Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ HOA


GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Văn Thắng


LỜ I CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứ u của riêng tôi . Nôi

dung

và các trích dẫn, số liêu

nêu trong luân

văn là trung thưc̣ .


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hoa


MỤC LỤC

LỜ I CAM ĐOAN MỤC LỤC

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG SỸ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 6

1.1. Những vấn đề lý luân

của giáo duc

pháp luâṭ cho hoc

viên các trường si

quan quân đôị 6

1.1.1. Khái luận chung về giáo dục pháp luật 6

1.1.2. Khái niệm và những đặc thù của giáo dục pháp luật cho học viên các trường sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam 16

1.2. Nhận thức chung về học viên và những đặc điểm cơ bản của hoc

viên đào

tạo si ̃ quan tại các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay 24

1.2.1. Quan niêm về học viên các trường sĩ quan quân đội 24

1.2.2. Đặc điểm cơ bản của hoc viên đào tạo sĩ quan tại các trường sĩ quan

quân đội ở Việt Nam hiện nay 25

1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục pháp luật cho học viên các trường SQQĐ 29

1.3.1. Vai trò của giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đôởị Việt Nam 29

1.3.2. Ý nghĩa của giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đôị 32

Kết luân chương1 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG SỸ QUAN QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

.............................................................................................................................................37

2.1 Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo duc pháp luât

trong các trường si ̃ quan quân đôị ở Việt Nam 37

2.2. Thực trạng về công tác tổ chức xây dựng chương trình, học liệu và nội

dung giáo duc

pháp luật trong các trường sĩ quan quân đội 46

2.2.1. Thực trạng về công tác tổ chức xây dựng chương trình, học liệu 47

2.2.2. Thực trạng về nội dung giáo dục pháp luật 49

2.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động giáo duc pháp luât

trong các trường si ̃ quan quân đôị 53

2.3.1. Về đội ngũ cán bộ giảng dạy môn Nhà nướ c và pháp luật 53

2.4. Thực trạng về hình thức , phương pháp giáo duc

pháp luât

cho học viên

trong các trường si ̃ quan quân đôị 57

2.5. Những nguyên nhân cơ bản của những thành tựu và hạn chế trong hoạt

động giáo duc pháp luâṭ cho học viên các trường si ̃ quan quân đôị 63

2.5.1 Nguyên nhân của những thành tựu 63

2.5.2. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế 66

Kết luân chương2 68

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG SỸ QUAN QUÂN ĐỘI 69

3.1. Những quan điểm chung 69

3.1.1. Quán triệt các quan điểm của Đảng về giáo dục pháp luật 69

3.1.2. Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Quân ủy trung ương về giáo dục pháp luật 71

3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học viên trong các trường si ̃ quan quân đôị 74

3.2.1.Một số kiến nghị 74

3.2.2. Những giải pháp cơ bản nâng cao giá o duc

phá p luât

cho học viên ở

các trường sĩ quan quân đôi

trong giai đoạn hiện nay 77

Kết luận chương 3 106

KẾT LUẬN CHUNG 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC 113

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



CHỮ VIẾ T ĐẦ Y ĐỦ

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Đảng ủ y quân sư ̣ trung ương Giáo dục pháp luật

Xã hội chủ nghĩa Văn hóa phá p luâṭ Sĩ quan quân đội

Trường Si ̃ quan Phá o binh Trường Si ̃ quan Phòng hóa Trường Si ̃ quan Đăc̣ công Trường Si ̃ quan Chính tri ̣

Trường Si ̃ quan Tăng thiết giá p

Quân đôị nhân dân

ĐUQSTW GDPL XHCN VHPL SQQĐ TSQPB TSQPH

TSQĐC TSQCT TSQTTG

QĐND

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay - 1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với phổ biến pháp luật, giáo dục pháp luật (GDPL) là một hoạt

đôṇ g quan tron

g của quá trình thực thi pháp luật , là điều kiên

trong tiến trình

xây dựng nhà nước pháp quyền, là cầu nối để chuyển tải và đưa pháp luật vào cuộc sống, qua đó đưa cuộc sống gắn liền với pháp luật. GDPL vừa là một bộ phận của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vừa là một bộ phận của công tác giáo dục và đào tạo. Nhận thức được ý nghĩa, vai trò quan trọng của GDPL, ngay từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa

GDPL vào nhà trường, được thể chế bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, GDPL chính thức được đưa vào nhà trường từ năm học 1987 - 1988. Đến nay, công tác này đã đạt được những kết quả nhất định, trở thành nội dung giáo dục văn hóa không thể thiếu trong việc đào tạo, giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên, chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo; đóng vai trò then chốt trong giáo dục phẩm chất đạo đức nhân văn, ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tạo lập, nâng cao trình độ văn hóa pháp luật của thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất nước.

Các trường sĩ quan quân đội (SQQĐ) là một bộ phận của Quân đội nhân dân (QĐND) Viêṭ Nam, có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan cấp phân đội cho toàn quân. Học viên của các trường SQQĐ sẽ là những cán bộ, sĩ quan tương lai ở các đơn vị cơ sở và có khả năng phát triển thành những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy chủ chốt trong Quân đội. Để đảm đương được chức trách, nhiệm vụ của mình thì bên cạnh việc được giáo dục hệ thống kiến thức chuyên ngành về quân sự, họ cần được giáo dục về pháp luật để nâng cao hiểu biết, làm cơ sở định hướng sự phát triển nhân cách, hành vi ứng xử theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lê ̣Quân đội, nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện, hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Mặt khác, là điều kiện,

1


cơ sở để xây dựng, nâng cao trình độ văn hóa pháp luật trong toàn quân, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Ý thức rõ vấn đề trên, trong quá trình giáo dục đào tạo, nhất là trong những năm gần đây, các trường SQQĐ đã từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng GDPL cho học viên. Kết quả GDPL đã góp phần không nhỏ vào việc khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học viên trong thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế, việc GDPL cho học viên trong các trường SQQĐ vẫn chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm đúng mức, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, việc đầu tư cho công tác GDPL, nhất là việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ chuyên trách GDPL còn rất

nhiều han chế . Mặt khác, học viên trong các trường SQQĐ nhân dân Việt

Nam còn rất trẻ, phần lớn mới tốt nghiệp phổ thông, chưa được rèn luyện, thử thách trong môi trường quân đội, lại thường xuyên bị tác động bởi những tiêu cực trong nền kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm “Phi chính trị hóa” Quân đội. Đây là yếu tố đặc thù của GDPL trong các trường SQQĐ nhân dân Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu GDPL trong các trường SQQĐ đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, có một chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục phù hợp với đặc thù quân đội, đảm bảo chất lượng giáo dục là một vấn đề hết sức có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn xây dựng Quân đội hiện nay.

Chính vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Có thể khẳng định rằng, GDPL là đề tài được quan tâm nghiên cứu nhiều ở nước ta và được khai thác trên các bình diện rộng hẹp khác nhau. Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về GDPL cả trong và ngoài Quân đội, tiêu biểu có các công trình sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022