Quan Niệm Của Luận Án Về Nội Hàm Khái Niệm Phong Cách

Với khái niệm này, phong cách nghệ thuật được xem như là yếu tố chủ yếu về hình thức nghệ thuật, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt tác phẩm để làm nên tính chỉnh thể, giọng điệu, mầu sắc thống nhất trong tác phẩm cụ thể. Định nghĩa này, chúng tôi cho rằng, có thể nâng lên để cắt nghĩa tính thống nhất trong các sáng tác cùng thể loại của một tác giả từ đó làm rõ dấu ấn phong cách cá nhân của tác giả đó.

Từ điển thuật ngữ văn họcquan niệm:

Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc [37, tr. 255-256].

Đối chiếu hai tài liệu, chúng tôi nhận thấy, 150 thuật ngữ văn học chủ yếu nhận diện phong cách ở yếu tố hình thức "hiện diện trên bề mặt" nói cách khác là dấu hiệu ngôn ngữ mà nhà văn lựa chọn trong tác phẩm của mình. Trong khi đó, Từ điển Thuật ngữ văn học lại quan tâm ở góc độ tính thống nhất trong hệ thống và cái nhìn độc đáo của cá nhân.

Phan Ngọc - người đi tiên phong trong nghiên cứu chuyên sâu về phong cách tác giả văn học ở Việt Nam cho rằng: "phong cách là một thể thống nhất hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị của lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, hay một tác giả" [138, tr. 27]. Với định nghĩa này, Phan Ngọc đã nhấn mạnh kiểu lựa chọn độc đáo của tác giả, kiểu lựa chọn đó không chỉ dừng lại ở phương diện hình thức mà hình thức nhằm mục đích biểu hiện một nội dung, một vấn đề nghệ thuật nào đó trước yêu cầu của thời đại của lịch sử. Nói cách khác, vấn đề lựa chọn phương tiện biểu hiện cách nhìn của nhà văn với thế giới mà anh ta đang sống vừa có ý nghĩa khẳng định phong cách cá nhân của anh ta, vừa chỉ ra những yếu tố, những vấn đề của thời đại mà anh ta đang sống. Ông cũng cho rằng "mỗi phong cách nghệ thuật đều là tập hợp những kiểu lựa chọn theo một góc độ nhìn nhất định" [138, tr. 111].

Điều đó có nghĩa là góc nhìn của anh ta trước những vấn đề thời đại sẽ chi phối cách cắt nghĩa các vấn đề theo cách riêng.

Từ Phan Ngọc đến Đỗ Lai Thúy, phong cách nghệ thuật nhà văn đã có những điểm tương đồng và khác biệt. Phan Ngọc đề cao góc nhìn, Đỗ Lai Thúy cho rằng: "mỗi thời đại văn hóa tạo ra phong cách của mình, và mỗi nhà văn trong thời đại đó lại có phong cách riêng. Phong cách của họ chính là sự lệch so với cái chuẩn của thời đại" [175, tr. 131]. Quan niệm lệch so với chuẩn của thời đại, theo Đỗ Lai Thúy phải chăng chính là đề cao điểm dị biệt trong sáng tạo của nhà văn so với chính thời đại mà anh ta đang sống.

Trong khi đó, từ góc nhìn thi pháp học, chịu ảnh hưởng sâu sắc của phê bình phong cách học, Đỗ Đức Hiểu khẳng định: "phong cách cá thể hóa, thi pháp khái quát hóa" [42, tr. 34]. Chúng tôi nhận thấy, Đỗ Đức Hiểu với quan niệm này, đã đặt phong cách trong mối tương quan với thi pháp, đó cũng là một khuynh hướng tiếp cận hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Nguyễn Đăng Mạnh quan niệm: "phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật, nó phụ thuộc vào thói quen tâm lí và những sở trường riêng, tài nghệ riêng của anh ta" [127, tr. 83]. Ông khẳng định yếu tố cá tính sáng tạo hay "cái tôi" của người nghệ sĩ là gốc rễ của phong cách nghệ thuật nhà văn. Quan niệm này đã được nhà nghiên cứu triển khai khi đi tìm hiểu phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng.

Điểm lược những nghiên cứu về phong cách nghệ thuật và phong cách nghệ thuật nhà văn ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng trong nghiên cứu về vấn đề này đã có sự phân biệt phong cách đã rõ ràng ở hai phạm trù: phong cách là phạm trù thuộc ngôn ngữ học và phong cách với tư cách là một chỉnh thể sáng tạo nghệ thuật thuộc về cá nhân nhà văn trong toàn bộ sáng tác của anh ta. Các ý kiến về phong cách nghệ thuật nhà văn đã gặp nhau ở điểm: khẳng định phong cách là biểu hiện của tài năng, có tính ổn định và thống nhất, có những nét độc đáo làm nên hiện tượng tác giả. Trong phạm vi luận án, chúng tôi chỉ điểm lược những nội dung cơ bản, có ý nghĩa liên quan đến đề tài, lấy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

đó làm công cụ thực thi khám phá hiện tượng nghệ thuật phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

1.1.4. Quan niệm của luận án về nội hàm khái niệm phong cách

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 3

Từ những nghiên cứu trên, để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu phong cách nghệ thuật nhà văn, chúng tôi đưa ra quan niệm về giá trị nội hàm của phong cách.

Một là, phong cách là những nét riêng của nhà văn thể hiện trong quá trình sáng tác và toàn bộ những sáng tác của anh ta. Phong cách là sự kết tinh tài năng nghệ thuật, cá tính sáng tạo, cốt cách của một tác giả. Phong cách vừa thống nhất nhưng đồng thời lại có tính đa dạng và biến đổi. Phong cách thực chất là con đường phát hiện, cảm nhận thế giới một cách nghệ thuật rất riêng biệt của người nghệ sĩ. Phong cách là sự thống nhất từ hình thức đến nội dung của tác phẩm.

Hai là, phong cách, vì thế, là phẩm chất thẩm mĩ của tác phẩm văn học thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn để từ đó nhà văn tự tạo cho mình một thế giới riêng không lặp lại. Mối liên hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức của phong cách không thể đánh giá một cách bình quân bởi phong cách thống nhất hình thức với nội dung, cái biểu đạt với cái được biểu đạt.

Ba là, phong cách của một nhà văn xét đến cùng chính là dấu ấn nghệ thuật của anh ta thể hiện trong tác phẩm có ý nghĩa như là những đặc điểm vừa có ý nghĩa nhất quán vừa luôn vận động và bổ sung những giá trị mới. Chính những đặc điểm này trong hành trình sáng tạo nghệ thuật phải được phát triển đến một trình độ cao vừa có giá trị bền vững vừa có tính biến đổi mới có thể trở thành phong cách nghệ thuật.

Bốn là, từ những nghiên cứu trên, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi cho rằng, quan trọng nhất là phải làm rõ được phong cách của nhà văn ở thể loại tiểu thuyết. Vậy, phong cách của Ma Văn Kháng qua tiểu thuyết sẽ được thể hiện ở phương diện nào, có nhất thiết phải khảo sát toàn diện không, hay chỉ lựa chọn những điểm quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đối với việc bộc lộ phong cách nghệ thuật nhà văn.

Xuất phát từ điều này, chúng tôi quyết định, trong khuôn khổ của luận

án tiến hành khảo sát các phương diên

chính : quan điểm nghê ̣thuât

; nhân

vâṭ ; ngôn ngữ và giọng điệu , để bước đầu xác lâp

những đăc

điểm cơ bản

trong phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng , môt nhà văn cho đêń nay đươc

khẳng điṇ h là môt

trong những cây bút tiểu thuyết lớn nhất của văn hoc

Viêt

Nam hiên đaị.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG

Nghiên cứu Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết, chúng tôi nhận thấy, ngòi bút của ông phong phú về đề tài, độc đáo trong tìm tòi sáng tạo nghệ thuật từ tác phẩm đầu tay đến tác phẩm gần đây nhất, tư duy tiểu thuyết luôn có sự vận động và biến đổi theo một nguyên tắc ông đặt ra "Thuận theo người mà không bỏ mình" nên luôn có sức hấp dẫn với giới nghiên cứu, phê bình, đồng nghiệp và bạn đọc. Đồng thời, tiến trình văn học từ 1980 đến nay, nền nghiên cứu phê bình văn học của Việt Nam cũng có những bước chuyển mạnh trong tư duy và thao tác nghiên cứu. Căn cứ vào tài liệu khảo sát thực chứng, chúng tôi nhận thấy, các nghiên cứu về Ma Văn Kháng đã bao quát được các phương diện: đề tài và cảm hứng nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, vận động trong tư duy, thể loại... Những nghiên cứu này, theo chúng tôi đều có ý nghĩa cận phong cách và là những gợi mở rất hữu ích trong quá trình thực hiện luận án. Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn mang tính phân đoạn theo thời gian, sự phân chia giai đoạn này vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Khách quan bởi chỉnh thể tác phẩm của Ma Văn Kháng không thể tách rời với bối cảnh xã hội mà ông đang sống (chúng tôi sẽ nói đến điều này ở chương sau), chủ quan bởi mỗi giai đoạn ứng với hoàn cảnh và tâm thế một đoạn đời của ông. Cả hai nội dung chúng tôi đều xem xét trong chương này. Qua khảo sát hàng trăm bài báo, các công trình nghiên cứu, phê bình, các chuyên khảo, chuyên luận, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng chủ yếu theo các góc độ: đề tài, thể loại, nghệ thuật tự sự, nhân vật.

1.2.1. Nghiên cứu về tiểu thuyết Ma Văn Kháng

Ngay từ khi Đồng bạc trắng hoa xòe ra đời, các nhà nghiên cứu, phê bình đã quan tâm chú ý tới Ma Văn Kháng. Hoàng Tiến đã viết tiểu luận Đọc Đồng bạc trắng hoa xòe, vừa là lời giới thiệu sách, vừa có những phân tích khá sâu sắc, thể hiện con mắt xanh trong phát hiện về tài năng nghệ thuật của Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết và trong phạm vi đề tài dân tộc miền núi. Tác giả đã chỉ ra những thành công của Ma Văn Kháng ở một đề tài mà trước đó đã có nhiều cây bút thành danh, tưởng chừng khó có thể vượt qua. Hoàng Tiến khẳng định "với Đồng bạc trắng hoa xòe, Ma Văn Kháng đã khẳng định đứng được trong loại hình tiểu thuyết. Đó là cái mốc trên bước đường văn học của anh" [82, tr. 27].

Sau Hoàng Tiến, Trần Đăng Suyền với Đọc Đồng bạc trắng hoa xòe, đã tiếp tục khẳng định tài năng và cá tính sáng tạo của Ma Văn Kháng ngay từ tiểu thuyết đầu tay, chỉ ra những thành công và những tồn tại của nhà văn ở tiểu thuyết này. Tiếp đó là Nghiêm Đa Văn với Chiều sâu một vùng đất biên giới, Trần Bảo Hưng với Đọc Đồng bạc trắng hoa xòe... các tác giả đánh giá cao khả năng chiếm lĩnh hiện thực của Ma Văn Kháng ở đề tài dân tộc miền núi, khẳng định Ma Văn Kháng có năng lực miêu tả con người và cảnh vật mang đậm chất sử thi và dân tộc miền núi.

Về Vùng biên ải, tác phẩm được xem như là tập hai, sự nối tiếp của Đồng bạc trắng hoa xòe, có thể kể đến những công trình tiêu biểu: Cuộc chiến tranh tiễu phỉ ở Vùng biên ải của Trần Đăng Suyền, Đọc "Vùng biên ải" của Lê Thành Nghị..., những nghiên cứu này đã cho thấy năng lực bao quát hiện thực đời sống và phản ánh số phận của nhân dân các dân tộc vùng cao trong quá trình đấu tranh cách mạng, giải phóng chính mình khỏi kiếp đời nô lệ, vươn tới tự do.

Ngoài các nghiên cứu cụ thể về từng tác phẩm, còn có những công trình mang tính chất tổng hợp, khái quát, chuyên sâu như Tiểu thuyết về đề tài dân tộc miền núi của Ma Văn Kháng của Nguyễn Ngọc Thiện, Đọc các sáng tác của Ma Văn Kháng, nghĩ về trách nhiệm của nhà văn trước một đề tài lớn

của Nguyễn Văn Toại, Phong cách văn xuôi miền núi Ma Văn Kháng của Phạm Duy Nghĩa, Tiểu thuyết về đề tài miền núi của Ma Văn Kháng của Trần Thị Thanh Huyền...

Từ những tư liệu trên chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đánh giá cao tiểu thuyết về đề tài dân tộc miền núi của Ma Văn Kháng ở các phương diện: Năng lực miêu tả các sự kiện lịch sử nội dung hiện thực phản ánh và ý nghĩa xã hội ở không gian biên ải với những sự kiện lịch sử đặc biệt, phức tạp. Khẳng định đóng góp của Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết đã góp phần làm sáng rõ bức tranh toàn cảnh xã hội và phong tục đặc biệt ở không gian biên ải bằng những hình tượng sinh động cụ thể. Khẳng định vị trí của Ma Văn Kháng ở một thể loại lớn: tiểu thuyết sử thi về đề tài dân tộc miền núi là không thể phủ nhận. Điều mà các nghiên cứu còn bỏ ngỏ là: chỉ chú ý đến phương diện nội dung đề tài phản ánh, những yếu tố thể hiện phong cách nghệ thuật nhà văn ở tác phẩm như: nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu đã được đề cập đến ít nhiều nhưng chưa được tìm hiểu đánh giá đúng mức.

Mưa mùa hạ (1984) là sự khởi đầu cho tiểu thuyết Ma Văn Kháng ở đề tài thành thị và cũng là sự khởi đầu cho tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng. Từ sau tác phẩm này là sự ra đời các tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn (1985) Đám cưới không có giấy giá thú (1989); Côi cút giữa cảnh đời (1989); Chó Bi, đời lưu lạc (1992); Ngược dòng nước lũ (1999). Với các góc nhìn: chống tiêu cực, sự xuống cấp của đạo đức xã hội, gia đình thành thị với các mối quan hệ của nó, người trí thức trong cuộc sống hiện đại, vấn đề hôn nhân và trẻ em... tất cả những nội dung mà tiểu thuyết Ma Văn Kháng phản ánh đã đã một thời gây sóng gió trong dư luận bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình. Trần Bảo Hưng, Hà Ân, Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Lân Dũng, Đào Thanh Tùng, Vương Trí Nhàn, Bùi Kim Chi, Nguyễn Gia Nùng, Hoàng Trần Vũ, Hồ Anh Thái, Tô Đức Chiêu, Wayne Karlin, Đào Tiến, Nguyễn Thị Hoa, Lê Văn Chính... đã có những đánh giá rất cao về tiểu thuyết Ma Văn Kháng ở mảng đề tài này.

Mưa mùa hạ được Tô Hoài, Nguyễn Thái Vận, Trần Cương, Trần Đăng Suyền, Nguyễn Thị Huệ... đánh giá cao về sự vận động trong đề tài và bút pháp nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định tác phẩm này là bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng, từ sử thi sang thế sự đời tư, từ đề tài dân tộc miền núi sang thành thị và đời sống thị dân với tất cả sự phức tạp của nó. Sau Mưa mùa hạ Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú - hai mốc son trong sự nghiệp tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Theo Trần Bảo Hưng với Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã đi vào một đề tài khá khiêm tốn nhưng lại là vấn đề quan thiết với nhiều người: gia đình với những lối sống, cung cách, quan niệm vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn vừa rõ ràng cụ thể, vừa rối rắm phức tạp. Trần Đăng Suyền nhìn thấy ở Mùa lá rụng trong vườn "chủ yếu là mô tả sự biến đổi của gia đình trong thời kỳ quá độ hiện nay" [151, tr. 40]. Một số các bài viết khác cũng có những đánh giá cao về thành công của tác phẩm ở phương diện khám phá về đề tài như Nguyễn Văn Lưu với Bàn thêm về Mùa lá rụng trong vườn; Hoàng Sơn với Trò chuyện với tác giả Mùa lá rụng trong vườn, Hồ Anh Thái với bài viết Truyền thống tốt đẹp của gia đình trong xã hội hiện nay.

Trước sự quan tâm của dư luận, Báo Người Hà Nội đã tổ chức "Thảo luận về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn" sau đó đăng các ý kiến trên trên báo Người Hà Nội số 14, 1985. Cuộc hội thảo này đã thu hút những nhà văn, cây bút lý luận, phê bình tâm huyết có trách nhiệm như: Thiếu Mai, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Vũ Quần Phương, Lê Quang Trang, Đăng Trung, Yên Thao, Trần Cương, Trần Đăng Suyền, Đào Thanh Tùng, Vương Trí Nhàn, Lê Thành Nghị, Hồng Diệu, Nguyễn Thái Vận, các biên tập viên nhà xuất bản cùng nhà văn Ma Văn Kháng. Các ý kiến xoay quanh những đóng góp của Ma Văn Kháng về đề tài thành thị qua tác phẩm. Tất cả đều nhất trí cho rằng sau Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn là một trong những tác phẩm thành công nhất của Ma Văn Kháng, được bạn đọc và dư luận đánh giá rất cao ở mảng đề tài thành thị. Kết luận của hội thảo này thống

nhất đánh giá: Ma Văn Kháng đã chú ý khai thác những biến động trong gia đình, cũng là biến động trong đời sống tâm hồn người Hà Nội trong thời điểm bấy giờ và qua các tiểu thuyết của mình, tham gia vào đời sống xã hội. Nếu Mưa mùa hạ là một bước chuyển tiếp quan trọng thì Mùa lá rụng trong vườn đã thực sự là một bước ngoặt trong sự nghiệp tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

Sau Mùa lá rụng trong vườn Đám cưới không có giấy giá thú (1989). Tác phẩm này gây ra những dư luận trái chiều, đã trở thành đề tài của một cuộc hội thảo do Tuần báo Văn nghệ tổ chức vào ngày 11/01/1990, Bùi

Kim Chi - Nguyễn Việt đã tổng hơp

các ý ki ến trong Tiểu thuyết Đám cưới

không có giấy giá thú, khen và chê [14, tr. 11]. Những ý kiến trái ngược nhau đã cho thấy ở thời điểm bấy giờ, thực sự Ma Văn Kháng là một nhà văn gây sóng gió trong dư luận bạn đọc. Ngoài việc góp ý cho tác giả về những vấn đề cần cân nhắc khi phản ánh hiện thực, một số ý kiến nặng về đánh giá trên phương diện chính trị như Nguyễn Việt, các nhà văn tham dự hội thảo đều thống nhất "nhà văn đã gửi được vào trang sách cái tâm tình và những suy nghĩ nóng bỏng tương ứng với độ nóng bỏng của những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống của chúng ta" (nhà văn Nguyễn Kiên); "đây là một cuốn sách không tầm thường" (nhà văn Huy Phương). Nhà văn Lê Lựu phát biểu trực tiếp cảm xúc: "Tôi thích cuốn này nhất...", bởi theo ông "Ma Văn Kháng đã huy động toàn bộ hiểu biết..." để từ "chi tiết nhỏ nói được những vấn đề lớn lao". Hoàng Minh Tường khẳng định mạnh mẽ: "Đây chính là một đóng góp của nhà văn trong việc định hướng thẩm mĩ cho công chúng". Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã nhận rõ đằng sau những trang viết tưởng chừng có vấn đề ấy chính là "bi kịch của nhà giáo, một trí thức,... cái "bi kịch vỡ mộng" của một bữa tiệc dang dở, một đám cưới không thành, một cuốn sách hay để lầm chỗ". Từ cuộc hội thảo này, đã gợi ra nhiều hướng tiếp cận mới về tiểu thuyết Ma Văn Kháng, việc tiếp cận theo góc nhìn đề tài e rằng đã cũ với một cây bút điềm đạm mà vững chắc từng bước đào tạo mình trong việc khổ luyện với một thể tài tự sự cỡ lớn.

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí