Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 25

Lục tình tân văn không khi nào kiếm điều gieo họa cho ai. Một lo dùm sợ nhiều khi đang cuộc vui, ham việc lời, mà quên bổn phận, rồi hóa ra An-nam giết An-nam. An-nam kiện An-nam, mình làm hại cho nhau, nào ai vô đó mà hòng oán trách ai.

Các qua cũng là người An-nam, dân làng, hương chức, Tổng, Hội đồng cũng là người An-nam.

Nay nhà nước cho An-nam ra trị Annam thì phải giữ làm sao cho trên thuận dưới hòa, trên thương xót dân ngu, dưới kính nhường trưởng thượng, mới phải chớ!

Xin các quan dạy các làng lo lập mỗi làng mỗi trường học, dạy dân con trai, con gái cho biết chữ, biết lễ nghi, trai cang tam thường ngũ, gái tứ đức tam tùng, dẹp mấy đảng côn đồ, lập các cuộc cứu cấp thủy hỏa đạo tặc, kêu An-nam thức dậy tranh quyền lợi, dục nhà giàu hùn hiệp buôn bán lúa gạo, mua tàu đưa bộ hành và các việc khác, vân vân. Nếu mà được như vậy, thì chúng tôi cũng dám quyên tiền lập Chùa mà tặng phong các quan đời đời.

Chủ bút


(số 5, trọn bài, trg 2-3)

Chung đúc học thức cho người An Nam6 [108, tr.75-76]

Đúng 8 giời tối, người đến nghe rất đông, có các tay bỉnh bút các tờ báo Tây, Nam gần đủ mặt. M.Nguyễn An Ninh khởi sự cắt nghĩa về chữ “Culture”. Người nói đã hiệp ý với ông Nguyễn Háo Vĩnh, mà dịch câu “Une Culture Pour Les Annamites” ra tiếng An Nam là “Chung đúc học thức cho người An Nam”.

Đoạn kế người xin giải nghĩa sao gọi là chung đúc học thức. Tôi xin thuật lại lời người như sau: Người tỷ rằng, trong bốn nghề (tứ thú) cầm, kì, thi, họa, cũng đều có thể gọi là lý tưởng của sự chung đúc học thức đặng. Bởi xưa người Tàu qua chiếm trị xứ ta lâu đời, nên chi cái sự khai hóa của quốc dân ta đều giống họ. Nay xem lại thì sự khai hóa theo lối Tàu không thể gì bổ cứu cho xã hội ta trong đường văn minh tấn bộ, vì văn minh Tàu không phải là cái văn minh hay để hóa người. Vậy thì ta phỉa chuyển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.


6 Đây là bài tường thuật buổi diễn thuyết công khai đầu tiên của Nguyễn An Ninh tại Hội khuyến học Nam Kỳ, 34 đường Aviateur Garros Sài Gòn, lúc 20 giờ đêm 25/01/1923, đăng trên báo NCMĐ.

Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 25

theo một nẻo khai hóa, mà không có nẻo khai hóa nào có thể mang con người trở nên toàn văn, toàn đức cho bằng sự khai hóa của Ơ-rốp. Muốn nói rõ hơn thì sự khai hóa của Pháp quốc. Vì nền văn hóa của Pháp quốc có thể dắt người đến nơi đức sáng để sửa mình, trị nhà, rèn đúc vĩ nhơn, bác sĩ, nưng đỡ trình độ nước nhà, cho dân tộc nở nang hầu khỏi cái kiếp diệt vong (vỗ tay).

Và ta đã công nhận rằng: Nền học thức Ơ-Rốp rất rộng, sự khai hóa theo Pháp học là tài. Song muốn cho đặng đến chỗ ước nguyện đó thì phải học rồi đem tư tưởng Ơ-rốp, Pháp quốc, về mà truyền bá lại cho giống nòi, khử trừ cái lệ dã man, chớ chẳng nên học thành tài rồi về cứ giục giã theo đường sĩ hoạn, đó là học lấy văn hóa hay mà không biết dùng, để cho giống nòi phải đọa vào cái họa “tiêu diệt” vậy. (vỗ tay lâu…)

Vì tuy học thức Pháp là học thức giải cứu, cao thượng hơn hết bên cõi Ơ-rốp, cũng không xứ nào bì kịp. Vậy thì ta nên cần kíp mà noi theo cái học thức Pháp quốc đặng mở mang trí dân, rộng tư tưởng của dân, làm cho dòng giống tráng kiện, mau thoát ly cái ách nô lệ. Bằng cứ chăm chỉ theo nẻo hoạn đồ, thì sau đây dòng giống sẽ yếu ớt, ắt có ngày kia rút vô rừng rú mà ở (đến đây ỗ tay nữa…).

Người yêu cầu đồng bào rõ biết và so sánh hai nền học thức Ơ-rốp với Trung Hoa, cái cao thấp có khác nhau xa, noi theo nẻo phải mà khai hóa. Sau rốt M.Ninh dùng lời khiêm tốn cảm tạ những khách dự nghe, không phụ người là kẻ thiếu niên ít học, đến nghe người diễn thuyết và hứa rằng trong một tháng nữa người sẽ trở qua Pháp mà học thêm cho sức học thức tăng tấn, cho khỏi phụ công trình bấy lâu đèn sách.

C.M.C

Lý tưởng của thanh niên An Nam7 [108, tr.78-87]

Thưa các ông,


Năm ngoái, cũng tại đây, trong một buổi thuyết trình ngắn, tôi có thể đề cập đến vấn đề “cần xây dựng cho dân Việt Nam ta, một nền văn hóa”.



7 Đây là bản lấy từ La Cloche Felée số 5, ngày 07/01/1924 và số 6 ngày 11/01/1924 vì chưa tìm dược bản gốc.

Buổi thuyết trình đó không được mọi người hiểu đúng, hay nói thẳng ra, không được hiểu chút nào.

Nền văn hóa Trung Hoa trên nước ta đang suy và thế hệ chúng ta đang chìm đắm trong vòng ngu dốt, nên việc không hiểu đó, không làm cho tôi ngạc nhiên.

Tôi muốn phân tích thêm vì sao ta lại không hiểu. Tôi vừa nói: “Nền văn minh Trung Hoa trên nước ta đang suy, ra vẻ như có lúc nào đó, trên nước ta, nền văn hóa Trung Hoa đã trải qua một thời kì rực rỡ”.

Thực ra tôi đã phải tự hỏi: “Liệu có lúc nào, nền văn hóa Trung Hoa đã thích nghi được trên đất nước ta chưa ?”

Hai chữ văn hóa tự nó đã bao hàm ý nghĩa về cái bao quát, cái tột đỉnh mà ta có thể đạt được sau khi hấp thu những chân trời cao rộng.

Tên tuổi của những người, những tác phẩm đã đóng góp vào việc nâng cao trình độ học thức của người Trung Quốc. Thật là nhiều nhưng đối với các nhà nho học của ta, khi nghe các ông ấy bàn luận, thì dường như các ông ấy chỉ biết có mỗi một mình ông Khổng Tử. Người có học, đương nhiên đều tôn kính Khổng Tử. Người da vàng tưởng nhớ và biết ơn Khổng Tử nhưng những bậc cao siêu thì rất ngần ngại khi phải chấp nhận nhà đạo đức, nhà triết gia của quảng đại quần chúng này, là người thầy, người hướng dẫn con đường trí tuệ và tinh thần của mình.

Trang Tử đã nhiều lần lên tiếng chống lại các luân lí hẹp hòi, những ý nghĩ quái gở của Khổng Tử.

Những tác phẩm của ông quả là một chiến dịch chống đối nhà hiền triết lừng danh của Trung Quốc.

Lời châm biếm không khéo của ông đã lắm phen làm cho các môn đồ của ông Khổng cũng phải mỉm cười, những nụ cười đã làm lung lay uy thế và nét trang nghiêm của bậc đại hiền triết.

Chúng ta phỉa công nhận công lao to lớn của Khổng Tử trong việc thiết lập nền trật tự, dẫn đến sự yên vui cho quần chúng, đã mang đến cho họ bao nhiêu nguồn hạnh phúc nho nhỏ.

Nhưng từ đó, phải suy tôn học thuyết của Khổng Tử lên tới giá trị cao nhất về tinh thần và trí tuệ của loài người, thì lại là một bước khác, khó cho ta dấn tới được.

Hãy để nguyên học thuyết của Khổng Tử trong vai trò của nó, và chúng ta sẽ làm ngơ đi, để mặc cho nó củng cố hay lan truyền thêm.

Lại nữa trong thời buổi đấu tranh này, nếu ta bằng lòng với những thú vui đồng áng, với những hạnh phúc gia đình cỏn con, tứ là ta dọn sẵn một mảnh đất cho bạo lực và sự quyết đoán đến thâm nhập một cách dễ dàng để rồi ngự trị ở đó.

Lập luận của Khổng Tử, nếu ta thấu suốt được thì giá trị con người sẽ được nâng lên, quan niệm về cuộc sống sẽ trở nên rộng rãi và độ lượng biết mấy.

Điểm mấu chốt trong học thuyết của Khổng Tử nằm trong con người, trong việc tự tu dưỡng bản thân của mỗi người. Nó đòi hỏi trước nhất phải thấu hiểu tường tận nguyên nhân và cội rễ của mọi hành động của con người. Nói khác hơn, am hiểu hành vi con người tức là nắm được công lý vậy.

Hãy hiểu người ta trước khi xét đoán. Hãy phân tích cặn kẽ rồi hãy phán đoán. Mà rồi, thử hỏi ai là người có thể luận tội và kết án một hành động mà mình đã nắm được căn nguyên cội rễ. Khoan dung, độ lượng, vị tha trở thành kết quả đương nhiên của một nguyên tắc sống như vậy.

Con người bớt khắc nghiệt với người khác hơn là với chính mình, sẽ đòi hỏi bản thân mình nhiều hơn là ở người khác, sẽ chỉ đòi hỏi ở bản thân mình mà thôi.

Chữ Tín (trung tín) nghĩa là sức mạnh (uy lực) giúp ta (cho phép ta) gìn giữ lời hứa, là một hậu quả khác của nguyên tắc lớn. Nguyên tắc cơ bản của học thuyết Khổng Tử làm nền tảng.

Hai chữ Nhân (nghĩa) và Tín (nghĩa) là hai điểm then chốt trong con người đạo đức theo Khổng Tử.

Nhưng rồi, theo dòng thời gian học thuyết Khổng Tử ở bên Trung Quốc đã trở thành một món hàng xuất khẩu. Và chính là cái tác hại của món hàng xuất hẩu đó của nền văn hóa giả tạo đó trong giới trí thức Việt Nam của chúng ta mà ta phải chống lại, vì chính nó là nguyên nhân của thái độ kiêu căng thô bạo thường thấy nơi các nhà nho có tuổi của chúng ta.

Chính là cái để chống lại sự hạ thấp trình độ trí thức của học thuyết Khổng Tử dưới dạn một món hàng xuất khẩu đó, mà tôi phải đề cập thoáng qua hôm nay với các bạn. Tôi nói thoáng qua là vì muốn xác định vị trí (vai trò) xứng đáng của Khổng Tử trong số những nhà tư tưởng bậc thầy của nhân loại, thì tôi phải cần đến vài quyển sách mới đủ được.

Tôi cũng mong rằng, rồi đây trong đời tôi, trời sẽ cho tôi có đủ thời gian để giúp tôi viết ra một số những tác phẩm nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn thế nào là tư tưởng cực đông (Viễn Đông) và tinh thần (tư tưởng) Âu Tây.

Hôm nay, tôi chỉ muốn giới thiệu qua với các bạn về vị trí xứng đáng của Khổng Tử trong nhận thức của những ai muốn vươn lên đến một trình độ trí thức cao, vì rằng chính lúc còn sinh thời, ông Khổng Tử cũng chưa bao giờ dám tự nhận rằng học thuyết của mình là ước vọng cao quý nhất của rí thức loài người-chính ông đã tự mình tìm đến để nghiêng mình chào ông Lão Tử gọi Lão Tử bằng thầy và công nhận Lão Tử cao hơn mình, mặc dù hai học thuyết hoàn toàn khác nhau. Nói về Lão Tử, sánh lão Tử như “con rồng”, Khổng Tử đã nói: “tôi biết rằng chim bay, cá lội, nhưng khả năng con rồng, toi chưa làm sao đo được”. Trong khi đó thì ông Lão Tử đã chẳng kề tai nói nhỏ với Khổng Tử rằng “Học thuyết của ông ví như một con ruồi bay vo vo trong cái vò đó”. Thuật lại câu chuyện này với các bạn, tôi chưa muốn hỏi các bạn nghĩ gì khi có người ở nước ta lại có tình đưa học thuyết của Khổng Tử lên hàng cao nhất (tột đỉnh) của trí thức nhân loại, như lý tưởng cao quý nhất cho con người, trong khi, chính Khổng Tử lại nhìn nhận có người khác hơn mình. Phải chăng, họ muốn chứng minh, sự hèn kém của nòi giống Việt Nam, họ muốn nhấn mạnh nỗi bất lực của những tâm hồn đẹp đẽ nhất trong chúng ta. Tất nhiên thử hỏi có mấy người đủ khả năng đọc được sách của Lão Tử. Những người táo bạo nhất cũng cố gắng, miệt mài, họ còn dựng lên

một ngôi thác đó, những con người bất tài, kém cỏi đã không ngại ngùng mà lớn tiếng rêu rao “tà thuật là quyền quái” cốt để làm nản lòng những ai còn ham muốn tìm hiểu.

Nhưng như vậy cũng còn chưa có thể gọi là phá hoại.


Đạo Khổng dưới dạng một món hàng xuất khẩu mang sang nước An Nam ta, đã gây tai hại như thế này: các nhà khoa học hay ho của ta, được nhồi nắn theo lý lẽ của Khổng Tử, biết tự đặt mình vào vị trí của tác giả để hiểu (cứ cho rằng các ông ấy có đủ khả năng để hiểu, thực ra nhiều người trong họ không hiểu nổi). Các nhà nho của nước ta lại muốn “Khổng hóa tất cả những gì rơi dưới tầm tay của họ, họ muốn biến mọi thứ theo tư duy hẹp hòi của họ”.

Tôi lấy một ví dụ: đây nói về ông Trang Tử, người học tró xuất sắc của Lão Tử. Chắc các bạn đều biết những mẩu huyền thoại rất phổ biến về giấc mộng của thầy Trang tự thấy mình hóa bướm, về câu chuyện đã xảy ra cho vợ thầy Trang. Như thế này: trong buổi lễ tang vợ ông Trang Tử, thì ông vẫn ngồi gảy đàn, hẳn là không phải ông muốn quên đi nỗi buồn của mình trong tiếng nhạc, cũng không phải để kể lại một kinh nghiệm đau lòng, hay để nói lên cái tội lỗi ngàn đời của người phụ nữ.

Trong mỗi lời mỉa mai, đều ẩn náu (trong) thực chất một nỗi đau mà nếu cái mỉa mai của Trang Tử, dưới hình thức như trên, ắt hẳn là nỗi đau kia phải đến độ tột cùng. Mà nếu như Trang Tử đã phải xúc cảm đến mức độ đó thì những tư tưởng trong sáng của Lão Tử, nhất định đã chẳng giúp được gì nhiều cho ông học trò.

Lời giải thích đúng nhất, có lẽ nằm trong tác phẩm của chính ông Trang Tử. Trả lời những câu trách móc của ông Huệ Tử, bạn ông rằng: “ông đã sống với chị ấy, mà đến khi người ta chết, anh không hề thương khóc thế đã là nhiều rồi, đằng này anh còn đi dạo đàn, thì tôi nghĩ rõ là anh thái quá lắm”. Trang Tử đã nói: “ không đâu, lúc cô ấy mới chết nỗi buồn cũng đã ập đến với tôi chớ. Nhưng tôi đã nghĩ ngay đến lúc chưa có Tạo hóa, lúc hãy còn chưa có Sinh, chưa có Hình (dạng) rồi tôi nghĩ đến sự thay đổi đột ngột, không hiểu từ đâu ra, đã biến hóa thành khí trời và hư vô từ đó sinh ra Hình, ra Sinh, rồi từ sống lại trở về với chết, đưa ra một hình ảnh như bốn mùa cứ nối tiếp nhau, hiện rồi lại ẩn để rồi trở về với chốn vĩnh cửu. Nay, vợ tôi đã trở về nơi mình

sinh ra, êm đềm trở về với cội nguồn vũ trụ mà tôi lại khóc cô ấy, chẳng hóa ra là tôi chẳng hiểu tý gì về quy luật của vu trụ hay sao?”. Người có nhận thức về triết lý Ấn Độ, về tư tưởng của Lão Tử, thì cách giải thích này là đúng nhất, là chân lý, chớ giải thích khác hơn, thì lại hóa ra tầm thường hết sức con người theo nghĩa của Khổng Tử, khi thú nhận rằng nỗi buồn có ập đến cho mình ở phút đầu, Trang Tử cũng đã thu nhận rằng ông chưa quán triệt hết tư tưởng của Thầy ông. Thôi chúng ta không nên đi sâu, vì thì giờ cũng ít, và cũng phải làm sao cho cử tọa khỏi thấy nhàn chán.

Tôi có hơi dông dài về đạo Khổng, chẳng là để dẫn chứng qua một trong hàng nghìn ví dụ, rằng hiểu biết của ta về các vấn đề Trung Hoa hãy còn rất xa yêu cầu hiểu biết thực sự về nền văn hóa Trung Hoa. Nhận xét này nói lên cho các bạn hiểu vì sao tôi không được các nhà nho học của ta hiểu một cách dễ dàng. Những người đã hiểu thấu đáo văn hóa Trung Hoa thì có đủ trình độ tiếp thu mọi luồng tư tưởng của nhân loại.

Về phía các bạn đã được nước Pháp đào tạo, lý do để các bạn không hiểu tôi cũng đơn giản thôi. Cho đến nay, chưa có một người Việt Nam nào tiếp thu đầy đủ ý nghĩa của văn hóa Pháp. Và như tôi đã nói trong buổi nói chuyện lần trước, không phải tại Đông Dương này mà tuổi trẻ Việt Nam chỉ được đào tạo cho guồng máy quan liêu, để trở thành công chức, ta lại có thể tiếp thu được một cơ sở dù yếu ớt chăng nữa của nền văn hóa Pháp. Dù cho chúng ta có được thừa hưởng một truyền thống gia đình, hay nhờ vào những hoàn cảnh thuận lợi khác đi nữa, không mấy người trong chúng ta đủ sức đi lên đến trình độ một học giả ở châu Âu. Mà giờ đây, vào thời buổi hiện nay, mỗi người châu Á chúng ta lại phải được trang bị hai phía, vừa phải tiếp thu văn hóa phương Tây và cả văn hóa Á Đông nữa.

Tôi có nói đến trong ta phải có đến thắng lợi hai lần và không ai đã theo kịp ý nghĩa của tôi.

Lần diễn thuyết trước tôi có nói về dùng thuốc: “trong ta phải có hai loại thuốc chống nhau để rồi hòa tan sinh tạo loại thuốc mới. Trong ta phải có đến hai lần thắng lợi…”. Có thể lời lẽ tôi nêu ra hôm ấy thiếu thực tế nên không thích nghi với hiện tại, có thể là lời dự báo trước vậy.

Có vỗ tay hoan nghênh tôi nhưng thực ra là cũng để tự khen chính mình. Họ đã vỗ tay hoan nghênh và lấy làm kiêu hãnh vì chính họ đã chống chủ nghĩa công thức tức chống ý nghĩa muốn học để ra làm quan, khi tôi lên tiếng chống những tác hại đó đang đầu độc những mầm sống đẹp đẽ nhất của dân tộc, là tôi đã nói cho những người muốn học cao hiểu rộng, muốn có một địa vị xã hội cao, những người tin rằng mình có một sứ mạng với xã hội nhất định xứng đáng với tài đức của mình.

Tôi sẽ nói với các bạn về sứ mạng xã hội đó, bắt buộc đối với những người thông minh nhất, mạnh mẽ nhất trong chúng ta.

Tôi lại kéo dài thời gian thêm chút nữa để nói về sự cần thiết phải xây dựng cho dân tộc ta, một nền văn hóa riêng.

Khi tôi nói đến nền văn hóa cho dân tộc ta, chắc các bạn ai cũng liên nghĩ đến việc tại sao lại không dùng tiếng Việt để nói. Chắc hẳn, tôi không dám tự liệt mình vào hàng những nhà viết văn bằng quốc ngữ lớn nhất hiện nay, nhưng tôi có thể khằng định là tôi đủ sức trình bày mọi ý kiến của tôi bằng tiếng Việt. Thú thật với các bạn là tôi hết sức xấu hổ nhưng cố gắng bản thân của tôi, để quay về với tiếng mẹ đẻ, đã an ủi tôi, đã tha thứ cho tôi.

Tuy nhiên, dùng tiếng Pháp có thể là một điều bắt buộc, đối với thanh niên ta, những nhà trí thức tương lai mà tư tưởng sẽ dẫn đường cho dân tộc, lại phải qua con đường văn hóa châu Âu để hiểu biết sâu hơn văn hóa Viễn Đông. Lại nữa, tôi nói chuyện với các bạn bằng tiếng Pháp là cũng cốt để phơi bày mọi ý kiến của mình, để cho có nhiều người khác nghe được, để đính chính mọi nghi ngờ, ngu xuẩn cứ lảng vảng quanh tôi. Các bạn cần hiểu tại sao tôi nói “cần thiết” phải có một nền văn hóa cho dân tộc ta. Nhiều dân tộc nhờ có nền văn minh của mình mà nổi danh trên thế giới, mà gây được ảnh hưởng của mình trên thế giới.

Dân tộc nào để cho một nền văn hóa ngoại bang ngự trị thì không thể có độc lập thực sự. Văn hóa là tâm hồn của một dân tộc.

Giống như một con người phải có tâm hồn cao thượng thì mới biết những thú vui thanh cao trong cuộc sống, một dân tộc có nền văn minh cao thượng thì mới hưởng

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí