Căn Cứ Vào Mục Tiêu Và Nhiệm Vụ Chính Trị Trong Từng Giai Đoạn Cách Mạng Để Xác Định Mục Đích, Nội Dung, Hình Thức Thi Đua Thích Hợp


Không chỉ cần nhận thức rõ vai trò của TĐYN như một nhiệm vụ chính trị, một biện pháp quan trọng, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp cần phải quan tâm, kết hợp đồng bộ với các đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, lãnh đạo sát sao để PTTĐYN phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, tạo động lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Trong lãnh đạo, tổ chức các PTTĐYN, cần tiếp tục đề cao trách nhiệm tập thể, phát huy tốt vai trò, trọng trách của người đứng đầu mỗi cơ quan đơn vị; cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các chủ thể lãnh đạo, quản lý về vai trò, tầm quan trọng của thi đua cũng như việc lãnh đạo, chỉ đạo PTTĐ. Phát huy vai trò trách nhiệm của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng trong lãnh đạo chỉ đạo công tác thi đua phải được đặt tròng mối quan hệ chặt chẽ với việc phát huy tính tiên phong, gương mẫu, vai trò hạt nhân của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong công tác thi đua. Và vấn đề có ý nghĩa quyết định cho mọi vấn đề không gì khác hơn là làm tốt công tác cán bộ để chọn đúng người lãnh đạo.

4.2.2. Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, động viên khí thế thi đua, đặc biệt chú trọng việc khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thi đua yêu nước

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, TĐYN cũng là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng tự nguyện, tự giác tham gia. Cái gốc của TĐYN là đạo đức của con người, trách nhiệm của con người trước sự nghiệp cách mạng chung. Bất kỳ PTTĐYN nước nào dưới sự lãnh đạo của Đảng đều có nội dung chính trị, tư tưởng sâu sắc. Một người không có tư tưởng cách mạng thì không thể có hành động cách mạng, một người không yêu nước và không được lòng yêu nước thôi thúc thì không thể có hành động yêu nước. Có thể nói, PTTĐ cao hay thấp là biểu hiện cụ thể trình độ giác ngộ chính trị, tư tưởng của quần chúng. Tư tưởng quần chúng không được phát động thì không thể có phong trào, không thể có khí thế thi đua sôi nổi và dĩ nhiên kết quả sẽ không tốt. Vì vậy để TĐYN thực sự là hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo của mỗi người, việc “đả thông tư tưởng”, làm cho mọi người đều hiểu rõ thi đua là ích nước, lợi nhà; làm cho mỗi cuộc thi đua có tính phổ biến, sao cho mọi người, mọi tập thể cố gắng đều có thể làm được… trở thành nhiệm vụ và cũng là mục đích trước mắt mà Đảng với tư cách là người phát động, tổ chức các PTTĐYN luôn phải xác định là quan trọng hàng đầu. Từ ngày có Đảng, truyền thống anh hùng mà thực chất là lòng yêu nước đã


được cách mạng bổ sung và nâng cao bằng nội dung mới. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng vừa tiếp thu và phát huy nội dung tốt đẹp của chủ nghĩa anh hùng dân tộc, vừa được xây dựng và phát triển trên sơ sở nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc ngày càng khẳng định là sức mạnh nội sinh góp phần đưa lại những thắng lợi cách mạng vĩ địa. Tuy nhiên, thực tiễn cách mạng cũng cho thấy, sức mạnh nội sinh ấy tự thân nó không tạo nên phong trào. Yêu nước là truyền thống dân tộc, nhưng bất kể là ai, là con người bản năng đều giống nhau ở sự ham sống sợ chết, ở sự hơn thua, vị kỷ…Chính lẽ đó, để phát động và tổ chức các PTTĐYN trước hết phải coi trọng công tuyên truyền giáo dục để khơi dậy lòng yêu nước, ý thức dân tộc, ý chí tự lực tự cường để con người XHCN chiến thắng con người bản năng, dám lựa chọn “chết vinh còn hơn sống nhục”, dám hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích tập thể. “Nâng cao lòng nồng nàn yêu nước và giác ngộ chính trị của mọi người” [109, tr.7] còn là cơ sở quan trọng đảm bảo thi đua có phương hướng đúng và vững. Vì vậy điều có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển mạnh mẽ của PTTĐYN là mỗi khi đất nước lâm nguy, tinh thần ấy phải được khơi nguồn để cách mạng thực sự ngày hội lớn của những người yêu nước.

Thực tiễn PTTĐYN ở miền Bắc những năm 1961-1975 với những thành tựu quan trọng đạt được xuất phát từ việc Đảng nhận thức rõ nguồn gốc và cũng chính là động lực của TĐYN, dành mối quan tâm đặc biệt đến công tác tư tưởng

- chính trị, chú trọng việc khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Trong công tác lãnh đạo, tổ chức các PTTĐYN, Đảng, Chính phủ, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, Ban, Ngành, địa phương quán triệt nguyên tắc lấy thi đua làm động lực phát huy lòng yêu nước, đồng thời cũng qua PTTĐ mà bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, làm cho lòng yêu nước được thể hiện bằng hành động cụ thể. Công tác tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ tình cảm dân tộc, tình cảm giai cấp được đặc biệt coi trọng trong công tác lãnh đạo, tổ chức thi đua yêu nước. Nhờ vậy, không chỉ những người làm công tác thi đua, mà cả các tầng lớp nhân dân ngày càng nhận thức rõ giá trị quý báu, sức mạnh vĩ đại của lòng yêu nước, gắn liền tư tưởng, tinh thần với hành động thực tiễn, nói với làm là một. Mỗi người dân hiểu rõ rằng: TĐYN là ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và ích lợi cho làng, cho nước, cho dân tộc. Yêu nước không còn tồn tại dưới dạng trạng thái cảm xúc mà được biến thành hành động. Hành động đó được hướng dẫn, được tổ chức bằng việc thực hiện những nội dung cụ thể, theo những


phương hướng hiệu quả, thiết thực. Công tác tư tưởng - chính trị được tiến hành một cách có hệ thống và thường xuyên, lấy quần chúng giáo dục quần chúng, đi sâu vào tư tưởng, tình cảm làm cho quần chúng tiếp thu một cách tự giác mà không thấy gò bó, nặng nề. Nhiều hình thức tuyên truyền cổ động được sử dụng nhằm xây dựng những quan niệm đúng đắn về thi đua, về vị trí, vai trò, tác dụng to lớn của thi đua, tạo cho quần chúng sự phấn khởi, tin tưởng, ý thức trách nhiệm và tinh thần vì sự lớn mạnh chung của tập thể. Bằng nhiều hình thức giáo dục phong phú, Đảng, Nhà nước đã phát huy được tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân vào hành động yêu nước. Cá nhân mỗi người với tư cách là chủ thể của TĐYN dù đảm đương những công việc cụ thể ở vị trí khác nhau nhưng trải qua quá trình được giáo dục và tự giáo dục đã nhận rõ sự cần thiết phải kết hợp chặt chẽ thi đua đấu tranh giải phóng dân tộc với thi đua đấu tranh giải phóng xã hội, xây dựng CNXH. Thông qua các TĐYN, tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân tăng lên gấp bội, họ tích cực lao động, chiến đấu, cống hiến tối đa tài năng, trí tuệ, công sức cho cách mạng, sẵn sàng dẹp tình riêng, chịu đựng gian khổ, hy sinh vì mục tiêu của cách mạng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế và trong nước có nhiều chuyển biến mau lẹ, đặc biệt là những biến động lớn trong thang giá trị truyền thống, muốn thi đua trở thành phong trào sâu rộng, mọi người đều hăng hái tham gia, thì cần đầy mạnh công tác tuyên truyền TĐYN mà trước hết là nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và tính tất yếu của việc đẩy mạnh TĐYN, kết hợp tuyên truyền những vấn đề lý luận cơ bản về TĐYN với những thành quả quan trọng của PTTĐYN, tuyên truyền thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đồng thời với việc tuyên truyền giáo dục thông qua người tốt việc tốt, cần tiếp tục quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên để họ thực sự là những đại biểu tiên tiến nhất trong PTTĐYN cả về lập trường chính trị và phẩm chất cách mạng, đạo đức chí công vô tư, gắn với phòng chống tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Cần nhận thức ngày càng sâu sắc hơn chỉ đạo hành chính đơn thuần dù được ngụy trang dưới bất kỳ hình thức nào cũng không thể phát động tính tự giác của quần chúng, không sao có thể khai thác hết được khả năng tiềm tàng về chính trị, tư tưởng, kỹ năng lao động của họ. Chú trọng việc tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền TĐYN. Xây dựng và tổ chức đội ngũ cộng tác viên rộng khắp để phát hiện các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong các ngành,


Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 21

nghề, lĩnh vực..chú trọng tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nghiêm túc quán triệt Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VIII là “Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước”, coi đây là giải pháp quan trọng, làm cho mọi người thấm nhuần truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.

Trên một phương diện khác, đúng như khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua chẳng những bồi dưỡng tinh thần đoàn kết và tinh thần yêu nước của dân tộc ta mà lại làm cho nhân dân ta đoàn kết với nhân dân lao động thế giới” [109, tr.407]. PTTĐYN của quân và dân miền Bắc trước đây cũng như PTTĐYN của nhân dân Việt Nam hiện nay thực sự là một bộ phận trong PTTĐ rộng rãi của nhân dân thế giới. Trong cuộc thi đua đó, nhân dân Việt Nam không chỉ phát huy sức mạnh dân tộc, thi đua với nhau nhằm hướng đến giải quyết mục tiêu cách mạng của riêng mình, mà còn tranh thủ và phát huy sức mạnh của thời đại, thi đua với nhân dân các nước khác, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển. Việc học tập, trao đổi kinh nghiệm, kể cả những thành tựu quan trọng đạt được trong quá trình phát động các PTTĐYN ngày càng trở thành một trong những nội dung không thể thiếu trong quá trình chủ động và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

4.2.3. Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng để xác định mục đích, nội dung, hình thức thi đua thích hợp

Về bản chất, thi đua là hoạt động có mục đích. Mục đích của thi đua không chỉ có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ quá trình vận động, tổ chức thi đua, mà còn là cơ sở để xác định nội dung thi đua, đảm bảo thi đua có phương hướng đúng và vững. Khi không tập trung vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu cụ thể thì PTTĐ sẽ không rõ phương hướng, không thiết thực, dần mất đi ý nghĩa và sức sống. Phong trào có khí thế, có hình thức động viên phong phú, nhưng thiếu nội dung cụ thể thì không phát huy được nhiệt tình của quần chúng. Vì vậy vấn đề quan trọng, thậm chí được xem là cốt tử trong quá trình phát động, tổ chức các PTTĐYN chính là việc xác định mục đích và nội dung thi đua phù hợp cho từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị và địa phương trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của cách mạng.


Kinh nghiệm PTTĐYN ở miền Bắc những năm 1961-1975 cho thấy, việc xác định mục đích, nội dung và hình thức thi đua luôn xuất phát và bám sát nhiệm vụ chính trị chung của cách mạng cả nước, đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu chính trị trong từng giai đoạn kháng chiến. Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình phát động, tổ chức TĐYN luôn đảm bảo tính hướng đích, thường xuyên phát động các phong trào cách mạng quần chúng có chủ đề, có hình thức hấp dẫn, có điển hình tiên tiến thích hợp. Từ năm 1961 đến năm 1965, trong quá trình thi đua khôi phục và phát triển kinh tế, thi đua chống Mỹ, cứu nước, thi đua vừa sản xuất vừa chiến đấu, quân dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giải quyết hài hòa các mối quan hệ. Cụ thể, mục đích thi đua lâu dài thường hướng đến giải quyết mục tiêu chiến lược, còn mục đích thi đua trước mắt thường hướng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn, từng cơ quan, đơn vị, từng ngành, từng giới. Các mục đích này có sự thống nhất, mục đích trước mắt tạo điều kiện tiến tới thực hiện mục đích lâu dài, gắn liền với nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu và đời sống của nhân dân, gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, quân sự và phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm trên từng lĩnh vực, sâu sát, cụ thể đến từng khâu, từng công đoạn, từng địa bàn, từng đối tượng. Bên cạnh các PTTĐ thường xuyên còn phát động các PTTĐ theo đợt, theo chuyên đề nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể.

Hiện nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế, yêu cầu đặt ra là cần giữ vững định hướng XHCN nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vấn đề có ý nghĩa mấu chốt khi xác định mục đích thi đua là phải thiết thực và phản ánh tập trung quyền lợi của nhân dân, đảm bảo sự phù hợp với khát vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Thi đua có thể được triển khai với nhiều nội dung và hình thức phong phú, song tuyệt nhiên không được xa rời mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, không được phép làm suy yếu các nguồn lực quốc gia.

Thực tế cho thấy trong thời gian qua đã có sự đổi mới cả về nội dung và hình thức tổ chức PTTĐYN theo hướng tập trung về cơ sở. Nhiều PTTĐYN được phát động và tổ chức xuất phát từ bối cảnh, điều kiện thực tiễn địa phương đồng thời bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách. Nhiều hình thức thi


đua phong phú, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực, mô hình, cách làm hay ngày càng lan rộng rồi nhân rộng ra phạm vi cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, liên tục, nhiều nơi còn mang nặng tính hình thức, chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị, chưa xác định rõ mục tiêu thi đua cụ thể, chưa thực sự gắn thi đua với giải quyết lợi ích của người lao động hoặc chưa đi vào chiều sâu, do đó chưa thu hút, phát huy, tạo được động lực cho công tác thi đua từ cơ sở. Không ít khẩu hiệu tuyên truyền sáo rỗng, những đợt thi đua được phát động nằm trên bàn giấy, vẽ ra nhiều chỉ tiêu, kế hoạch nhưng thiếu biện pháp thực thi dẫn đến bệnh thành tích, nói dối, bao biện, kết cục chỉ khiến hao tiền, tốn của của nhân dân. Cũng có địa phương, đơn vị trong tổ chức thi đua có khuynh hướng cầu toàn, đặt ra những yêu cầu, tiêu chí, nội dung thi đua quá cao, thoát ly hoàn cảnh thực tế, đặc điểm, tình hình và nhiệm vụ chính trị của đơn vị…

Vậy nên trong lãnh đạo và tổ chức mọi PTTĐYN cần nghiêm túc quán triệt tinh thần tất cả các cấp ủy, tổ chức đảng cần khẩn trương xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch hành động, phát động phong trào thi đua yêu nước sâu rộng, tinh thần đổi mới, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống, biến những quyết định chính trị của Đảng thành hiện thức sinh động trong thực tế.

4.2.4. Lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cá nhân và tiến hành thi đua thường xuyên, liên tục trên cơ sở lấy lòng yêu nước làm gốc, xem công việc hàng ngày là nền tảng của thi đua

Mục đích của TĐYN xét đến cùng là làm cho đất nước không ngừng phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Thi đua để tạo ra cái mới tốt đẹp, chống lại cái lạc hậu, bảo thủ không thể là công việc làm trong chốc lát, nó phải là một việc được thực hiện kiên trì, bền bỉ, thường xuyên, liên tục. Hơn nữa, theo bản tính con người cũng như quy luật vận động của sản xuất, để tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất và tinh thần cho xã hội với sản lượng, chất lượng ngày càng cao, thì mỗi người đều phải lao động sản xuất, bất kỳ công việc gì ích nước, lợi nhà là đều có thể và cần phải thi đua.

Trong thực tiễn lãnh đạo, tổ chức PTTĐYN ở miền Bắc những năm 1961- 1975, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện quan điểm nhất quán: coi công việc hàng là nền tảng của thi đua. Lắng nghe nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, Đảng và Nhà nước đã thường xuyên phát động và tổ chức hàng


loạt các PTTĐYN sôi nổi, rộng khắp với tính chất “toàn dân”, “toàn diện” mà xuất phát điểm của nó là “công việc hàng ngày”. Thực tế, thi đua được bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, diễn ra hàng ngày chứ không phải theo thời vụ, theo đợt, theo các cuộc vận động như chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Những ngày kỷ niệm là những đợt để lấy đà và để kiểm thảo, chứ không phải qua những ngày ấy rồi lại nghỉ thi đua” [109, tr.146]. Nhờ tuyền truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ yêu nước trước hết phải là yêu những công việc thường ngày mà các địa phương, cơ quan, đơn vị khơi dậy nơi mỗi người dân quyết tâm “làm cho mau”, “làm cho chóng” trên tinh thần cần, kiệm, liêm, chính..Những công việc thường ngày như nuôi lợn, nuôi gà, trồng bèo hoa dâu, làm phân bón, hay san bùn, nâng ruộng đến công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình neo đơn, gia đình có công với cách mạng…trở thành nội dung thi đua sôi nổi trên phạm vi rộng khắp. Mỗi người từ công việc thường ngày của mình gần như đều mong muốn được thi đua để đạt năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn. Bên cạnh đó, mặc dù mỗi PTTĐ có định mức thi đua cụ thể, và khi nó được hoàn thành thì PTTĐ đó kết thúc, nhưng TĐYN là không có điểm dừng, không có điểm kết thúc. Thường là khi kết thúc một PTTĐ cụ thể thì một phong trào khác với mức thi đua cao hơn được triển khai. Nội dung xuyên suốt, nhất quán được lãnh đạo các cấp phê bình, nhắc nhở ở các Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua cũng như các văn kiện có liên quan đến công tác thi đua là tránh tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, lúc đầu thì hô hào nhiều, khẩu hiệu lắm, cờ dong, trống mở, sau lại chìm xuồng, đâu lại vào đó.

Đổi mới là sự nghiệp của toàn dân, yêu cầu đặt ra cho mỗi người là phải “chiến thắng bản thân, vượt lên chính mình”, dám nghĩ, dám làm, nỗ lực không ngừng để có thể hôm nay làm tốt hơn hôm qua, ngày mai làm tốt hơn hôm nay…Muốn làm được điều đó, “cần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và phải làm sao cho phong trào thi đua lúc nào cũng sôi nổi liên tục, thành hoạt động tự giác của mọi người”. Phải khai mở và phát huy tối đa tiềm năng còn tiềm ẩn trong mọi thành phần xã hội, làm sao để mỗi người lao động, dù là lao động trí óc, lao động sản xuất hay lao động quản lý phải thấy mình và lợi ích của mình trong PTTĐ để tích cực tham gia và cộng đồng trách nhiệm. Trong quá trình phát động, tổ chức các PTTĐYN, trước hết, không nên quan niệm rằng, thi đua phải là những việc gì đó thật to tát, lớn lao mà quên rằng thi đua bắt nguồn và phải bắt nguồn từ những việc nhỏ nhất, bình dị nhất, đời thường nhất - đó là trong từng


công việc hàng ngày. Nghiêm túc phê bình và kịp thời chấn chỉnh tình trạng thi đua theo kiểu nhất thời, các đơn vị, tổ chức, cá nhân cứ đợi những đợt vận động thì cờ dong trống mở, xong đâu lại vào đấy. Nghiêm túc khắc phục tình trạng thi đua không thực chất theo lối hình thức, khiên cưỡng, máy móc, cấp trên bảo sao dưới làm vậy, đối phó, phát mà không động, đánh trống bỏ dùi hoặc chương trình hành động, ký kết, giao ước thi đua sao chép như cấp trên đã nêu. TĐYN phải xuất phát từ những công việc hàng ngày, phải là việc của cả nước, của từng địa phương, của từng ngành, từng cấp và toàn dân. Khi xác định mục đích của thi đua nhất thiết phải quan tâm thực hiện tốt hơn các công việc hàng ngày đồng thời đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích thi đua cho cả nước, cho từng miền, từng ngành, từng giới và từng lứa tuổi để PTTĐYN được khởi sắc, góp phần đẩy nhanh nhịp sống, lao động, học tập của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

4.2.5. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phổ biến sáng kiến, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những điển hình tiên tiến sau mỗi đợt thi đua

Thi đua về bản chất, là quá trình tổ chức, động viên mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi những mục tiêu thi đua đã đặt ra. Nếu thi là hành động cách mạng tự nguyện, tự giác của quần chúng nhân dân để tạo động lực phát triển xã hội, thì khen thưởng lại là sự ghi nhận, biểu dương, khuyến khích, tôn vinh đóng góp của cá nhân, tập thể có nhiều nỗ lực, đạt kết quả vượt trội. Thi đua là cơ sở của khen thưởng. Khen thưởng phản ánh đúng PTTĐ có ý nghĩa dẫn dắt, thúc đẩy PTTĐ ngày càng phát triển. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết không chỉ có cơ sở đánh giá kết quả các PTTĐYN, mà còn đảm bảo việc kịp thời phát hiện mặt tốt, mặt xấu từ đó những sáng kiến, kinh nghiệm có cơ hội được phổ biến, những nhân tố mới, những cách làm hay có cơ hội được tôn vinh, học tập và nhân rộng.

Thực tiễn PTTĐYN ở miền Bắc những năm 1961-1975 cho thấy, Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội về cơ bản đã nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa thi đua và khen thưởng, nhờ đó PTTĐYN có sức lan tỏa và đạt hiệu ứng xã hội cao. Tất cả các khâu, từ: phân tích, nhận định tình hình; xác định mục đích, nội dung; lập kế hoạch đến phát động, lãnh đạo, tổ chức; kiểm tra, sơ kết, tổng kết; biểu dương, nêu gương, khen thưởng; phổ biến sáng kiến, kinh nghiệm nhân rộng các điển hình tiên tiến…về cơ bản đã được quan tâm và thực hiện đồng bộ, không lơ là hay coi nhẹ khâu nào. Bên cạnh việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023