PR Quan hệ công chúng và các hình thức PR phổ biến tại Việt Nam - 13


PHỤ LỤC 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PR26


PR đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, nhưng đến nay rất nhiều học giả và các chuyên gia PR hàng đầu thế giới vẫn đang tranh cãi về nguồn gốc lịch sử của PR. Nhiều người lầm tưởng rằng PR vừa mới xuất hiện trong một vài năm gần đây, hay từ Chiến tranh thế giới thứ hai, hay sớm hơn cũng chỉ trong thế kỉ này mà thôi. Đó là chưa kể những quốc gia mới dành được độc lập trong khoảng 30 năm trở lại đây như Việt Nam thì khái niệm PR còn khá mới mẻ. Vậy PR thực sự xuất hiện từ khi nào?

Với những người nghĩ PR gắn liền với nền công nghiệp hóa lâu đời thì cho rằng PR là một phát minh của nước Mỹ. Nhóm tác giả Otis Baskin Craig Aronoff và Dan Lattimore (Publics Relations – The profession and the Pratice) cho rằng nước Mỹ với chế độ xã hội cộng hòa, nền dân chủ, thị trường tự do, hệ thống kiểm soát cân bằng giữa 3 cơ quan Lập pháp, hành pháp và toà án, dân chúng tự do là một lò đúc nặn PR hoàn hảo, PR thực sự “made in America”. Cho dù thực tế, PR có xuất xứ từ Mỹ hay không, nhưng không nghi ngờ rằng ngành PR ở Mỹ phát triển nhanh hơn bất kì quốc gia nào khác. Nhà sử học Alan R. Raucher xem đây là do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia cũng như sức mạnh của ngành truyền thông nước đó đáp lại các viện nghiên cứu cộng đồng. Và thực tế người Mỹ đã đóng góp rất nhiều cho lý thuyết và thực hành PR.

Nhiều sử gia cho rằng vào khoảng năm 1807, Thomas Jefferson là người đầu tiên kết hợp thuật ngữ “Public” và “Relations” thành cụm từ “Public Relations”. Một số ý kiến khác cho rằng cụm từ này được luật sư Dorman Eaton sử dụng vào những năm 1982. Bất chấp những ý kiến trái ngược như thế nào, cụm từ Public Relations được sử dụng với ý nghĩa hiện nay bắt đầu từ năm 1987, khi nó xuất hiện lần đầu trong quyển “ Niên giám bài văn hay của ngành đường sắt” thuộc Hiệp hội ngành đường sắt Mỹ. Thành

26 Nguồn : http://www.prvietnam.com.vn/index.php?nv=News&at=article&sid=354


công thực sự của từ này có thể nói là thuộc về Edward L.Berneys (1891- 1995), người mà Irwin Ross gọi là “cha đẻ của ngành PR”. Berneys chính là người đầu tiên gọi mình là chuyên viên tư vấn PR vào năm 1921. Hai năm sau, ông viết cuốn sách đầu tiên với tên gọi “Kết tinh quan niệm công chúng” (Crystallizing Public Opinion) đã đề cập đến nhiều thuật ngữ quan trọng của ngành quan hệ công chúng và dạy khoá đầu tiên về PR tại đại học NewYork. Đó là vào đầu thế kỉ thứ 20, PR đã trở thành cụm từ chính thức và được xem là một nghề, một chương trình mang tính đào tạo học thuật.

Tuy nhiên, ngành PR chắc chắn không phải do một người sáng lập mà do nhiều chuyên gia thực hành ở Mỹ hình thành, trong đó phả kể đến Ivy Lee(1877-1934), người được xem là chuyên gia PR thực hành theo phong cách hiện đại. Ông là người từng làm việc cho nhà tư bản công nghiệp Mỹ nổi tiếng John D. Rockefeller và là người viết bản tuyên bố về các nguyên tắc (Declaration of Principles) năm 1906, tạo ra nền tảng đạo đức cho các hoạt động thực hành quan hệ công chúng sau này. Ông và những người cùng thời đã được gọi là trợ lý “quan hệ báo chí” khi có khủng hoảng xảy ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Theo Frank Jefkins, tác giả cuốn “Public Relations – Frameworks” (Nhà xuất bản Financial Times) thì ỏ tồn tại trước khi nước Mỹ hình thành khá lâu. Nước Mỹ sản sinh ra nhân vật chuột Mickey, Coca-cola hay Hollywood nhưng họ không phát minh ra PR. Nhiều quốc gia và khu vực khác cũng có truyền thống lịch sử lâu dài trong hoạt động thực hành PR, chỉ là khác nhau về hình thức và kỹ thuật. Van Ruler và Vercic cho rằng PR tại cộng đồng châu Âu đã tồn tại hơn một thế kỉ, điều này thể hiện qua công ty Krups thành lập bộ phận qua hệ báo chí vào những năm 1920, và văn phòng đầu tiên được thành lập ở Hà Lan vào đầu thế kỉ 20. Hà Lan là đất nước có hiệp hội nghề PR chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới, được thành lập vào năm 1946.


PR Quan hệ công chúng và các hình thức PR phổ biến tại Việt Nam - 13

Một số chuyên gia Ảrập cho rằng Mohammed là chuyên gia PR đầu tiên trong nền văn minh của họ, mặc dù trong thế giới Ảrập, PR và quảng cáo được sử dụng sau những năm 1930.

Anantachart cho rằng tạo Thái Lan, PR đã phát triển từ những năm 1283, khi đức vua đã phát triển những ký tự đầu tiên của Thái Lan. Ông thiết lập hệ thống giao tiếp hai chiều với thần dân của mình bằng cách làm một cái chuông to phía ngoài lâu đài của mình. Thần dân có thể đánh chuông và đức vua sẽ phán xét, giúp giải quyết vấn đề của dân chúng.

Bên cạnh đó, vẫn có nhiều học giả cho rằng, PR đã xuất hiện từ 9000 năm trước tại Trung Quốc, từ thời Xuân Thu Chiến Quốc với đại diện khá rõ ràng là Lã Bất Vi. Cũng có ý kiến cho rằng PR ra đời từ thời La Mã cổ đại thông qua hình thức cáo thị mà nhiều học giả nhận định là tờ báo đầu tiên của loài người.

Có ý kiến cho rằng các hoạt động của ngành PR có lịch sử lâu như lịch sử văn minh nhân loại. Để xã hội có thể tồn tại, con người cần đạt được nhũng thỏa thuận tối thiểu nhất và thoả thuận này thường đạt được thông qua tương quan con người và nhóm người với nhau. Đài kỉ niệm và các hình thức nghệ thuật khác của thế giới cổ đại đã đưa ra các bằng chứng phản ánh những nỗ lực sơ khai của việc thuyết phục công chúng, được xem như một hoạt động PR sơ khai. Đơn cử như Kim Tự Tháp, các bức tượng, đền đài hầm mộ, các bức họa và các kí tự chữ viết sơ khai. Thử nhìn lại các ký tự và kĩ thuật sơ khai được sử dụng nhằm giúp các hoạt động thuyết phục hiệu quả. Như Theodore Lustig, giáo sư và là người sáng lập công ty Sun Chemical Corporation Communications đã từng tuyên bố “Tổ tiên loài người đã làm những gì họ có. Hai phương tiện truyền thông của họ là điêu khắc và đồng tiền đã thể hiện rất hiệu quả, và công dụng của nó đã được kết thúc và được xác định vào khoảng thế kỉ thứ 4 trước công nguyên”.

Rõ ràng nhiều kĩ thuật và cách thức từ các nước trên thế giới đã triển khai trong suốt tiến trình lịch sử có thể rất xa lạ với các chuyên gia PR thực


98


hành hiện nay, nhưng trong nhiều phương cách, mục tiêu của PR vẫn không thay đổi.


PHỤ LỤC 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PR27


PR đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, nhưng đến nay rất nhiều học giả và các chuyên gia PR hàng đầu thế giới vẫn đang tranh cãi về nguồn gốc lịch sử của PR. Nhiều người lầm tưởng rằng PR vừa mới xuất hiện trong một vài năm gần đây, hay từ Chiến tranh thế giới thứ hai, hay sớm hơn cũng chỉ trong thế kỉ này mà thôi. Đó là chưa kể những quốc gia mới dành được độc lập trong khoảng 30 năm trở lại đây như Việt Nam thì khái niệm PR còn khá mới mẻ. Vậy PR thực sự xuất hiện từ khi nào?

Với những người nghĩ PR gắn liền với nền công nghiệp hóa lâu đời thì cho rằng PR là một phát minh của nước Mỹ. Nhóm tác giả Otis Baskin Craig Aronoff và Dan Lattimore (Publics Relations – The profession and the Pratice) cho rằng nước Mỹ với chế độ xã hội cộng hòa, nền dân chủ, thị trường tự do, hệ thống kiểm soát cân bằng giữa 3 cơ quan Lập pháp, hành pháp và toà án, dân chúng tự do là một lò đúc nặn PR hoàn hảo, PR thực sự “made in America”. Cho dù thực tế, PR có xuất xứ từ Mỹ hay không, nhưng không nghi ngờ rằng ngành PR ở Mỹ phát triển nhanh hơn bất kì quốc gia nào khác. Nhà sử học Alan R. Raucher xem đây là do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia cũng như sức mạnh của ngành truyền thông nước đó đáp lại các viện nghiên cứu cộng đồng. Và thực tế người Mỹ đã đóng góp rất nhiều cho lý thuyết và thực hành PR.

Nhiều sử gia cho rằng vào khoảng năm 1807, Thomas Jefferson là người đầu tiên kết hợp thuật ngữ “Public” và “Relations” thành cụm từ “Public Relations”. Một số ý kiến khác cho rằng cụm từ này được luật sư

27 Nguồn : http://www.prvietnam.com.vn/index.php?nv=News&at=article&sid=354


99


Dorman Eaton sử dụng vào những năm 1982. Bất chấp những ý kiến trái ngược như thế nào, cụm từ Public Relations được sử dụng với ý nghĩa hiện nay bắt đầu từ năm 1987, khi nó xuất hiện lần đầu trong quyển “ Niên giám bài văn hay của ngành đường sắt” thuộc Hiệp hội ngành đường sắt Mỹ. Thành công thực sự của từ này có thể nói là thuộc về Edward L.Berneys (1891- 1995), người mà Irwin Ross gọi là “cha đẻ của ngành PR”. Berneys chính là người đầu tiên gọi mình là chuyên viên tư vấn PR vào năm 1921. Hai năm sau, ông viết cuốn sách đầu tiên với tên gọi “Kết tinh quan niệm công chúng” (Crystallizing Public Opinion) đã đề cập đến nhiều thuật ngữ quan trọng của ngành quan hệ công chúng và dạy khoá đầu tiên về PR tại đại học NewYork. Đó là vào đầu thế kỉ thứ 20, PR đã trở thành cụm từ chính thức và được xem là một nghề, một chương trình mang tính đào tạo học thuật.

Tuy nhiên, ngành PR chắc chắn không phải do một người sáng lập mà do nhiều chuyên gia thực hành ở Mỹ hình thành, trong đó phả kể đến Ivy Lee(1877-1934), người được xem là chuyên gia PR thực hành theo phong cách hiện đại. Ông là người từng làm việc cho nhà tư bản công nghiệp Mỹ nổi tiếng John D. Rockefeller và là người viết bản tuyên bố về các nguyên tắc (Declaration of Principles) năm 1906, tạo ra nền tảng đạo đức cho các hoạt động thực hành quan hệ công chúng sau này. Ông và những người cùng thời đã được gọi là trợ lý “quan hệ báo chí” khi có khủng hoảng xảy ra.

Theo Frank Jefkins, tác giả cuốn “Public Relations – Frameworks” (Nhà xuất bản Financial Times) thì ỏ tồn tại trước khi nước Mỹ hình thành khá lâu. Nước Mỹ sản sinh ra nhân vật chuột Mickey, Coca-cola hay Hollywood nhưng họ không phát minh ra PR. Nhiều quốc gia và khu vực khác cũng có truyền thống lịch sử lâu dài trong hoạt động thực hành PR, chỉ là khác nhau về hình thức và kỹ thuật. Van Ruler và Vercic cho rằng PR tại cộng đồng châu Âu đã tồn tại hơn một thế kỉ, điều này thể hiện qua công ty Krups thành lập bộ phận qua hệ báo chí vào những năm 1920, và văn phòng đầu tiên được thành lập ở Hà Lan vào đầu thế kỉ 20. Hà Lan là đất nước có


100


hiệp hội nghề PR chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới, được thành lập vào năm 1946.

Một số chuyên gia Ảrập cho rằng Mohammed là chuyên gia PR đầu tiên trong nền văn minh của họ, mặc dù trong thế giới Ảrập, PR và quảng cáo được sử dụng sau những năm 1930.

Anantachart cho rằng tạo Thái Lan, PR đã phát triển từ những năm 1283, khi đức vua đã phát triển những ký tự đầu tiên của Thái Lan. Ông thiết lập hệ thống giao tiếp hai chiều với thần dân của mình bằng cách làm một cái chuông to phía ngoài lâu đài của mình. Thần dân có thể đánh chuông và đức vua sẽ phán xét, giúp giải quyết vấn đề của dân chúng.

Bên cạnh đó, vẫn có nhiều học giả cho rằng, PR đã xuất hiện từ 9000 năm trước tại Trung Quốc, từ thời Xuân Thu Chiến Quốc với đại diện khá rõ ràng là Lã Bất Vi. Cũng có ý kiến cho rằng PR ra đời từ thời La Mã cổ đại thông qua hình thức cáo thị mà nhiều học giả nhận định là tờ báo đầu tiên của loài người.

Có ý kiến cho rằng các hoạt động của ngành PR có lịch sử lâu như lịch sử văn minh nhân loại. Để xã hội có thể tồn tại, con người cần đạt được nhũng thỏa thuận tối thiểu nhất và thoả thuận này thường đạt được thông qua tương quan con người và nhóm người với nhau. Đài kỉ niệm và các hình thức nghệ thuật khác của thế giới cổ đại đã đưa ra các bằng chứng phản ánh những nỗ lực sơ khai của việc thuyết phục công chúng, được xem như một hoạt động PR sơ khai. Đơn cử như Kim Tự Tháp, các bức tượng, đền đài hầm mộ, các bức họa và các kí tự chữ viết sơ khai. Thử nhìn lại các ký tự và kĩ thuật sơ khai được sử dụng nhằm giúp các hoạt động thuyết phục hiệu quả. Như Theodore Lustig, giáo sư và là người sáng lập công ty Sun Chemical Corporation Communications đã từng tuyên bố “Tổ tiên loài người đã làm những gì họ có. Hai phương tiện truyền thông của họ là điêu khắc và đồng tiền đã thể hiện rất hiệu quả, và công dụng của nó đã được kết thúc và được xác định vào khoảng thế kỉ thứ 4 trước công nguyên”.


Rõ ràng nhiều kĩ thuật và cách thức từ các nước trên thế giới đã triển khai trong suốt tiến trình lịch sử có thể rất xa lạ với các chuyên gia PR thực hành hiện nay, nhưng trong nhiều phương cách, mục tiêu của PR vẫn không thay đổi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022