được những đặc ân mà một dân tộc thấp kém hơn không thể biết được. Có một trình độ văn hóa cho bản thân thật quả là điều kiện cần trong cuộc sống, điều kiện đảm bảo giữ gìn độc lập và mở rộng ảnh hưởng cho một dân tộc.
Tôi lấy ví dụ: một nền văn hóa mà chúng ta đã chịu ảnh hưởng mãi cho đến ngày nay, nền văn hóa Trung Hoa. Nhiều lần bị bạo lực lấn áp bị các dân tộc “Rợ” láng giềng xâm chiếm, nhưng nhờ có nền văn hóa mà nước Trung Hoa vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Hơn thế nữa, cứ mỗi lần biến cố xã hội xảy ra, lẽ ra phải nô dịch hay hủy hoại nước Trung Hoa, thì lại mở rộng biên cương và càng làm cho nước Trung Hoa thêm hùng mạnh, ảnh hưởng càng rộng lớn.
Kẻ xâm lược, chinh phục được nước Trung Hoa rồi nhưng tự mình lại bị nền văn hóa Trung Hoa chinh phục. Dần dần, họ từ bỏ những phong tục (tập quán) của đấ nước họ, văn chương nước họ (để tiếp nhận) nền văn hóa Trung Hoa. Và cứ như thế qua mấy lần bị đô hộ, mỗi lần giành lại tự do, thì đất nước Trung Hoa lại được mở rộng thêm một nước nữa sát nhập vào lãnh thổ của mình.
Để chứng minh với các bạn sự cần thiết phải xây dựng mộ nền văn hóa dân tộc riêng cho ta không đến nỗi khó. Cái lúng túng của chúng ta, là phải tìm ra một di sản tinh thần thật vững chắc làm nền tảng cho việc thực hiện mong ước của chúng ta. Nếu chúng ta có thu nhặt tất cả những gì về văn chương, về nghệ thuật đã được tạo ra trên đất nước ta, thì nguồn tài sản tự túc của tổ tiên ta để lại nhất định sẽ hết sức mỏng manh so với nhiều dân tộc khác. Đó chính là lý do đầu tiên mà cũng là lớn nhất dễ làm cho ta chán nản, làm giảm niềm phấn khởi của chúng ta. Mớ vốn văn chương để lại cho chúng ta quá mỏng, mà thêm vào đó, nó còn sặc mùi sa đọa, bệnh hoạn, mệt mỏi, mang vị đắng của những giây phút hấp hối…Và nhất định không thể từ cái di sản đó mà chúng ta có thể tiếp thêm sức mạnh, thêm lực sống cho dân tộc ta trong cuộc chiến đấu giành cho mình một chỗ đứng trên thế giới. Cái gọi là giới trí thức đã được đào tạo theo sách vở Tàu đã chẳng cố bám vào nhứng tư tưởng Khổng Mạnh như những con người chết đuối cố bám vào khúc gỗ mục.
Ngay như, chỉ cần đem so sánh với nước Ấn Độ thì Việt Nam ta chỉ là một chú tí hon bên cạnh ông khổng lồ. Vì rằng Ấn Độ đã có một quá khứ lẫy lừng và bây giờ
đây, Ấn Độ, cũng như nước Nhật Bản đang cung cấp cho loài người những nhà tư tưởng lớn, những nghệ sĩ tài ba, mà tài năng sáng ngời bên cạnh những tài năng, những thiên tài của châu Âu. Nước Nam ta ví như một đứa trẻ nhỏ còn chưa có được ý nghĩ hay sức lực để mò mẫm đi lên một tiền đồ tốt đẹp hơn, đi trên đường giải phóng thức sự.
Và làm sao ta có thể nói đến tự chủ về chính trị, đến tự do, người ta đang đọc những bài diễn văn rông tuếch, đưa ra những yêu sách điên rồ, chỉ để phung phí thêm nữa sức lực của giống nòi.
Ta đòi tự do nào? Tự do để làm gì?
Đứa trẻ còn đang tập tễnh, có phải cần đến cả cái trái đất này để tập đi hay không. Tự do không phải là một vật gì mà ta có thể chuyền tay, có thể cho hay bán. Ai cũng có thể có tự do được. Người nào đã sanh ra tự do, thì dù có bị bắt làm nô lệ họ cũng sống tự do. Ngược lại, một người đã sanh ra nô lệ thì dù có ngồi trên ngai vàng họ cũng là tên nô lên. Cho đến nay, may ra có một vài người sáng suốt, đã hơi chú ý đến việc chuẩn bị mọt cơ sở vững chắc cho tương lai đất nước. Số còn lại, tất cả những người còn lại họ nói chính trị, xem như chỉ có chính trị duy nhất, bằng con đường chính trị nhằm đạt được một lời hứa nào đó từ lâu mong đợi. Và bên cạnh cái vinh quang của một nhà thờ lớn, ông Tagore còn mang lại gì cho đất nước Ấn Độ. Ông đã hết lòng hết sức vì sự nghiệp giáo dục dân tộc của của mình, đã sáng tác ra bao nhiêu tác phẩm văn chương bằng tiếng Bangali, các tác phẩm này được dịch ra nhiều thứ tiếng và tung ra khắp châu Âu. Ta hãy nghe ông Ananda Coomarasvvany một nhà thông thái của Ấn Độ giới thiệu về nền giáo dục dân tộc đó. Trong những trường quốc học có hai hay ba trường đặc biệt quan trọng: trường của Rabindranath Tagore tại Bolpour, trường Kalasala ở Masulipatam, trường Gurukula của Arya Samaj ở Hardwar. Trong các trường này người ta dạy bằng tiếng địa phương, tiếng Anh chỉ giữ một vai trò thứ yếu, mặc dù hãy còn rất quan trọng, người ta muốn tránh một tình trạng nguy hiểm là giới trí thức đào tạo ra lại chẳng nói được thông thạo một thư tiếng nào hết. Mọi người đều cho rất đúng là trường Gurukula là có một phương pháp sư phạm hay nhất, hấp dẫn nhất thế giới. Trường này chỉ nhận con trai, thuộc mợi giai cấp,
Có thể bạn quan tâm!
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 23
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 24
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 25
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 27
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
không hề phân biệt. Học không tốn học phí và thầy giáo cũng không có lương. Trong bảy năm đầu, dạy hoàn toàn bằng chữ Phạm, dạy đạo giáo và tập luyện thể thao, 12 năm sau đó, dạy văn chương Âu Tây, dạy khoa học và thực nghiệm. Đến chừng 25 tuổi anh thanh niên ra trường là đã sẵn sàng để lao vào cuộc sống. Suốt thời gian học, học sinh được giao phó cho thầy giáo và không được về gia đình. Học sinh không được gặp một người phụ nữ nào khác hơn là mẹ mình. Cũng có những trường đại loại như vậy dành riêng cho con gái, tuy có phần đỡ nghiêm khắc hơn. đây là môt nhu cầu tất nhiên vì đạo lý xã hội Ấn Độ, chỉ tác hợp cho những đôi trai gái cùng trình độ học vấn.
Đặc điểm của hệ thống giáo dục đó là quay lại với lại với những ý niệm triết lý của văn hóa Á Đông, biết kết hợp hài hòa giữa nền hiền triết cổ xưa và kiến thức thực dụng hiện đại.
Đây là những cố gắng hay ho của một nền học vấn dân tộc, là một nhiệm vụ mà ý nghĩa của nó đã phải dừng lại trên vành tai của các ông chưa quen thuộc với nhưng cách nói như thế, nhưng đó chính là lý tưởng của những tâm hồn cao đẹp nhất của nước Ấn Độ.
Ngày nay đối với những bậc thầy cao siêu của nước Ấn Độ - Ananda Coomarasvvanys – nói chủ nghĩa dân tộc chưa đủ, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành buồn chán, chỉ hấp dẫn với những người gác chuông, giữ chùa, cò những tâm hồn cao thượng phải vươn tới những vai trò cao đẹp hơn. Họ không thể chỉ là những nhà truyền giáo hay tuyên truyền, đã qua rồi thời đại của những phe nhóm, buộc người ta phải cầu lụy khi muốn trở thành “người cùng phái” công việc của họ. Những nhà cao thượng như tất cả chúng ta, là phải tìm ra hàng ngàn con đường chưa khai sáng.
Cuộc sống-tất nhiên không phải là cuộc sống riêng của Ấn Độ - đòi hỏi chúng ta phải trung thực. Theo đuổi “độc lập dân tộc” chưa đủ - lý tưởng hướng ta vào vai trò của nền độc lập chớ không riêng gì nguồn hạnh phúc mà nó màng tới. Vì lẽ, những con người cao cả thường theo đuổi những mục tiêu xa vời hơn là dành thì giờ cho những cuộc phù du.
Ông còn nói: “vai trò quan trọng trên thực tế và duy nhất của nước Ấn Độ đối với thế giới là phát hiện cho thế giới những con người vĩ đại, cống hiến họ cho cuộc sống chung, một triết gia lớn, một thi nhân, một họa sĩ, một nhà thông thái, ngay cả một ca sĩ đến ngày phán xét cuối cùng, sẽ có giá trị gấp bao lần những nhân nhượng mà chúng ta đấu tranh nghị trường”
Phải chăng những lời nói như vậy đó, rất xa lạ với lỗ tai các ông, là những phím nhạc hoàn toàn xa lạ, mới mẻ cho đến ngày nay? Và những ước mơ đó đối với các ông thật xa vời biết bao nhiêu và cũng rất khó mà chấp nhận ngay được.
Qua một vài câu chuyện, tôi chỉ muốn vạch ra cho các ông thấy rõ thế nào là nước Ấn Độ trẻ, so với nước An Nam trẻ của chúng ta. Tôi cũng hiểu rằng kêu gọi những vĩ nhân cho đất nước này là việc quá cao, khó mà với tới được và đối với một số người nhu nhược, yếu đuối, không còn nghị lực nản lòng thối chí vì những việc nhỏ nhoi đối với dân tộc đang sợ sệt, đang tránh né mọi cố gắng, đã ru ngủ mình trong sự buông thả, lười biếng, vô trách nhiệm, mà còn nói đến vĩ nhân, thì quả thật là một điều đáng tức cười, nhưng tại sao ta không có quyền nói đến vĩ nhân, trong khi thực tế ta có những bậc vĩ nhân phong phú dồi dào như trong một mùa hoa nở rộ. Những con người đã làm nên danh giá, đã mang lại một vị trí xứng đáng cho dân tộc mình.
Nước Ấn Độ dù trong cảnh áp bức của nước Anh, vẫn có những nhà thơ, những triết gia, những nhà khoa học của mình, những nhà lãnh tụ đang lãnh đạo phong trào quần chúng.
Hơn cả nước Ấn Độ đất nước chúng ta còn cần biết bao những con người hiểu biết tâm hồn dân tộc, những nhu cầu tinh thần phù hợp với dân tộc chúng ta, chúng ta đang cần những con người có khả năng hướng dẫn từng bước đi cho dân tộc, soi sáng con đường đi của dân tộc, chúng ta cần những nhà nghệ sĩ, nhà thơ, họa sĩ, nhạc công, các nhà khoa học để làm giàu di sản dân tộc. Như vậy, không những chúng ta phải nói nhiều, nói không ngừng về nhu cầu có những bậc vĩ nhân, chúng ta phải ước ao có thật nhiều vĩ nhân, lớn tiếng kêu gọi cho họ đến, kêu gọi với tất cả sức mạnh, của buồng phổi chúng ta, phải vang lời kêu gọi qua núi cao, sông rộng, qua không gian bao la,
thần bí mà âm thanh giọng nói con người có thể vượt qua để đến tận những cõi xa thăm thẳm.
