các thành phần của một thương hiệu (Ambler & Styles, 1996). Quan điểm sản phẩm là một thành phần của thương hiệu ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu và thực tiễn chấp nhận (Aaker, 1996).

Theo Lassar và cộng sự (1995, trang 11) thì cho rằng: “Một thương hiệu được khách hàng đánh giá cao sẽ tạo lợi thế cạnh tranh bởi vì sự tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu đó sẽ cao hơn so với thương hiệu của đối thủ cạnh tranh”. Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua một thương hiệu hàng hóa, dịch vụ nhất định thay vì hàng hóa, dịch vụ của thương hiệu khác (Swait và cộng sự, 1993).

Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, thương hiệu (brand) là một tên gọi, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc thiết kế hoặc là sự kết hợp chúng với nhau nhằm nhận diện một hàng hóa và dịch vụ một người bán hàng hoặc nhóm của những người bán hàng phân biệt với đối thủ.

Philip Kotler (2006) cũng định nghĩa thương hiệu (brand) là sản phẩm, dịch vụ được thêm vào các yếu tố để khác biệt với sản phẩm dịch vụ khác cũng được thiết kế để thỏa mãn cùng nhu cầu. Sự khác biệt này có thể là về mặt chức năng, các yếu tố hữu hình của sản phẩm. Chúng cũng có thể là những yếu tố mang tính biểu tượng, cảm xúc, hoặc vô hình mà thương hiệu thể hiện ra. Thuơng hiệu gồm hai phần: phần đọc được và phần không đọc được. Phần đọc được bao gồm những yếu tố có thể phát âm được, tác động vào thính giác của người nghe như tên doanh nghiệp (Audi…), tên sản phẩm

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí