Bài Học Rút Ra Từ Phong Trào Duy Tân Ở Nam Kỳ.


tham gia PTĐD do Phan Bội Châu và Duy Tân hội lãnh đạo, điều đó thể hiện ở việc: số học sinh và số tiền đóng góp cho phong trào của Nam Kỳ luôn đứng đầu trong cả nước. Năm 1908, sau khi Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất tất cả học sinh Việt Nam ra khỏi nước Nhật thì ở Nam Kỳ các nhà duy tân mà đứng đầu là Trần Chánh Chiếu đã phát động phong trào Tây Du, gỡ bế tắc cho phong trào và tiếp tục sự nghiệp chấn hưng giáo dục, đào tạo nhân tài. Một thế hệ thanh niên xứ Nam Kỳ nối nhau qua Pháp học tập, hình thành lớp trí thức Tây học, tiếp nối nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ mà thế hệ văn thân yêu nước đầu thế kỉ đã nỗ lực mở đường. Trong lớp thanh niên ấy, có nhà cách mạng Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành – người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Và cho đến ngày nay thì các thế hệ thanh niên Việt Nam vẫn tiếp tục đi đến rất nhiều nước trên thế giới để học tập. Họ đi du học không phải là đi theo phong trào do ai lãnh đạo nữa mà du học đã trở thành một xu hướng của thanh niên hiện nay. Như vậy, PTDT đã mở ra cho nền giáo dục một hướng đi mới, để tiếp cận với thế giới văn minh của nhân loại mà đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

3.3. Bài học rút ra từ phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ.‌

3.3.1. Nhìn nhận rõ bản chất của đế quốc thực dân.‌

Cho dù có là đồng văn đồng chủng thì bản chất của đế quốc thực dân cũng là thống trị - áp bức - bóc lột, không thể dựa vào đế quốc này chống đế quốc kia để giải phóng dân tộc. Và càng không thể tin vào những lời nói hoa mĩ, lừa bịt, mị dân của chính quyền thuộc địa. Nhật Bản, một nước đồng văn, đồng chủng với nước ta, khi Phan Bội Châu sang Nhật “cầu viện” nhưng không được chấp nhận thì chính các chính khách người Nhật đã gợi ý cho Phan Bội Châu chuyển sang “cầu học”, mở ra PTĐD hoạt động mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước (1905-1908). Nhưng cũng chính Nhật đã trục xuất tất cả những học sinh Việt Nam ra khỏi nước Nhật sau khi được Pháp nhượng cho một số quyền lợi ở Đông Dương. PTĐD tan rã, xu hướng thân Nhật ở Việt Nam bị giáng một đòn nặng nề. Thất bại của PTĐD đem lại cho người dân yêu nước Việt Nam một bài học quý báu: đã là đế quốc thì dù cho da vàng hay da trắng, đồng văn đồng chủng hay không, cũng là phường cướp nước như nhau mà thôi. Còn về thực dân Pháp, trong khi Quốc hội Pháp tuyên bố (22/5/1790): “Quốc dân Pháp sẽ không bao giờ dùng sức mạnh chống lại tự do của bất cứ một dân tộc nào” và hàng


năm vẫn tổ chức lễ kỉ niệm cách mạng, làm lễ quốc khánh 14/7. Thế nhưng thực tế thì sao, chính phủ Pháp đã đi xâm chiếm thuộc địa, xóa bỏ tự do của nhiều dân tộc trong đó có Việt Nam. Điều đó đã cho thấy chính Pháp đã tự dẫm lên trên nguyên lí, lí tưởng của mình. Vậy sao có thể tin vào chúng được. Ở Đông Dương, chính phủ Pháp luôn tuyên truyền cho cái gọi là “Pháp - Việt hợp tác”. Nhưng muốn hợp tác thì ít nhất phải có hai bên và hai bên đều tự do, bình quyền. Còn trong trường hợp này, nhân dân Việt Nam bị Pháp tước đoạt hết mọi quyền tự do, dân chủ, bóc lột tới tận xương tủy. Có thể nói, quan hệ giữa Việt Nam với Pháp là quan hệ giữa đầy tớ và ông chủ. Vậy liệu rằng có sự hợp tác Pháp-Việt được không? Cho nên trước những lời lẽ mị dân của quan Toàn quyền Đông Dương, các nhà cách mạng đã công khai kêu gọi đồng bào chớ đặt hi vọng vào Varenne và chính phủ Pháp. Và không ảo tưởng vào việc nước Pháp cộng hòa - “đứa con của cách mạng Pháp” sẽ tự nó rộng lượng đem lại tự do, bình đẳng cho nhân dân ta. Chúng ta phải tự mình giành lấy tự do bình đằng bằng chính sức mạnh của mình. Sau này, trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra rằng cuộc cách mạng của chúng ta “tự lực cánh sinh” là chính.

3.3.2. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cần chú ý tới lực lượng cơ bản đông đảo, quan trọng nhất là nông dân.‌

Trong giai đoạn đầu của PTDT “chưa lôi cuốn giới nông dân, mặc dầu người lãnh đạo hiểu rằng nông dân là từng lớp cơ cực nhứt. Giới điền chủ Nam Kỳ chưa lột xác để trở thành tư bản được, để có thể nghĩ đến chuyện giảm địa tô hay cải cách điền địa”[58, tr.218]. Tác giả Trần Văn Giàu đã đánh giá: điều kiện giai cấp của các người lãnh đạo đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự lớn mạnh của phong trào. Nó đã ngăn không cho Phan Bội Châu và các đồng chí của ông thấy rõ động lực chính của cách mạng là quần chúng nông dân lao động, mà chỉ đóng khung trong phạm vi chật hẹp một số tầng lớp bên trên. Phong trào vì vậy thiếu cơ sở sâu rộng trong nhân dân, và tan rã nhanh chóng trước sự khủng bố của quân thù. Sau khi PTDT tan rã, một số người cầu an còn một số vẫn tiếp tục hoạt động bí mật. Sau này, Nguyễn An Ninh đã rút ra được bài học kinh nghiệm quý báu này. Để tập hợp quần chúng đấu tranh, ông đã đi khắp nơi diễn thuyết nhằm cổ động tinh thần yêu nước trong nhân dân. Và ông đã cùng Mai Văn Ngọc sáng lập nên Đảng Thanh niên Cao vọng. Đây là một tổ chức quần chúng yêu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

nước được tập hợp theo từng cụm địa phương, không có hệ thống tổ chức huyện, tỉnh, trung ương, không có lãnh tụ, lực lượng quần chúng này vẫn sống tại gia đình, khi nào cần huy động thì số quần chúng này tham gia. Và những cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân nổ ra liên tiếp vào nửa cuối những năm 20 của thế kỉ XX đã cho thấy sức mạnh của quần chúng của tình đoàn kết trong nhân dân ta. Trong Cương lĩnh chính trị năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra rằng: nông dân là lực lượng đông đảo, quan trọng nhất. Các phong trào cách mạng tiếp theo đã rút ra được bài học này để đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

3.3.3. Gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.‌

Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 17

Trước thế kỉ XX, ở Việt Nam, văn hóa nông nghiệp đậm nét, tính cộng đồng, tự trị, lại có truyền thống khinh rẻ nghề buôn, “trọng nông, ức thương”. Trong thời phong kiến, Việt Nam chỉ thiên về việc phát triển các giá trị văn hóa tinh thần mà coi thường các giá trị vật chất, dù nó là yếu tố quan trọng duy trì đời sống xã hội. Nhưng đến PTDT, các nhà Nho tiến bộ đã phát động phong trào phát triển văn hóa đi kèm với phát triển kinh tế. Họ đã ý thức được rằng văn hóa là một yếu tố tinh thần, nó đạt đến trình độ phát triển cao nhất khi nó có điểm tựa vững chắc từ yếu tố vật chất là kinh tế. Họ thành lập các công ty, các hội, khách sạn…để làm cơ sở cho hoạt động văn hóa. Những điểm kinh doanh không chỉ là nơi tụ họp của các đồng chí duy tân, là cơ sở kinh tài cung cấp tiền bạc cho các hoạt động của phong trào mà còn là nơi in ấn, phát tán các sách, tài liệu mang nội dung tiến bộ, cổ xúy duy tân, cổ động lòng yêu nước. Ngược lại, phát triển văn hóa là nhằm nâng cao dân trí, cách thức làm ăn cho nhân dân. Ví như tờ báo NCMĐ, đã dành hẳn một mục “thương cổ luận” để bàn luận chuyện làm ăn, hô hào cùng nhau hùn vốn kinh doanh, đưa ra cách thức trồng trọt, chăn nuôi…Cho nên khi đọc báo, người đọc không chỉ nắm được các thông tin về tình hình xã hội đang diễn ra mà còn học hỏi được cách thức làm ăn, buôn bán…để phát triển kinh tế. Những việc làm trên đã mang lại thành công nhất định, xã hội có sự thay đổi cả về đời sống vật chất và tinh thần theo hướng tiến bộ hơn. Hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi, tránh được sự chèn ép của tư sản nước ngoài. Đời sống tinh thần của người dân phong phú hơn với việc đọc “nhựt trình” hàng ngày, nghe tuồng xem cải lương, bỏ bớt các hủ tục…


3.3.4. Bài học về sự đổi mới tư duy.‌

Các sĩ phu nho học và tầng lớp địa chủ yêu nước ở Nam Kỳ trước sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội đã có nhận thức mới về con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc. “Phúc trình số 888 ngày 01-5-1907, theo nhận định của Toàn quyền Đông Dương, vì quá tin vào sách báo do người Việt lưu vong viết gởi về, các nhà nho có bằng cấp, đặc biệt là tại Nam Kỳ, không chịu ra làm quan hoặc đi dạy học tại các trường do nhà nước lập ra. Họ tụ họp nhau lại thành các hội nhằm mục đích mở mang thương mại, tương trợ lẫn nhau. Tuy nhiên sự tập hợp này còn có mục đích xa là chuẩn bị cho công cuộc giải phóng”[144, tr.9]. Đây là bài học về đổi mới tư duy đầu tiên đã xuất hiện ở Nam Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, khi mà tư tưởng Nho giáo đã thấm sâu trong nhận thức của người dân, nhất là tầng lớp sĩ phu thì việc thay đổi tư duy không phải là chuyện dễ dàng. Tư tưởng “xưa hơn nay”, “xưa đúng nay sai”…của Nho giáo vẫn còn chi phối rất mạnh nên những vấn đề mới mẻ được đặt ra sẽ bị coi khinh. Chính vì vậy mà các nhà duy tân đã phải giải thích cho mọi người hiểu để họ không hiểu sai theo những lời dụ dỗ xuyên tạc. Như việc, Trần Chánh Chiếu kêu gọi mọi người hùn vốn kinh doanh, có kẻ nói ông hùn vốn để tư lợi, còn có kẻ lại nói ông lợi dụng chuyện kinh doanh để làm chuyện đại nghịch. Trước việc đó, có người đã chỉ cho mọi người rõ rằng: “…một người hùn vào Minh Tân công nghệ chừng 5$00 đặng lập lò savon, nấu dầu…mà nghe người ta đồn rằng lấy bạc hùn ấy đặng mà làm nghịch rồi sợ, chớ như nước khác một người hùn vào bạc ngàn bạc triệu đặng đúc súng bán, có khi người ta đồn rằng lấy bạc hùn ấy đặng mà làm nghịch nữa hay sao? Đúc súng kia làm nghịch mới được, chớ cái thứ nấu dầu làm savon mà làm nghịch nỗi gì?”[58, tr.380]. Qua hoạt động tích cực của mình, các chí sĩ trong PTDT đã gióng một hồi chuông góp phần làm thức tỉnh một bộ phận dân chúng, giúp họ nhận ra tầm quan trọng của việc thay đổi tư duy, nhận thức theo hướng tiến bộ để cùng nhau duy tân đất nước đưa đất nước phát triển. Và như vậy, tư tưởng “nhất sĩ nhì nông”, chối bỏ, tẩy chay bất cứ thứ gì của thực dân đưa vào cũng đã được thay đổi sang việc chú trọng phát triển thương mại, công nghệ, học hỏi khoa học kĩ thuật phương Tây để phục vụ cho công cuộc giành độc lập dân tộc. “Có thể nói PTMT là


một cuộc đổi mới về tư duy yêu nước, từ tư duy yêu nước truyền thống bạo động cẩm vũ khí khởi nghĩa để khôi phục độc lập dân tộc chuyển sang tư duy cải cách, đổi mới, đề cao việc cầu học tiến bộ, học cái mới, cái tiên tiến để vận dụng vào sự nghiệp cứu nước”[69, tr.17-18].

3.3.5. Bài học: lý thuyết phải đi đôi với thực hành.‌

Đây là nguyên tắc quan trọng của PTDT. Khi nói “khai dân trí” thì các chí sĩ duy tân đã thành lập các trường học duy tân ở một số địa phương, có cả trường giành cho nữ: Nữ nhi học đường, Nữ học đường…và để làm gương thì chính họ cũng đã cho con em mình đi du học trong PTĐD như: Nguyễn Háo Vĩnh con trai của chí sĩ Nguyễn Háo Văn, Trần Chánh Chiếu đã đưa con là Trần Chánh Tiết từ Hồng Kông sang Nhật học, Nguyễn Thần Hiến cũng cho con trai duy nhất là Nguyễn Như Bích sang Nhật học tại trường Đồng Văn Thư Viện…Nói “chấn dân khí” thì bắt tay vào xây dựng “hồn nước”, ý chí tự cường, tự tôn dân tộc, không chịu cúi đầu làm nô lệ. Ngoài việc viết báo, làm thơ, sáng tác tiểu thuyết…để thức tỉnh ý thức dân tộc, khơi dậy lòng căm thù giặc và tinh thần đoàn kết trong nhân dân thì chính các chí sĩ chính là những tấm gương sáng về tinh thần dân tộc và lòng yêu nước. Không ít người giỏi Hán văn, thông thạo Pháp văn, rành tiếng Pháp nhưng không chịu làm tay sai cho thực dân Pháp để hưởng lợi riêng cho mình. Điển hình là Trần Chánh Chiếu, một trí thức Tây học có Pháp tịch nhưng sẵn sàng dồn hết sản nghiệp, tâm huyết cho hoạt động cứu nước. Hay Nguyễn An Ninh, một trí thức Tây học với bằng cử nhân Luật khoa lúc bấy giờ, ông có thể hưởng một đời sống quyền cao chức trọng, giàu sang phú quý. Nhưng nhiều lần ông đã từ chối lời mời ra làm quan của thực dân Pháp để chọn con đường vì Tổ quốc, vì dân tộc,vì nhân loại cần lao, bất chấp gian khổ và hi sinh. Còn nói “hậu dân sinh” thì phải lên án thực dân, lật đổ ngai vàng phong kiến, phát triển kinh tế. Nếu trước đây trong xã hội người ta sắp xếp theo thứ bậc: sĩ, nông, công, thương thì trong PTDT lại có cách sắp xếp khác: thương, công, nông, sĩ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân cũng đã có nhận xét rằng: thương hội là bộ mặt rất nổi của Duy Tân. Ở Nam Kỳ, hàng loạt các công ty, nhà hàng, khách sạn…được lập ra khắp nơi. Các nhà duy tân không chỉ cùng nhau hùn hiệp buôn bán, kinh doanh mà họ còn chú ý tới việc dạy nghề, đào tạo ra những người biết nghề, biết việc ngay trong các cơ sở kinh doanh để phục vụ trực


tiếp cho việc sản xuất, phát triển của các cơ sở kinh doanh đó. Khi thương nghiệp tiến mạnh thì công nghệ, nông nghiệp cũng có những bước tiến. Bài học về “hậu dân sinh” không chỉ dừng lại ở phát triển kinh tế mà còn phải đấu tranh chống thực dân, phong kiến, chống bọn cường hào ác bá. Trong thời điểm bấy giờ sưu cao, thuế nặng làm được bao nhiêu chúng thu hết bấy nhiêu cho nên không ít người lâm vào cảnh cùng quẫn, đói khổ, nhiều người đã bỏ làng, bỏ xứ trốn đi nơi khác, tiếp tục cuộc sống không ngày mai. Nhưng “có áp bức thì có đấu tranh”, Pháp dùng tư sản nước ngoài chèn ép tư sản người Việt thì người Việt vẫn cố gắng tìm mọi cách vươn lên cạnh tranh với chúng dẫu rằng họ gặp không ít khó khăn, thậm chí bị phá sản; trong các nhà máy bị bạc đãi, áp bức thì các công nhân đã cùng nhau đứng lên đấu tranh, biểu tình, đình công để đòi quyền lợi; nông dân bị sưu cao thuế nặng đè đầu thì họ cùng nhau đứng lên đấu tranh đòi giảm sưu thuế…Tù đày tra tấn chính là “trường học thiên nhiên” để nuôi chí anh tài.

3.3.6. Bài học “khai dân trí, chấn dân khí”.‌

Thực chất của PTDT là tân văn hóa, tân sinh hoạt. Phong trào nêu cao dân quyền, chủ trương phát triển ngành nghề, khuếch trương thương mại, cải cách nền giáo dục từ chương khoa cử, xây dựng một nền giáo dục mới…Cái tiến bộ nhất của nền văn hóa Việt Nam lúc bấy giờ là chữ Quốc ngữ, nó không chỉ là sản phẩm của sự tiếp biến văn hóa tiến bộ, mở ra sự giao lưu văn hóa dễ dàng mà còn là linh hồn dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc, nó là bước phát triển về chất từ chữ Nôm. Cải cách giáo dục trong PTDT là cải cách cách thức học, học để phụng sự Tổ quốc nhân dân chứ không phải ra làm quan, làm người kẻ sĩ. Học không theo lối tầm chương trích cú, học để biết, để làm. Ngoài việc mở các lớp theo tiếng Việt các nhà duy tân còn mở các lớp Tây học để khai dân trí. Nội dung chương trình học hết sức toàn diện, bao gồm: khoa học, địa lí, lịch sử, toán học…, đặc biệt chú trọng và khuyến khích học nghề. Đó là lối học đúng đắn mà ngày nay chúng ta cũng phải quan tâm, bởi có không ít quan chức mua bằng cấp, học chỉ để ghi danh mà không đi đôi với làm. Cuộc vận động “4 không” trong nghành giáo dục “nói không với tiêu cực trong thi cử, nói không với bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và nói không với ngồi nhầm lớp” hiện nay như có sự mách bảo từ sự học của PTDT.


3.3.7. Bài học về việc khai thác tiềm năng về vật và lực của Nam Kỳ.‌

Dưới chế độ thuộc địa, miền Nam đã đổi thay rất nhiều: tổ chức quản lí khác, học hành theo chương trình Pháp, khoa cử bị bỏ, việc kinh doanh được mở mang, các đồn điền, nhà máy bắt đầu phát triển...Chính vì vậy mà hai trụ cột của PTDT: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều hết sức chú ý đến vùng Nam Kỳ. Nam Kỳ không chỉ là vùng đất giàu có về của cải mà còn giàu lòng yêu nước. Lòng yêu nước luôn tiềm ẩn trong họ, họ sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, không cam chịu khuất phục trước sự hà hiếp, nô dịch của kẻ thù. Lịch sử đã chứng minh điều đó bằng các phong trào đấu tranh diễn ra liên tục và sôi nổi cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Vì vậy, các nhà duy tân đã rất chú ý tới việc khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân qua những bài báo hay những buổi diễn thuyết. Để phát triển kinh tế, xây dựng các cơ sở kinh tài cho phong trào thì các chí sĩ kêu gọi, vận động các địa chủ bỏ tiền ra hùn vốn kinh doanh và trước khi xây dựng cơ sở kinh doanh thì họ đã được tính toán rất kĩ: xây dựng ở đâu cho thuận tiện, nguyên liệu lấy ở đâu, sản xuất những gì, hoạt động ra sao, những người quản lí được phân công công việc rõ ràng (người thu tiền, người lập điều lệ,…)...Còn trong lĩnh vực chính trị, Nam Kỳ là vùng đất sớm được tiếp xúc với văn hóa phương Tây với một số tư tưởng dân chủ tiến bộ nhưng sự tiếp xúc đó chỉ giới hạn ở tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên. Cho nên để chuẩn bị cho hoạt động chính trị, các nhân sĩ của phong trào đã chọn lực lượng trí thức và thanh niên sinh viên. Vì họ là những người đầu tiên tiếp xúc được với các tư tưởng tiến bộ và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá những tư tưởng ấy vào các tầng lớp nhân dân.

Đối với vùng đất giàu truyền thống yêu nước như Nam Kỳ, trong bối cảnh đầy phức tạp hiện nay, Đảng và Nhà nước ta cần phải chú ý bồi dưỡng, phát huy lòng yêu nước của nhân dân nơi đây và hết sức cảnh giác trước những âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Đối với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, để phát triển đất nước cũng như vùng đất Nam Kỳ thì cần phải phát huy, khơi dậy tính chủ động sáng tạo vô tận của người dân Nam Kỳ; tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động hợp lí, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào Nam Kỳ. Trong thời đại thông tin hiện nay, cần phải giúp người nông dân nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ thuật,


thích ứng với những ngành nghề mới mẻ có yêu cầu tư duy cao hơn. Giáo dục Nam Kỳ cần hướng tới mục đích đào tạo những con người có năng lực thực sự đóng góp vào sự tiến bộ xã hội, giáo dục con người có tinh thần tự lập. Đó chính là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững cho vùng đất đầy tiềm năng này.


Tiểu kết chương 3.‌

Vào những năm đầu thế kỉ XX, trên khắp cả nước đã diễn ra PTDT do các sĩ phu yêu nước tiến bộ phát động với mục đích “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” và tất cả cũng chỉ để giành được mục tiêu cuối cùng là độc lập dân tộc. Nam Kỳ, một vùng đất trù phú, giàu có với những người dân anh dũng luôn giàu lòng yêu nước và hơn hết dưới chế độ thuộc địa, Pháp đã vô tình tạo cho nơi đây những điều kiện rất thuận lợi mà Bắc và Trung Kỳ không có, các nhà duy tân đã hết tranh thủ những điều kiện đó để truyền bá, vận động quần chúng hưởng ứng PTDT. Chính vì vậy mà PTDT ở Nam Kỳ, ngoài một số đặc điểm chung thì nó có những điểm riêng biệt, rất khác so với Bắc và Trung Kỳ. Phong trào đã phát triển ở tất cả các lĩnh vực với sự gắn bó chặt chẽ, luôn hỗ trợ, tác động qua lại với nhau nên nó đã có những tác động, ảnh hưởng lớn trên các lĩnh vực trong xã hội.

Qua những bài viết đăng trên báo, những sáng tác thơ văn, sự mở mang các cơ sở kinh tài, các “tay Minh Tân” đã góp phần mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, cổ động lòng yêu nước cùng với sự đoàn kết, hợp quần để đạt tới mục đích cuối cùng là tự cường và giải phóng dân tộc. Mặc dù PTDT ở Nam Kỳ có những đóng góp quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc nhưng phong trào vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn vì những hạn chế nhất định và khó khăn riêng: khi mà tư tưởng Nho giáo đã tồn tại hàng ngàn năm và có ảnh hưởng sâu sắc trong nhận thức của người dân thì việc từ bỏ những thói quen cũ để theo một cái mới là một việc rất khó khăn. Và mặc dù những người tham gia PTDT đều là tầng lớp trí thức Tây học nhưng đa số họ vốn xuất thân từ gia đình Nho học hoặc ít nhiều được giáo dục hay có chịu ảnh hưởng của nền Nho học. Hơn nữa, nền giáo dục mà Pháp áp dụng ở Nam Kỳ là một chương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023