PR Quan hệ công chúng và các hình thức PR phổ biến tại Việt Nam - 12


công nghiệp chất xám này dù đã đạt được một bước phát triển khá tích cực, song vẫn chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng của giới doanh nghiệp cũng như của các cơ quan chức năng. Nghề PR hiện nay được coi là một trong ba nghề triển vọng nhất trong những năm tới24, tuy nhiên, việc đào tạo chính quy

về PR hiện nay vẫn chưa được các trường đại học chú trọng. Các nhân viên PR đa số họ đều tốt nghiệp ở một vài trường như Ngoại ngữ, Báo chí, Kinh Tế hay Ngoại Thương. Tại các cơ sở đại học, PR mới chỉ được đào tạo như một học phần thuộc các ngành như Quản trị, Marketing hay báo chí. Mãi cho tới năm 2006, Học viện báo chí tuyên truyền mới bắt đầu tuyển sinh ngành quan hệ công chúng và đào tạo như một ngành độc lập ở bậc Đại học, tuy nhiên ngành học này vẫn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các em học sinh. Vì vậy, tại các trường đại học, đặc biệt là các trường kinh tế cần có môn học về PR. Đây là những bước đi cấp thiết và có tính chiến lược dài lâu giúp trang bị kiến thức cho thế hệ quản lý tương lai của các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, với sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các doanh nghiệp quốc doanh và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) cũng như sự bùng phát được tiên lượng về đầu tư nước ngoài kéo theo hoạt động kinh doanh sôi động của những năm tới, ngành công nghiệp PR sẽ còn rất nhiều đất để phát triển. Sinh viên các trường đại học kinh tế vốn có kiến thức rộng về thị trường cũng như có khả năng giao tiếp tốt, khả năng ứng xử khéo léo cũng như thông thạo ngoại ngữ. Đó là yêu cầu cơ bản để trở thành một nhân viên PR. Tuy nhiên, yếu điểm của sinh viên kinh tế lại ở điểm khả năng viết bài và đưa tin nói chung còn khá kém. Đó lại là mặt mạnh của sinh viên báo chí. Thực tế đã chứng minh những chuyên viên PR có tiếng trên thế giới đều là những cựu nhà báo, hoặc đã từng tham gia hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Song như vậy không có nghĩa là hoàn toàn


24 Nguồn : . Anh Vũ, Ba nghề triển vọng, http://marketing.vinamap.vn/?mapmar=dt&it=3810


88


dễ dàng. Do đó một đòi hỏi cấp thiết hiện nay đó chính là đào tạo PR tại các trường đại học kinh tế cũng như các trường báo chí.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Học viện báo chí tuyên truyền trường Đại học đầu tiên đào tạo chính quy 1


Học viện báo chí tuyên truyền, trường Đại học đầu tiên đào tạo chính quy ngành PR, năm học 200625.

Trong phạm vi tổ chức, doanh nghiệp: vấn đề đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt đội ngũ quản lý doanh nghiệp về PR cũng cần được chú trọng. Hiện đã có khá nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về kiến thức PR có cấp chứng chỉ như: trung tâm giáo dục Thames, Victoria, TEC, T&A (Hà Nội) và Viện nghiên cứu Á châu, ĐH Quốc tế RMIT (TP. Hồ Chí Minh)... Đó chính là những sự lựa chọn rất phù hợp dành cho đối tượng này. Ngoài ra, việc kết hợp với các công ty PR chuyên nghiệp cũng là những cơ hội rất tốt để các tổ chức, doanh nghiệp có thể học hỏi tại thực địa khi triển khai các chiến dịch marketing truyền thông.



25 Nguồn : Ngọc Hiền, Học viện báo chí tuyên truyền tuyển sinh ngành quan hệ công chúng,

http://prclub.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=107&Itemid=32


Hiện nay, số lượng các sinh viên được đào tạo chính quy về PR còn rất hạn chế, chỉ khoảng 100 sinh viên trong chỉ tiêu. Các cơ sở đào tạo PR ngắn hạn cũng quá ít ỏi so với nhu cầu học tập nghiên cứu của những người quan tâm và yêu thích PR. Do đó, vấn đề mở rộng đào tạo PR ở các trường đại học để trang bị kiến thức cần thiết, tạo nguồn nhân lực PR trong tương lai là vấn đề cần được các ban ngành, các cơ quan nhà nước quan tâm.

2.3. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động PR


PR là một trong những nghề được giới trẻ Việt Nam ưa chuộng bởi tính mới mẻ, năng động và cả những thách thức của nghề. Tiềm năng phát triển của nghề này trong điều kiện đất nước tăng cường hội nhập cũng là yếu tố khiến PR trở thành sự lựa chọn của giới trẻ. Bên cạnh những vấn đề đã nêu trên thì có một vấn đề nữa doanh nghiệp cần lưu tâm, đó là vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động PR. Vấn đề đạo đức được PR quan tâm nhất vẫn là tính trung thực và những khúc mắc trong mối quan hệ với giới báo chí. Tính trung thực là một điều rất quan trọng trong chiến dịch PR của một doanh nghiệp. Quan hệ công chúng không có nghĩa là che giấu sự thất, biến cái không có thành có. Hoạt động PR là hoạt động liên quan đến việc truyền tải các thông tin đến đối tượng công chúng thông qua các kênh thông tin của doanh nghiệp, vì vậy nếu doanh nghiệp không cung cấp những thông tin có thực đến công chúng, hoặc cố tình phóng đại sự thật, hoặc cố tình bưng bít che giấu thì hoạt động PR sẽ bị bóp méo, dẫn đến thiệt hại cho nhiều người. Ngoài ra, hiện nay ở Việt Nam, bên cạnh những công ty làm ăn chân chính, đã xuất hiện những hiện tượng PR đen tiêu cực, cần sớm được chấn chỉnh. Đã xảy ra tình trạng một số công ty là đối thủ cạnh tranh lợi dụng các phương tiện truyền thông để tung những tin đồn thất thiệt gây tổn hại cho đối thủ, hoặc một số công ty làm dịch vụ PR cho công ty này nhưng lại cung cấp thông tin nội bộ cho một công ty khác, gây ra nhiều khó khăn cho công ty kia.


Chúng ta biết rằng với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, nhiều khi chỉ cần một tin đồn cũng có thể nhân lên gấp nhiều lần, truyền đến tai nhiều người khác bằng nhiều con đường khác nhau chỉ trong một thời gian ngắn mà không thể kiểm soát được và gây ra những hậu quả khôn lường. Vụ khủng hoảng của ngân hàng ACB với tin đồn ngân hàng phá sản, tổng giám đốc đào tẩu là một ví dụ điển hình mà qua đó, các doanh nghiệp cần rút ra bài học cho bản thân mình.

Chính vì những lý do trên mà vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực PR hiện đang rất cần có sự quan tâm thích đáng của các doanh nghiệp cũng như các ban ngành, các cơ quan chức năng. Hy vọng trong thời gian không xa, vấn đề này sẽ được giải quyết nhằm tạo môi trường hiệu quả và trong sạch bền vững cho hoạt động PR tại Việt Nam.


KẾT LUẬN


Đã từ lâu, các biện pháp xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh được coi là công cụ đắc lực cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chỉ sử dụng khuyến mại, quảng cáo hay các phương tiện truyền thống khác thì giờ đây, việc phát triển hoạt động PR đang được các doanh nghiệp xúc tiến và đẩy mạnh triệt để như một công cụ chiến lược nhằm giữ vững vị trí của mình. Nhằm góp phần làm phát triển hoạt động PR tại Việt Nam, bài khoá luận này đã nêu ra một số vấn đề tổng quan về PR, về thực tiễn các hoạt động, các hình thức PR chủ yếu tại Việt Nam, qua đó đóng góp một số giải pháp và kiến nghị. Thiết nghĩ, PR là một công cụ khá hiệu quả cho việc quảng bá thương hiệu Việt Nam với bạn bè quốc tế, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã và đang gia nhập nhiều tổ chức trong khu vực và thế giới thì vấn đề thương hiệu là vấn đề thực sự cần quan tâm. Để có được sức cạnh tranh trên thương trường và đứng vững được khi hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần vận dụng nhiều biện pháp nhằm xây dựng và bảo vệ hình ảnh của mình, giành được tình cảm và sự quan tâm của công chúng mà trong đó, PR là một công cụ rất hữu ích.

Điều đáng mừng là ngành PR ở Việt Nam, tuy xuất hiện muộn hơn nhiều so với thế giới song đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của PR trong giai đoạn hiện nay và đang tiến tới xây dựng những bộ phận PR cho riêng mình. Các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ PR của Việt Nam cũng đạt được nhiều thành công, cạnh tranh được với những công ty PR, công ty quảng cáo nổi tiếng của thế giới và tìm được chỗ đứng của mình. Tất nhiên bên cạnh những thành tựu vẫn còn


những khó khăn nhất định, song với những gì đã đạt được, chúng ta có quyền hy vọng về một ngành PR không thua kém so với các nước bạn bè trong khu vực và trong một vài năm tới, ngành PR sẽ ngày càng phát triển, tỏ rõ được ưu thế của mình trong việc xây dựng, quảng bá và giữ vững thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Joe Mullich, European Firms seek Alliances for Global PR, 1994.


2. Philip Kotler, Marketing Management - 11th edition, Prentice Hall, 2003.

3. Al Ries, Laura Ries, Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi, Biên dch: Vũ Tiến Phúc, Trần Ngọc Châu, Lý Xuân Thu, TP. Hồ Chí Minh - NXB Trẻ, 2005.

4. Frank Jefkins, Phá vỡ bí ẩn PR, Biên dịch: Nguyễn Thị Phương Anh, Ngô Anh Thi, TP. Hồ Chí Minh - NXB Trẻ, 2004.

5. Trường đại học Ngoại thương, Giáo trình Marketing lý thuyết, NXB Giáo dục, 2000.

6. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Marketing lý thuyết, NXB Giáo dục, 2002

7. Hà Nam Khánh Giao, quan hệ công chúng - để người khác gọi ta là PR, NXB Thống Kê, 2004.

8. Nguyễn Thanh Huyền, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thắng Vu, Phạm Quang Vinh, Nghề PR quan hệ công chúng, NXB Kim Đồng, 2005.

9. Lê Hoàng Quân, Nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị, NXB khoa học và kĩ thuật, 1999.


10.Nguyễn Mạnh Tường, Quan hệ công chúng - biến công chúng thành “fan” của doanh nghiệp, NXB Trẻ, 2006.

11. Trương Đình Chiến (Chủ biên), Phạm Thị Huyền, Nguyễn Trung Kiên, Quản trị thương hiệu hàng hoá: Lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê, 2005.

12.Phú Trang, Blog – triển vọng mới của cách làm PR,

http://srdc.msstate.edu/e2/ppts/best_advpromo.ppt


13. Nguyễn Hoàng, Các chức năng của PR trong suốt tiến trình lịch sử

http://mgtclass.mgt.unm.edu/MIDS/Shul/Berman_ch_19.ppt


14.Trần Nguyên, Với sự trợ giúp của Internet, PR có thực sự lên ngôi?

http://www.swlearning.com/business/boone/cb11e/isc/powerpoint/ch14


15. Phú Lâm, Xây dựng hình ảnh và thương hiệu thông qua hoạt động PR,

http://www.cob.sjsu.edu/facstaff/giglie_j/Comm/Fall05/sdc.ppt


16.Khắc Toàn, Tuyệt chiêu PR,

http://prvietnam.com.vn/index.php?nv=News&at=article&sid=628


17.Thuý Nhàn, Những điều quảng cáo học được từ PR,

http://prvietnam.com.vn/index.php?nv=News&at=article&sid=615


18.Phương Thanh, Hoạt động PR cần một hành lang pháp lý, http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=564&news_id=2 2361

19. Thuỳ Linh, Nhà báo làm PR, sự công tâm sẽ chết? http://vietnambranding.com/kien-thuc/quang-ba-thuong-hieu/824/PR- nghe-giao-tiep-linh-hoat-va-sang-tao

20. Anh Vũ, Ba nghề triển vọng,

http://marketing.vinamap.vn/?mapmar=dt&it=3810


21. Anh Tuấn, Mười lỗi PR lớn nhất, http://www.vietceo.com/post/30/32

22. Thu Minh, Đòn bẩy PR,

http://www.crmvietnam.com/index.php?q=pr_marketing


23. Mỹ Lệ, Khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng, http://www_tuanvietnam_net-Library-Images-58-2007-09-myspace

24. Tố Thanh, PR lên ngôi,

http://www.baocongantphcm.com.vn/detail_news.php?a=art011258

25. Anh Tuấn, Bài học từ PR,

http:// www_tuanvietnam_net-Library-Images-58-2007-09-myspace


26. Ngọc Hiền, Học viện báo chí tuyên truyền tuyển sinh ngành PR,

http://prclub.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022