trong vườn kiên trì bảo vệ thành lũy cuối cùng của cá nhân - gia đình - trước những biến động xã hội. Ngược dòng nước lũ miêu tả và phân tích cảnh đời chính trị văn chương với tất cả những cái xấu xa nhơ bẩn của nó và hướng con người tới cuộc sống có ý nghĩa vượt lên trên giá trị vật chất và danh vọng tầm thường.
Có thể nói, nếu văn chương là sự dấn thân thì Ma Văn Kháng đã thực sự hết mình cháy sáng trong từng trang tiểu thuyết. Nhưng là cuộc dấn thân thì nhất định phải hết mình và "không quan trọng hóa nó" mà luôn giữ "mạch hồn nhiên". Cái mạch hồn nhiên tươi mát ấy là hơi thở cuộc đời bình dị trong những trang tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, nó khiến cho tác phẩm và nhân vật của ông đến với bạn đọc bằng con đường ngắn nhất: sự đồng điệu, khiến cho tác phẩm của ông không khô khan dù đặt ra những vấn đề triết lý nhân sinh. Hồn nhiên nên sáng tác của ông không đậm màu sắc duy lý mà thấm đẫm tinh thần yêu thương con người.
Là sự thể nghiệm của tư duy nghệ thuật nên rất cần đến tích lũy kinh nghiệm, Ma Văn Kháng cho rằng vốn sống hay "sự từng trải, ngay cả đến một thiên tài, cũng cần có" [72]. Sáng tác văn chương là sự dấn thân của bản ngã nghệ thuật cho nên tác phẩm của anh ta sẽ phản ánh trí tuệ, tình cảm, là năng lực cảm nhận thế giới, vốn ngôn ngữ của nhà văn, không thể ăn theo hay vay mượn dựa cậy vào người khác. Đó là sự dấn thân anh ta với chính bản thân, sự đa đoan với bạn đọc, sự giao tiếp với cuộc đời. "Viết văn là trải mình trên trang giấy, cao hơn cả là vẻ đẹp dung dị sau những sâu thẳm khốc liệt, con người đã thấm lẽ đời, đạt đến sự cân bằng hài hòa" [73].
Trong sáng tạo văn chương, yếu tố nhân cách là phẩm chất được Ma Văn Kháng đề cao: "Nhân cách nhà văn cao hơn cả chữ nghĩa. Có nhân cách lớn mới đủ sức theo đuổi cái công cuộc sáng tạo cực kỳ gian khổ và cô đơn này" [102]. Người nghệ sĩ phải có được cho mình: "Tự do, tự do bên trong của người viết là bản chất thực sự của sáng tạo, nó là cái quyền tất yếu phải có" [63]. Đề cao tự do sáng tạo nghệ thuật, coi đó vừa là bản chất, lại vừa là yêu cầu tất yếu đối
với người nghệ sĩ - đó là đam mê cháy bỏng, là khát vọng sống mà ông tự nguyện dấn thân. Ma Văn Kháng đánh giá cao "tính tự do tuyệt đối của nghề văn" [98, tr. 106]. Con đường nghệ thuật cá nhân được nhà văn đúc kết bằng những hình ảnh so sánh rất giản dị và gắn với cuộc sống thường nhật:
Có nhà văn phát tiết anh hoa sớm, có người như cây kết trái muộn. trong quá trình làm nghề, có người gặp may mắn nhiều, có người gặp rủi ro nhiều. Có người ngay từ trang viết đầu tay, tài năng đã hé lộ, tác phẩm như một đóa hoa rừng tinh khôi. Có người cả đời lọ mọ đào giếng dưới lòng đất sâu để khơi nguồn mạch. Có người tài hoa nằm ở câu chữ hình ảnh. Có người ở năng lực kết cấu. Có anh sống và viết lủi thủi cô đơn. Có anh viết ồn ào giữa bạn bè cánh vế [98, tr. 107].
Đặt trong sự vận động ở hai giai đoạn sáng tác, những quan niệm về hành trình sáng tạo nghệ thuật và phẩm chất của nhà văn rất riêng của Ma Văn Kháng đã góp phần không nhỏ trong việc định hình phong cách của ông. Một phong cách viết giản dị, trong sáng, hồn nhiên nhưng vô cùng sâu sắc, thấm đẫm một tinh thần nhân bản cổ điển mà hiện đại.
2.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là một vấn đề quan trọng trong tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhà văn. Nếu tìm hiểu quan niệm về văn chương, luận án chú ý đến những phát ngôn trực tiếp của Ma Văn Kháng, coi đó là những quan niệm mang tính nguyên tắc chi phối sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trong thể loại tiểu thuyết thì ở phương diện quan niệm nghệ thuật về con người, qua sự thể hiện hình tượng nghệ thuật trong các tiểu thuyết, xem đó là căn cứ chính. Chúng tôi nhận thấy, Ma Văn Kháng là nhà văn có quan niệm nghệ thuật về con người rất rõ ràng và nhất quán, bộc lộ tính giai đoạn và có sự vận động biến đổi rất rõ nét, đó là sự vận động từ con người xã hội đến con người đời tư đặt trong hoàn cảnh cụ thể với tất cả những gì thuộc về chính nó.
2.2.2.1. Con người xã hội
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Về Phong Cách Nghệ Thuật Ma Văn Kháng
- Quá Trình Hình Thành Phong Cách Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng
- Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 6
- Các Kiểu Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng
- Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 9
- Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 10
Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.
Văn hoc Viêṭ Nam t ừ sau Cách mạng tháng Tám là một nền văn học
cách mạng và văn h ọc của những cuôc
chiến tranh gi ữ nước vĩ đại. Chiến
tranh và cách maṇ g bao giờ cũng có nhu cầu trên hế t là vấn đề số phân của
côn
g đồng, của dân tôc
. Cảm hứng sử thi đã xây dựng nên những chân dung
con người lí tưởng hoàn hảo trong văn học giai đoạn này. Tiểu thuyết Ma Văn Kháng bắt nguồn và nằm trong dòng chảy ấy cũng không là ngoại lệ. Vậy, điểm nổi bật của Ma Văn Kháng trong quan niệm nghệ thuật con người ở
bình diện lịch sử xã hội là gì?
Tái hiện xung đột lịch sử ở vùng đất Lào Cai từ 1945 đến 1955, từ 1960 đến 1970, qua các tiểu thuyết sử thi, Ma Văn Kháng đã hướng sự quan tâm của mình vào những sự kiện lịch sử lớn lao: Nhật thua chạy, Hoa quân nhập Việt, Quốc dân đảng âm mưu phá hoại thành quả cách mạng, thực dân Pháp quay lại xâm lược, tiễu phỉ, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới, xóa mù diệt dốt... Đặt nhân vật vào trong tính chất hỗn loạn, phức tạp của vùng đất biên ải, tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã thể hiện quan niệm con người trên bình diện lịch sử xã hội mang tính giai cấp và vai trò chức năng rất rõ nét. Từ góc nhìn giai cấp, tiểu thuyết Ma Văn Kháng có sự phân biệt rõ ràng: thống trị và bị trị. Giai tầng thống trị là các lãnh chúa, thổ ty, phong kiến sở hữu đất đai, đặt ra luật lệ và duy trì luật lệ đó bằng hệ thống tay sai tàn bạo khát máu. Giai cấp bị trị là những nông nô nghèo, không có đất đai, bị ràng buộc bởi luật lệ hà khắc, chế định ngặt nghèo, hủ tục định kiến mê tín dị đoan, bị bóc lột bằng phát canh thu tô, vay nặng lãi. Sự phân biệt giai cấp này thể hiện rất rõ ràng ở đời sống sinh hoạt. Giai cấp thống trị sống tột đỉnh giàu sang trên xương máu và xác người nô lệ, có quyền bức hại đến chết người vô tội. Giai cấp bị trị nghèo đói đến khốn cùng, bị tước đoạt quyền làm người, bị đọa đày tra tấn đến chết.
Ở góc nhìn giai cấp, quan niệm nghệ thuật về con người của Ma Văn Kháng qua tiểu thuyết cho thấy con người trên phương diện xã hội, với những
điển hình tiêu biểu ở cả hai phía: thống trị và bị trị. Tuân theo nguyên lý của chủ nghĩa hiện thực, con người xã hội của Ma Văn Kháng vì thế có những điển hình mang ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc. Tuy nhiên, con người xã hội từ góc nhìn giai cấp sẽ hạn chế những yếu tố cá nhân đời tư. Những khám phá về bản chất con người chỉ dừng lại ở khái quát bản chất xã hội thông qua lăng kính giai cấp. Đó cũng là hạn chế của con người xã hội ở phương diện này.
Con người xã hội trong quan niệm nghệ thuật của Ma Văn Kháng còn thể hiện ở chức năng xã hội: cái ác kìm hãm sự phát triển và tự do/ cái thiện đấu tranh để giành lấy tự do, bảo vệ tự do. Cái ác trong quan niệm nghệ thuật về con người của Ma Văn Kháng không tách rời quan niệm về con người qua cái nhìn giai cấp. Cái ác là hiện thân của giai cấp thống trị: tàn bạo, khát máu, luôn giam giữ, giết hại cái đẹp, cái lương thiện. Con người hiện thân cho cái ác gương mặt chủ yếu vẫn là tàn bạo, vô luân, ham sắc dục. Những yếu tố đời tư chỉ được khai thác để minh họa cho bản chất của cái ác. Có thể thấy rõ điều này qua hệ thống các nhân vật thổ ty, tri châu và những tay sai công cụ của chúng trong Đồng bạc trắng hoa xòe và Vùng biên ải như Hoàng A Chao, La Văn Đờ, A Linh, Châu Quán Lồ, Giàng Seo Lử, Giàng Seo Cấu... Con người chính nghĩa đại diện cho cái thiện mang trong lòng nhiệt tình yêu nước và cách mạng, hết lòng hy sinh phấn đấu cho sự nghiệp chung, cho lý tưởng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho cộng đồng các dân tộc thiểu số đi lên cùng đất nước. Đó là những cốt cách phi thường, đi nhiều, biết rộng, có tài thuyết phục lòng người, có nhân cách cao thượng, giàu đức hy sinh, lòng dũng cảm, căm phẫn trước tội ác, yêu thương, che chở những số phận bất hạnh, là người hướng đạo cho nhân dân trên đường đi theo cách mạng, giải phóng dân tộc: Lê Chính, Kiến, Tâm, Tích, Pao... trong Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải; Vàng A Chỉnh, Giàng Thị Cở trong Trăng non... là những con người như thế. Từ bình diện lịch sử - xã hội, quan niệm nghệ thuật về con người với vẻ đẹp lí tưởng cao cả của Ma Văn Kháng đã hiện ra với những chuẩn mực truyền thống: cao thượng, hy
sinh, sống hết mình cho lí tưởng, luôn chế ngự những bản năng, dục vọng thấp hèn để vươn tới một đời sống tinh thần cao quý, đời sống nội tâm phong phú, giàu lí tưởng và lãng mạn. Yếu tố cá nhân vì thế chưa được nhà văn xem trọng và thể hiện trong các tiểu thuyết. Dù ở thế đối lập hay cùng hàng ngũ, con người đó vẫn được miêu tả bởi cái nhìn một chiều, không có sự khám phá mang tính chất phát hiện con người ở những góc nhìn khác. Chính vì thế, quan niệm con người này chưa có sức hấp dẫn như ở các tiểu thuyết giai đoạn sau. Đây là hạn chế không chỉ riêng tác phẩm của Ma Văn Kháng mà là của cả giai đoạn văn học 1945- 1975. Có thể thấy rõ điều này qua các tiểu thuyết Nhớ Mai Châu của Tô Hoài hay Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ...
Từ quan niệm nghệ thuật về con người trên bình diện lịch sử xã hội, vượt qua hạn chế của cái nhìn mang tính giai cấp, Ma Văn Kháng đã bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào con người: luôn chế ngự và làm chủ hoàn cảnh, cải tạo được hiện thực đời sống, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đồng thời nhà văn cũng xây dựng được những hình mẫu tiêu biểu cho con người ở không gian nhất định trong một thời đoạn lịch sử đầy bão táp, in dấu ấn cá nhân của mình qua cái nhìn về con người ở thời đoạn ấy, đặc biệt là người dân tộc thiểu số - chưa hiện diện nhiều trong sáng tác văn học với tư cách là đối tượng thẩm mỹ. Chính điều đó đã khiến cho tiểu thuyết về đề tài dân tộc miền núi của Ma Văn Kháng có được vị trí nhất định trong lòng bạn đọc dù trước đó đã có những tên tuổi thành công ở đề tài này.
2.2.2.2. Con người thế sự đời tư
Với một tư duy nghệ thuật vừa thống nhất vừa vận động, ở giai đoạn sau, trong các tiểu thuyết thế sự đời tư, con người lại được Ma Văn Kháng tiếp cận bằng một góc nhìn khác: con người cá nhân, là sản phẩm của tự nhiên, một "tiểu vũ trụ", với tất cả những bản năng của nó, đầy hấp dẫn và mang tính cá nhân sâu sắc. Bên cạnh đó, đặt con người trong hoàn cảnh bi kịch, khám phá con người ở khía cạnh tâm linh chính là những vận động trong tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng.
Con người bản năng tự nhiên
Trong Mùa lá rụng trong vườn, qua lời của nhân vật Luận, Ma Văn Kháng từng định nghĩa về con người: "Bản chất con người là một sinh thể tự nhiên - con người có nguồn gốc động vật - nhưng là một sinh thể tự nhiên mang tính người. Ta vừa phải thỏa mãn nhu cầu "con" và nhu cầu "người" của con người" [91, tr. 28]. Với quan niệm này, Ma Văn Kháng đã xác định con người trước hết là thuộc về chính nó và nó tồn tại trong các mối quan hệ xã hội vừa mang tính cá nhân vừa mang tính cộng đồng, con người này sẽ đem đến những bí ẩn, bất ngờ, quyến rũ, phức tạp cho cuộc đời trở thành dòng "sinh hóa hồn nhiên" đáng cho ta sống.
Quan niệm con người với bản năng tự nhiên đã làm nên kiểu con người dục vọng trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Con người dục vọng này có hai loại đối lập với nhau. Loại thứ nhất: con người dục vọng hướng thiện - luôn đam mê khao khát sống đẹp, luôn cố gắng vươn lên mở rộng tầm hiểu biết của mình, kiềm chế ham muốn thấp hèn, tận hiến cho cuộc đời những gì tinh túy nhất của mình, thậm chí cả mạng sống. Loại thứ hai là con người dục vọng hướng ác, bị bản năng chi phối, trượt dài trên con đường tha hóa, biến chất, là nạn nhân của chính mình và tội nhân của xã hội. Xu hướng phân tuyến con người trên cơ sở dục vọng bản năng chính là điểm độc đáo của tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Tuy nhiên, nhà văn không đi theo khuynh hướng miêu tả, phân tích con người bản năng với những đặc tính bị đẩy đến tận độ như Nguyễn Huy Thiệp và một số nhà văn ở giai đoạn sau này mà ông luôn hướng tới lấy bản năng nhằm phản ánh chất người, thước đo chất người. Chính điều này đã khiến cho Ma Văn Kháng khi miêu tả con người không rơi vào trạng thái dung tục dù vẫn đậm bản năng tự nhiên. Xu hướng phân tuyến này là phổ biến trong tất cả các tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng.
Một đặc điểm nữa trong cái nhìn con người từ bản năng tự nhiên của tiểu thuyết Ma Văn Kháng đó là xu hướng đối thoại tranh biện và thuyết lý. Nhà văn cho các nhân vật đối thoại với nhau, từ đó đưa ra một cái nhìn đa
chiều về bản năng của con người. Chính xu hướng đối thoại này đã cho thấy rất rõ quan niệm của nhà văn về con người với những nhu cầu bản năng chính đáng và phi nhân tính. Từ chỗ dè dặt đề cập đến nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp tới chỗ coi đó là tất yếu của cuộc sống là cả một cuộc đấu tranh dài với tinh thần khắc kỷ. Có thể thấy điều này trong Mưa mùa hạ, dưới góc nhìn đạo đức truyền thống, nhân vật họa sĩ Hảo, Loan, bà Nhuần, Thưởng trong cách miêu tả của nhà văn là những kẻ xấu xa, bị ham muốn chi phối cho nên yếu tố bản năng cá nhân với những nhu cầu ăn, ở, mặc, tính dục vẫn chưa được nhìn
nhận thỏa đáng. Đến Mùa lá rung trong vườ n, quan niệm về nhu cầu đời sống
vật chất và tinh thần đã có một bước tiến dài, Ma Văn Kháng đã viết về môt
mâm cỗ đêm ba mươi tết cổ truyền bằng cả môt
tấm lòng ưu ái trân tron
g thể
hiên
môt
nguồn mỹ cảm tinh tế và sự am hiểu những nét ẩm thực cổ truyền
của dân tộc. Đằng sau đó là cả một khát vọng về cuộc sống đủ đầy, tươi đẹp sau bao ngày chiến tranh gian nan vất vả. Hay chân dung lưỡng diện của Lý trong Mùa lá rụng trong vườn, hình tượng nghệ thuật sinh động cho con người tự nhiên bản năng. Lý thích ăn ngon, mặc đẹp, thích nghe những lời vuốt ve, chiều nịnh, bản năng của chị được đánh thức sau bao tháng ngày chiến tranh gian khổ. Có gì xấu khi đó là nhu cầu chính đáng của con người. Nhưng ở thời điểm bấy giờ là cả một vấn đề trong cách nghĩ , cách nhìn, cách ứng xử của chính chị trước gia đình và xã hội. Tuy không đồng tình với nhân vật trong tư tưởng nhưng nhà văn không phủ nhận họ với những nhu cầu chính đáng. Từ con người khắc kỷ, thuần túy lý tưởng, hy sinh mọi lợi ích cá nhân, Ma Văn Kháng đã hướng đến cái nhìn con người cá nhân ở những nhu cầu bình thường nhất, đó là cả một sự thay đổi trong tư duy và nhận thức nghệ thuật.
