Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 21

Số báo ngày 12-12-1907 ông có bài ‘ Thượng bất chánh hạ tắc loạn’ thẳng thắn cảnh báo nhà cầm quyền Pháp. Rồi đến bài ‘khi những nhân vật thượng đẳng khởi nghĩa’, bản sắc tranh đấu của ông thêm biểu lộ rỏ rệt.

Đặc biệt hơn cả số báo ngày 13-1-1908, ông viết bài ‘Sự hỗ tương phù trợ giữa đồng bào và bàn về nghĩa hỗ tương phù trợ’ rồi ngày 23-1-1908 viết bài ‘Dân tộc đoàn kết và thời đàm’, ông công khai lên tiếng gọi đàn và can đảm khen ngợi vụ tàn sát đồn lính Pháp xảy ra tại Rạch Gía.

Thái độ của ông đã làm cho nhà đương cuộc Pháp khó chịu tìm cách ngăn trở ông. Ông không nao núng gì vẩn cứ theo lương tâm theo lý tưởng mà hành động. Không nói cũng không khai được trên báo, thì ông xoay ra hoạt động ngầm, khách sạn ‘ Nam trung’ củng do ông và các đồng chí thành lập theo dụng đích của nó là một diển đàn và một ước hội. Một ủy ban cách mạng đả thành lập tại đây một cách bí mật gồm có các nhân viên trong ngành công chức hồi đó như các ông : Nguyễn Háo Văn, thưu ký tòa bố Cần Thơ, Đặng Thúc Liêng, thư ký tòa bố Sa đéc, Xả Đinh ở Vỉnh Long, cai tổng Vỏ Văn Thiện ở Mỹ Tho.

Ông có nhiệt tâm có chí hi sinh cao cả nên lôi cuốn được mọi người mọi giới theo về với ông chung sức lo đại cuộc nước nhà. Thật ra vì ông có Pháp tịch lúc ban đầu ai cũng nghi ngại ông giở trò…đối lập cuội với chánh quyền nếu tin nghe theo ông thì chẳng khỏi…mắc bẫy. Nhưng dần dần thấy rõ sự nhiệt tâm của ông những người có tâm huyết đều cảm động không ngần ngại gì nữa sẵn sàng cùng ông dấn thân trên đường cứu quốc.

Tánh ông rất ngay thẳng thường mạnh dạn đả kích nhửng phường xu nịnh, bán nước buôn dân. Dù là kẻ quyền thế đến đâu, khi ông bất bình ông vẩn nói thẳng, không kiêng nể gì cả. Có lần ông đến tiếp xúc với tri phủ Trần Bá Thọ (Con tên tổng đốc…gian Trần Bá Lộc, tức tổng đốc Lộc’ ông khuyên họ Trần nên chuộc lỗi lầm xưa bằng cách hãy tán dao vào giúp đỡ cho hội đoàn cứu quốc, Trần Bá Thọ cười lac bảo ông :

Tri Hàn Tin bất tri bệ hạ ( Ý chi chỉ biết có Chính phủ Pháp, không biết nói tới vua mình ).

Ông khinh bỉ họ Trần ra mặt. Gặp Trần Bá Thọ, ông gọi mỉa mai là ‘ Phước tôn’ (Phước tôn có nghĩa là cháu ông Phước con ông Lộc nhưng lại có nghĩa theo điêu sổ đề 36 hoặc 40 thì là …con chó !).

Lại một lần khác, bút chiến với các cây bút nặc mùi bơ của báo « Nông cổ mín đàm’ của ông Paul Canavaggie làm chủ nhiệm, Lương Khắc Ninh làm chủ bút, ông châm biếm đám người liếm giày thực dân toan tâng công với chủ, bằng hai câu lục bát : ‘ Nực cười rắn họ nuốt voi, Góc kia lấp lửng lại đòi trèo thang’.

Bởi thế ông bị bọn gia nô căm hận ông thấu xương tủy. Trả thù ôn g, gã Trần Bá Thọ ‘mét’ với ông Outrey quyền thống đốc Nam Kỳ rằng Gilbert Chiếu làm phản. rồi gã lại nhờ báo ‘Cochinchine libe`rale’ của Jules Adrian Marx, tố cáo việc ‘minh Tân công nghệ’ là cơ sở kinh tài của nhóm Phủ Chiếu, là trụ sở mật của hội kín mưu đồ đánh Pháp.

Dựa vào lời thóc mách của tên điềm chỉ cở…đốc phủ Thọ ấy, thực dân Pháp bắt ngay Trần Chánh Chiếu vào khoảng tháng Avril 1909, đồng thời khám xét sổ sách những cơ sở do ông đứng tên thành lập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Nhưng thực dân Pháp không làm gì được ông. Vì ông đã tổ chức rất khéo, không để lộ một hình thức gì để thực dân có cớ mà đàn áp. Lại nửa ông là ‘dân tây’ thạo luật nên ông không bị giam lâu ngày 21-4-1909 được trả tự do.

Dược phóng thích ông thừa biết thực dân đã ghìm ông rồi. Từ đó không hoạt động công khai nhưng ông không đầu hàng,không bó tay trước cảnh ngộ khó khăn, vẫn âm thầm tiếp tay với các đồng chí đẩy mạnh mọi công tác cần thiết.

Dể thực dân bớt nhòm ngó ông mở một hiệu buôn khác mang bảng hiệu là ‘Quang Huy’ ở số 54 đường Viénot Sài Gòn. Ông lại vờ chuyên tâm vào việc soạn sách, bán sách, chính ông đả có sáng kiến in một tập sách nhan là ‘gia phỗ’…Ông lại gom những bài báo của ông và các bạn đồng chí xuất bản thành từng tập sách mỏng nhan là ‘Minh tân tiểu thuyết’…Từ năm 1915 ông cho xuất bản bộ sách ‘Văn ngôn tạp

giải’ lần lượt in thành từng tập mỏng bán giá 0$ 50 trọn bộ 20 tập bán 5$ có đóng bìa da bán 6$.

Dưới nhan sách ‘Văn ngôn tạp giải’có gạch thêm hàng chữ Pháp ‘Recuiel du language fleuri’ in tại nhà in Moderne S.montegorot ở sài Gòn. Ấy là bộ sách giải nghĩa về các danh từ mới trong mọi lảnh vực…Dù ông rất khéo làm ra vẻ không quan tâm tới việc chánh trị nữa nhưng ông vẫn bị liệt vào hạng tình nghi luôn luôn thực dân cho người theo dỏi ông. Biết như thế một số đông thân hữu dần dần tránh xa ông vì sợ bị liên lụy chỉ còn những người bạn có gan ruột vẫn thường lui tới với ông như : Huỳnh Đình Điển, Đặng Thúc Liêng, đốc phủ Báu, Nguyễn An Khương, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Văn Sanh, Đổ Văn Y.Vượt mọi chướng ngại, cụ Trần Chánh Chiếu vẫn thi gan với thực dân trong sự chống đối. Cụ vẫn âm thầm hoạt động cho các tổ chức cách mạng. Cụ hoàn toàn hi sinh thân mạng tài sản cho đại cuộc nước nhà đến nỗi dần dần tiền bạc hao hụt nhà buôn bị khánh tận. Trong sóng gió cụ vẫn hiên ngang đương đầu với sóng dữ gió cuồng không sờn lòng, không nản chí.

Dến năm 1917, cụ lại bị tòa án quân sự ra lịnh bắt giam lần nữa vì nghi cụ có ám trợ cho Phan Phát Sanh tức Phan Xích Long trong vụ vỏ trang quần chúng nổi loạn phá khám Sài Gòn. Thật nguy cho cụ. Nhưng vốn tánh cang trường có Pháp tịch có tài biến báo hùng biện chẳng bao lâu cụ thoát khỏi nguy nan. Thực dân thả cụ ra lần nữa và lần này canh chừng cụ gắt gao hơn. Chúng cố tình khủng bố khiến cho không ai dám gần cụ nữa để cô lập Cụ. Cụ luống than dài !

Thân xác dần dần suy yếu vì bao nỗi ưu tư tàn phá tỉa mòn sức khỏe, nhưng tình thần cụ vẫn kiên cường, ý chí vẫn kiên trung sắt đá. Bạn sinh tử với Cụ lúc bấy giờ, chỉ còn một Nguyễn Thành Úc, người tỉnh Long Xuyên là vẫn sát cánh với Cụ.

Dời cụ, luôn luôn theo đúng phương châm mà cụ đã đề ra trong mỗi bài báo cụ viết : ‘có lẽ sau này rồi Trời cũng giúp cho nước ta độc lập chứ chẳng không’.

Cho đến năm 1919, giữa lúc Cụ đang bịnh, có cuộc đầu phiếu bầu cử thân sĩ Nam Kì. Hai người Pháp tranh nhau là luật sư Monin và quyền Thống đốc Nam Kì Outrey. Cụ Trần Chánh Chiếu có Pháp tịch đứng về phe ủng hộ Monin. Cụ gượng bịnh

đi ra xe bỏ phiếu cho Monin. Có Nguyễn Thành Úc đi theo săn sóc cho Cụ. Bầu xong về đến nhà Cụ cầm tay Nguyễn Thành Úc mà nói một câu…lịch sử : ‘C’est ma dernie`re cartouche. Đấy là phát đạn cuối cùng của tôi’. Không bao lâu thì Cụ mất.

Thương tiếc Trần Chánh Chiếu, hai câu thơ sau đây của ông Phương Hửu thật hay tuyệt :

‘Quốc tịch mang danh dân Phú lãng Thân tâm vẫn máu họ Hùng vương ’.

Tấm gương cụ Trần chánh Chiếu thật đáng để cho những ai thuộc hàng Tịch Đàm vong tổ hảy soi lấy mà suy tư, hầu tự kiểm tự phê.

4. NGUYỄN THẦN HIẾN (1857 – 1914).

Ông sinh năm Đinh Tỵ 1857 tại làng Mỹ Đức tỉnh Hà Tiên nay là xã Hà Tiên 1

Ông sinh năm Đinh Tỵ (1857) tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên; nay là xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Thuở nhỏ ông được cha đặt tên

Nguyễn Như Khuê, năm 18 tuổi ông tự đổi là Nguyễn Thần Hiến.

Năm 1902, mẹ ông qua đời, thì tuổi ông đã bốn mươi lăm và đã là một điền chủ ở Hà Tiên. Trong năm này, ông quyết định đưa cả gia quyến về sống ở Cần Thơ.

Nguồn: 2.bp.blogspot.com.org

Vào một ngày tháng Giêng năm Giáp Thìn (1904), ông qua Sa Đéc thăm người bạn thân là Đặng Thúc Liêng (1867 – 1945), tình cờ gặp nhà chí sĩ Phan Bội Châu (1867 – 1940) từ Thất Sơn trở về. Kể từ cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên này, ông

Hiến đã trở thành một thành viên tích cực, có nhiều đóng góp cho phong trào Đông Du do Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính gây dựng tại Nhật năm 1905. Ngoài việc tuyên truyền, vận động cho nhiều ngành, nhiều giới tham gia phong chào; điểm nổi bật nhất của Nguyễn Thần Hiến đó là ông đứng ra thành lập Khuyến Du Học Hội vào năm 1907, nhằm vận động học sinh sang học tại Nhật,tổ chức nhiều cơ cấu cách

mạng ở miền Nam để tích cực ủng hộ phong trào. Và chính ông đã tự nguyện ủng hộ một phần lớn gia tài giúp vào quỹ du học sinh. Tổng cộng món tiền là 20.000 đồng. Vào năm 1908, số tiền ấy có giá trị bằng hàng trăm lạng vàng.

Tháng 3 năm 1908, ông Hiến cho người con trai duy nhất của mình là Nguyễn Như Bích sang Nhật, và học tại Đồng Văn Thư viện. Nhưng cuối năm ấy, Pháp – Nhật ký xong hiệp ước bang giao, và thể theo yêu cầu của Pháp, Nhật hoàng cho trục xuất tất cả du học sinh Việt Nam về nước, trong số đó có Nguyễn Như Bích.

Năm 1908, từ Cần Thơ, nhờ người quen giúp đỡ, Nguyễn Thần Hiến theo ghe đánh cá sang Chantaboun rồi lên Bangkok (Xiêm La), giấu mình bằng cái tên Hoàng Xương và hành nghề đông y. Cuối năm này, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (1882 – 1951) sang Xiêm, ông có tìm đến yết kiến và được cử làm Tổng Ủy viên sự vụ, giữ trọng trách liên lạc với các đồng chí ở Việt Nam.

Cuối năm 1910, ông sang Hồng Kông tìm Cường Để và Phan Bội Châu để tiếp tục hoạt động.

Sau khi Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc thắng lợi, đa số đảng viên Duy tân hội muốn theo chủ nghĩa dân chủ, từ bỏ quân chủ. Vì vậy, Phan Bội Châu, một trong những người sáng lập, cần thấy phải triệu tập một hội nghị.

Ngày 19 tháng 6 năm 1912 tại Quảng Châu, có đại diện của cả ba Kỳ đều đồng ý thành lập Việt Nam Quang Phục hội để thay thế cho Duy Tân hội. Và trong tổ chức mới, Nguyễn Thần Hiến, đại diện cho Nam Kỳ, được cử vào Bộ Bình Nghị.

Đầu năm Quý Sửu (1913), hoạt động của Việt Nam Quang Phục Hội lại lâm cảnh đình trệ vì thiếu tài chính. Trước tình cảnh đó, Nguyễn Thần Hiến đến thuyết phục Cường Để, để cùng bí mật trở về Sài Gòn và nhiều tỉnh ở Nam Kỳ, nhằm vận động quyên góp tiền bạc cho hội.

Giữa tháng 6 năm 1913, Cường Để rời Sài Gòn, hẹn gặp lại Nguyễn Thần Hiến tại Hồng Kông. Đến cuối tháng, khi cả hai cùng vì cộng sự khác gặp nhau tại Hồng Kông, do một thành viên sơ ý làm nổ quả lựu đạn mới chế tạo, nên cả nhóm bị cảnh sát Anh truy nã gay gắt…Vài hôm sau, thấy tạm yên tâm, một đồng chí của ông Hiến

tên Huỳnh Hưng vừa lén trở về nhà thì cảnh sát Anh ập tới bắt giam. Sau đó, ông Hiến cùng các cộng sự khác, như: Nguyễn Quang Diêu (1882 – 1936), Đinh Hữu Thuật

…đều bị bắt. Pháp giam tất cả vào ngục tối, xiềng xích tay chân, rồi chở về Việt Nam nhốt trong nhà lao Hỏa Lò ở Hà Nội. Sau nhiều tháng bị tra tấn rất tàn bạo, ông lâm bệnh thổ huyết. Khi Hội đồng Đề Hình của thực dân Pháp phán xử ông mười năm tù lưu đày qua xứ Cayenne (một thuộc địa của Pháp ở Nam Mỹ), ông quyết tâm tuyệt thực và đã mất vào giờ giao thừa đêm ba mươi Tết Giáp Dần, tức ngày 26/1/1914, hưởng dương 56 tuổi.

5. NGUYỄN AN KHƯƠNG (1860-1931)

Nguồn: upload.wikipedia.org

Nguyễn An Khương là con thứ hai của ông Nguyễn An Nghi và bà Dương Thị Tiền. Ông Nguyễn An Nghi là con của Nguyễn Chuẩn Trực ở làng Đại Lợi, huyện Tuy Viễn (nay thuộc xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Lúc đầu ông Nguyễn An Nghi kết hôn với bà Nguyễn Thị Nhương và sống tại quê vợ là làng Liêm Lợi. Hai ông bào sinh được ba người con trai là Nguyễn Ngút, Nguyễn Sự và Nguyễn Hiến. Sau đó, không

hiểu vì sao, ông Nguyễn An Nghi bỏ làng di cư vào Nam, sống tại tổng Long Hưng (nay thuộc

tỉnh Long An), huyện Tân long, phủ Tân Bình, tại đây ông đã lấy bà Dương Thị Tiền. Hai ông bà sinh được ba người con là Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn An Khương, Nguyễn An Cư.

Nguyễn An Khương có hai bà vợ: một là bà Trương Thị Ngự, người làng Mỹ Huề (nay thuộc xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh). Bà Ngự đã sinh hạ được 4 người con: Nguyễn An Thái, Nguyễn An Thường, Nguyễn Thị Năng, Nguyễn An Ninh. Hai là bà Mai Thị Nữ, bà Nữ không sinh hạ được người con nào.

Nguyễn An Khương được Nguyễn Liên Phong miêu tả trong “Điếu cổ hạ kim thi tập” là người có “hình trạng nẫm thấp, nho nhã, tánh nết hòa hưỡn hiền lành, biết hai thứ chữ,… giao tiếp với anh em cứ nắm vững một lòng thành tín...ông giữ là một người có ẩn dật thanh nhàn và có văn học, phẩm hạnh gương tốt, nên tặng nên khen”2. Nguyễn An Khương là người tinh thông Hán học, giỏi chữ quốc ngữ, có tinh thần yêu nước, chính ông đã luôn hun đúc tinh thần yêu nước cho em là Nguyễn An Cư và con trai Nguyễn An Ninh.

Những năm đầu thế kỉ XX, phong trào Duy Tân đã xuất hiện và phát triển rộng khắp Nam Kỳ, với sự tham gia của đông đảo của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp địa chủ và Tây học trong đó có Nguyễn An Khương. Ông rất nhiệt liệt hưởng ứng phong trào Duy Tân. Ông đã cùng chị là bà Nguyễn Thị Xuyên đứng ra lập khách sạn Chiêu Nam Lầu tại số 49, đường Kinh Lấp, tức là Boulevard Charner (nay là số 49, đường Nguyễn Huệ, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) để kinh doanh nhà hàng, phòng ngủ nhưng bên trong nó chính là cơ sở cách mạng ở Sài Gòn, giúp phương tiện, tiền bạc và lo thủ tục hành chính cho các thanh niên Nam Kỳ xuất dương sang Nhật du học. Những nhà yêu nước lúc bấy giờ như: Kỳ Ngoại hầu Cường Để, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Trọng Lợi, Huỳnh Đình Điển, Huỳnh Đình Khiêm, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn Côn, thường ghé Chiêu Nam Lầu để tá túc, nhận tin tức…vì nơi đây có thể xem như một “ trạm liên lạc” của phong trào Đông Du, Duy Tân ở Nam Kỳ.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Bội Châu “ khuyến quốc dân tư trợ du học văn” từ Nhật gởi về, nhân dân Nam Kỳ đã hưởng ứng mạnh mẽ, lên tới 12000 đồng hỗ trợ chung cho du học sinh Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Nguyễn An Khương cũng đã đem một phần gia tài lớn của mình ủng hộ quỹ du học sinh. Bản thân ông là một trong những nhà lãnh đạo của “Khuyến học du hội”, đây là tổ chức vận động ủng hộ tài chính giúp đỡ cho thanh niên Nam Kỳ sang Nhật du học do Nguyễn Thần Hiến khởi xướng thành lập.


2 Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế (2006), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Tổng hợp tp HCM, tr668.

Ngoài hoạt động của phong trào Đông Du, Nguyễn An Khương cùng các chí sĩ Nam Kỳ (Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thần Hiến,…) tích cực cổ súy công cuộc Duy Tân qua các bài viết đăng trên báo Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn. Trong thời kì chữ quốc ngữ còn phôi thai, ông đã dịch những sách có tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam, các truyện Tàu như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Vạn Huê lầu diễn nghĩa, chinh Đông, chinh Tây….sang chữ quốc ngữ đăng trên báo Nông Cổ Mín Đàm. Từ năm 1904 đến giữa năm 1906, ngoài một số bài ngắn bàn về cái học thực dụng, tờ Nông Cổ Mín Đàm còn khuyến khích người dân Nam đọc các truyện Tàu qua các bản dịch bằng chữ quốc ngữ của Nguyễn An Khương, Trần Phong Sắc. Trên lĩnh vực kinh tế, ông hô hào bạn đồng bang “đừng ngại về danh tiếng hoặc xuất vốn nhà, rủ nhau hùn vốn lập lấy năm bảy tiệm như vậy…, người mình buôn bán với người mình thì vui

biết chừng nào”3qua bài viết Chiêu Nam Lầu bao biện tửu tịch đăng trên báo Lục

Tỉnh Tân Văn (số 8, 01/1908)…Sau này, khi phong trào Đông Du tan rã, ông đã về sinh sống tại Hóc Môn và mất năm 1931. Nhưng nhà ông ở đây vẫn luôn là điểm dừng chân, nơi gặp gỡ của các chí sĩ cách mạng.

Phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ đã có những đóng góp rất to lớn và thiết thực cho phong trào cả nước. Và những đóng góp đó gắn liền với vai trò của Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn An Khương…các ông đã có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của phong trào. Nguyễn An Khương là bậc trí thức có tài, một nhà yêu nước rất đáng kính. Và đây chính là nền tảng hình thành một tầm vóc và một tính cách rất đặc biệt của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, con trai Nguyễn An Khương.

6. NGUYỄN AN NINH (1900 – 1943)


Ông quê ở Quán Tre, huyện Hóc Môn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) nhưng ông sinh tại quê mẹ ở xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An).



3 Sơn Nam (2003), Phong trào Duy Tân ở Bắc, Trung, Nam & miền Nam đầu thế kỉ XX-Thiên Địa hội và cuộc Minh Tân, Nxb Trẻ, tr 85

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí