Còn các nhà đại thương thì lại rao truyền trong nhựt báo, in hiểu thị, cáo thị mà rải khắp, cùng dán tứ phương: xưa vách tường đóng rong, nay tường thành ngũ sắc.
Ngu đệ vào mỗi một nhà nghề mà xem cho rõ cơ mưu. Người Quảng Đông đều hỏi chớ bên Nam Việt không có như thế sao? Tôi hổ thẹn bèn rơi nước mắt. Các người ấy khuyên rằng: như muốn cũng chẳng khó gì. Một phải đồng tâm hiệp lực, đậu bổn kẻ ít ngừơi nhiều, rước anh em chúng tôi qua dạy cho! Hãy coi cuộc xe lửa Hớn Khẩu, mỗi phần hùn 5 đồng mà có thôi. Mà mới rải giấy ra không đầy một tháng, người Thanh hùn được tám ngàn muôn đồng bạc (80.000.000) vào hãng xe lửa Sơn Đầu cũng lớn vốn. Ôi, chớ chi các hội đồng, các tổng, các làng mà muốn cái gì mà làm không kham.
Ấy là tại minh minh đức của chư ông đó.
Tác tân dân là bổn phận, trách nhậm của chư ông. Nếu chư ông không màng đến, dầu ai cho giỏi mấy đi nữa cũng chẳng làm gì nổi. Ấy là sự thiệt. Các ông ôi! nhiều khi các ông muốn sự vô ích, ước điều trái lẽ mà thành sự. Sao cái việc tác tân dân chư ông bỏ lại một bên?
Lẽ phải thì khi ngu đệ có lòng vực người đồng bang, lo lập hùn kia, lập hội nọ, bổn phận chư ông nhựt nhựt bằng niệm nhóm nhau lại mà xét coi ngu đệ bày ra như vậy có phải là điều chuộc danh tiếng cho con nhà nước Nam chăng, mới phải cho. Chư ông cử một ngón tay lên thì Nam Việt nên danh, còn mà cứ đành lòng hạ thủ hoài thì đầu có thiên ngôn vạn ngữ cũng vô ích. Dầu mà nhà nước muốn, mà chư ông vô tình với dân, cũng khó mà mau tấn bộ được.
Có đâu nói cái gì, hỏi điều chi, cả thảy đều nín làm thinh, không thèm ừ hử lại, ấy có phải là thậm ức chăng?
Hay là các nhà tơ ý muốn cho dân còn dã man hoài cho dễ bề trị thì nói, đặng cho ngu đệ biết thân mà câm họng lại cho rồi. Ấy là chỗ tôi nói tỷ, chớ không lẽ như vậy, phải không chư ông? Chư ông ôi! Chẳng phải tôi muốn điều chi cho quá lẽ. Tôi muốn mở cuộc tác tân dân lập 20.000 phần hùn, mỗi hùn 5 đồng mà thôi, chẳng phải là
nhiều. Có lẽ nào trong mỗi một hạt mà không được 1.000 phần hùn sao? Được cùng không được, đều tài trong tay chư ông…
(Trích Minh Tân tiểu thuyết của Trần Chánh Chiếu in tại Sài Gòn, năm 1907)
Có thể bạn quan tâm!
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 21
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 22
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 23
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 25
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 26
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 27
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
Chiêu Nam Lầu bao biện tửu tịch của Nguyễn An Khương [58, tr.83-85]
“Thuở nay, trong bạng đồng bào ta những tay có tiền hay cho nghề bán cơm là nghèo hèn, cho nên không ai thèm lâp một cái tiệm tiên lầu mà tranh lợi cùng /thanh khách và chiêu đại bạn đồng bang để cho ba chú Chệt đã thâu đạt lợi quyền, lại ăn nói xí xô xí xào, không biết chiêu hiền đãi sĩ, chẳn kiên lớn nhỏ sanh hèn chi cả. Như vậy đó xũng tại An Nam ta háo sanh, muốn tránh cho khỏi chúng kêu là chí bán cơm cho nên Thanh khách mới lẫy lừng như thế.
Trong lúc bạn đồng bang ta bị mấy chú Chệt ăn nói hỗn hào đó thì cũng giận lắm, muốn tuyệt không thèm tới tiệm tiên lầu nữa. Nhưng mà ít ngày gặp cuộc thì cũng phải lên, không đi đâu cho khỏi ba chí Chệt. Vì nội Sài Gòn tiệm tiên lầu nào cũng là người thanh cả thôi. Nếu không chịu đến đó thì phải tới nhà quen, hễ tới nhà quen thè phải mang lấy ơn riêng ấy. Vì vậy mới phải nhẫn nại mà trùng lai cùng Thanh khách.
Vả lại có nghiều người ăn theo cách Tàu không quen hay chê lạt lẽo mà cũng phải ăn, song ăn không đặng cơm thì đã tốn tiền bánh hành mà lại trong mình không đặng khỏe, ấy là mắt thấy tai nghe chớ không phải tôi dám đặt điều.
Bởi vậy, tôi muốn quyết lòng rửa hổ, không sợ mang danh chú bán cơm, rán sức kinh doanh, lập ra một tiệm tiên lầu tại đường Kinh lấp (Boulevard Charner) số 49 gần chợ Sài Gòn lắm. Hiệu tiệm là Chiêu Nam Lầu (nghĩa là tiệm tiên lầu chiêu đãi người An Nam).
Tiệm này có ban tưng, từng dưới thì bán cớn canh cá thịt nấu theo cách An Nam và cách Tàu, lại cò bán trà phe (café), bánh mì, bánh bao và các thứ bánh điểm tâm, từng giữa thì các vật trân tu mỵ vị nấu theo cách An Nam và cách Tàu, vì tôi có chọn người Thanh và bốn người bốn bang nấu ăn rất khéo, mà keaij trên từng ấy cũng có bán đủ các thứ bánh Tàu, bánh An-nam và trà ngon, đặng cho liệt vị điểm tâm lúc
sớm mai và giảo muộn trong lúc ban trưa, còn tưng trên chót thì dọn phòng ngủ đặng cho các vị phương xa đến đó mà nghỉ, phòng nầy lầu đã cao nhiều giáo mát mà lại day mặt ra đường lớn, trống trải mát mẻ, sạch sẽ rộng lớn mà lại tính giá rẻ rề.
Cúi xin liệt vì trong lục tỉnh và tại châu thành này, mở lòng suy xét đoái nghĩa đồng bào, hễ khi nào muốn tiệm tiên lầu mà thết đãi anh em hày là đặt dọn yến giêng bao nhiêu, xin rán mà nhớ Chiêu Nam Lầu của đồng bào là Nguyễn An Khương mà tới, đừng có nghĩ rằng đâu đâu cũng không khỏi tốn tiền, tốn tiền mà giúp đồng bào nên vieech thì đồng bạc ấy còn ở bên nước ta chẳng là hữu ích hơn gởi cho chúng nó đem về Tàu cất nhà sắm ruộng hay sao?
Tôi không dám chắc rằng không bán mắc hơn và dở hơn các tiệm của người Thanh!
Tôi lại ước ao cho bạn đồng bang đừng có ngại về danh tiếng, hoặc xuất vốn nhà, hoặc rủ hùn hạp mà lập lấy năm bảy tiệm lầu như vầy, mướn người Thanh nấu ăn cho khéo, đặng mà tiếp đãi đồng bào, mình với mình buôn bán với nhau vui biết chừng nào, đẹp biết chừng nào.
Chú bán cơm, Nguyễn An Khương đốn thủ” (Trích báo Lục tỉnh Tân văn số 8, ngày 2/1/1908) Nam Kỳ Minh Tân công nghệ [58, tr.187-194]
Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 17, ngày 13/3/1908, cho biết: “Thâu kỳ nhứt nội thánh hai nầy phải đóng cho tất, hoặc muốn đóng tất số mình xin hùn, hoặc hùn thêm mà đóng tất cũng được. Hễ cuối tháng thì sẽ rao sổ chư vị có đóng bạc, còn sổ rao mỗi khi đó thì nay không rao nữa, vì đã khỉ sự thâu bạc. Phiếu ngôn cửu đảnh, nhứt nặc thiên kim. Cúi xin bạn đồng bang phải giữ lời hứa, chớ khá giêng trì mà hư việc cả. Nay kính, Gilbert Chiếu (Mỹ Tho)”.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 21, ngày 9/4/1908, đăng lại lời công bố trên, ghi thêm “Có đóng bạc thì đóng tại Minh Tân khách sạn Mỹ Tho hoặc Nam Trung khách sạn Sài Gòn”. Số 29, tháng 6 cho biết: “ Minh Tân công nghệ đã nhóm đại hội hôm ngày 31 mai nầy. Nay đã nạp điều lệ cho notaire cầu chứng vài ngày nữa sẽ rao và in ra
3.000 cuốn phát cho chư vị có hùn, trong chừng một tháng nữa sẽ khỉ công khai trương”.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn ra ngày 17/6/1908 đưa tin, những người sáng lập mở Đại hội và lập vi bằng tại Minh Tân khách sạn, cử ông Trần Chánh Chiếu làm Tổng lý, ông Nguyễn Viên Kiều làm Chánh hội, ông Trần Quan Xuân làm Tư thơ. Ngoài ra, còn cử 4 ông phái viên nghị sự và 5 ông phái viên thị sự. Đại hội đồng ý mua một sở đất tại làng Điều Hòa (Mỹ Tho). Sở đất này rộng hơn một mẫu với giá một thước vuông là một cắc, trả tiền mặt để xây dựng cơ sở sản xuất ngay lập tức.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn ra ngày 4/7/1908 cho biết: “Đất đã mua gần xong, lò gần cất. Đã phái người ra Ton-kin (Bắc Kì) mà học cách thức làm hộp quẹt cùng mướn thầy thợ. Bạc thâu vô hôm nay gần 9.000 đồng, còn nhiều vị chưa đóng bạc hùn thì xin ráng mà đóng cho mau vì ít lâu đây Công ty cần dùng lắm”.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 36, ngày 23/7/1908 đăng lời rao của công ty đã mua đất của M.de Balmann gần cầu sắt Mỹ Tho, ngang rạp hát Tư Lài. “Hội phái viên cúi xin vị nào có mồ mả chỗ đó phải dời đi chỗ khác đặng công ty lo cất lò dầu và savon. Hạn ba tháng, như không chịu dời thì sẽ xin phép quan mà dời chung vào nghĩa địa của làng”. Và trong số này công ty còn rao sẽ nấu dầu dừa đặng trước bán dầu tốt, sau lấy dầu làm savon. Ai biết nấu dầu dừa hoặc biết cách làm savon nên gởi đơn đến hội mà xin việc, lương tháng 50 đồng sắp lên. Người nào có hùn nếu muốn gởi con học hai nghề ấy thì gởi đơn cho hội kèm theo lý lịch đứa bé…
Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 38, ngày 6/8/1908, gọi đấu giá mướn trồng tre rào đất của công ty mới mua và đắp nền nhà lò dầu, lò savon và nhà học ở.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 39, ngày 13/8/1908, loan tin công ty đã kiếm được thầy thợ làm savon rồi và sẽ nhóm hội phái viên để định việc cất lò. Tổng lý là G.Chiếu ra thông cáo cho biết ai có hùn thì có quyền gởi con đến học nghề, thời hạn học là 7 năm, công ty nuôi cơm nước còn quần áo, mùng mền thì cha mẹ phải chịu. Công ty lo nhà học, nhà ăn cho học trò, đứa nào học giỏi sẽ được hưởng lương tháng, sau đó, khi biết nghề rồi thì phải giúp việc cho công ty 7 năm. “Trò nào làm biếng
hoặc cứng đầu cường cự thì sẽ giao lại cho cha mẹ quản thúc”. Học nghề từ 6 giờ đến 10 giờ buổi sáng và chiều từ 2 giờ tới 5 giờ, trong giờ còn lại thì học chữ Quốc ngữ, chữ Lang sa, học toán…Ngày thứ năm và chúa nhựt thì học thể thao và dọn dẹp sạch sẽ trong các nhà của Công ty, ngày lễ theo đạo Thiên Chúa hoặc theo đạo Thích Ca học trò được đi “làm việc bổn phận”, mỗi nă bãi trường đúng một tháng, 15 ngày vào dịp Tết và 15 ngày vào dịp lễ Chánh Chung 14-7. “Cấm nhặc không cho phép đánh học trò, đứa nào lỗi hoặc biếng nhác thì đuổi ra đứng ngoài cửa, chừng ấy sẽ giao cho các thị sự dẫn đem giao cho Tổng lý định phần phạt. Cấm nhặc không ai có phép đem đàn bà con gái vào trong các nhà của Công ty.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 40 ngày 20/8/1908 cho biết “nhiều người hùn đã gởi đơn xin cho con đi học làm nghề savon. Hạn một tháng nữa là khép sổ”. Lò savon ra bố cáo “bổn hiệu chịu mau hột đu đủ dầu và hột bông vải. Lục châu ai có thì nên gởi thơ đến mà thương nghị, còn ai không có thì nên trồng, bỏ đất không làm chi cho uổng. Kiếm hột vãi bậy, nó cũng mọc như chơi”. Theo sổ sách đến ngày 16/8 thâu được 10.395 đồng. Ông Gilbert Chiếu trình với các vị phái viên rằng “khi lập công ty này thì có ý dệt vải và hàng trước song vì bây giờ vốn ít và coi vọi thiên hạ phân tâm nên đại hội đã tính khởi công làm đồ nhỏ trước”.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn ra ngày 3/9/1908, công ty rao sẽ mua 100.000 trái dừa khô, ai có thì đem đến bán.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn ra ngày 5/9/1908, cho biết công ty mở hội nghị, ông Gilbert Chiếu xin xuất 1000 đồng “đặng mua đồ bên Tây về mà bán, những là giấy bông, tượng sơn thủy…”. Chánh chủ hội là Nguyễn Viên Kiều mời các người dự hội tới xem việc làm nền và dọn cây cất lò và trước khi về, ông Tổng lý Gilbert tặng cho mỗi vị nghị sự 4 cục savon “đem về mà thử, tốt xấu sẽ đem như lời luận các ông vào LTTV”.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 43, ngày 10/9/1908, đăng quảng cáo 2 trang lớn về sà bông Con Vịt: “Tốt hơn của Chệt làm, bán nhiều: hạng 1 er, 100 kilos giá là 20 đồng, hạng nhì thì 100 kilos giá 15 đồng, hạng ba 100 kilos giá 10 đồng. Bán giá rẻ lắm:
hạng nhứt một cục 200 grammes 4 chiêm (4 xu), hạng nhì một cục 3 chiêm và hạng ba một cục 2 chiêm”. “Bạn đồng bang phải rán giúp nhau cho nên việc”.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 46 cho biết có tất cả 1.225 người đã đóng tiền rồi cho
hội.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 49, ngày 22/10/1908, cho biết “từ ngày có savon Minh
Tân ló ra bán giá rẻ, thì savon các Khách cũng hạ giá theo, nên nay công ty hạ giá bán cho các đại lý lớn, hoặc ai mua từ 100 kilos sắp lên cũng nhờ được”.
Vài ngày sau thông báo này thì ông Gilbert Chiếu bị bắt. Việc chia lời lỗ của Minh Tân công nghệ ra sao thì không được rõ.
Cha ghẻ, con ghẻ4 [58, tr.342-345]
Hạt Tây-ninh có một người tên là Lê-thái-Vận, trong nhà thì nghèo, mà hay ở theo thói giàu sang, tánh oanh liệt, con cái đông đảo mà không có cơm gạo vườn đất cho nớ ở ăn cho đủ, mà có tài đóng ghe đi buôn các xứ, qua đến xứ Ba-nam (Ba nam ở Cao Miên) làm quen với một người tên là Nguyễn-thị-Đước. Khi ban đầu ảnh ở với Thị-Đước giàu có lưu lát, sau ảnh kiếm ngãi mê bỏ cho chị Đước mà nhập cụ với chỉ làm vợ chồng mà chỉ thiệt thà lắm; nói trời hay trời, nói đất hay đất. Chỉ có ba thằng con trai tiêng cắn cơm không bể, ba đứa cũng đều có sẹ nghiệp, ước trong nhà cũng có năm mười ngàn triệu bạc, lại có hai đứa con gái. Một đứa thì thiệt thà, một đứa thì quỷ quái; đương cơn anh Lê-thái-Vận, ảnh thì nhập cuộc với chị Đước rồi, thì làm mặt thiệt thà mà nói với chị rằng: “Của mình mình ăn, của tôi tôi xài, tôi chẳng nói dấu chi mình, tôi ăn của tôi mà còn chẳng hết, đời nào tôi xâm phạm của ai, mình hãu hỏi thử người ta mà coi, tôi là một người đại phú, bên tôi đều biết, duy mình chẳng biết mà thôi. Tôi xử với đời thường lấy lẽ công bình lắm, tôi mà đụng mình chẳng qua là trời khiến tôi làm mọi cho mình, bảo hộ sự nghiệp cho mình, dạy dỗ con cháu của mình thông minh luôn luôn. Bất quá ăn thép lỗ miệng mà thôi, có chi đâu mà mình phòng ngại. Lời nói vậy mà chuyện là thì khác, song chị ta ăn ở với anh ta lở bề rồi chẳng
4 theo G.Coulet, bài nầy nhằm công kích người Pháp ác độc (cha ghẻ) và triều đình Huế bất lực (mẹ ghẻ).
biết làm sao, thế bắt đắc dĩ mọi sự phải nghe theo, chẳng ngờ ảnh lại lấu thế chỉ mà ảnh làm hoành hành thiên hạ. Thiên hạ đều kêu trời. Mấy đứa con ghẻ ảnh, thì ảnh xài như kiến. Còn có khi ảnh biểu đưa bạc tiền cho ảnh, đặng ảnh lo thế cho mà làm quan làm quyền, hoặc ảnh đóng thuế giùm, hoặc ảnh mua đò đạc giùm, hoặc ảnh mua vườn đất giùm, hết thảy ảnh đều ăn lời, và ảnh sang cho ảnh đứng bộ. Còn hai đứa con ghẻ, ước 15, 16 tuổi, thời ảnh giả lòng thương yêu ôm ẳm coi như con ruột ảnh. Vợ ảnh biết mà không dám nói, mới tính gả phức nó lấy chồng, ảnh lại xúi một đứa lộn nài bẻ ống, làm đơn tới tòa xin để chồng, rồi về ở với ảnh. Còn một đứa nó lấy dượng rể nó, bị làng bắt, ảnh lại ỷ thế giàu mạnh, mà ảnh quở làng, ảnh nói dượng nó nó lấy chứ có phải dượng làng sao mà bắt? Làng thấy vậy cũng bỏ qua, chồng nó thấy vậy làm tờ xuất, rồi nó về nó ở với ảnh.
Kế vợ lớn ảnh là chị Đước chết, rồi ảnh cưới ba bốn vợ nữa là chị Phúc, chị Dục, chị Đường và chị Ngơi. Chị Phúc chết, chị Dục bị rượu trà bài bạc ảnh để ra. Chị Ngơi chịu ảnh không nổi, đòi để thì ảnh không để, chỉ mới đánh lộn với ảnh rồi chị trốn đi, ảnh bắt chỉ lại, ảnh biểu bè bạn chở về xứ Tây Ninh là xứ của ảnh, ảnh cho chỉ ở với thằng con riêng của ảnh tên là Lê-thái-Đầm làm vợ chồng với nhau. Rồi ảnh lại lấy con cháu vợ ảnh là Thái-thị-Thiền kết niềm sanh tử với nhau, khi ban đầu yêu thương chị Thiền lắm mà chị Thiền tuy còn nhỏ, thiệt có trí khôn ngoan, chỉ thấy ảnh tham lam bất nhơn, ăn ở cang thường không có, chỉ không theo bụng ảnh, ngặt ở với nhau cũng đã lỡ dở rồi, khó nổi đòi để, phần thế chỉ cũng yếu, kình chống không lại, nên chỉ giả đò điên khùng, ăn trưa ngủ sớm, nói bậy nói bạ, lăn chà lăn hói, đụng ai đánh nấy, ảnh sẵn lòng ghét chỉ, ảnh đem chỉ lên trên miếng đất hoang, ảnh cất cho chỉ một cái nhà nhỏ chỉ ở, mà ảnh còn sợ chỉ lấy trai, ảnh lại sai tôi tớ cật ruộng ảnh giữ chỉ như giữ tù một thứ, trong số chỉ ở nhà có năm sáu đứa con riêng của chỉ. Có một con thứ năm cong nhỏ mà thiệt thà lắm, ảnh dỗ ảnh ôm nó, ảnh ngủ với nó làm như vợ chồng vậy. Bởi vì nó là con nít, ảnh biểu nó nằm sấp nó cũng nằm sấp, ảnh biểu nó sụt dưới háng nó cũng sụt dưới háng. Than ôi! Hỡi ôi! Châu ôi! Làm con người mà ích kỷ hại nhơn làm rứa, ở nhà người ta làm bức con người ta, giựt vợ người ta, hãm con người ta, quản sự nghiệp người ta, lại sang đoạt của người ta! Làm thiệt hại cho người ta, mà lại làm giàu cho mình, làm những điều bất nhơn bất nghĩa, vô lễ thất tìn, ăn ở
như Lê-thái-Vận vậy, thì sao mà thượng đế cho đăng, mà phục cho đặng, mà bình yên cho đặng.
Nam mô a di đà phật La-ma Hòa thượng ký.
(Số 4, trọn bài, trg 10-11)
Thượng bất chính, hạ tắc loạn5 [58, tr.355-356]
Mới được tin rằng chẳng bao lâu đây, chừng lối đầu năm Lang-sa thì nhà nước sai các quan Phủ, Huyện vào các chỗ chợ đông trong miệt vườn mà chăn dân. Vậy là điều phải lẽ, các quan thì trị dân, còn mấy thầy thì lo làm việc tại nha môn.
Các quan ôi! Các quan sẽ có nhiều dịp mà làm hư danh phận, có quân tiểu nhơn nó sẽ mong lòng đến mà thù phụng các quan, bày ra nhiều việc hại kẻ hiền lương, báo nhơn dân.
Tôi cả lòng cúi xin các quan, trước khi làm điều chi, định việc gì, xử đoán, phúc bẩm, phải lấy hai chữ công bình làm đầu.
Tội nghiệp nhơn dân sưu cao thuế nặng, lụt bão hiểm nguy, kẻ đói người trốn, nếu mà các quan quên iệc ấy, thì lấy làm thậm ức cho con đàng em lắm đó, các quan ôi!
Tôi cũng cúi xin chư cô, chư bà, phải coi chừng đứa bất nhơn, đừng cho nó rù quến, to nhỏ mà sau sanh sự bất bình thì sẽ hại danh tiếng của chồng mình. Trong xứ cũng cậy có chư cô chư bà khuyên lơn chồng đên ngày giữ hạnh, làm quan thanh liêm thì cả và Lục châu chúng tôi cảm tạ như nghĩa phụ chẳng cùng.
Xin các quan hãy biết rằng tri túc thường túc, của có nghĩa thì dùng, của bất nhơn chớ chấp. Bài bạc vố me, cho vay đặt nợ chớ ham, một đồng thâu vô, đến khi có việc xài bốn đồng không đủ.
5 Bài này khiến thực dân lo sợ vì G.Chiếu viết quá hăng, ra mặt chống đối