Một khía cạnh khác để thể hiện con người bản năng đó là khám phá lòng ái dục vô biên của con người, coi dục tính là phần bản năng nhất của con
người. Cái nhìn con người qua tính dục của nhà văn không đi ngươc đao li
truyền thống cũng không đao đứ c giả . Nhìn con người ở bản năng dục tính,
Ma Văn Kháng đã thể hiện chiều sâu trong tư tưởng, đặc biệt từ sự đối sánh
giữa ái dục của tình yêu cao thượng với lối sống bản năng phóng dục, cuồng dục, dâm dục, nhục dục, tà dục, đa dục... Chính điều này đã khiến cho những trang viết về cảnh ái ân giữa Khiêm - Hoan (Mưa mùa hạ); Nhâm - Quyến (Bóng đêm); Điền - Khanh (Bến bờ) khác hẳn với những trang mô tả sự chi phối của bản năng dẫn đến ngoại tình, thông dâm như Xuyến (Đám cưới không có giấy giá thú) hoặc Nhàn - vợ Lập (Bến bờ). Hay lối sống đồi bại trác trụy của những kẻ mua dâm, bán dâm trong các ổ mại dâm của Lý Quân Sầm (Bóng đêm), Kơn Trọc (Bến bờ), thói khẩu dâm, thủ dâm, thị dâm của Khoái (Bóng đêm), Hói (Bến bờ), tội ác cưỡng dâm của Tư (Bến bờ)...
Bằng góc nhìn quy chiếu đạo đức, Ma Văn Kháng nhận ra, dục tính là bản năng tự nhiên, có khả năng chi phối con người, đẩy con người lầm đường lạc lối , hay rơi vào nghịch cảnh bi thương như người Mẹ của nhân vật Tôi trong Côi cút giữa cảnh đời, người đàn bà trong câu chuyện lồng ghép Hương hoa Đà Lạt của nhân vật Tầm trong Bóng đêm. Dục tính còn có khả năng biến
con người thành thú tính như Tư trong Bến bờ… bi ̣ham muốn chi ph ối trở
thành kẻ thủ ác tàn độc với vợ con, em gái, của mình, đó cũng là chuyên co
thể xảy ra gi ữa dòng đời nghiệt ngã và bóng đêm tăm tối. Đề cao nhu cầu chính đáng về đời sống vật chất và lòng ái dục, xem đó là nhu cầu tự thân nhưng rõ ràng minh bạch trong góc quy chiếu đạo đức chính là đặc điểm con người tự nhiên bản năng qua tiểu thuyết Ma Văn Kháng.
Con người trong hoàn cảnh bi kịch
Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà con người với Ma Văn Kháng còn là "con người của hoàn cảnh" [92, tr. 127]. Đặt con người vào trong hoàn cảnh xã hội có biến động, trước những rắc rối của gia đình và xã hội, Ma Văn Kháng có dụng tâm thể hiện cách nhìn con người trong bi kịch, trước bi kịch, qua ứng xử của họ bộc lộ nhân cách. Trọng (Mưa mùa hạ) đứng trước bi kịch tình yêu tan vỡ, công việc bị ngăn trở, nhân cách bị vùi dập. Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) một mình đối mặt với những bi kịch đời sống gia đình cơm áo gạo tiền và bi kịch đánh mất lương tâm người thầy khi