Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 9

Gia đình má Bảy của Phan Tứ... Chịu sự chi phối, ảnh hưởng của thời đại, nhưng qua Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Trăng non Ma Văn Kháng vẫn thể hiện chân dung những con người của một thời đoạn anh hùng có màu sắc riêng không dễ nhòa lẫn vào bản đồng ca anh hùng của dân tộc trong văn học Việt Nam 1945 - 1975.

Những xúc động thẩm mỹ của Ma Văn Kháng đã nảy sinh từ các bối cảnh lịch sử vĩ đại, hào hùng của Lào Cai - miền đất vàng, với nguyên mẫu từ đời thực, bước vào trang tiểu thuyết, nhân vật bi hùng mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất hào sảng của con người biên ải. Sự nghiệp và lý tưởng của họ là bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, đánh thức trong tâm hồn người dân tộc thiểu số lòng yêu nước, sức mạnh đoàn kết dân tộc, quyền lợi dân tộc. Chính lý tưởng anh hùng đó đã làm nên vẻ đẹp cho những con người này ở trong một thời đại đầy biến động dữ dội. Trong kiểu nhân vật này, Ma Văn Kháng đã xây dựng thành công những điển hình tiêu biểu: người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang, người anh hùng xuất thân bản địa.

Nhân vật anh hùng trên mặt trận vũ trang là những con người quả cảm, kiêu dũng của một thời đoạn lịch sử ở Lào Cai, đại diện cho lực lượng vũ trang của chính quyền cách mạng. Cuộc đời họ là những tấm gương chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giành tự do độc lập. Điển hình cho nhân vật anh hùng trên mặt trận vũ trang là: Lê Chính, Kiến, Tâm, Na, Tích... Trong đó, Lê Chính - là nhân vật tiêu biểu nhất cho kiểu nhân vật này. Hiện diện ở hai tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xòe Vùng biên ải với tư cách người lãnh đạo cao nhất - "đại diện cho Bắc Bộ phủ, cho chính quyền nhân dân tỉnh" [82, tr. 135] trong cuộc chiến đấu chống bè lũ Quốc dân đảng và thổ phỉ phản loạn, hình tượng tuyệt đẹp của Lê Chính được Ma Văn Kháng dụng công xây dựng như là linh hồn của hai tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xòe Vùng biên ải. "Một mình một ngựa" dấn thân vào thành lũy của các thổ ty Hoàng Văn Chao, tri châu La Văn Đờ, bằng lòng dũng cảm, trí tuệ vững vàng, sự am hiểu đời sống văn hóa tinh thần các dân tộc, Lê Chính đã thu phục họ đi theo cách mạng.

Trong tâm hồn anh luôn chất chứa những suy tưởng lớn lao về con người, về cuộc sống, không giáo điều, duy ý chí, anh quan niệm: "con người bao giờ cũng ở trong một khung cảnh nhất định, một điều kiện nhất định. Và nó bắt buộc phải chọn lựa, phải tìm được cách ứng xử khôn ngoan nhất trong khi vẫn kiên trì mục đích sống của mình" [82, tr. 460]. Sự nghiệp lãnh đạo nhân dân làm cách mạng của Lê Chính với những chiến công thu phục, thuyết hàng, hội nghị hiệp thương toàn tỉnh, đánh Pháp, tiễu phỉ... những kỳ tích ấy là của một nhân vật anh hùng trong thời đại cách mạng vô sản. Đặt nhân vật trong tương quan so sánh với A Châu trong Vợ chồng A Phủ, Nghĩa trong Miền Tây của Tô Hoài, Thân, Thông trong Rừng động của Mạc Phi, qua những sự kiện lịch sử mà anh với tư cách người đứng đầu, qua tình yêu với Châu, tình bạn với Tâm, Kiến, Pao, qua thái độ căm thù cái ác, tình thương với những người dân nghèo khổ, bản lĩnh phi thường khi chống chọi với vết thương - Lê Chính thực sự là biểu tượng bất khuất, kiên trung, một hình tượng đẹp về nhân vật anh hùng miền biên ải.

Nhân vật lý tưởng là người dân tộc thiểu số xuất thân bản địa trong các tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng có màu sắc riêng. Đó là các nhân vật người Mông xuất hiện với tư cách người anh hùng trên mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc. Họ là Giàng A Pao, Lù A Seng, Lù A Tếnh... (Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải) Giàng Thị Cở, Vàng A Chỉnh... (Trăng non) Giàng Dìn Chin (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn)... Những con người trung tín, mạnh mẽ, có chiều sâu trong tâm hồn và tư tưởng. Khác với các nhân vật của Tô Hoài trong Truyện Tây Bắc, Ma Văn Kháng đã đặt các nhân vật của mình trong một hành trình đấu tranh tự giải phóng đầy bi kịch. Họ không chỉ đấu tranh chống lại các thế lực phản cách mạng mà còn phải đối diện với chính dòng tộc, huyết thống của mình, để từ đó, chọn lựa con đường duy nhất đúng trong cuộc tự phân thân.

Giàng A Pao - người dân tộc Mông - là hình tượng anh hùng lý tưởng kết tinh vẻ đẹp cộng đồng dân tộc thiểu số. Ở Đồng bạc trắng hoa xòe, Pao

xuất hiện với tư cách một nhân tố cách mạng. Xuất thân trong gia đình một hố pẩu (người đầu tộc), là con trai thứ ba, anh có nhận thức sâu sắc về số phận của mình và kiếp đời nô lệ, về hủ tục và định kiến. Chứng kiến chị dâu bị cưỡng bức, phải ăn lá ngón tự tử, Seo Ly - người anh yêu bị cướp về làm vợ người khác, hạnh phúc tan vỡ, yêu Seo Cả, có con, bị chính anh mình là Giàng Lử cưỡng hiếp, mất con, mất người yêu một lần nữa. Mâu thuẫn gia đình, dòng tộc lên đến đỉnh điểm, rồi chính anh bị bắt, bị trói, bị đánh đập, hành hạ như thời trung cổ. Trong đêm tối, suy ngẫm về con đường sống chết của mình trước mắt "lòng căm thù, sức mạnh quật khởi của tất cả những thống khổ đòi được thể hiện" [82, tr. 526], khiến cho Pao đã nhổ bật rễ cây vông, trốn thoát khỏi xiềng xích nô lệ, đi theo cách mạng, trở thành chủ tịch Việt Minh đầu tiên của Can Chư Sủ. Giàng A Pao là người chiến sĩ anh hùng nhưng cũng là một người con của bản Mông, của hố pẩu Giàng Lầu, yêu và sống, lao động và chiến đấu hết lòng vì những người thân. Hành trình đến với cách mạng của anh không giống như A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài hay Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Đó là một hành trình nhận thức từ mâu thuẫn cá nhân, mâu thuẫn xã hội, đấu tranh nội tâm gay gắt để đi đến quyết định đi theo cách mạng thay đổi số phận chính mình. Kết thúc Đồng bạc trắng hoa xòe là hình ảnh Pao cầm súng đứng lên nã vào quân thù, đến Vùng biên ải là hình ảnh Pao đi bên Seo Cả "dù hồng cầm tay, e lệ nồng nàn" [82, tr. 480], cái kết đẹp cho nhân vật anh hùng khép lại đau thương bước sang trang đời mới, hạnh phúc ấm no.

Có thể nói rằng, tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng đã thể hiện được những hình mẫu lý tưởng của nhân vật chính trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt, ở không gian đặc biệt. Tính cách anh hùng của họ được soi chiếu, phân tích trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, có sự nối tiếp, kể thừa trên tinh thần bổ sung những vẻ đẹp mới phù hợp với hiện thực cuộc sống. Không chỉ quan sát miêu tả ở bề ngoài, ở hành động và tư cách người anh hùng của thời đại mà nhân vật còn được đặt trong sự vận động trong chiều

sâu tư tưởng, khám phá họ qua những bi kịch cá nhân, những băn khoăn trăn trở trong thế giới nội tâm, những xung đột, mâu thuẫn quyết liệt buộc phải lựa chọn. Về nhân vật này, như chính Ma Văn Kháng trong vai người kể chuyện đã suy ngẫm:

Thế hệ sau sẽ đây chắc chắn sẽ giỏi giang hơn, thông minh hơn, họ sẽ phê phán rạch ròi thời kỳ biến động sâu sắc này... dù thế nào đi nữa, đây vẫn là thời kỳ sản sinh ra những con người thật đẹp. Họ có thể còn ấu trĩ, nhưng họ trong sáng tuyệt vời... Có thể họ chưa đủ tài năng để lý giải mọi điều... nhưng nhiệt tình cách mạng mãi mãi là gương mặt sáng rỡ của họ... [82, tr. 578].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Đó là lời bình luận chân xác nhất cho kiểu mẫu nhân vật chính diện anh hùng lý tưởng của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sử thi.

3.1.2. Nhân vật bi kịch

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 9

Sự chuyển đổi không gian sống và làm việc, bối cảnh đời sống thành thị những năm sau chiến tranh với những biến động sâu sắc đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng nghệ thuật Ma Văn Kháng. Không thể giữ cách nhìn cũ, lối viết cũ, từ Mưa mùa hạ, tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng có một bước ngoặt mang tính đột phá, nhà văn đã đi tiên phong và nhanh chóng nhập cuộc để "tiếp cận với một hiện thực mới, một hiện thực phong phú, ngổn ngang, phải trái, trắng đen lẫn lộn, xen cài" [51, tr. 61], và qua tác phẩm thể hiện sự "đổi mới khá mạnh dạn trong tư duy nghệ thuật về con người" [51, tr. 60], "Ma Văn Kháng đã hướng sự quan tâm đến từng cá nhân con người... kiểu loại nhân vật trong sáng tác đã trở nên phong phú hơn" [51, tr. 62]. Con người thị dân xuất hiện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng với tư cách nhân vật văn học có sức ám ảnh mạnh mẽ đã tạo nên gương mặt mới cho nhà tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Nếu ở tiểu thuyết sử thi, chất hùng chiếm ưu thế, các nhân vật lý tưởng luôn ở vai trò thắng cuộc, những bi kịch của nhân vật mang màu sắc xã hội thì đến tiểu thuyết thế sự đời tư, chất bi lại là điểm nổi trội và chính điều này đã tạo nên một kiểu nhân vật độc đáo - nhân vật bi kịch. Bắt đầu với

Mưa mùa hạ, nhân vật bi kịch hiện diện với tư cách là kiểu nhân vật - họ là những trí thức chân chính - kẻ sĩ hiện đại, là những hiệp sĩ an ninh bảo vệ bình yên cho cuộc sống con người nhưng chính họ đang phải đối mặt hàng ngày với những bi kịch đời sống có tên và không có tên. Đặt nhân vật vào trong bi kịch để khám phá thế giới tâm hồn và tính cách, những ẩn ức, khao khát, ham muốn vừa lý tưởng vừa đời thường chính là những nét biến chuyển mang tính kế thừa và vận động trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

Ở kiểu nhân vật bi kịch, chúng tôi chú ý đến hai loại nhân vật: trí thức và phụ nữ. Theo khảo sát và đánh giá của chúng tôi, đây là hai loại nhân vật mang dấu ấn phong cách rõ nét nhất trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, thể hiện được chiều sâu tư tưởng, cảm quan thẩm mỹ, tư duy nghệ thuật và tình cảm thái độ của nhà văn về con người trong một thời đoạn lịch sử mang tính bước ngoặt.

3.1.2.1. Trí thức

Trí thức chân chính - kẻ sĩ hiện đại là một trong những thành công của Ma Văn Kháng. Cái gốc nhân bản để nhà văn xây dựng nên những chân dung trí thức chân chính là gương sáng trong văn học Việt Nam thời trung đại. Nhân vật trí thức của Ma Văn Kháng được xây dựng trên nền mỹ cảm cổ điển ấy là kỹ sư (Nam, Trọng), thầy giáo (Tự, Thiêm), nhà báo (Kha, Luận), nhà văn (Khiêm)... hoặc sa cơ thất thế là người đánh trống trường, bảo vệ (ông Thống)... Ở họ luôn có lý tưởng sống đẹp, có trí tuệ, tri thức, hành xử văn hóa, trọng nghĩa tình, xem thường danh lợi, thường bị đặt trong hoàn cảnh bi kịch thử thách nghiệt ngã, những thăng trầm của số phận. Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng "như một ám ảnh khôn nguôi, một trăn trở, day dứt, có sức hút lớn" [51, tr. 62], "... thật sự làm nên sức sống tiểu thuyết Ma Văn Kháng" [51, 148]. Với kiểu nhân vật này, chúng tôi nhận thấy, Ma Văn Kháng đã tạo dựng được những đặc điểm mang ý nghĩa như là hằng số bất biến trong phẩm cách của họ. Đó là lý tưởng sống đẹp, chất suy tưởng, trạng thái cô đơn và những bi kịch nội tâm giằng xé.

Trong kiểu nhân vật bi kịch là trí thức - kẻ sĩ đời nay, Ma Văn Kháng có những mẫu hình có hai mẫu hình cơ bản: một là nhân vật trí thức được ví như "cuốn sách hay để lầm chỗ". Hai là nhân vật trí thức dấn thân "ngược dòng nước lũ" đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ cái đẹp của cuộc sống.

Ở mẫu hình thứ nhất, nhân vật trí thức - cuốn sách hay để lầm chỗ có một điểm chung là khao khát được làm việc, cống hiến những tinh lực của mình cho sự nghiệp mà họ theo đuổi. Giỏi giang, thông tuệ, mẫn tiệp, có năng lực thấu cảm người khác, nội tâm luôn day dứt, băn khoăn, trăn trở về con người và cuộc đời, nhưng họ không có sự quyết đoán và mạnh mẽ trong hành động. Nhìn chung, họ bi quan, yếm thế và lạc lõng dù được nhà văn hết lòng ưu ái. Những nhân vật này được Ma Văn Kháng đặt trong những giai đoạn đời sống cụ thể, họ buộc phải đối mặt với những hoàn cảnh nghiệt ngã, với tất cả những bi kịch nội tâm chua xót. Chính ở những hoàn cảnh ấy, kiểu nhân vật này đã bộc lộ tất cả những ưu điểm và khuyết thiếu một cách rõ nét. Tiêu biểu cho "cuốn sách hay để lầm chỗ" là thầy giáo Đặng Trần Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú. Đây là một nhân vật được Ma Văn Kháng đặc biệt ưu ái và dụng công miêu tả, phân tích nội tâm. Có năng lực và tâm huyết, lý tưởng sống của Tự gắn với niềm say mê văn chương, là thầy giáo, anh muốn đem tình yêu văn chương của mình tận hiến cho học trò, những phút thăng hoa văn chương của khiến ta liên tưởng tới nhân vật văn sĩ Hộ trong Đời thừa của Nam Cao. Giữa dòng đời nghiệt ngã, anh phải đối mặt với cơm áo gạo tiền, với người vợ "thuộc tầng lớp dân chúng phổ thông, ít suy tư rắc rối, vụ lợi một cách giản đơn" [67, tr. 29], đối mặt trước sự gian trá của hiệu trưởng Cẩm "tự tiện một mình mở bài thi đã khớp phách chữa điểm" [67, tr. 363], rồi vu oan cho ông Thống khiến ông "xuất huyết não, hết khả năng tố cáo" [67, tr. 16] anh đau đớn đến tận cùng vì nhận ra mình bất lực. Tự cảm thấy mình như "kẻ tuẫn nạn của một sở nguyện tin cậy? Bị bạc đãi, bị khinh rẻ. Bị đầy đọa. Bị phản bội. Bị tước đoạt... chút ao ước định danh cũng không được chấp nhận" [67, tr. 452-453]. Câu hỏi "vì sao mà đời Tự lại như cuốn sách hay để

lầm chỗ. Vì sao Tự không gặp gỡ được lý tưởng; cuộc hôn nhân giữa anh và cái đẹp anh tôn thờ không được như ý muốn. Một đám cưới không thành. Một hành trình trắc trở" [67, tr. 380]. Từ lời trữ tình ngoại đề, Ma Văn Kháng cho thấy một ám ảnh khôn nguôi về thân phận người trí thức ở một giai đoạn đã qua. Cũng ở nhân vật Tự, Ma Văn Kháng đã nhìn thấy tất cả những mặt yếu của người trí thức: đó là sự yếm thế, bi quan, chưa có sự quyết liệt và dũng cảm, nhìn thấy những bi kịch trong cuộc sống, nhưng lảng tránh nó, không đấu tranh đến cùng để bảo vệ cuộc sống của mình, lối sống mà có lúc anh tôn vinh "duy ngã độc thanh cao" lại khiến cho anh trở thành "chàng ngốc" trong mắt người khác. Nói cách khác, nhân vật bi kịch "cuốn sách hay để lầm chỗ" trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là những nhân vật thất bại ở một chừng mực nào đó. Thất bại trong sự nghiệp, thất bại trong hôn nhân, tình yêu, thất bại trong sự đấu tranh vươn lên vì một lý tưởng sống đẹp. Lý giải nguyên nhân thất bại của nhân vật này ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng đúng như cách nói của nhà văn, tựu chung lại chính là "lầm chỗ". Nhưng có lẽ, miêu tả và phân tích sự thất bại của nhân vật, nhà văn muốn bảo toàn những giá trị mà ông theo đuổi - giá trị con người mà những áo cơm dằn vặt và sự tha hóa của đồng tiền không làm họ thay đổi. Họ là người của thời xa vắng và ở một độ lùi thời gian hơn 20 năm, ta thấy kiểu nhân vật này vừa đáng thương, vừa đáng giận, vừa đáng trách. Từ kiểu nhân vật này, Ma Văn Kháng đã bày tỏ nỗi đau trước bi kịch người trí thức chân chính, mang trong mình những phẩm chất cao thượng, sự tích lũy tri thức nhân loại, khát khao dâng hiến lại bị hạ nhục, bị lăng mạ, bị khinh miệt, coi thường.

Không lặp lại chính mình, ngay trong kiểu nhân vật trí thức, đối chứng cho mẫu hình trí thức như "cuốn sách hay để lầm chỗ" lại là một mẫu hình nhân vật trí thức "ngược dòng nước lũ". Đó là nhân vật trí thức dấn thân dũng cảm trên mặt trận đấu tranh chống tiêu cực, chống lại bất công, tha hóa, cái ác. Kiểu nhân vật này vẫn có những giá trị bất biến như ở mẫu hình lý tưởng như lòng yêu nước, tinh thần tôn thờ lý tưởng cách mạng, khát khao tận hiến trí tuệ

và cả thể xác cho sự nghiệp chung, sẵn sàng đối mặt với cái ác... Là Trọng, Nam (Mưa mùa hạ), Luận (Mùa lá rụng trong vườn), Kha (Đám cưới không có giấy giá thú), Thiêm (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn)... Kiểu trí thức dấn thân - ngược dòng nước lũ không có mang "ám ảnh buồn tủi về thân phận" [67, tr. 75], luôn thức thời và suy tưởng sâu sắc về đời sống xã hội, họ tự nguyện dấn thân vào dòng xoáy cuộc đời với tinh thần nhập cuộc để xây dựng và bảo vệ cái đẹp cuộc sống con người. Ở mẫu hình này, Ma Văn Kháng đã đạt tới sự cân bằng hài hòa trong nội tâm và hành động. Không có mặc cảm về thân phận, họ dũng cảm lội ngược dòng, đấu tranh đến cùng cho xác tín của họ về lý tưởng sống, về giá trị sống. Đó là cuộc đấu tranh của Trọng với những trì trệ, tiêu cực; là thái độ sống và viết mạnh mẽ của Luận, Kha; là sự nghiệp xây dựng tòa lâu đài văn hóa La Pan Tẩn mà Thiêm theo đuổi hơn mười năm trời ròng rã; là cuộc đấu tranh bảo vệ giá trị con người, hạnh phúc và tình yêu của Khiêm giữa dòng đời cuộn chảy.

Khám phá đời sống nội tâm từ những trăn trở, day dứt của Trọng, Luận, Kha, Khiêm, Thiêm về đời sống con người, sự suy thoái đạo đức, lối sống tiêu dùng, hưởng thụ, nguy cơ tan vỡ gia đình và các giá trị truyền thống... Ma Văn Kháng đã cho thấy trách nhiệm của trí thức với đời sống hiện thực. Từ những trang tiểu thuyết, gắn nhân vật với những vấn đề trong cuộc sống đang cần cắt nghĩa và lý giải, hướng tới phân tích nhân vật qua những biểu hiện cụ thể trong các quan hệ đời sống, không nhìn con người ở phương diện chính trị và lý trí thuần túy, chỉ xem đó là một phần cấu thành vào đời sống. Chính điều đó đã đem đến vẻ đẹp cho mẫu hình trí thức ngược dòng nước lũ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Nhưng nếu chỉ có thế, các nhân vật bi kịch của Ma Văn Kháng vẫn là kiểu anh hùng lý tưởng. Vậy điều gì đã làm nên chất bi kịch ở các nhân vật này. Chính mâu thuẫn giữa con người và hoàn cảnh sống, giữa lý tưởng và hiện thực đã sản sinh ra các bi kịch cá nhân nhưng có ý nghĩa xã hội lớn lao. Cụ thể hơn, là nỗi đau của Trọng (Mưa mùa hạ) khi chứng kiến tình yêu tan vỡ, người mình yêu thương, tôn thờ lại là cô

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí