những kẻ mạo danh, đội lốt điều cao cả nhưng vẫn luôn tin tưởng vào con đường mà mình lựa chọn, không vì thế mà gục ngã hay tha hóa biến chất.
Một mình một ngựa là sự hồi tưởng lại ký ức tuổi trẻ của nhân vật Toàn, hiện thân của tác giả, thư ký riêng cho bí thư tỉnh ủy Quyết Định ở không gian biên ải những năm chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với một độ lùi đủ dài về thời gian, không gian, Toàn nhìn nhận lại tất cả những gì đã trải qua, những bi kịch mà lâu nay bị hào quang che phủ. Toàn nhìn thấy ở tất cả những con người cùng thời, hình như họ đều bị đặt nhầm chỗ, đóng những vai không vừa với chính mình, với những phẩm chất mà mình đang có. Một mình một ngựa không phủ nhận sạch trơn, mà vẫn nhìn thấy những giá trị tích cực của những con người thời đó đã làm được, đã cống hiến cho đất nước. Một mình một ngựa là tiểu thuyết có yếu tố tự truyện nhưng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm không phải là sự sao chép và tái hiện y nguyên hiện thực. Với một mong muốn vẽ lại chân dung những con người và chính mình trong một thời đoạn lịch sử đầy biến động trên một tinh thần thực sự cầu thị, gọi tên đúng sự vật, không tô hồng, huyền thoại hóa nhân vật cũng không bôi đen và bóp méo họ, tác phẩm thực sự là một tiếng nói phản tỉnh và nhận thức lại có ý nghĩa tích cực trong dòng văn học hướng nội đương đại.
Bóng đêm và Bến bờ là những trải nghiệm mới của Ma Văn Kháng trong những năm gần đây nhất ở phương diện thể loại tiểu thuyết thế sự đời tư về đề tài hình sự tâm lý. Vượt qua logic thông thường của thể loại, không sa đà vào việc khai thác các tình tiết giật gân câu khách mà bằng một "nghệ thuật tự sự tổng hợp mới" (Nguyễn Ngọc Thiện), nhà văn đã đưa người đọc đến với thế giới nghệ thuật phong phú, đầy bất ngờ và hấp dẫn, khám phá những nguyên nhân tội ác trong xã hội hiện đại. Viết về những thử thách lớn lao và quyết liệt nhất trước sự sống và cái chết của những người chiến sĩ công an trên mặt trận chống tội phạm hình sự, đấu tranh chống lại cái ác đang hoành hành dữ dội, về cuộc sống với những thua thiệt, đớn đau và cái chết của họ, Ma Văn Kháng đã đặt ra những vấn đề quan trọng về giá trị sống, nhân cách của con người trong xã hội đương đại.
Quan sát quá trình sáng tạo tiểu thuyết, ở từng giai đoạn cụ thể, chúng tôi nhận thấy, tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng luôn có sự vận động theo chiều hướng hiện đại hóa và chứa đựng tinh thần nhân bản sâu sắc. Sự vận động này thể hiện qua sự lựa chọn những vấn đề của cuộc sống con người, tìm tòi và khám phá bản chất cuộc sống vượt lên trên khuôn khổ của đề tài phản ánh. Qua cách nhìn đời, nhìn người trong sáng, không cay nghiệt hay miệt thị con người dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là kết quả của những nỗ lực không ngừng của nhà văn trong công việc lao động nghệ thuật nhọc nhằn vất vả mà ông tự nguyện dấn thân. Chính những điều đó đã khiến cho tiểu thuyết Ma Văn Kháng luôn có vị trí đặc biệt trong lòng độc giả suốt mấy chục năm qua.
2.2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
Vấn đề quan niệm nghệ thuật của một nhà văn có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó quyết định chỗ đứng của anh ta trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. Là một nhà văn nhưng bên cạnh những sáng tạo nghệ thuật, Ma Văn Kháng còn có rất nhiều đóng góp cho văn học đương đại ở phương diện lý luận qua hệ thống quan niệm nghệ thuật độc đáo về văn chương, con người và cuộc sống. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi hướng tới làm rõ quan niệm của nhà văn về văn chương và con người.
2.2.1. Quan niệm về văn chương
Trong tư tưởng nghệ thuật của Ma Văn Kháng, quan niệm về văn chương có một vị trí quan trọng. Những quan niệm này được bộc lộ dưới hai dạng thức.
Một là, trực tiếp qua những tiểu luận phê bình và nghiên cứu mang tính chất lý luận, những phát biểu tại các hội nghị, hội thảo văn học trong và ngoài nước, những bút ký, trả lời phỏng vấn, đáng chú ý là: Dấu hiệu của dân chủ cởi mở (1990); Cao hơn cả là tình yêu (1995); Ngẫu hứng và tự do sáng tạo (1994); Thuận theo người mà không bỏ mình (1992); Nền văn học của dân tộc (1997); Lào Cai, miền đất vàng (2001); Yêu nghề mà đến với nghề (1997); Những năm tháng tập rèn (1992)... và gần đây là tập tiểu luận Phút giây huyền diệu (2012).
Hai là, quan niệm nghệ thuật được bộc lộ gián tiếp thông qua thế giới nghệ thuật trong các tiểu thuyết. Có thể được phát biểu qua lời nhân vật, lời bình giá trữ tình ngoại đề của người kể chuyện...
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Niệm Của Luận Án Về Nội Hàm Khái Niệm Phong Cách
- Nghiên Cứu Về Phong Cách Nghệ Thuật Ma Văn Kháng
- Quá Trình Hình Thành Phong Cách Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng
- Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người
- Các Kiểu Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng
- Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 9
Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.
Ở cả hai dạng thức, chúng tôi nhận thấy mối quan tâm của Ma Văn Kháng được tập trung các vấn đề: bản chất của văn chương; cá tính và lao động sáng tạo; cảm hứng nghệ thuật... Qua những mối quan tâm ấy, ở những giai đoạn nhất định, nhà văn đã thể hiện quan niệm văn chương đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của thời đại, vừa thỏa mãn khát vọng cá nhân của chính ông trong sáng tạo nghệ thuật.
2.2.1.1. Về bản chất của văn chương
Ở giai đoạn đầu sáng tác, cũng như các nhà văn cùng thời, Ma Văn Kháng chịu ảnh hưởng của nguyên lý văn học phản ánh hiện thực cho nên các tiểu thuyết của ông vì thế, theo xu hướng chung của thời đại, đậm màu sắc sử thi và lãng mạn. Vấn đề quan niệm nghệ thuật là một sự tự giác trong ý thức được phản ánh qua tác phẩm với thế giới nghệ thuật của nhà văn, chưa có những phát ngôn mang tính chất lý luận về vấn đề này.
Ở giai đoạn thứ hai, nắm bắt được yêu cầu đổi mới mang tính chất sống còn của văn chương trước sự đổi thay của đời sống xã hội, trong tiểu luận Dấu hiệu dân chủ cởi mở, Ma Văn Kháng cho rằng:
Văn học 1945- 1975 lấy cảm hứng sử thi làm chủ đạo, tức là lấy cái hoàn thành làm để chiêm ngưỡng thì nay đối tượng của nó là cái đương đại chưa hoàn thành. Chất liệu mới, đối tượng mới, phương thức tiếp cận cũng mới. Văn học không còn là lời phán truyền xa cách, khả kính. Nó là tiếng nói của sự kiếm tìm liên tục, là sự giao tiếp, thân mật, suồng sã [64].
Ý kiến trên, trong bối cảnh văn học lúc bấy giờ, đó là một bước tiến dài trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Chính tư duy ấy đã thúc đẩy ông sáng tạo nên những tiểu thuyết mang đậm dấu ấn và phong cách thời đại sâu sắc như Mưa mùa hạ, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ trong
khi một số nhà văn cùng thời vẫn chưa theo kịp nhịp sống thời bình với tất cả những phức tạp của nó. Đồng thời, để không xa rời cuộc sống, nhà văn cho rằng "văn học phải trải qua một sự hóa thân đau đớn... Nó phải rũ khỏi hạn chế của thói thủ cựu, trì trệ, sự hời hợt nhân danh này nọ, ra khỏi sự sĩ diện, thói quen bao cấp trong tư duy. Làm quen với đời sống dân chủ, biết day dứt, vật vã, đớn đau" [64]. Từ vấn đề tư tưởng, Ma Văn Kháng hướng tới những giá trị nghệ thuật đích thực, với ông, văn chương là "mảnh đất lưu giữ hình bóng cuộc đời được nhìn nhận bằng thực tại chủ quan... một thực tại chủ quan liên hệ mật thiết với các đơn vị ngôn ngữ nghệ thuật và thời gian" [84, tr. 155]. Ông khẳng định văn chương "thu hút sự chú ý của người đọc vì nuôi dưỡng được mối hồ nghi thích thú của họ từ chương đầu đến chương cuối trong một diễn tiến thỏa sức trôi dạt vào các miền huyền ảo của trí tưởng tượng" [84, tr. 155].
Trong Ngược dòng nước lũ, qua lời trữ tình ngoại đề, Ma Văn Kháng đã bộc lộ quan niệm của mình về văn chương một cách sâu sắc. Theo ông, văn chương "chỉ có mỗi một nhiệm vụ duy nhất là miêu tả con người một cách văn chương. Nó tự nhiên như đời sống vì nó chính là đời sống. Chi phối nó chỉ một sức mạnh duy nhất là đời sống... con người nhờ văn chương nhận ra mình ở những tầm kích chưa từng thấy" [84, tr. 149], và "văn chương quý nhất là ở tính tự nhiên, kỵ nhất thói cơ hội" [84, tr. 150]. Với quan điểm này, Ma Văn Kháng đã chống lại thứ văn chương chạy theo thị hiếu đám đông, thứ văn chương theo thời, không hướng tới những giá trị lâu bền và phổ quát. Theo ông, văn chương là nơi thể hiện rõ nhất chân giá trị của người cầm bút, nó thể hiện kiến văn, kinh nghiệm sống, tư duy về đời sống, lối cảm, cách nghĩ... không thể giấu mình trong sáng tạo văn chương. Nó là một cuộc chơi chữ nghĩa trí tuệ giữa nhà văn với bạn đọc, nhà văn với cuộc đời và nhà văn với chính mình, nhìn vào tác phẩm, người đọc thấy được gương mặt tinh thần của nhà văn và thời đại anh ta đang sống.
Ma Văn Kháng luôn đề cao tính phức điệu của văn chương khi miêu tả hiện thực đời sống, cùng với nó, ông khẳng định tình nhân ái và sự chân
thật mới là yếu tố sống còn của văn học. Ông quan niệm "văn học chính là nỗi buồn về cái đẹp, về lý tưởng, về nỗi đau giằng xé, về số phận con người, là sự cắn rứt lương tri không yên, là cuộc đấu tranh nội tâm giữa hai phần sáng - tối, giữa thiện và ác, khi con người có khả năng phân đôi" [64]. Trong tham luận Nền văn học của dân tộc, Ma Văn Kháng cho rằng:
Văn học là tiếng nói tâm hồn, tâm thức dân tộc, cái phần bất biến, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác... suy tư chiêm nghiệm về số phận con người, về con đường đi của nhân loại, về những thăng trầm của lịch sử, về ý nghĩa cuộc đời, sẽ khám phá kỹ lưỡng hơn những u uẩn của trái tim, cái hợp lý và nghịch lý chi phối hành động, ý thức và cõi vô thức [72].
Từ ý kiến trên, Ma Văn Kháng đã bộc lộ khát vọng về nền văn học của dân tộc trong thời đại mới. Đó là khát vọng về một nền văn chương mang tính chất nhân loại đồng thời vẫn có dấu ấn cá nhân sâu sắc khi đi sâu khám phá tâm hồn con người.
Qua các tham luận, các tiểu thuyết, chọn lọc và phân tích chúng tôi nhận thấy, quan niệm về văn chương của Ma Văn Kháng ở hai giai đoạn luôn bám sát yêu cầu của đời sống xã hội, có sự nhất quán trong tư tưởng văn chương bám sát hiện thực đời sống, khám phá đời sống đồng thời luôn được bổ sung những giá trị mới trên tinh thần vận động và phát triển theo hướng nhân bản. Chính những quan niệm văn chương này đã chi phối sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng ở cả truyện ngắn và thể loại tiểu thuyết. Tất cả được xác định thành những nguyên tắc sáng tác có ý nghĩa như kim chỉ nam đối với nhà văn trong lao động sáng tạo nghệ thuật nói chung và tiểu thuyết nói riêng.
2.2.1.2. Về nguyên tắc sáng tác
Nguyên tắc thứ nhất: "Thôi thúc tôi viết là cái đẹp cuộc sống".
Tôn vinh cái đep là ý th ức thường tr ực trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng, tư tưởng ấy đã trở thành "nguyên tắc của cái nhìn và của sự miêu tả thế giới" [8, tr. 86] trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Vì nhìn
con người và cuôc
sống qua lăng kính của cái đep
, cho nên chất men say
trong cảm hứ ng sáng tao
của Ma Văn Kháng là môt
niềm đam mê man
h liêt ,
niềm hứ ng khởi vô biên tr ước vẻ đẹp của cuộc đời , trước niềm haṇ h phúc
đươc
làm người . Điều ông thiết tha trong tất cả các tác phẩm là vươn tới cái
đep̣ , ngơi
ca cái đep
, coi cái đep
là chuẩn mưc
để thẩm điṇ h các hiên
tương
đời sống. Đây chính là nguyên tắc cơ bản mang tính quan niệm chi phối đến sự lựa chọn của nhà văn trước hiện thực cuộc sống và chi phối đến cấu trúc nhân vật, ngôn từ, giọng điệu của ông trong tiểu thuyết.
Ý thứ c sâu sắc trong tư tưởng , trên đường sáng tao , ngay từ đ ầu Ma
Văn Kháng đã hư ớng ngòi bút để ca ngơi
cái đep
của cuôc
sống : cái đẹp của
thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của con người trong
các sự kiện lịch sử vĩ đại , trong đời sống thường nhâṭ với nhữ ng bôn
bề lo
toan của dòng đời sinh hóa hồn nhiên . Càng về sau nội lực ngòi bút của ông càng đi sâu khám phá cái đẹp ở bình diện khác , cái đẹp trong thế giới nội tâm
của con người , môt
thế giới không thể biết hết , không thể biết trước . Ý thức
sáng tạo này là cả một quá trình đấu tranh gìn giữ , Ma Văn Kháng tỉnh táo, thứ c thời chứ không a dua theo thời bởi tiểu thuyết của ông luôn bám sát
những vấn đề cuôc sống hôm nay, nhất điṇ h không bẻ cong ngòi bút vì những
thị hiếu tầm thường . Đối thoại với ý thức nghệ thuật của thời đại mình đang sống, ở từng giai đoạn khác nhau, tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng luôn vận động và bổ sung những nội dung mới.
Ở giai đoạn đầu cầm bút, tiểu thuyết Ma Văn Kháng luôn hướng tới ca ngợi cái đẹp cao cả mang tính lý tưởng của con người và thời đại cách mạng. Chiến tranh kết thúc, cuộc sống thường nhật đã trở lại và bắt đầu bằng tất cả những vấn đề phức tạp của nó mà ở giai đoạn trước người ta có phần né tránh vì mục tiêu lớn hơn là Tổ quốc; vượt qua những ràng buộc một thời, không chấp nhận sự tĩnh tại, khuôn mẫu, cứng nhắc trong sáng tạo nghệ thuật, hướng tới cái đẹp của cuộc đời bình dị, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ở giai đoạn sau đã đi sâu nghiên cứu, phân tích cuộc sống, con người cá nhân với tất cả sự
phồn tạp của nó. Từ những bản hùng ca dữ dội về lịch sử đấu tranh của dân tộc nơi biên ải, tiểu thuyết của ông đã hướng tới "...nỗi buồn về cái đẹp, về lý tưởng, về nỗi đau giằng xé, về số phận con người, là sự cắn rứt lương tri không yên, là cuộc đấu tranh nội tâm giữa hai phần sáng tối, giữa thiện và ác, khi con người có khả năng phân đôi" [64], tiếng nói đồng cảm của những đớn đau, thua thiệt cho thân phận con người khi gặp những éo le, ngang trái, bất công của số phận, từ những điều nhỏ nhặt nhất, nâng lên tầm triết lý nhân sinh bằng một tiếng nói cá nhân giản dị, trong sáng, hồn nhiên.
Nguyên tắc thứ hai: "Thuận theo người mà không bỏ mình".
Nguyên tắc này được phát biểu trong tham luận của Ma Văn Kháng đọc tại Hội thảo văn học thế giới ở Copenhagen (Đan Mạch) tháng 8 năm 1992. Phát biểu này đã công khai bộc lộ nguyên tắc sáng tác của nhà văn sau một chặng đường trải nghiệm sáng tạo với độ dài 40 năm có lẻ. "Thuận theo người" là cách nói hình ảnh của Ma Văn Kháng về tinh thần thái độ cầu thị trong chính nội tâm của người nghệ sĩ. Một hành vi có ý thức trong tiếp nhận người khác, có nguyên tắc. Bởi, ý niệm về kẻ khác chính là đánh giá soi chiếu bản thân mình rõ nét nhất. Nếu không có ý niệm về người khác thì cũng không thể có ý niệm về bản thân. Ma Văn Kháng cho rằng "thuận theo người" không có nghĩa là mô phỏng, bắt chước mà là "điều kiện để ý thức về dân tộc mình, về bản thân mình... Mở cửa, giao lưu, biết người khác là quy luật của tồn tại" [66]. Thuận theo người nên Ma Văn Kháng đã tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa tư tưởng về văn chương chân chính của các vị tiền bối Nguyễn Thượng Hiền, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Vũ Khâm Lân, Hoàng Đức Lương, Nhữ Bá Sĩ... Ông học được ở các vị tiền nhân ý thức về sứ mệnh chân chính của người cầm bút trong cuộc đấu tranh với chính mình để vươn tới những giá trị cao quý. "Thuận theo người" còn là thái độ ứng xử cởi mở trước sự phát triển của văn học và cuộc sống con người, không bảo thủ và cứng nhắc trong tư tưởng và sáng tạo nghệ thuật. "Không bỏ mình" bởi ngoài sự cởi mở và tinh thần tiếp nhận truyền thống và hiện đại, nhà văn phải là người có ý thức
sâu sắc về giá trị bản thân mình, có bản lĩnh để giữ vững ngòi bút của mình trong sáng tạo nghệ thuật. "Không bỏ mình" để giữ được cái tâm trong sáng khi đối diện với hiện thực, miêu tả, phân tích hiện thực, giữ vững được lập trường, quan điểm, nguyên tắc sáng tác.
Nguyên tắc thứ ba: "Tôi viết như tôi nghĩ, tôi hiểu, tôi yêu, tôi ghét".
Quan niệm về hành động sáng tác, Ma Văn Kháng không lên gân hay triết lý tranh biện, trái lại, nhà văn đưa ra những ý niệm rất rõ ràng. "Tôi nghĩ" là tư tưởng sáng tạo, tư duy nghệ thuật của nhà văn trước hiện thực. "Tôi hiểu" là nhận thức của nhà văn về văn chương, về con người, về cuộc sống, về sứ mệnh của người cầm bút với xã hội, với bạn đọc và với chính cá nhân mình. "Tôi yêu, tôi ghét" là thái độ minh bạch rõ ràng trong văn chương và trong cuộc sống.
Viết để ca ngợi cái đẹp cuộc sống nên Ma Văn Kháng không tuân theo những khuôn mẫu định hình, bản thân ông luôn có những sự bứt phá ngoạn mục về tư duy, kỹ thuật tiểu thuyết trong chính những đề tài mà ông quen thuộc. Tiểu thuyết của ông có sự biến ảo trong cách khám phá và thể hiện bức tranh đời sống theo cách riêng và nó phản ánh chính nhận thức, tình cảm, thái độ của ông trước cuộc sống con người ở từng không gian và thời gian khác nhau. Chẳng hạn, cùng viết về đề tài dân tộc miền núi, nhưng Đồng bạc trắng hoa xòe thiên về mô tả sự kiện lịch sử, Vùng biên ải đi sâu phân tích cuộc đấu tranh nội tâm của con người khi bị đặt trong những hoàn cảnh buộc phải lựa chọn, Trăng non miêu tả đời sống văn hóa tinh thần của con người biên ải và những sự kiện mang tính bước ngoặt của cộng đồng và mỗi cá nhân, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn thể hiện một mẫu hình anh hùng trên mặt trận văn hóa giáo dục ở không gian biên cương, Một mình một ngựa tái hiện ký ức về thời đoạn lịch sử, ánh hồi quang của quá khứ hào hùng đã qua không trở lại. Viết về đời sống thành thị và mẫu hình người trí thức nhưng Mưa mùa hạ thiên về thái độ dũng cảm chống tiêu cực, Đám cưới không có giấy giá thú khám phá người trí thức trong xung đột với hoàn cảnh sống và các mối quan hệ cá nhân. Mùa lá rụng