Biết đâu những lời kêu gọi chân thành nồng nhiệt của chúng ta lại chẳng tạo ra được những thiên tài, những con người xuất chúng. Hãy chiêm ngưỡng, mong ngóng nhân tài như tôn sùng đạo giáo, hãy cầu nguyện không ngớt cho đất nước sản sinh được nhân tài. Mọi người hãy kêu gọi, van xin, cầu khẩn, cho toàn cõi đất nước Việt Nam này, hãy kêu gọi và mong chờ trong niềm lo âu và sốt ruột. Chừng đó, tôi cam đoan với các ông, trong một tương lai rất gần tiếng dội của những âm thanh đó sẽ đáp lại lời kêu gọi của chúng ta, đáp lại lòng mong đợi của chúng ta.
Ở một mức thấp hơn những mơ ước cao siêu đó, có những cao vọng gần gũi con người hơn, tuy nhiên nó vẫn cao đối với quảng đại quần chúng, nhưng hoàn toàn thực hiện được với những con người cương nghị.
Ước vọng có một quyền lực như một vị vua, có sức mạnh của cả một dân tộc, trở thành một nhà tài phiệt mà ngân sách làm đảo điên vận mệnh của một dân tộc, những cao vọng như thế có phải chăng là đáng sống? Vậy hãy sống đi!
Tôi vừa nói đến những mong ước, hãy còn quá xa vời đối với các ông - một thanh niên ta ngày nay chỉ cần muốn trở thành một Bùi Quang Chiêu hay Nguyễn Phan Long, muốn trở thành một bác sĩ Thinh hay Đôn, một kỹ sư Lang, cũng đã là quá lắm. Các bạn thử nhìn, thử quan sát đám thanh niên đầy tham vọng đang dập dìu trên đường phố, giữa những gánh hàng rong để đánh hơi những người phụ nữ. Đám thanh niên có tướng đi như vịt đực, quái gở trong những bộ y phục Âu châu, và chắc các bạn không khỏi phì cười, các bạn bật cười tự hỏi làm sao một cao vọng như thế lại có thể ẩn sau một lớp áo như thế. Muốn được như một bác sĩ Thinh hay kỹ sư Lang, phải có được cái thông minh và kiên trì của hai ông ấy – lại phải được nhiều người biết tiếng, cả tài năng đều phải cao hơn.
Và thanh niên ta ngày nay thì có đủ khả năng để làm gì? Không ai cấm chúng ta phác họa mơ ước thật nhiều nhưng phải hành động, vì sống là phải hành động. Những ai đã nói đến hành động là nói đến cố gắng, nói cố gắng nghĩa là nói trở lực. Và trở lực
làm cản ngại ước mơ cao vọng của ta còn nhiều, nhiều lắm, mà trở ngại lớn nhất lại nằm trong bản thân chúng ta. Chúng ta thiếu nguồn động lực thúc đẩy ta nuôi dưỡng, chúng ta thiếu nghị lực để đạt đến những ước mơ.
Chỉ đến khi ta có đủ sức mạnh để thực hiện những mong ước, chúng ta lại còn phải có ý chí vươn lên, với niềm khao khát đạt đến một cái gì tốt đẹp hơn, hoàn mỹ. Chúng ta cũng phải luôn nuôi một cao vọng vượt hơn bè bạn, lên hành đầu.
Người ta hay nói về sự vong ơn, vô đạo lý, vô chánh phủ, nhưng chúng ta không thèm đếm xỉa đến hành người chím số đông, hạng người đầu độc đó. Họ có xứng đáng với lòng biết ơn của chúng ta không, những người kể công đó?
Thế còn, ngăn trở cuộc sống vươn lên, diệt nguồn nghị lực nơi người khác, thì có phải là một hành vi vô đạo không? Còn hơn vô đạo nữa, phải nói là dã man! Họ bảo chúng ta là vô chính phủ. Thế họ gọi vô chính phủ là gì? Họ gọi trật tự là gì? Cái trật tự của họ đây ư? Là trật tự hay là cưỡng ép, là dã man, là hỗn loạn?
Chúng ta không cần phải bàn cãi nhiều hơn, dù sao chúng ta cũng nên nhận thức rằng, mọi động lực, mọi sức mạnh đều gây khuấy động chung quanh nó, mà quy luật cuộc đời cũng đòi hỏi phải nhẫn tâm.
Vả lại, suy cho cùng, muốn cho xã hội loài người tồn tại và tiến bộ, thì sự xao động há chẳng cần thiết hay sao? Có xao động mới có thống nhất, cho nên tính thống nhất là kết quả của sự hỗn loạn vậy.
Cũng như trong cuộc sống, cái sai cần đến cái đúng và cái đúng cần có cái sai, hỗn loạn đòi hỏi phải thống nhất và một thể thống nhất lại cần có sự hỗn loạn bên trong thì mới tránh được sự kết tinh, tức là hủy diệt, chết chóc.
Người ta nói với chúng ta về cái hay của các tổ chức do tiền nhân ta để lại, về những học thuyết của các nhà hiền triết cổ xưa. Như con người phải sống với hiện tại, và chỉ có quên lãng là đức tính duy nhất nuôi dưỡng được ý chí ham sống nơi ta.
Những vấn đề lớn mà xã hội cần quan tâm cũng phải được hướng về hiện tại, về một tương lai hết sức gần.
Muốn chữa trị những nỗi đau hiện tại thì phải có phương thuốc của ngày nay. Chỉ có luân hồi là hình ảnh vĩnh viễn, những kinh nghiệm xa xưa về cuộc sống bị vùi lấp trong quá khứ xa xôi mờ mịt của lịch sử, làm sao còn giữ được ảnh hưởng đối với thế hệ ngày nay.
Những tiếng nói yếu ớt nhắc nhở cho chúng ta những lời răn dạy của các bậc hiền triết xưa, chỉ còn là tiếng vọng xa xôi, thoáng qua rồi tắt lịm trên vành tai.
Với thế hệ thanh niên ngày nay, chúng ta cần có những lý tưởng mới, lý tưởng của chúng ta – chúng ta phải có những hoạt động mới, riêng của chúng ta, những đam mê mới, đam mê của chúng ta. Chỉ có trong điều kiện đó, điều kiện duy nhất đó mà thôi thì mới có thể tạo ra một tương lai tốt đẹp.
Cuộc sống – tôi không nói cuộc sống riêng của nhân dân An Nam ta, mà cuộc sống chung cho mọi người phải luôn được đổi mới, đổi mới trường cửu.
Nhiệm vụ đối với thanh niên ta ngày nay thật là nặng nề - giai đoạn lịch sử của chúng ta ngày nay lại càng làm cho nhiệm vụ đó nặng gấp bội lần.
Con người ai cũng có quyền nghĩ đến hạnh phúc, đến quyền sống của mình nhưng muốn có quyền sống đó và chỉ vì muốn tránh khỏi phải bị nghi ngờ, bị hành hạ, thì con người ta ngày nay họ buộc phải bán mình. Trong điều kiện như vậy, làm sao họ có thể vươn đến một vai trò đòi hỏi họ phải thoát khỏi mọi sự trói buộc, mọi sức thúc ép họ, đòi hỏi ở họ một lương tâm và ý thức về sứ mạng của mình, phải luôn luôn nâng cao giá trị mình để thực hiện sứ mạng đó.
Chúng ta sinh ra trong một đất nước thiếu thốn mọi bề, cái gì cũng phải tạo lập ra, sinh vào một thời buổi mà mọi sáng kiến thông minh đều bị người ta ghét bỏ. Ở đây hai sức mạnh (lực), đối chọi với nhau, hai cuộc sống đang tranh giành – một đàng yếu ớt đang cố tìm một chỗ đứng dưới mặt trời, một đàng mạnh mẽ, lại còn rút rỉa đến kiệt quệ nhằm tiếp ứng cho một con quái vật ở xa. Và chính là cái yếu đang kêu gọi chúng ta giúp đỡ. Đã sanh ra trên mảnh đất này thì lương tri ta đã buộc ta phải lãnh lấy sứ mạng – còn ai khác nữa có thể ra đảm đương trọng trách đó?
Dòng máu đã chảy trong huyết quản của chúng ta, giúp chúng ta hiểu được những nhu cầu của nòi giống, cho dù nước Pháp có đầy thiện ý đi nữa thì họ cũng sẽ gặp khó khăn, phải mò mẫm, hao phí sức lực. Trong nhiệm vụ đó, nước Pháp chỉ có khả năng làm một việc là giúp đỡ chúng ta, bổn phận của họ là phải giúp đỡ chúng ta. Vì bảo hộ là che chở, mà người được che chở không phải là mãi mãi non nớt. Vì lẽ chúng ta phải tạo lập, nếu sự nghiệp của mình mà thanh niên ta ngày nay phải biết nhìn về tương lai, và làm sao đưa tương lai đó đến gần và càng sớm càng tốt. Chúng ta phải biết dang chân ra, một chân đặt vững chắc trong hiện tại, chân kia phải bỏ vào tương lai, một tương lai gần gũi mà chúng ta xem như phải là hiện tại đúng đắn của chúng ta.
Nó vừa là hiện thực vừa là không hiện thực.
Hiện thực vì nó phải nhằm vào những nguyện vọng sâu xa của nòi giống, không hiện thực vì những việc ta cần làm hiện nay đều chưa có.
Chúng ta cũng phải chấp nhận những sự việc, những trạng thái không thể nào tránh khỏi, và quán triệt những quy luật xã hội, phải biết tạo cho mình một trật tự mới để đối chọi với trật tự cũ, một lực lượng mới để đương đầu với lực lượng cũ và từ đó khôi phục trạng thái cân bằng. Khi chúng ta có hai lực đối chọi nhau, thì cuộc chiến đấu sẽ phải kéo dài cho đến khi tạo được thế cân bằng – và trong cuộc đấu tranh nào cũng vậy, đều phải có sự bất công, vì lẽ sẽ có một đàng thắng và một đàng thua, mà có kẻ bại trận nào mà được sung sướng đâu. Chúng ta chỉ nói ở đây về vấn đề sáng tạo, chúng ta phải suy nghĩ trước hết về vấn đề sáng tạo, là tạo cho chúng ta những đầu óc sáng tạo. Những người nào muốn sáng tạo được là phải đủ sức già dặn để sản sanh, để tái tạo. Sáng tạo không phải là bắt chước, bắt chước gò bó rập khuôn, không tự mình thoát ra được mà càng buộc chặt ta vào những kẻ mà ta bắt chước. Chúng ta cần những sáng tạo rất độc lập, riêng, tự chủ từ trong dòng máu của ta mà thoát ra hay là do một phản xạ trong ta mà bật ra. Người ta thường nói đến vai trò giáo hóa, mở mang văn minh của nước Pháp, đại diện bởi nhóm người lãnh đạo ở đây. Người ta đã quỳ mọp để ca ngợi những “người mang lại ánh sáng văn minh” những nhà tạo ra phép lạ ở Á Đông như chính những con người thô kệch mà Bộ Thuộc đã gởi sang đây, chớ không