trình mang tính phiến diện chỉ nhằm mục đích đào tạo tầng lớp tay sai có học thức. Cho nên, họ có những hạn chế nhất định cả trong tư tưởng lẫn hành động. Ví như việc dịch sách nước ngoài ra chữ Quốc ngữ thì những tác phẩm phương Tây được dịch chiếm số lượng rất khiêm tốn so với các tác phẩm của Trung Quốc. Các nhân sĩ trí thức Nam Kỳ vốn quen với tư tưởng “nhất sĩ nhì nông” nên không có kinh nghiệm trong kinh doanh lại bị bọn tư bản nước ngoài chèn ép do vậy mà làm ăn thua lỗ…Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của phong trào chính là thực dân Pháp. PTDT hoạt động quá mạnh và nhất là các chí sĩ đã công kích Pháp ra mặt nên đã làm ảnh hưởng tới nền thống trị của chúng do vậy chúng tìm mọi cách gây khó dễ và đàn áp phong trào. Dẫu phong trào còn một số hạn chế, nhưng nó đã thể hiện được ý chí tự lực, tự cường của dân tộc; một tinh thần kiên quyết đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột tàn bạo bọn thực dân cướp nước, xây dựng một nước độc lập, tự do; một khát vọng học hỏi, hướng tới nền văn minh của nhân loại. PTDT đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam bước tiếp những bước tiến dài, quan trọng về sau. Qua PTDT những bài học kinh nghiệm của nó vẫn còn có tác dụng tích cực cho đến tận bây giờ. Ngày nay, chúng ta vẫn đang tiếp tục cuộc vận động cải cách giáo dục và đào tạo,vận động xây dựng lối sống, nếp sống mới, nhất là việc xây dựng con người mới phù hợp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh quốc tế đang có những diễn biến phức tạp.
KẾT LUẬN
Nhìn lại, khoảng thời gian 30 năm đầu thế kỷ XX là một giai đoạn lịch sử đầy biến động của vùng Nam Kỳ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Vào nửa sau thế kỉ XIX, cuộc xâm lược của thực dân Pháp đã đặt nhân dân ta trước thảm họa mất nước. Ý thức về sự tồn vong của dân tộc, của giống nòi, nhân dân Nam Kỳ đã đứng lên chống Pháp ngay từ những ngày đầu. Nhưng đây là cuộc đụng độ không cân sức. Phía kẻ thù, thâm độc tàn bạo, vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, thêm nữa là những hoạt động ngăn trở phá hoại của triều đình, nên sau hơn 20 năm chiến đấu oanh liệt bền bỉ, các hoạt động chống Pháp của nhân dân lần lượt thất bại. Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược, đặt được nền móng cai trị lên cả nước. Thất bại của phong trào kháng Pháp hồi cuối thế kỉ XIX trở thành nỗi trăn trở, day dứt của những người yêu nước và điều đó thúc đẩy họ cần phải cố gắng tìm ra một lối đi cho dân tộc mình thoát khỏi vòng nô lệ. Sang đầu thế kỉ XX, những thay đổi bước đầu về kinh tế, xã hội tạo điều kiện thuận lợi để tư tưởng dân chủ tư sản cùng những khái niệm về dân chủ, dân quyền phương Tây qua con đường Trung Quốc, Nhật Bản xâm nhập vào nước ta đã được các sĩ phu tân học đón nhận. Đối với họ cứu nước lúc này là xây dựng trật tự xã hội mới theo chính thể Quân chủ lập hiến hay Cộng hòa đại nghị. Con đường cứu nước này không chỉ đơn thuần đấu tranh theo kiểu Cần Vương mà còn bao gồm cả việc chấn hưng phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, chí tự cường trong các tầng lớp nhân dân. Đó chính là PTDT diễn ra trong cả nước dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước tiến bộ vào những năm đầu thế kỉ XX. Nó đánh dấu sự phát triển đi lên của phong trào yêu nước Việt Nam trước những thay đổi lớn lao của thời đại mới. Ở Nam Kỳ, PTDT thực sự là một điểm nhấn quan trọng của phong trào yêu nước những năm đầu thế kỷ XX. Từ đây, xu hướng yêu nước tư sản đã bắt đầu được nảy sinh và phát triển nhanh chóng ở Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Đây là “phong trào đấu tranh yêu nước cách mạng cuối cùng trước khi xuất hiện sự phân hóa đường lối chính trị trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam”[69, tr.19]. PTDT đã diễn ra trên cả nước với rất nhiều những hoạt động sôi nổi,
mạnh mẽ trên các lĩnh vực khác nhau nhưng thời gian diễn ra phong trào ở mỗi miền có sự khác nhau. PTDT ở Trung Kỳ diễn ra sớm nhất, xuất phát từ năm 1903 và phát triển mạnh nhất ở Quảng Nam. Ở Nam Kỳ sớm hơn nhưng có đặc điểm khác vì nơi đây là xứ thuộc địa, do vậy PTDT ở Nam Kỳ phát triển muộn hơn Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Nhưng ở Nam Kỳ PTDT có hình thức tổ chức ở mức độ cao hơn so với Bắc và Trung Kỳ. PTDT đã được phát động trên hầu khắp các địa phương ở Nam Kỳ, tạo nên một phong trào cách mạng sôi nổi với sự kết hợp giữa hai hình thức: công khai và bí mật.
Trong hoạt động bí mật, cũng như phong trào chung cả nước, PTDT ở Nam Kỳ chủ yếu là vận động thanh niên sang Nhật du học và vận động các nhà hằng tâm, hằng sản tài trợ. Số thanh niên tham gia xuất dương rất đông và có rất nhiều nhà giàu có, yêu nước hết lòng ủng hộ phong trào, nổi bật là: Nguyễn Thần Hiến, Trần Chánh Chiếu, Huỳnh Đình Điển, Đặng Thúc Liêng, Trần Bá Lê, Lê Quang Hiển…Hầu hết các vị này đều là cai tổng, phó tổng, hương chức làng…Phan Bội Châu đã nhận xét về sự đóng góp này: “lúc đó thống kê tiền bạc trong nước gửi ra, nhiều nhất là Nam Kỳ”.
Trong hoạt động công khai, chú ý nhất là hoạt động báo chí. Theo luật báo chí lúc đó thì người Pháp dễ dàng ra báo hơn người bản xứ. Nhờ đó, ông Canavagio-một viên quan lưu trú người Pháp đã đứng tên làm chủ tờ NCMĐ còn chủ bút là người Việt: Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Trần Chánh Sắt…Từ năm 1905, các cây bút Minh Tân thường xuyên xuất hiện trên báo với những bài viết hô hào canh tân, cải cách nông nghiệp, công nghệ, thương mại…Báo LTTV do F.H.Schneider - chủ nhà in người Pháp thành lập, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút…Với tờ báo này, các chí sĩ duy tân đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá công khai chủ trương canh tân, hô hào thành lập các cơ sở kinh doanh, phổ biến kinh nghiệm hoạt động làm ăn, buôn bán, trồng trọt…Về chính trị, tờ báo đã công khai kêu gọi đấu tranh chống thực dân Pháp với chủ đích rõ rệt. Ngoài ra còn hai tờ báo: Chuông Rè của Nguyễn An Ninh và Nước Nam của Phan Văn Trường. Hai tờ báo đã cho đăng những bài viết tố cáo mạnh mẽ chế độ thực dân, phản ánh nguyện vọng về tự do dân chủ của quần chúng và mạnh dạn đăng những bài mang tính chất Mác-xít, các tác phẩm của những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin…Điều đó đã góp phần giác ngộ tư tưởng yêu nước và ý thức độc lập dân
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm, Tác Động Và Bài Học Của Phong Trào Duy Tân Ở Nam Kỳ Những Năm Đầu Thế Kỉ Xx (1905 -1930).
- Minh Tân - Duy Tân: Con Đường Đổi Mới, Con Đường Cách Mạng.
- Bài Học Rút Ra Từ Phong Trào Duy Tân Ở Nam Kỳ.
- Phan Quang (1998), Góp Thêm Tư Liệu Sài Gòn-Gia Định Từ 1859-1945, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
- Bản Đồ Địa Giới Hành Chính Nam Kỳ Cuối Thế Kỉ Xix Đầu Thế Kỉ Xx
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 21
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
tộc, truyền bá nền văn hóa mới và tư tưởng cách mạng trong quần chúng nhân dân, nhằm chống lại chế độ thực dân và phong kiến. Ngoài ra, các tay Minh Tân còn thành lập các cơ sở kinh tài như Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Ở trong Nam, cơ sở kinh tài được thành lập rải rác khắp các tỉnh, hoạt động đa dạng với sự góp vốn của nhiều đại điền chủ, nghiệp chủ, cai tổng, hương chức làng…nên các cơ sở này lớn mạnh về tài chính. Nó vừa là nơi kinh doanh, gây quỹ cho phong trào, vừa là nơi kín đáo để hội họp, phổ biến các tuyên truyền phẩm, chứa chấp các yếu nhân, vừa là nơi tập hợp các du học sinh chuẩn bị ra nước ngoài…Một số các cơ sở mang tên Minh Tân, thể hiện tư tưởng duy tân, đổi mới của các nhà duy tân. Theo thống kê của nhà văn Sơn Nam, số lượng các cơ sở này khoảng gần 30, trong đó có những cơ sở lớn như Nam Trung khách sạn, Minh Tân khách sạn, Chiêu Nam Lầu, Nam Kỳ Minh Tân công nghệ, Công ty Nhà in…Mỗi cơ sở có khoảng hàng chục, hàng trăm có khi hàng ngàn người hùn vốn. Đặc biệt trên mặt trận văn hóa, các nhà duy tân đã giúp cho chúng ta được làm quen với văn hoá thế giới, văn hoá khu vực. Người Pháp đem văn hoá của họ sang ta, cho đến thời điểm đó đã có đến trên bốn mươi năm, nhưng ngoài những chương trình đào tạo những kẻ tay sai, những người giúp việc thì không giới thiệu cho chúng ta được gì. Chỉ đến khi có PTDT thì chúng ta mới được làm quen với những lý thuyết mới, những nhân vật mới trên khắp toàn cầu nhờ vào hoạt động của các nhà duy tân. Cho đến những thập kỷ 30 trở về sau, thì cái mới theo âu hoá, theo văn minh tư sản, cũng không phải là những cái mới tiến bộ nhất, phù hợp với cuộc tiến hoá của lịch sử nhân loại. Và cũng chính ở hướng tiến bộ đó, mà các nhà duy tân đã phát hiện ra căn bệnh truyền kiếp loay hoay với cách học từ chương khoa cử, cái căn bệnh hư văn làm thui chột những tài năng, làm lệch lạc những tâm hồn. Cũng từ đây trên cơ sở của sự đổi mới nhận thức, chúng ta mới thực sự được tiếp xúc với khoa học, kỹ thuật tuy chỉ là ở bước đầu, nhất là đối với khuynh hướng thực nghiệp. Phải nói rằng đây cũng chính là điều mà hàng trăm năm qua, những thức giả Việt Nam không phải là không biết đến mà dưới các triều đại cũ tất cả hoặc chìm trong quên lãng, hoặc bị rẻ rúng nghi ngờ nên không thực hiện được. Cho đến lúc này mới thực sự được các nhà duy tân thức tỉnh. Bởi vì các nhà duy tân đã biết khai thác lòng yêu nước để hướng dẫn vấn đề, biết đi vào quần chúng để vận động.
PTDT ở Nam Kỳ phát triển rất nhanh do các chí sĩ tham gia phong trào đều là những người “có tài, có của, có gan”, điển hình là Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương, Nguyễn Thần Hiến…Họ - những nhà trí thức Tây học đã cùng với các nhà Nho bằng những hoạt động thực tiễn của mình đã làm cho những tư tưởng đổi mới được thâm nhập sâu hơn vào quần chúng nhân dân, tạo sự hưởng ứng lớn đối với phong trào. PTDT ở Nam Kỳ tuy có những điểm khác so với Bắc và Trung Kỳ nhưng nó vẫn nằm trong thể thống nhất với PTDT trong cả nước, hướng tới mục đích cuối cùng là giành được độc lập dân tộc: “PTDT là một tổ chức nhất quán, tuy lỏng lẻo từ Bắc chí Nam - mỗi miền vẫn có nét đặc thù - chứ không phải có phong trào Đông Kinh nghĩa thục, trường Dục Thanh, công ty Liên Thành, Triêu Dương thương điếm, hội Minh Tân…riêng biệt nào cả”[99, tr.6-7]. Những hoạt động tích cực của PTDT ở Nam Kỳ cũng như trên phạm vi cả nước đã nhanh chóng bị thực dân Pháp chú ý. Kết quả là PTDT chưa thành công, hay chỉ đạt được những thắng lợi nhỏ tạm thời. Điều này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Thực dân Pháp lúc này còn rất mạnh, bộ máy cai trị thực dân vẫn ổn định chưa có dấu hiệu khủng hoảng. Thêm vào đó, PTDT tuy rầm rộ nhưng chưa có một đường lối chiến lược đúng đắn, bản thân giai cấp tư sản, đầu tàu lôi kéo phong trào lại yếu ớt và thỏa hiệp. Vậy nên khi bị kẻ thù đàn áp, các cuộc đấu tranh nhanh chóng xẹp xuống. Nhưng phong trào yêu nước theo xu hướng tư sản ở Nam Kỳ không vì thế mà tan rã. Nó vẫn tồn tại và bắt đầu có những sự điều chỉnh để phù hợp hơn với hoàn cảnh mới. Đến những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xu hướng yêu nước tư sản ở Nam Kỳ bước sang một giai đoạn phát triển mới, do giai cấp tư sản trực tiếp lãnh đạo. Tuy nhiên, dù cho hoàn cảnh kinh tế xã hội của vùng Nam Kỳ có rất nhiều thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản người Việt, bản thân giai cấp này vẫn không thể nào khắc phục được những nhược điểm cố hữu: quyền lợi gắn với thực dân, cơ sở xã hội lỏng lẻo, lý luận cách mạng non nớt…Cho nên, mặc dù xu hướng yêu nước tư sản ở Nam Bộ đã phát động được nhiều cuộc đấu tranh gây tiếng vang lớn vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX, vẫn không thể nào trở thành một thế lực lớn mạnh có thể đảm đương trách nhiệm đưa dân tộc đến mục tiêu giải phóng. Và trách nhiệm đó đã được chuyển giao sang cho xu hướng vô sản. Vì vậy xét về mặt phong trào thì phong trào “đã giữ vị trí chuyển tiếp giữa phong
trào cách mạng kiểu cũ sang phong trào cách mạng kiểu mới, đứng về mặt con người đã giữ vai trò chuyển giao thế hệ, vừa kết thúc một thời kỳ cũ vừa mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử yêu nước cách mạng ở nước ta”[69, tr.19]. Các chí sĩ với những hoạt động thực tiễn của mình đã gióng lên những hồi chuông mạnh mẽ thức tỉnh đồng bào đang trong cơn mê ngủ, khơi gợi lòng tự hào, tự tôn dân tộc, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong quần chúng nhân dân để chuẩn bị cho giai đoạn đấu tranh mạnh mẽ hơn về sau. Họ xứng đáng được tôn vinh về tinh thần yêu nước, nguyện vọng thiết tha của họ đối với độc lập tự do của xứ sở, với danh dự của dân tộc, của giống nòi. Mặc dù phong trào chưa đạt được mục tiêu cuối cùng là độc lập dân tộc. Nhưng cùng với PTDT ở Bắc và Trung Kỳ, PTDT ở Nam Kỳ đã thổi một luồng gió mới dân chủ tư sản vào quần chúng nhân dân ta góp phần đổi mới, cải biến xã hội theo hướng văn minh, tiến bộ, tạo tiềm lực cần thiết cho đất nước để tiến lên thực hiện thành công công cuộc giải phóng dân tộc. Phong trào cũng đã cởi bỏ được sự trói buộc của ý thức hệ Nho giáo, tạo được tâm lí cởi mở trong tiếp xúc với văn hóa Đông Tây, chuyển từ thế đụng độ, đối đầu sang hướng tiếp nhận văn minh phương Tây một cách tự nguyện; xây dựng một nền văn hóa mới trên cơ sở bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, cảnh giác với những văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng du nhập vào. Ngày nay, Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với thế giới, với sự phát triển công nghệ thông tin, thì việc xây dựng một nền kinh tế phát triển, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta. Cho đến nay những ý tưởng cao đẹp mong muốn một nền độc lập dân tộc mà các sĩ phu mơ ước nay đã vào trong tay người Việt Nam nhưng vấn đề “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” và những bài học về dân chủ, dân quyền từ PTDT vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ở nước ta hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Hoài Anh (1988), Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỉ XX (1900-1954), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Kim Anh (2004), Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX,
Nxb Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Nxb Văn học.
4. Trần Thị Ánh (2012), Trí thức Sài Gòn – Gia Định với phong trào yêu nước và cách mạng từ 1859 đến 1930, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐH Vinh.
5. Đỗ Bang (2009), Việt Nam 100 năm phong trào Đông du và hợp tác Việt - Nhật để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Huế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.
7. Nguyễn Công Bình (2008), Đời sống xã hội ở vùng Nam Bộ, Nxb Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
8. Phan Bội Châu (1957), Niên biểu, Nxb Văn Sử Địa.
9. Phan Bội Châu (2001), Phan Bội Châu niên biểu, Nxb Văn Nghệ, Tp. HCM.
10. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 3, Nxb Thuận Hóa, Huế.
11. Nguyễn Ngọc Cơ (Chủ biên) (2007), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, Nxb Đại học Sư Phạm.
12. Nguyễn Ngọc Cơ (2007), Phong trào dân tộc trong đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam 1885-1918, Nxb Đại Học Sư Phạm Hà Nội.
13. Doãn Chính, Trương Văn Chung (2005), Bước chuyển biến tư tưởng Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Doãn Chính, Phạm Đào Thịnh (2007), Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 qua các nhân vật tiêu biểu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Hồng Chương (1987), Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb Sách giáo khoa Mac-Lenin, Hà Nội.
16. Đinh Trần Dương (2002), Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng
giải phóng dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Trương Thị Dương (2012), Phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX (1903- 1908), Nxb trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
18. Võ Xuân Đàn (2012), Những vấn đề lịch sử - văn hóa – giáo dục Nam Bộ, Nxb Đại Học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.
19. Trần Bá Đệ (2000), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
20. Trần Bá Đệ (2002), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
21. G.Boudarel (1997), Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.
22. Bằng Giang (1992), Văn học quốc ngữ ở Nam Kì 1865-1930, Nxb Trẻ.
23. Trần Văn Giàu (1987), Lược sử thành phố Hồ Chí Minh trong địa chí thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
24. Trần Văn Giàu (chủ biên) (1998), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, Nxb tp Hồ Chí Minh.
25. Trần Văn Giàu (1998), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, tập 2, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
26. Lê Mậu Hãn (2003), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2 và 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
27. Trần Thị Hạnh (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng của nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX, Nxb Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Hầu (2002), Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu: một lãnh tụ trọng yếu trong phong trào Đông Du ở miền Nam, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
29. Lý Tùng Hiếu (2010), Lương Văn Can và phong trào Duy Tân, Đông Du, Nxb Văn Hóa Sài Gòn, Tp Hồ Chí Minh.
30. Thái Nhân Hòa (2005), Xu hướng canh tân-phong trào duy tân-sự nghiệp đổi mới (từ giữa thế kỉ 19 đến cuối thế kỉ 20), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
31. Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam (2006), Trí thức Việt Nam xưa và nay, Nxb Văn