(Tiếng chim tu hú)
Hình ảnh một Thái Nguyên với "cây đa Tân Trào", "mái đình Hồng Thái" hiện lên trong thơ Anh Thơ lại là một bức tranh thiên nhiên tươi tốt, tràn đầy sự sống, với những con người lao động hăng say để cho những sản phẩm "lúa vàng", "ngô biếc".
"Bàn tay sản xuất dồi dào,
Lúa vàng, ngô biếc xôn xao ruộng đồng".
(Cha về)
Không chỉ cần cù trong lao động mà con người Thái Nguyên lại rất giàu tình cảm, đó là tình cảm quân dân gắn bó, tình cảm của người hậu phương dành cho tiền tuyến, mặc cho đồn bốt dày đặc của giặc; mặc cho mưa bom, bão đạn của kẻ thù; mặc cho "mưa đêm đổ" hay "nắng cháy lưng"; những "hạt ngọc", "hạt vàng" những chắt chiu của quê hương vẫn được gửi ra cho những chiến sĩ đang chiến đấu ngoài chiến trường:
"Mau chị em ơi, Gánh ta đầy rồi! Ta ra tiền tuyến, Đến tận tay người"
(Gánh thóc khao quân)
Đến với mảnh đất Thanh Hoá miền trung nắng cháy, Anh Thơ đã ghi lại một bức tranh thiên nhiên rất phong phú, đa dạng có nắng, có mây, có đồng lúa, có giọt sương long lanh - một khung cảnh thật đẹp, thật hữu tình, thật nên thơ:
"Nắng loá chân mây, loá tràn sông máng Ánh hào quang chói lọi dội đồng chiêm.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Lễ Hội, Phong Tục Mang Đậm Bản Sắc Văn Hoá Dân Tộc.
- Cảnh Quê, Tình Quê Trong Thơ Anh Thơ Sau Cách Mạng Tháng Tám.
- Phong cách thơ Anh Thơ - 10
- Hình Ảnh Con Người Trên Những Nẻo Đường Kháng Chiến.
- Cái Tôi Trữ Tình Lãng Mạn Trong Thơ Anh Thơ.
- Vị Thế Và Cách Nhìn Mới Về Người Phụ Nữ
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Sương đậu long lanh muôn vàn bông lúa sáng Rừng rực màu bát ngát thắm vàng lên".
(Mùa chiêm mới)
Khi ra thực tế đảo Cô Tô bằng tàu của hải quân, Anh Thơ đã viết Đảo Ngọc. Bài thơ đã ca ngợi cảnh đẹp của đảo Cô - Tô với những đặc sản nổi tiếng:
"Đây đảo Cô Tô, ta từng mộng ước:
Được ngắm trời hồng trong ánh trân châu. Được vớt hương cam thả trùm sóng nước. Được thấy đồi mồi lấp loáng hồ sâu".
và đặc biệt là hình ảnh con người với công việc thầm lặng nhưng tình cảm lại chứa chan đó là anh thanh niên trong nghành Hải dương học, ra đảo Cô Tô công tác, ngày đêm một mình đếm sóng trên đảo, nhớ người yêu đang ở nhà máy chè Phú Thọ và anh thanh niên đó mong ước có một ngày chị về nông trường chè ở đảo Cô Tô:
"Thuyền ta thả một vòng quanh đảo biếc… Mến anh đếm sóng đầu gành.
Hỡi sóng thân yêu có hay lòng tha thiết Mau in búp tay nào về lẫn búp chè xanh".
(Đảo Ngọc)
Phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thơ Anh Thơ muôn hình vạn trạng, đầy sức sống. Trong tập thơ Quê chồng - các địa danh được miêu tả rất nhiều và rất đẹp: Nha Trang, Tây Nguyên…
Đây là cảnh đẹp mộng mơ ở chiều Nha Trang:
"Một ráng mây hồng treo đảo biếc Vài doi cát trắng yến bay qua
Tháp Chàm thấp thoáng, mây nâng sóng Người dạo đường xanh, áo lẫn hoa".
(Chiều Nha Trang)
một khung cảnh thiên nhiên thật nên thơ, lãng mạn với mây hồng, cát trắng với mây nâng sóng và trong bức tranh thiên nhiên tươi đẹp đó con người cũng như say cùng cảnh vật.
Bước chân đến Tây Nguyên, nữ thi sĩ lại ghi lại vẻ đẹp tươi nguyên đậm chất Tây Nguyên có những chú voi lừng lững về bản; có những già làng ngồi "ngất nghểu bành mây"; có bắp, có khoai chồng chất đầy nhà và đặc biệt là một màu xanh trải dài vô tận:
"Xanh trời, xanh núi, xanh mây
Tiếng tre đâu bỗng xanh đầy mênh mông. Câu vàng hay mảnh trăng cong?
Mái lầu vương giả chìm trong hồ chiều".
(Trên hồ Lak)
Một màu xanh ngút ngàn, xanh của trời, của núi, của mây, của cây tre và màu xanh của cuộc sống yên bình, trù phú - màu xanh của ấm no, hạnh phúc.
Gắn liền với tình yêu thiên nhiên, yêu phong cảnh đất nước là tình thương yêu vô hạn của tác giả đối với những con người xung quanh. Đó là tình cảm của người mẹ dành cho những đứa con thân yêu của mình; là lời ru ngọt ngào của mẹ để đưa con vào giấc ngủ say, hay những nụ hôn đầy nồng ấm của mẹ để cảm nhận được:
"Ồ môi con mình Chín như trái ngọt"
Hay đó là tình thương con, nhớ con, nỗi nhớ mong của người mẹ gửi tới con nơi chiến trường xa:
"Má nhớ mong con giữa tết này Quà xa không thể gửi trao tay
Nhưng má biết đường lên phía trước Sẽ có tin vui đến một ngày".
(Theo bước chân con má mở cờ)
Giữa không khí vui tươi của ngày Tết, người mẹ nhớ thương tới người con đang chiến đấu nơi xa song bên cạnh nỗi nhớ thương là niềm tin vô tận của người mẹ vào một chiến thắng huy hoàng trong tương lai.
Bên cạnh tình cảm riêng tư là tình cảm mang tính chất cộng đồng của tác giả dành cho bạn bè, đồng nghiệp, người chiến sĩ, chị y tá… Đặc biệt là tình cảm lớn lao của Anh Thơ nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác Hồ, đối với Đảng. Nhà thơ đã dành nhiều bài thơ ca ngợi về Đảng, về Bác với tấm lòng trân trọng, yêu mến thiết tha. Anh Thơ sung sướng, hồ hởi khi Đảng đã soi đường, dẫn lối cho nhà thơ đi từ những vần thơ mộng mơ ra con đường thơ mới, con đường thơ cách mạng và niềm vui mừng đó đã khiến nữ thi sĩ reo lên:
"Ôi sung sướng là ta có Đảng! Bút muôn màu tô vẽ non sông. Đảng cho tôi ánh sáng tươi hồng Cho tôi cả những vần thơ Đẹp!".
(Đảng đã cho tôi)
hay là tình cảm của người dân Thanh Hoá đối với Đảng, đối với Bác Hồ:
"Nước Cụ về, một buổi chiều tươi mát, Với bàn tay cán bộ dìu dắt dân.
…
Mẹ cười tươi ôm lượm lúa nhìn con. Ta sống đây là nhờ ta có Đảng,
Mùa chiêm này ngào ngạt bát cơm thơm".
(Mùa chiêm mới)
Người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả một nắng hai sương song vẫn sống trong cảnh nghèo đói, mất mùa; thế nhưng từ khi có Đảng, có Bác Hồ, có
sự dìu dắt của người cán bộ cách mạng, người dân quê đã được hưởng một cuộc sống ấm no, một mùa bội thu đang chờ đón họ.
Là niềm hạnh phúc, là nỗi xúc động dâng trào trong tâm hồn cô giáo Phượng khi cô đã được Bác Hồ trao tặng huy hiệu Bác. Cô đã vượt qua những khó khăn của cuộc sống đời thường khi giặc Mĩ đánh phá miền Bắc để giỏi việc nước, đảm việc nhà và niềm xao xuyến, bồi hồi đó đã được cô thốt lên:
"- Bác của con ơi! Huy hiệu Bác cho Con cài bên trái tim bé nhỏ.
Mỗi bước con đi
Từng hơi con thở Có Bác nhìn con,
Sức mạnh thêm nhiều Con sẽ đi, đường rộng thương yêu".
(Chiếc huy hiệu Bác)
Có thể thấy do đi nhiều nơi, sống trong nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau; tham gia nhiều công việc khác nhau do đó hiện thực cuộc sống trong thơ Anh Thơ sau cách mạng và kháng chiến vô cùng phong phú đa dạng. Đó là bức tranh thiên nhiên về cảnh sắc Việt Nam ở mọi vùng miền khác nhau; là tình cảm của con người với con người trong cuộc kháng chiến… tất cả đã góp phần tạo nên dấu ấn đậm nét trong thơ Anh Thơ.
1.3. Hình ảnh con người trong thơ Anh Thơ.
Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù. Sáng tác văn chương là con đường nhận thức của người nghệ sĩ. Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng. Đó là "sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học" [42, tr35]. Trước đây khi nghiên cứu con người trong nghệ thuật thông thường chỉ dừng lại chú ý tìm hiểu con người đó như thế nào? nó đã được tác giả thể hiện ra sao trong tác phẩm? Tức là chỉ giới hạn tìm
hiểu con người trong bản thân sự thể hiện nghệ thuật. Thực ra con người trong văn học nghệ thuật về thực chất là sự cắt nghĩa và quan niệm con người bằng hình tượng nghệ thuật trong các bình diện con người được mô tả trong hệ thống các phương tiện hình thức tương quan với thời gian và không gian.
Nhìn từ góc độ lý luận, có thể khẳng định rằng không có lĩnh vực nào quan niệm nghệ thuật về con người lại phong phú và đa chiều như trong văn học. Mỗi thời đại sinh ra một kiểu quan niệm nghệ thuật về con người, trong mỗi nhà văn lại có một cách quan niệm riêng về con người gắn với thời đại lịch sử và mang hơi thở chung của cuộc sống thời đại ấy. M.Gorki có lần khuyên một nhà văn trẻ: "Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đây không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếu" [18, tr126]. Điều đó lại hoàn toàn khác trong thơ Anh Thơ. Bởi trong thơ Anh Thơ ta bắt gặp một sự phong phú. đa dạng về con người ở cả hai giai đoạn: con người trong Bức tranh quê và con người sau cách mạng và kháng chiến.
1.3.1. Hình ảnh con người trong Bức tranh quê.
Thơ Anh Thơ là sự tổng hợp các kiểu con người nông thôn Việt Nam cổ truyền. Không gian tồn tại của con người quê chính là làng. Làng là một tổ chức đời sống nông thôn, làng là nơi "chôn rau, cắt rốn", là nơi họ sinh ra, lớn lên, họ cày cuốc, lao động làm ăn và cũng chính là nơi họ trở về với cõi vĩnh hằng. Chính vì vậy, trong thơ Anh Thơ, dường như tất cả những người đã sống, đã tồn tại trong không gian làng quê đều được thể hiện trong thơ rất rõ nét, rất chân thật song cũng rất sinh động.
Đó trước hết là những cô gái. Trong tập Bức tranh quê, hình ảnh cô gái được Anh Thơ nhắc tới rất nhiều, có 16 bài trên tổng số 45 bài xuất hiện hình ảnh cô gái quê như cô thôn nữ, cô gái tát nước, những cô gái làng, những cô gái tơ… họ làm những công việc khác nhau song đều mang đậm chất duyên dáng, hồn hậu, chân thật của người dân quê như trong bài Chiều xuân:
"Làm giật mình cô nàng yếm thắm Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa"
(Chiều xuân)
trong khung cảnh chiều xuân thơ mộng, cô nàng yếm thắm với công việc quen thuộc của nhà nông là làm cỏ ruộng đã làm cho bức tranh xuân càng thêm đẹp, thêm duyên.
Hay: "Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói… Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình".
(Ngày xuân)
Mùa xuân là mùa của tình yêu, của hạnh phúc và ta bắt gặp niềm hạnh phúc đang trào dâng trên nét mặt của những cô gái quê, từ nụ cười cho đến ánh mắt, đến hàm răng đen nhánh. Hình ảnh đó khiến ta liên tưởng đến những câu thơ trong bài Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm):
"Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu toả nắng"
vẻ đẹp chân quê truyền thống đó luôn được lưu giữ.
Là hình ảnh các cô nàng tung tăng đi trẩy hội rằm tháng giêng. Hội đến; già, trẻ, trai, gái nô nức đi chơi hội; từ bà lão "yếm hồng tươi khoe mới" cho đến:
"Các cô nàng khuyên bạc sáng như sao"
(Đêm rằm tháng giêng)
Anh Thơ đã sử dụng hình ảnh rất đẹp, bà đã so sánh vẻ đẹp, vẻ sáng của những chiếc khuyên bạc như những vì sao sáng trên bầu trời khiến cho những cô gái quê mang một vẻ đẹp lộng lẫy như toả sáng hơn trong đêm rằm.
Bên cạnh hình ảnh những cô gái quê là những chàng trai cũng mộc mạc, bình dị, mang đậm chất quê. Đó là chàng trai cũng giống như trẻ con, diện quần áo mới trong ngày xuân:
"Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới Tập lê giầy như tập nhấc chân đi"
(Ngày xuân)
hay hình ảnh trai tơ trong ngày mùa, đang vui cười hớn hở gặt những bông lúa vàng tươi báo hiệu một mùa bội thu:
"Trong đồng lúa tươi vàng bông rủ chín Những trai tơ từng bọn gặt vui cười"
(Chiều hè)
và đâu đây ta bắt gặp những mụ bán cá, những chị hàng rau, chị hàng quạt, bà già bán bún… họ hiện lên trong những sinh hoạt đời thường:
"Mụ bán cá đặt thúng ngồi chửi đổng Chị hàng rau mất chỗ chạy lon ton"
(Họp chợ) hay: "Nhưng đắt nhất có chị hàng bán quạt
Ngồi trước đình không kịp đếm tiền xâu"
(Chợ mùa hè)
Hình ảnh con người hiện lên trong không gian làng quê đó còn rất nhiều: đó là những cụ già, những bô lão, những ông thầy bói hay bác cung văn, rồi thằng cu, cái đĩ, người vớt bèo, lũ mục đồng, người bán gạo, bác thợ cạo, đến cả những ông già hát thơ xưa, những bà đồng…:
"Bác thợ cạo đè vội đầu khách cạo, Thầy bói ngồi gieo quẻ xuýt xoa kêu".
(Đông chợ) "Nhà trong xóm đèn mờ qua tấm rại, Các ông già ra võng hát thơ xưa".
(Đêm hè)