ráo riết với phủ toàn quyền cũng không hiệu quả. Trong lúc đó, Nguyễn Háo Vĩnh từ bên Nhật về đến Sài Gòn.
Nguyễn Háo Vĩnh được thân phụ đưa lên trình diện toàn quyền Klobukowski.
Dưới đây là đoạn toàn quyền tra hỏi Nguyễn Háo Vĩnh: “Anh sang Nhựt để làm gì do tiền của ai?
Nguyễn Háo Vĩnh rất bình tĩnh:
- Tôi đi Nhựt do tiền của công ty Minh Tân xuất ra với mục đích học làm hộp quẹt để sau này về trông nom xưởng hộp quẹt cho công ty.
Ông Nguyễn Háo Vĩnh lại còn cẩn thận trao cho toàn quyền họa đồ xưởng hộp quẹt mà chính ông đã nhờ một họa sĩ ở Nhật vẽ lại. Toàn quyền liền hỏi thân phụ của Nguyễn Háo Vĩnh: ông có mua cổ phần của Minh Tân công nghệ?
- Đúng như vậy
- Nhiều ít?
- Rất nhiều, nên tôi mới có điều kiện cho con đi học để về điều khiền một ngành trong công ty. Toàn quyền cố gài thân phụ của Nguyễn Háo Vĩnh vào một tổ chức cách mạng. trong lúc ấy thì ông này lại nhanh trí nhờ toàn quyền thâu dùm mớ cổ phần của mình lại.
Có thể bạn quan tâm!
- Bản Đồ Địa Giới Hành Chính Nam Kỳ Cuối Thế Kỉ Xix Đầu Thế Kỉ Xx
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 21
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 22
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 24
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 25
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 26
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
Toàn quyền liền cho mời ông Gilbert Chiếu lên bắt buộc phải nhóm đại hội ban giám đốc công ty Minh Tân và giao quyền điều khiển xưởng hộp quẹt ở Mỹ Tho lại cho Nguyễn Háo Vĩnh. Gilbert Chiếu thi hành ngay.
Nhân đó toàn quyền thực dân lại mua lòng ông Nguyễn Háo Vĩnh bằng cách cho phép thẳng với ông. Nguyễn Háo Vĩnh giả vờ mừng rỡ ra mặt, để rồi một thời gian sau tuyên bố xưởng này bị lỗ xin tòa phát mãi để lấy tiền giao lại cho Minh Tân.
Tại miền Nam, Pháp truy nã gắt gao những người hoạt động trong phong trào Duy Tân. Năm 1908, cụ Nguyễn Thần Hiến phải từ giã Cần Thơ vượt biển bằng thuyền sang Cao Miên rồi đi Hồng Kông, Thượng Hải, Hàng Châu. Thể theo yêu cầu của Pháp chính phủ Nhật trục xuất ngài Cường Để ngày 30/11/1909. Năm 1913, cụ
Nguyễn hội kiến với Cường Để. Cụ đã trình bày với Ngài là đồng bào miền nam phần lớn đều háo hức muốn góp phần vào công cuộc cứu nước và cảm tình dành cho Ngài rất nồng hậu. Do đó cụ Nguyễn thỉnh cầu Ngài về nước và Ngài đồng ý. Ngài đã về Sài Gòn vào tháng 2/1913. Mới được vài hôm, tin đồn Cường Để bí mật về Sài Gòn lan nhanh đến tai nhà cầm quyền Pháp, bọn chúng liền treo giải thưởng để cố bắt Ngài. Tuy lâm vào hoàn cảnh hết sức nguy hiểm Ngài vẫn bình tĩnh đi khắp lục tỉnh để thăm các cơ sở của phong trào. Do có thư kêu gọi xuất dương của cụ Nguyễn Thần Hiến và sau cuộc hội kiến với ngài Cường Để, một đoàn gồm 10 người lớn và 2 thiếu niên do cụ Nguyễn Quang Diêu dẫn đầu đi Hồng Kông. Nhóm đã họp tại nhà Huỳnh Hưng. Trong cuộc họp mặt Cường Để được một số thanh niên tại đây mời xem số bom họ đã chế tạo nhưng vì sơ ý làm nổ 1 trái tạc đạn, cũng may không ai bị thương. Tiếng nổ làm cuộc họp bị lộ, cảnh sát Anh kéo tới. Thấy có biến, ông Trương Duy Toản vội đưa Cường Để nhanh chân thoát bằng cửa trước. Sau đó nhóm ông Nguyễn Thần Hiến lần lượt bị bắt, ra tòa. Khi ra tòa tại Hồng Kông Huỳnh Hưng tự khai mình mua tạc đạn còn những người còn lại không hề hay biết. Huỳnh Hưng bị phạt tiền 200 bạc và chín tháng tù, những người còn lại được tha, chờ ngày bị trục xuất về nước. Lúc ấy Cường Để vừa trở lại Hồng Kông thấy báo chí đăng tin tòa tha bổng, tưởng thật vội đi tìm gặp các đồng chí nên cũng bị bắt luôn. Hai ông Nguyễn Háo Vĩnh và Lâm Cần đã lo mướn luật sư để xin cho Ngài được tại ngoại. Được thả ra sau 8 ngày bị giam các đồng chí đã đưa ngài ra khỏi Hồng Kông. Ngài quyết định đi Âu Châu đem theo Trương Duy Toản giỏi tiếng Pháp và Đỗ Văn Y giỏi tiếng Đức. Năm 1916 Nguyễn Háo Vĩnh bị bắt tại Hồng Kông giao lại cho chính quyền thực dân tại Nam kỳ và bị tòa án thực dân Pháp ở Sài Gòn kết án tử hình nhưng sau đó được Tổng Thống Pháp ân xá. Đến năm 1928 ông bị bắt giải tòa vì tội rãi giấy in nói chuyện tầm bậy.
Ông là người sáng lập hai tờ báo Hoàn Cầu Tân Văn và Nam Kỳ Kinh Tế Báo, ký bút hiệu Hốt Tất Liệt. Với bút hiệu này ông đã mở cuộc bút chiến với Lê Hoằng Mưu, chủ bút Lục Tỉnh Tân Văn khi ông này viết cuốn tiểu thuyết Hà Hương Phong Nguyệt với bút hiệu Mộng Huê Lầu. Độc giả hưởng ứng làm hậu thuẫn cho Hốt Tất Liệt gây một dư luận mãnh liệt đòi đốt Hà Hương Phong Nguyệt. Thực dân buộc phải chiều theo dư luận.
Nguyễn Háo Vĩnh có lập nhà in Xưa Nay tại số 62 – 64 boulevard Bonard sau đổi thành đại lộ Lê Lợi cho đến nay. Trong thời gian này ông đã có công trong việc chấn hưng ngành xuất bản ở miền nam. Sau một thời gian hoạt động ông đã trở về với cuộc sống thanh tịnh tại nhà đàn mang tên Trước Tiết Tàng Thơ tại Thủ Thiêm, Thủ Đức, Tp HCM. Ông mất ngày 19/6/1941, ông được niệm và chôn cất theo nghi thức của đạo Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh.
Ông Trương Duy Toản (áo dài ) và ông Nguyễn Háo Vĩnh năm 1915 [Nguồn:
tạp chí Xưa & Nay, số 246, tháng
10/ 2006,
tr.19]
NGƯỜI HOA, NGƯỜI ẤN Ở NAM KỲ ĐẦU THẾ KỶ XX.
Báo Nông Cổ Mín Đàm
(Nguồn: tbn1.google.com)
(Nguồn: photobucket.com)
(Nguồn : www.viet.rfi.fr)
Tiệm đổi tiền của người Ấn
( Nguồn: diendan.org.vn
(nguồn: diendan.org.vn)
Tiệm bán hàng tạp hóa của người Hoa
(Nguồn: diendan.org.vn)
Minh Tân tiểu thuyết của Trần Chánh Chiếu [58, tr.79-82].
“Sự đổi dân thì thánh nhân ngài đã dạy khi ngài còn sanh tiền: Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân…”
Ấy vậy, từ ngày vua Sĩ vương đến hóa dân thành tục nước Nam Việt, những nhà Nho gia coi lại thì hay tàng ẩn và hay nói điều hủ lậu, chẳng có mảy mung nào tác tân dân.
Nhơn khi rỗi rảnh việc nhà, ngu đệ sang trung Quốc cho biết tình hình cuộc Duy Tân. Tôi đi khắp các nẻo đường Hương Cảng, Dương Thành, Hồ Nam, Hồ Bắc, Phật Sơn, Tam Thủy, đều thấy thiên hạ đua hơi đâu đâu lo lường sanh phương thương nghệ.
Người thì ngồi trong phố rộng dệt bố tơ, làm pha ly, làm lược, làm cà rá, hoa tai, kẻ lo đóng giầy, làm hia, làm mũ, làm kiếng, làm đèn, làm rương, làm thùng, làm đủ các thứ vật dụng đặng gửi qua Nam Việt mà bán cho người mình mua.
Có kẻ lại lo việc tác tân dân lập nhựt báo, khai sở nhà bản đá, vẽ đủ các hình cho thiên hạ dễ hiểu. Có người văn chương lo dịch các sách ngoại quốc ra chữ Nho, đặng cho người Thanh tường lãm.
Tại Trung Quốc đương thời có ba điều quý là:
Đa khai Tiểu học đường, sử nhơn nhơn cu thọ giáo dục
Đa khai Công nghệ cuộc, sử thông quốc vô du dân tự thủ lợi quyền Đa khai thủy lục quân học đường…
Nẻo đường nào cũng có trường học, đề hai chữ: Thơ Viện. Kẻ vô phương lãnh lấy các nhựt trình, các sách vở đi rải các bến tàu, xe lửa, khách sạn mà bán cho bộ hành.
Những người lão khẩu lại lãnh các thứ thuốc hoàn, thuốc tán, thuốc nước, thuốc dầu, đứng tại các ngã tư đường lộ mà rao báo, chuốt ngót bải buôi.