Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 2

Tẩn (2001), Một mình một ngựa (2009), Bóng đêm (2011), Bến bờ (2011). Riêng tiểu thuyếtChuyện của Lý (2013), chúng tôi chỉ điểm qua vì lý do khi tiến hành nghiên cứu, tiểu thuyết nảy chưa xuất bản, hy vọng sẽ tìm hiểu ở những công trình về sau. Các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của nhà văn trên báo chí và một số tiểu luận, phê bình cũng được đưa vào vào diện khảo sát để làm rõ những quan niệm nghệ thuật của nhà văn.

2.2. Nhiêm

vụ nghiên cứ u

Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau: Khảo sát, nghiên cứu, tổng kết và đưa ra nhận định đặc điểm về phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

3. Phương phá p nghiên cứ u

Đối tượng của đề tài vừa mang ý nghĩa văn học sử vừa mang ý nghĩa lý luận văn học cho nên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, dưới đây là những phương pháp cơ bản:

Phương pháp lịch sử - loại hình: Luận án khảo sát lịch sử hình thành những quan niệm về phong cách nghệ thuật, đặc trưng và nội hàm của khái niệm qua những công trình của hai nhà nghiên cứu phong cách học trên thế giới có ảnh hưởng đến phê bình phong cách học ở Việt Nam. Sử dụng phương pháp loại hình học để xác định rõ đặc trưng thể loại trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng qua các giai đoạn sáng tác từ tiểu thuyết sử thi đến tiểu thuyết thế sự đời tư qua đó làm rõ những đặc điểm của phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

Phương pháp hệ thống: trong quá trình nghiên cứu luận án đặt các sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong hệ thống bao chứa nó, xem xét phong cách Ma Văn Kháng như một hệ thống cùng vận động, phát triển theo xu hướng phát triển của văn học. Từ đó, xác định đóng góp của tác giả này trong việc đổi mới tư duy tiểu thuyết (cách tân thể loại) nói riêng và cống hiến cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung.

Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng so sánh đồng đại và lịch đại để thấy được sự kế thừa truyền thống, những đóng góp mới của Ma Văn Kháng

ở phương diện tiểu thuyết. Đặt Ma Văn Kháng và sáng tác của ông trong mối liên hệ cùng thời với các tác giả khác, từ đó làm rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của ông với những đóng góp quý báu cần ghi nhận, khát vọng nghệ thuật của ông hướng về cái đẹp, về đất nước và nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Phương pháp tiếp cận từ góc độ thi pháp học: Luân

án sẽ vận dụng lý

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 2

thuyết về thi pháp học, tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhà văn từ quan niệm nghệ thuật, nhân vật, ngôn từ, giọng điệu.

Phương pháp phân tích - tổng hợp đươc

vân

d ụng ở mức độ cần thiết

khi phân tích nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu của tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

4. Đóng góp của luận án

Luận án bước đầu hệ thống, phân tích và đưa ra nhận xét đánh giá tổng hợp về đặc điểm phong cách Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết từ tác phẩm đầu tay cho đến tác phẩm gần đây nhất. Từ bình diện phong cách học làm rõ sự phong phú đa dạng trong cá tính sáng tạo và những đóng góp của nhà văn ở thể loại tiểu thuyết cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.

Ứng dụng phong cách học vào khảo sát một tác giả văn học Việt Nam đương đại, kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa cung cấp phương pháp luận và kiến văn cần thiết cho việc tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều cấp độ.

5. Cấu trúc của luận án


luân

Ngoài phần mở đầu, kết luân án gồm 4 chương:

và danh muc

tài liêu

tham khảo, nôi

dung

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứ u.

Chương 2: Cơ sở hình thành phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

Chương 3: Thế giới nhân vâṭ tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

Chương 4: Ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT

1.1.1. Về khái niệm phong cách

Phong cá ch là một trong những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong

nhiều lin

h vưc

đời sống và nghiên cứ u khoa hoc

. Theo tiếng Hi Lạp, từ phong

cách (stylos) lúc đầu dùng để chỉ chiếc que có một đầu vót nhọn và một đầu tù, để viết lên các tấm bảng phủ nến. Thời La Mã cổ đại, phong cách được gọi là stylus, tiếng Pháp gọi là style và được hiểu như là một thuật ngữ ngôn ngữ học, nghệ thuật học và văn học. Sau đó, "phong cách" trở thành một khái niệm có tính chất ngôn ngữ chỉ cách dùng từ, được sử dụng như một thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học. Đến thế kỷ XX, phong cách không chỉ hiểu đơn thuần là một khái niệm bó hẹp trong ngôn ngữ học, mà đã được coi như là một đặc trưng của nghệ thuật, để xác định những đặc trưng cơ bản của tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn học nói riêng.

Thời cổ đại, ở phương Tây, từ Aristote (-384 đến -347 TCN) trong Nghệ thuật thơ ca đến Lưu Hiệp, ở phương Đông (456 - 520) trong Văn tâm điêu long đã đề cập khái niệm này nhưng dừng ở mức độ rất khái quát. Trải qua một chiều dài phát triển của lịch sử văn học nhân loại, từ Trung cổ qua Phục hưng đến Cận đại, khái niệm phong cách vẫn luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Bước sang thời kì hiện đại, các nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã xem nó như một phạm trù thẩm mỹ, một hiện tượng nghệ thuật, chứa đựng tất cả sự phong phú và phứ c t ạp cả nội dung lẫn hình thức.

Nghiên cứu phong cách cũng không dừng lại ở một phương diện mà có thể

tiếp cận ở nhiều góc nhìn khác nhau về tác giả, tác phẩm, thể loaị , thời đaị ,

dân tôc

... Cho đến nay , vấn đề phong cách trong sáng tác và nghiên cứ u văn

học vẫn là một vấn đề trung tâm trong nghiên cứu và phê bình văn học.

1.1.2. Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật ở nướ c ngoài

Nghiên cứ u về phong cách của các tác giả nước ngoài như Khrapchenc,o

Gradop, Turbin, Jimunxki, Likhavchev,... đã đươc dic̣ h ra tiêń g Viêṭ khá́m .

Gần đây là công trình Bản mệnh của lý thuyết của Antoine Compagnon - một nhà nghiên cứu có ảnh hưởng khá rộng ở Âu, Mỹ cũng được dịch thuật và được giới học thuật quan tâm. Xét tầm ảnh hưởng, chúng tôi lựa chọn hai nhà nghiên cứ u M .B Khrapchenco (thuộc Liên Xô cũ ) và A. Compagnon (Pháp) để làm sáng rõ những quan niệm phong cách ở nước ngoài có ảnh hưởng đến

nghiên cứu phong cách và phong cách nghệ thuật nhà văn ở Việt Nam giai đoạn gần đây nhất.

Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phá t triển của văn hoc̣ Khrapchenco đã thống kê và nghiên c ứu những quan niệm khác nhau về phong cách nghệ thuật (khoảng 20 định nghĩa). Từ quan niệm phong cách là sự thụ cảm chung về hiện thực, nhận thức hiện thực (Đ. Likhachev. Ar. Grigorian) đến lý giải phong cách từ góc nhìn ngôn ngữ học (V. Turbin), phủ nhận việc quy phong cách vào đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, khẳng định phong cách là sự thống nhất chỉnh thể về nội dung và hình thức của tác phẩm (V. Kôvalev) hay quan tâm tới "vẻ đặc thù" (L. Nôvichenkô), phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn mang nội dung (V. Đneprop, Ya. Elxeberg, A.Xôkôlôv), các nhà cấu trúc lại xem phong cách theo những khuynh hướng khác nhau

(W. Kayzer, R. Yakôbson). Từ những khảo sát trên, theo Khrapchenco chung quy lại khái niệm phong cách được nhìn ở hai góc độ : ( 1) góc độ ngôn ngữ học; (2) góc độ quan niệm phong cách như một hệ thống hình thức mang nội dung. Ông định nghĩa: "Phong cách biểu hiện những đặc điểm của cá tính sáng tạo của nhà văn, sự hoàn chỉnh của nhận thức nhà văn về cuộc sống, của cách nhìn nhà văn đối với thế giới" [104, tr. 144]. Theo Khrapchenco "phong cách là hệ thống của những hệ thống" [104, tr. 167], bao gồm: thế giới quan của người nghệ sĩ, xung đột trong tư tưởng của anh ta được ví như một kiểu "máy phát" [104, tr. 154] năng lượng nghệ thuật riêng. Vì thế phong cách có

tính cấu trúc của một kiểu sinh thể nghệ thuật. Hệ thống giọng điệu - kết quả của sự biểu hiện nghệ thuật đặc trưng và không gian, thời gian và kiểu kết hợp không gian thời gian mang màu sắc riêng. Ngôn ngữ có phong cách là ngôn ngữ đa chức năng - ngôn ngữ nghệ thuật. Phong cách, vì thế còn là sự lĩnh hội riêng - lĩnh hội cách tân đối với thế giới - kiểu sáng tạo riêng đem lại màu sắc mới cho thể văn.

Như vậy, theo Khrapchenco, những yếu tố biểu hiện phong cách mới chính là những dấu hiệu của bản thân phong cách. Những ý kiến của Khrapchenco đã ảnh hưởng rất nhiều đến nghiên cứu và phê bình văn học ở Việt Nam trong suốt nửa sau thế kỉ XX và cho đến hôm nay.

Nếu Khrapchenco gọi tính chất đa dạng trong quan niệm về phong cách qua một hình ảnh "xòe ra như cái quạt" thì Antoine Compagnon trong Bản mệnh của lí thuyết (Văn chương và cảm nghĩ thông thườ ng ) bàn về sự

phong phú và đa dạng trong quan niệm về phong cách qua các k ỳ lịch sử, từ

mối liên hệ giữa văn bản và ngôn ngữ lại gọi hiện tượng này là "Phong cách ngang ngửa bộn bề" [3, tr. 243]. Ông đã phân tích nghĩa của từ nguyên trong tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng La tinh cổ để khẳng định "lịch sử của từ này là lịch sử chiếm lĩnh sự áp dụng có tính tổng quát" [3, tr. 244]. Từ đó Compagnon đưa ra một số phương diện về phong cách, chúng tôi tóm lược lại như sau:

phong cách là môt

chuẩn mưc

: giá trị định ra chuẩn mực và quy tắc của phong

cách là giá trị thường được gắn với nó nhất . Theo đó phong cách tốt là mâu

mưc

để bắt chước , môt

quy chuẩn . Phong cách là môt

thứ trang trí : nó thể

hiên

trong tu từ hoc

liên quan đến viêc

diên

đaṭ bằng từ ngữ . Nói cách khác

đó là ̉ dun

g tính đồng nghia

. Phong cách là môt

thể loaị . Phong cách là môt

triêu

chứ ng: Compagnon đã đi tìm hiểu phương diện này từ Mothe Le Vayer,

Dumarsais, D’Alembert tới Flaube rồi Proust để đi tới điểm chung của họ "cái nhìn độc đáo, như dấu ấn của chủ thể trong diễn ngôn" [3, tr. 250]. Phong

cách, sau rốt như là môt loaị văn hóa. Compagnon đã phân tích các quan niệm

gần đây nhất trên phương diện xã hội học và nhân học trong tiếng Đức và

tiếng Anh. Dẫn định nghĩa của Schapio trong Quan niệm về phong cách

"Phong cách là biểu thị của văn hóa như một tổng thể" [3, tr. 253].

Từ những phân tích các phương diện quan niệm về phong cách trên góc độ tu từ học, ngôn ngữ học, phê bình học và phê bình ý thức hệ chủ đề Compagnon đi đến kết luận: Phong cách khó có thể là một khái niệm thuần túy; đó là một quan niệm phức tạp, phong phú, mập mờ, phức hợp [3, tr. 253].

Không dừng ở đó, Compagnon tiếp tục đi tìm hiểu phong cách trong mối quan hệ ngôn ngữ, phong cách, lối viết. Ông quan tâm tới Barthes trong độ không của lối viết, ông dẫn quan niệm của Barthes về phong cách "sự lựa chọn tổng quát một giọng, một ethos" [3, tr. 257] và "lối viết là ngụ ý của hình thức" [3, tr. 257]. Compagnon đã chỉ ra quan niệm của Barthes chính là sự Phục sinh lại theo nghĩa tu từ học của từ phong cách bằng "lối viết". Đặc biệt ông quan tâm đến quan niệm phong cách và sự minh họa bằng ví dụ "một chữ kí" của G.Genette.

Từ các nghiên cứu, Compagnon đi đến kết luâṇ :


hoăc

- Phong cách là môt nhiều).

biến hóa hình thứ c trên môt

nôi

dung ổn điṇ h (ít

- Phong cách là môt

tâp

hơp

những nét đăc

trưng của môt

tác phẩm

cho phép qua đó nhân

daṇ g và nhân

ra tác giả (trưc

giác hơn là phân tích).

- Phong cách là môt

sự lưa

chon

giữa nhiều "lối viết" [3, tr. 285].

̀ Khrapchenco đến Compagnon, chúng tôi nhận thấy có những điểm như sau:

Một là, về sự xuất hiện của khái niệm. Các nghiên cứu đều thống nhất ở điểm phong cách là một khái niệm xuất hiện từ thời cổ đại, có nhiều cách định nghĩa khác nhau xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau (tu từ học, ngôn ngữ học, chủ nghĩa cấu trúc, phê b ình, ký hiệu học, xã hội học, văn hóa học...).

Hai là, về nội hàm của khái niệm. Các nghiên cứu đều tránh đi đến một định nghĩa duy nhất. Hai nhà nghiên cứu đã hệ thống các định nghĩa của người đi trước để chỉ ra các cách tiếp cận chủ yếu khi nghiên cứu văn học.

Cách tiếp cận thứ nhất coi phong cách là đối tượng của ngôn ngữ học. Cách tiếp cận này sẽ giới hạn phạm vi của phong cách ở phạm trù ngôn ngữ và như vậy làm hẹp biên độ nghiên cứu phong cách. Bởi phong cách không chỉ là ngôn ngữ. Cách thứ hai coi phong cách là sự lựa chọn nội dung và hình thức biểu hiện mà qua đó cho phép ta nhận dạng ra tác giả, trào lưu, khuynh hướng, thời đại, dân tộc. Cách thứ hai này sẽ bao gồm cả nội dung tư tưởng và sự lựa chọn của nhà văn về hình thức thể hiện.

Điểm khác biệt đó là, từ nghiên cứu của mình, Khrapchenco đưa ra những ý kiến phù hợp với nghiên cứu và phê bình văn học ở phương diện phong cách nghệ thuật nhà văn. Trong khi đó, nghiên cứu của Compagnon vì diện nghiên cứu rộng hơn, tham vọng của nhà nghiên cứu cũng muốn bao quát khái niệm ở cấp độ khái quát nhất, cho nên đối với nội dung cụ thể là phong cách nghệ thuật nhà văn vẫn còn bỏ ngỏ.

1.1.3. Nghiên cứu phong cách và phong cách nghệ thuật nhà văn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, thuật ngữ phong cách và phong cách nghệ thuật nhà văn được giới thuyết khá muộn. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, vấn đề này hầu như chưa có một công trình nào đề cập đến một cách hệ thống và chuyên sâu. Từ 1945, nghiên cứu về phong cách nghệ thuật và phong cách nghệ thuật

nhà văn được chú trọng. Giới nghiên cứ u và phê bình văn hoc Viêṭ Nam đã co

nhiều công trình nghiên cứ u về phong cách , tuy nhiên, ứng với quá trình nghiên cứu phong cách ở Việt Nam, do tiếp cận vấn đề này muộn hơn trên thế giới, nên chúng tôi cho rằng nghiên cứu về phong cách ở Việt Nam mang tính

kế thừa và ứng dụng, thể hiện ở các thành tựu: một là, nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về phong cách; hai là, nghiên cứu phong cách cá nhân đặt trong trào lưu, thời đại để từ đó làm rõ sự vận động của văn học Việt Nam trong những giai đoạn cụ thể.

Hướng nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về phong cách thành tựu đạt được là xây dựng khái niệm qua các bộ từ điển như ̀ điển Văn hoc̣

(Đỗ Đức Hiểu ), ̀ điển Thuât

ngữ văn hoc

(Lê Bá Hán - Trần Đình Sử -

Nguyên

Khắc Phi ), 150 thuât

ngữ văn hoc

(Lại Nguyên Ân ), Bên cạnh đó là

thành tựu nghiên cứu về phong cách từ góc độ ngôn ngữ học, thi pháp học lý luận văn học: Phong cách học Tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái

Hòa), Dân

luân

phong cá ch hoc

(Nguyên

Thái Hòa). Lí luận văn học (Phương

Lựu, Nguyễn Xuân Nam - Thành Thế Thái Bình), Lý luận văn học, vấn đề và

suy nghĩ (Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương), Môt học hiện đại của Trần Đình Sử, Những thế giớ i nghê ̣thuâṭ

số vấn đề thi phá p thơ (Trần Đình Sử),

Dân

luân

thi phá p hoc̣ (Trần Đình Sử), Văn và Ngườ i(Phong Lê), Đi tìm chân lí

nghê ̣thuât của Hà Minh Đức, Nhà văn, tư tưởng và phong cách (Nguyễn

Đăng Mạnh)... Về khái niệm phong cách cá nhân nhà văn (Tôn Thảo Miên)...

Hướng thứ hai đi vào nghiên cứu phê bình phong cách học cụ thể từ tác giả đến tác phẩm. Các nghiên cứu này khẳng định những chân dung tác giả văn học lớn, có ý nghĩa thay đổi diện mạo hay thúc đẩy sự phát triển của văn học ở từng giai đoạn cụ thể. Một số công trình nghiên cứu phong cách tác giả nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc về phương diện lí thuyết như: Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Phan Ngọc), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến (Biện Minh Điền), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao (Trần Đăng Suyền), Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải (Tuyết Nga), Phong cách Nguyễn Minh Châu (Tôn Phương Lan)...

Về khái niệm phong cách, chúng tôi chỉ điểm lược những khái niệm gần nhất về mặt thời gian, có ý nghĩa ảnh hưởng hoặc đã được sử dụng nhiều trong nghiên cứu văn học tại Việt Nam. Trước hết, trong cuốn 150 Thuật ngữ văn học, phong cách được định nghĩa là:

Những đặc điểm... dường như hiện diện ở bề mặt của tác phẩm, như là một sự thống nhất hiển thị và cảm giác được của tất cả các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng điệu, có màu sắc thống nhất rõ rệt [6, tr. 254].

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí