Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 22

Năm 1918 ông sang Paris Pháp học đại học ngành luật tại Đại học Sorbonne Hai 1

Năm 1918, ông sang Paris, Pháp, học đại học ngành luật tại Đại học Sorbonne. Hai năm sau, ông đã hoàn thành chương trình học tập và được cấp bằng cử nhân Luật hạng xuất sắc. Trong thời gian ở Paris, Nguyễn An Ninh liên hệ với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc.

Ngày 5 tháng 10 năm 1922, ông về nước.


Ngu Nam (2003), Phong

Tháng 12/1923, ông cho ra tờ báo Pháp văn La cloche fêlée (Tiếng chuông rè, có người dịch Tiếng chuông rạn) ở Sài gòn để công kích chính sách thực dân Pháp, đề cao các nhà cách mạng, làm cho người đọc tin

tưởng vào sức mạnh dân tộc và truyền bá những tư tưởng tự do.


Năm 1926, ông đã sáng lập ra Thanh niên Cao vọng Đảng, một tổ chức yêu nước hoạt động theo nguyên tắc hội kín ở Nam Kỳ.

Năm 1939, ông Ninh đi hẳn với những cộng sản trong nhóm Dân Chúng và viết cho báo Dân Chúng, góp phần tổ chức nhiều cuộc biểu tình đòi các quyền tự do dân chủ, ra ứng cử vào Hội đồng Quản hạt (Hội động Thuộc địa Nam Kỳ).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Ngày 5/10/1939, lần thứ năm ông bị thực dân Pháp bắt giam. Sau đó, ông nhận án 5 năm tù lưu đày Côn Đảo. Trên đảo, ông bị hành hạ, bị đói khát triền miên khiến ông kiệt sức dần.

Nguyễn An Ninh mất trong tù vào ngày 14/8/1943, hai năm trước khi Việt Nam giành lại được độc lập, hưởng dương 43 tuổi.

7. PHAN VĂN TRƯỜNG (1876-1933)

Nguồn: www.congan.com.vn

Phan Văn Trường , sinh năm 1876 trong một gia đình có truyền thống yêu nước tại làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, dòng họ của ông có nhiều người

học giỏi, đỗ cao như: Phan Phu Tiên (tiến sĩ năm 1396), Phan Vinh Phúc (đỗ tam giáp đồng Tiến sĩ năm 1685), Phan Lê Phiên (đỗ tam giáp đồng Tiến sĩ năm 1757). Ngay từ nhỏ, ông đã học chữ Hán, sau đó chuyển sang học chữ Quốc ngữ rồi chữ Pháp. Ông nổi tiếng thông minh và chăm chỉ. Sau khi tốt nghiệp trường Thông Ngôn ở Hà Nội, Phan Văn Trường đã làm thông ngôn ở văn phòng Phủ thống đốc sứ Bắc Kỳ một thời gian. Năm 1907, hưởng ứng Đông Kinh Nghĩa Thục, Phan Văn Trường cùng hai người anh là Phan Tuấn Phong

và Phan Trọng Kiên ,ở lớp học tại làng Đông Ngạc. Sau khi Đông Kinh nghĩa thục bị đóng cửa, ba anh em họ Phan bị thực dân Pháp bắt. Cuối năm 1908, sau khi được trả tự do, Phan Văn Trường sang Pháp học, đỗ cử nhân luật khoa và văn khoa rồi trở thành Tiến sĩ Luật học đầu tiên của Việt Nam. Tại Pháp, Phan Văn Trường đã cùng với Phan Châu Trinh, lập Hội Đồng bào Thân ái (tiếng Pháp: La Fraternité des compatriotes) (1912-1916) do Phan Văn Trường làm hội trưởng. Đây là một trong những tổ chức đầu tiên của người Việt tại Pháp. Sau vụ Việt Nam Quang phục Hội đánh bom tại Hà Nội, chính quyền Pháp cho rằng Phan Văn Trường và Phan Chu Trinh có liên hệ với phong trào bạo động này ở Việt Nam nên Pháp đã bắt giam cả hai ông ngày 12/9/1914 với lý do "âm mưu chính trị chống nước Pháp”. Do có sự can thiệp của Hội nhân quyền và của nhiều chính khách thuộc Đảng Xã hội (Pháp) như thiếu tá Roux và luật sư Marius Moutet nên gần một năm sau, tháng 7/1915, chính quyền Pháp buộc phải thả hai ông. Tuy nhiên đến lúc đó thì Hội đồng bào tương thân tương ái cũng không còn và Phan Văn Trường bị thuyên chuyển xuống Toulouse làm thông ngôn cho các lính thợ gốc Việt đang phục dịch ở Arsenal de Toulouse.

Sau Thế chiến thứ nhất, ông tiếp tục hoạt động trong nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp cùng Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc. Ngôi nhà của ông ở số 6 Villa des Gobellins, Paris là tổ ấm, nơi đi về của ba vị chủ trì phong trào Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp "Chinh - Trường - Quốc".

Ông là một trong bốn người ký tên bản "Revendications du peuple annamite" ("Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam" hay còn gọi là "Yêu sách của nhân dân Việt Nam") năm 1919 với bút hiệu Nguyễn Ái Quốc và được coi là "kiến trúc sư" của văn bản này. Thực dân Pháp đánh giá Phan Văn Trường là rất nguy hiểm cho hoạt động của chúng tại Pháp và Đông Dương vì đó là một con người "rất thông minh, vẻ mặt cởi mở, nói năng lưu loát, am hiểu luật pháp và biết sử dụng Pháp tịch làm lá chắn".

Cuối năm 1923, ông về nước và cùng Nguyễn An Ninh xuất bản báo Chuông rè (La Cloche Fêlée) và Nước Nam (L'Annam) bằng tiếng Pháp tại Sài Gòn. Ông tích cực đấu tranh chống các chính sách của thực dân Pháp, đòi dân chủ, đeo đuổi việc bác bỏ chủ nghĩa "Pháp - Việt đề huề" của Đảng Lập hiến.

Ông đã cho đăng một số bài của các báo Người cùng khổ (của Hội Liên hiệp thuộc địa), Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), Diễn đàn thông tin quốc tế (của Quốc tế Cộng sản); đặc biệt ông là người đầu tiên đăng Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Karl Marx và Friedrich Engels trên báo. Ngày 21/7/1927, ông bị bắt, khám nhà với tội danh "Kích động dân bản xứ nổi loạn", tuy nhiên do không có bằng chứng gì ngoài các bài viết của ông trên báo nên chúng để ông tại ngoại. Từ đó Phan Văn Trường không tham gia chủ nhiệm báo L'Annam mà tham gia Đoàn Luật sư Nam Kỳ. Ngày 27/3/1928, Tòa án Sài Gòn xử tội ông 2 năm tù. Ông chống án sang Pháp. Tháng 8/1929, Tòa Thượng thẩm Paris xử y án. Ông bị giam tại nhà lao ở Pháp đến năm 1931 mới mãn hạn tù và trở về Sài Gòn.

Ông vẫn tiếp tục đấu tranh đòi dân chủ ngay sau khi ra trở về rồi mất đột ngột ngày 27/4/1933 trong một chuyến về thăm quê.


Nguồn: www.congan.com.vnào

8. ĐẶNG THÚC LIÊNG (1867-1945)


Đặng Thúc Liêng sinh năm 1867, quê ở làng Tân Phú Trung, Gia Định. Lúc còn nhỏ ông có tên là Đặng Văn Huẫn, đến năm 18 tuổi ông lấy biệt hiệu là Trúc Am. Từ năm 30 tuổi về sau mới lấy tên Đặng Thúc Liêng, bút hiệu là Mộng Liêm, Lục Hà Tẩu. Thân sinh của ông là Án sát Đặng Văn Duy. Năm 1862, cụ Duy cố thủ đồn Chí Hòa chống lại cuộc tấn công của quân Pháp được 4 tháng thì đồn thất thủ. Vua Tự Đức bổ nhiệm cụ làm Án sát tỉnh Bình Thuận. Ông cổ động cho phong trào Duy Tân, xuất dương du học. Do đó, Đặng Văn Huẫn hấp thụ được nhiều

tư tưởng yêu nước, thương dân của thân phụ và các bậc chí sĩ ở Trung và Nam Kỳ. Ông Đặng Văn huy mất tại Bình Thuận, Đặng Văn Huân đem linh cữu của thân phụ về an táng ở quê nhà.

Năm 1886, Đặng Văn Huẫn 19 tuổi, ông được hai ông Phan Tôn, Phan Liêm dạy thêm kiến thức trong các sách Hán tự. Ngoài văn học chữ Hán, ông còn thông thạo y dược và trọn bộ Kinh Dịch. Bấy giờ vua Đồng Khánh lập ra Thông Thương Nha giao cho Phan Tôn phụ trách. Phan Tôn phái Đặng Thúc Liêng sang Hương Cảng để mở trụ sở mậu dịch với nước Trung Hoa. Ở đây, ông đã có những cuộc bút đàm, thảo luận với các văn hào cách mạng Trung Hoa như: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Hồ Hán Dân và cộng sự viên của Thương vụ án thư quán ở Thượng Hải. Đặng Thúc Liêng đề nghị triều đình tuyển thanh niên xuất ngoại du học, tiếp thu khoa học kĩ thuật phương Tây và rèn luyện sinh ngữ Anh. Đề nghị và kế hoạch của ông không được thực hiện. Đặng Thúc Liêng trở về gia đình ngồi chẩn mạch cho tiệm thuốc Bắc. Năm 1890, ông lấy bút hiệu là Mộng Liêm. Ông viết một loạt bài đăng trên báo Nông Cổ Mím Đàm, Mông Liêm điều hòa Khổng học với những tư tưởng cấp tiến trong các cuốn sách của

Voltaire, Jean Jacques Rousseau, Lincoln…do các dịch giả dịch ra tiếng Hán. Thi văn, tuồng, truyện của Đặng Thúc Liêng đã được in ra và phát hành nhiều bản.

Qua nhiều lần ra Bắc vào Nam, Đặng Thúc Liêng có mối quan hệ tâm giao với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Duy Tốn và những người trong nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục. Sau năm 1905, khi Nhật thắng Nga, hơn 100 thanh niên do Nguyễn An Khương, Trần Chánh Chiếu và ông lựa chọn đã xuất dương sang Nhật học. Năm 1905, Đặng Thúc Liêng bị bắt với Trần Chánh Chiếu một lượt với 40 người bị tình nghi khác và bị tống giam trong khám đường ở tỉnh lị Mỹ Tho. Sau 4 tháng bị giam cầm, ông được phóng thích do sự can thiệp của hai công chức Pháp cấp tiến (trước đây ông đã dạy học chữ Hán). Ra tù, Đặng Thúc Liêng và Trần Chánh Chiếu lập công ty Minh Tân công nghệ và gây dựng nhiều xí nghiệp để ngầm giúp tiền cho phong trào Duy Tân và Đông Du. Ông còn cùng Trần Chánh Chiếu, chống đối quyết liệt bọn tay sai, trong đó có Đốc phủ Trần Bá Thọ. Đặng Thúc Liêng nghe tin Thọ cưỡng đoạt vợ người giữa tiệc cưới ở làng tân Dương, ông đề nghị Tham biện Mast gởi công điện về phủ Thống đốc Nam Kỳ. Một thanh tra Pháp được cử xuống thanh tra và Thọ bị giải về Sài Gòn sau đó bị cách chức.

Khoảng năm 1910, Đặng Thúc Liêng mở một hiệu thuốc Bắc “Phước Hưng Đông” ở đầu cầu Sắt làng Vĩnh Phước, thành phố Sa Đéc. Chính trong thời gian ở Sa Đéc, ông đã quan tâm đến ca kịch sân khấu và ông chính là người đã đưa ra sáng kiến áp dụng nghệ thuật đờn ca mới trên sân khấu gọi là hát cải lương, dần dần cải lương lan rộng và phát triển, được nhiều gánh hát bắt chước, áp dụng trong gánh hát xiếc của mình.

Năm 1923, Đặng Thúc Liêng lên Sài Gòn nhập làng báo. Ông viết bài cho các tờ Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn, Nam Kỳ báo, Đại Việt tạp chí, Trung lập báo, Đông Phương thời báo, Công luận với bút hiệu là Lục Hà Tẩu.

Năm 1931, ông xuất bản Việt Dân báo, với nội dung công kích đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu. Ông cũng tham gia giúp đỡ Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường xuất bản báo Chuông Rè.

Năm 1934, Đặng Thúc Liêng sáng lập Việt Nam Y Dược hội nhằm mục đích bảo vệ lương y và dược sĩ Đông Dương. Đến năm 1941, Nhật chiếm Đông Dương, Nhật và tay sai cố gắng o bế những nhân sĩ Việt Nam, Đặng Thúc Liêng cáo bệnh và cuối năm 1941, ông cùng gia đình về làng Tân Quí Đông, Châu Thành, Sa Đéc.

Ngày 10 tháng 7 năm 1945, ông bị bệnh và qua đời vào ngày 16 tháng 8 năm 1945, hưởng thọ 78 tuổi.

Đặng Thúc Liêng là nhà Nho – y cao thâm, nhà đạo đức có uy tín, đồng thời là nhà báo, nhà văn có tiếng, được trọng nể, là một nhân sĩ yêu nước của Sài Gòn-Gia Định và Nam Bộ lúc bấy giờ. Về tư tưởng, ông là nhà Nho trong giới sĩ phu sớm có khuynh hướng cấp tiến, canh tân kinh tế theo khoa học hiện đại. Ông chịu ảnh hưởng của những nhà tư tưởng lớn trên thế giới. Ông có công đặt nền công thương nghiệp đầu tiên ở Sài Gòn-Gia Định, sáng lập tổ chức Hội y học đầu tiên của Việt Nam. Sự nghiệp báo chí, văn học, nghệ thuật của ông rất to lớn đã chiếm gần hết cuộc đời yêu nước của ông, nổi lên những tư tưởng truyền thống văn hóa đạo đức nhân ái, dân tộc, chống thực dân xâm lược, đả kích những kẻ bán dân hại nước, tay sai…Ông góp phần chấn chỉnh hát bội, đặt nền móng cho nghệ thuật cải lương Nam Bộ. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị như Quốc Văn Hồn, Trương Vĩnh Ký hành trạng, Hán Văn thi tập, Việt Âm thi tập, Trí y tiện dụng, Tâm quyển giải, Tâm Bổn Mễ thương, Nhân Hòa thiền hội, Canh Hoang biến pháp, Chửng Mạnh tân biến,…Lịch sử mãi khắc ghi sự nghiệp, công đức và những cống hiến cao quý của ông cho đất nước.

9. TRƯƠNG DUY TOẢN (1885-1957).


Trương Duy Toản tự là Mạnh Tự, bút hiệu Đổng Hổ, người quê huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thuở nhỏ học ở Sài Gòn, giỏi chữ Hán và chữ Pháp. Năm 1905, làm Kinh lịch tại văn phòng tòa Khâm sứ Nam Vang (Phnom Pênh). Năm 1907, đổi về Sài Gòn, tại đây ông tham gia các tổ chức yêu nước, có chân trong hội Minh Tân của Trần Chánh Chiếu. Sau đó, sang Nhật hoạt động trong phong trào Đông Du, làm thư ký cho Cường Để và Phan Bội Châu tại Nhật và Pháp. Năm 1908, sau khi chính phủ Nhật cấu kết với Pháp trục xuất du học sinh Việt Nam ra khỏi Nhật, ông cùng Cường Để lên đường sang Châu Âu với Đỗ Văn Y, Lâm Tỉ, Hoàng Văn Nghị… Năm 1913,

hoạt động cách mạng ở Việt Nam lâm vào tình trạng trì trệ và thiếu tài chính. Theo lời đề nghị của ông Nguyễn Thần Hiến với Cường Để nên mạo hiểm về Nam Việt một chuyến. trước là quan sát tình hình trong nước, sau nữa đem “chi tệ tín phiếu” của Việt Nam Quang Phục Hội cho lưu hành từ thành thị đến thôn quê để gia tăng kinh tế. Cường Để đồng ý, nên trung tuần tháng ba, Ngài về Sài Gòn và lưu lại hai tháng. Ngài đi hiểu dụ và quyên tiền đồng bào ở các tỉnh miền tây. Một số lớn điền chủ hăng hai giúp ngài tiền bạc và dân chúng đều nô nức hưởng ứng theo Ngài, chuyến đi đó có ông Trương Duy Toản cùng đi.

Sau khi âm mưu bạo động của Phan Phát Sanh thất bại, Cường để cùng ông Trương Duy Toản liền rời Sài Gòn về Nhật. Hạ tuần tháng 5, Cường Để tới Hồng Kông để gặp Nguyễn Thần Hiến. Ngài cùng ông Trương Duy Toản đến ngôi nhà ở Cảo Lùn, nơi liên lạc và nghỉ chân của các đồng chí cách mạng đi công tác ngang qua đây. Trong cuộc họp mặt Cường Để được một số thanh niên tại đây mời xem số bom họ đã chế tạo nhưng vì sơ ý làm nổ 1 trái tạc đạn, cũng may không ai bị thương. Tiếng nổ làm cuộc họp bị lộ, cảnh sát Anh kéo tới. Thấy có biến, ông Trương Duy Toản vội đưa Cường Để nhanh chân thoát bằng cửa trước. Sau đó nhóm ông Nguyễn Thần Hiến lần lượt bị bắt, ra tòa và bị kêu án tù.

Các cuộc họp quan trọng của phong trào Đông Du ở nước ngoài để có mặt ông Trương Duy Toản bên cạnh Cường Để và Phan Bội Châu vì ông vừa làm thư ký vừa làm thông dịch cho cả hai Ngài.

Năm 1914, ông Trương Duy Toản trở về Thượng Hải, Singapore rồi lại sang Pháp. Tại Pari. Ông liên lạc với nhà yêu nước Phan Chu Trinh. Ông bị mật thám Pháp bắt tại Pari. Ông bị đưa ra toà án xét xử ngồi tù tại khám La Santé và sau đó bị Pháp dẫn về Sài Gòn bị giam 1 thời gian sau được trả tự do. Từ đó, ông sống bằng nghề cầm bút ở Sài Gòn.

Năm 1924 – 1933, ông làm chủ báo Trung Lập, Sài Gòn Nhựt Báo. Trong thời gian này ông còn là 1 thầy tuồng nổi tiếng của môn ca kịch này. Ông là một cây bút đa năng và ít dừng lại lâu ở một thể loại nào. Về văn, ông đi vào làng văn bằng dịch thuật một số truyện Tàu, sáng tác bằng văn xuôi quốc ngữ (Phan Yên Ngoại Sử Tiết Phụ

Gian Truân -1910, Truyện Đơn Hùng Tín An Nam Tục Kêu Ba Tính – 1935)… Về báo chí, ông bắt đầu có mặt trên tờ Lục Tỉnh Tân Văn năm 1908. Sau khi mãn tù, ông còn là ký giả hoặc chủ bút của nhiều tờ báo ở Sài Gòn : Thời Báo (1919), Trung Lập Báo (1924 -1933), Sài Thành Nhật Báo (1930), Dân Quyền (1936). Về sân khấu, ông thuộc lớp soạn giả hữu danh đầu tiên của sân khấu cải lương trong thời kỳ 1917 -1922 với những vở như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Trang Châu Mộng Hồ Điệp, Lưu Yến Ngọc Cứu Cha Đại Hiếu. Về thơ, ông đã để lại một tập thơ di cảo chép tay với tên là Món Đồ Xưa gồm những bài thơ luật thất ngôn bát cú trừ một bài theo thể hát nói.

Ông mất tại Sại Gòn năm 1957 và được an táng tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, quê nhà của ông.

10. NGUYỄN HÁO VĨNH (1893-1941).


Ông sinh ngày 19/2/1893 tại làng Bình Đức, Long Xuyên. Thân phụ ông là Nguyễn Háo Văn, người đứng đầu tiểu ban thường vụ thường có mặt tại Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho, có nhiệm vụ bàn bạc, giải quyết các việc hàng ngày. Phong trào Đông Du bắt đầu ở miền Nam với người đầu tiên được hội Minh Tân cử đi học là Nguyễn Háo Vĩnh – một thanh niên nhanh nhẹn, hoạt bát, lại có óc tiến bộ luôn tỏ ra bất khuất trước thực dân. Vào năm 1905 Nguyễn Háo Vĩnh dẫn đầu phái đoàn sinh viên của Minh Tân công nghệ sang Nhật du học.

Những hoạt động của ông Trần Chánh Chiếu ngày càng bị thực dân Pháp bám sát, chúng điều tra lý lịch của các sinh viên Đông Du, rồi can thiệp với bộ ngoại giao Nhật để xin dẫn tất cả về Sài Gòn với điều kiện Pháp sẽ nhường cho Nhật một số quyền lợi kinh tế. Nhật sẵn sàng ký ngay nghị định cho dẫn ngay những người Việt Nam nào đang ở Nhật có tên trong danh sách theo dõi của Pháp. Du học sinh phong trào Đông Du hay tin này nên đã kịp thời chạy sang Hồng Kông, riêng Nguyễn Háo Vĩnh do thân phụ rút về.

Công cuộc xây dựng nhà máy diêm quẹt ở Mỹ Tho đang được Đặng Thúc Liêng xúc tiến, bỗng nhiên phải dừng lại vì không được cấp phép. Gilbert Chiếu vận động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023