Như vậy có thể thấy rằng ngoài đời có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu con người trong thơ Anh Thơ hay họ chính là nguyên mẫu ngoài đời: chất phác, giản dị, chân quê. Cùng với Anh Thơ, Nguyễn Bính cũng viết về con người thôn quê song con người trong thơ Nguyễn Bính ít nhiều vướng bụi thị thành:
"Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều"
Con người trong thơ Anh Thơ chỉ sống quanh quẩn trong làng xã, nên rất quê, rất gần gũi, thân quen với chúng ta. Khi viết về những người dân quê chân lấm tay bùn, Anh Thơ không hề miêu tả họ với những nét thô thiển, quê mùa mà ngược lại chân chất, đáng yêu, đáng nhớ. Như vậy, có thể thấy, Anh Thơ rất có tài năng trong việc miêu tả con người và hơn hết đó là một tấm lòng yêu thương con người, yêu quê hương như trong hồi ký từ bến sông Thương, Anh Thơ đã từng tâm sự: "Tôi rất yêu quê hương, yêu những con người làng quê. Tôi thích nhất là đi giữa cảnh rộn ràng người đi chợ" [8, tr.69].
Những con người làng quê đó luôn gắn bó với những sinh hoạt đời thường. Trong thơ, họ xuất hiện với những công việc hằng ngày của mình như đi vớt bèo, thổi bếp, đi tát nước hay đi dệt vải…
"Ngoài đồng lúa một vài cô tát nước Múc trăng lên theo tiếng hát mơ màng".
(Đêm hè) hay: "Mẹ rồi con xắn váy cúi khom, và
Người vớt bèo, người khều rau hái vội…".
(Sáng hè)
Cuộc sống đời thường của họ còn rất nhiều khó khăn vất vả do thiên tai như lũ lụt, giông tố, hạn hán, mất mùa… nên họ luôn phải lo toan vất vả, họ luôn chìm trong lo âu, sợ hãi. Như hình ảnh một trận lụt lớn khiến cho đê vỡ, nước ồ ạt tràn vào làng xóm cuốn trôi bao nhà cửa và cả con người:
Có thể bạn quan tâm!
- Cảnh Quê, Tình Quê Trong Thơ Anh Thơ Sau Cách Mạng Tháng Tám.
- Phong cách thơ Anh Thơ - 10
- Hình Ảnh Con Người Trong Bức Tranh Quê.
- Cái Tôi Trữ Tình Lãng Mạn Trong Thơ Anh Thơ.
- Vị Thế Và Cách Nhìn Mới Về Người Phụ Nữ
- Phong cách thơ Anh Thơ - 15
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
"Nhưng dưới nước lững lờ theo tiếng quạ Bao thây người vơ vẩn giữa dòng khơi"
(Lụt)
Hay cảnh hạn hán kéo dài làm cho cuộc sống của con người điêu đứng:
"Các cô gái đưa nhau thăm ruộng nỏ Cuốn giây gầu chán nản tát đồng không".
(Đại hạn)
Không chỉ cảm thông cho những người dân quê phải chịu cảnh hạn hán, mất mùa mà Anh Thơ còn nhìn thấy sự cùng cực, cuộc sống nghèo túng của người dân quê, từ cô gái mù hát xẩm kiếm ăn cho đến ông lão ăn mày ngồi bên chợ đứng xin bố thí bởi hơn ai hết chính bản thân Anh Thơ đã sống ở quê từ tấm bé, cảnh sắc và con người quê hương đã thấm vào bà từ thuở còn thơ và bản thân Anh Thơ cũng đã từng trải qua cuộc sống vất vả lam lũ:
"Cô gái loà gõ nhịp mắt lơ mơ
Ông già lặng điềm nhiên ngồi kéo nhị…"
(Đám xẩm) hay: "Một ông lão ăn mày dò dẫm lối
Bước gậy lần thăm quán ngủ bơ vơ"
(Chợ chiều)
Tất cả đều phản ánh cuộc sống thực tại ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám tù túng, nghèo khổ thậm chí là lay lắt, buồn tẻ và phải là người có tấm lòng thương cảm sâu sắc thì mới có được cái nhìn tinh tế và vẽ nên được những mảnh đời, những con người hiện thực đến từng chi tiết. Những con người ấy bước ra từ đời thực, từ đời sống hàng ngày cũng vất vả, lam lũ kiếm sống.
Nhưng con người nông dân hiện lên không chỉ với những khó khăn, vất vả mà còn là những con người yêu đời, yêu cuộc sống; họ vui niềm vui trong lao
động, trong những buổi tát nước hay những buổi đi gặt - họ sung sướng hạnh phúc khi tay cầm những bông lúa nặng bông:
"Trong đồng lúa tươi vàng bông lúa chín Những trai tơ từng bọn gặt vui cười"
(Chiều hè)
Trong tình yêu, những con người dân quê cũng rất chất phác, giản dị. Tình cảm của họ không rung lên nhiều giai đoạn như những nốt nhạc, cũng không nhiều cung bậc như trong thơ tình Xuân Diệu, Nguyễn Bính mà tình cảm của họ mang nét chân chất như tình cảm của những chàng trai, cô gái trong ca dao, không dám thổ lộ trực tiếp, ngại ngùng e lệ rất thật thà, rất quê mà cũng rất đáng yêu:
"Ngoài đồng vắng, trời đêm mà che nón? Có hai người đi lẻn tới nương dâu
Và lại có cả một đôi đom đóm
Bay dập dìu như muốn phải lòng nhau".
(Đêm xuân)
Có thể thấy, thấu hiểu và nói lên được những đặc điểm của con người nông thôn điều đó chứng tỏ Anh Thơ là một người rất am hiểu, rất yêu thương cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả đối với những con người thôn quê.
Được sinh ra và nuôi dưỡng từ cái nôi văn hoá dân gian, mỗi con người Việt Nam đều mang trong tâm hồn mình dòng chảy của mạch nguồn văn hoá. Chính vì vậy ta cũng bắt gặp trong hàng loạt sáng tác của Anh Thơ (trước cách mạng) hình ảnh con người lưu giữ những nét đẹp xưa như dải yếm đào, răng đen nhánh, áo tứ thân, quần lụa, nón quai thao, khăn mỏ quạ, áo nâu, nón thấm, khăn vuông…
"Các bà lão yếm hồng tươi khoe mới, Các cô nàng khuyên bạc sáng như sao".
(Đêm rằm tháng giêng) hay: "Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói…
Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình".
(Ngày xuân)
Nét đẹp văn hoá trong mỗi con người không chỉ thông qua cách ăn mặc, trang phục mà còn được thể hiện qua các lễ hội, phong tục tập quán. Một trong những lễ hội có sức sống mãnh liệt nhất từ xưa đến nay đối với mỗi người dân Việt Nam đó là Tết Nguyên đán. Tết đến, dường như tất cả mọi người ai cũng tất bật, vui vẻ, rộn ràng đón tết và họ chuẩn bị sửa sang bàn thờ thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên để tưởng nhớ về cội nguồn để đón rước ông bà về ăn Tết:
"Và rất nhiều ông già ngồi lau quét
Trước bàn thờ thành kính thắp tuần nhang".
(Chiều ba mươi tết)
Không chỉ phản ánh hình ảnh con người trong những ngày Tết Nguyên Đán mà Anh Thơ còn đưa vào trong thơ những hình ảnh con người mang nét đẹp văn hoá của đêm rằm tháng giêng, của rằm tháng tám… Trong Đêm rằm tháng giêng, hình ảnh con người thể hiện niềm tin tín ngưỡng của mình vào truyền thống cúng lễ của dân tộc nên người thì quỳ lễ để cầu xin vận may cho mình, người thì xóc thẻ để biết được điều may, điều rủi trong năm:
"Họ hớn hở người thì quỳ xuống lễ Sau lưng sư trước mặt phật từ bi. Người lẳng lặng cúi đầu ngồi xóc thẻ,
Cạnh chuông đồng luôn đổ tiếng bi bi…".
(Đêm rằm tháng giêng) Còn đêm Rằm tháng Tám, thì không khí lại khác:
"Trong đường xóm trống chiêng chung nhịp nổi Trẻ con theo sư tử rước vang ầm.
Ngoài đình sáng tiếng cười chen tiếng nói Gái trai làng ra họp hát trống quân".
(Rằm tháng Tám)
Nhà thơ đã phản ánh nét đẹp văn hoá của con người qua âm thanh của tiếng "trống chiêng" rộn ràng, sôi nổi; qua sự náo nức, hớn hở, vui đùa của bọn trẻ; qua sự sum họp, chuyện trò của trai gái quê, và tất cả đều toát lên một không khí phấn khởi, vui tươi.
Có thể thấy hình ảnh con người trong những năm trước cách mạng được Anh Thơ phản ánh trong Bức tranh quê thật phong phú, sinh động: đó có thể là những người dân chân lấm tay bùn nhưng mộc mạc, chân chất; là những người dân quê cuộc sống còn túng đói, cơ cực song ở họ vẫn toát lên niềm tin yêu đời, yêu cuộc sống hay là những con người mang đậm dấu ấn văn hoá dân gian… tất cả đã được tái hiện lại để rồi từ đó người đọc có thể thấy được tình cảm thương yêu, trân trọng, cảm thông của Anh Thơ dành cho người dân quê.
1.3.2 Hình ảnh con người trên những nẻo đường kháng chiến.
Cách mạng tháng Tám thành công "đã đập tan cái cửa ngục" của xã hội cũ, giải phóng cho toàn dân Việt Nam, trong đó có người con gái làm thơ ở bến sông Thương. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà thơ hoà mình vào quần chúng, lăn lộn trong thực tế sản xuất, chiến đấu. Và do đi nhiều nơi, sống trong nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, Anh Thơ đã tiếp xúc với rất nhiều người ở mọi tầng lớp khác nhau chính vì vậy hình ảnh con người trong thơ Anh Thơ sau cách mạng đã có sự thay đổi.
Nếu như hình ảnh con người trong Bức tranh quê là con người trong phạm vi hẹp, chỉ quanh quẩn với cuộc sống làng xã, quanh năm suốt tháng chỉ lo làm lụng để kiếm sống mà vẫn không đủ ăn, vẫn phải sống trong cảnh nghèo đói, cơ cực thì sau cách mạng và kháng chiến, hình ảnh con người đã phong phú hơn, ở nhiều loại người, nhiều tầng lớp người khác nhau đó là hình ảnh của người mẹ, người phụ nữ, người nữ cán bộ, người chiến sĩ trong lao động
sản xuất thế nhưng đó là con người ở vị thế mới: con người được tự do, con người được làm chủ đất nước, được sống trong một cuộc sống hoà bình và khi có giặc thì họ sẵn sàng quyết tâm đứng lên để tham gia kháng chiến đánh giặc, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Trước hết là những con người được sống trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do nên họ sung sướng khi đất nước được tự do và con người được làm chủ đất nước.
Trong bài thơ Mùa chiêm mới, Anh Thơ đã ghi lại niềm vui sướng, hạnh phúc của người nông dân khi sau bao nhiêu năm phải sống trong tăm tối thì giờ đây có cách mạng, có Đảng, có Bác Hồ soi đường, dẫn dắt, người nông dân đã được sở hữu mảnh ruộng của mình, được cầm những bông lúa trĩu nặng:
"Với bàn tay cán bộ dắt dìu dân
Khắp ruộng, vườn cuốc cào lên tới tấp, Dựng lại mùa sản xuất biếc trời xanh".
(Mùa chiêm mới)
hay đó là những tâm trạng khác nhau của o thanh nữ. Đầu tiên là nỗi buồn, là sự căm giận khi o nhớ lại những ngày xưa dưới ách thống trị của bọn phong kiến, người nông dân vất vả lam lũ song:
"Gió căm căm đồng nước rét tê người Cũng đồng này, làm chỉ mất mồ hôi".
(Mùa cấy đầu tiên)
và tiếp theo là niềm vui mừng hớn hở khi ruộng vườn đã về tay ta, con người đã được làm chủ những mảnh ruộng:
"Ruộng bên ni, ruộng bên tê lộng lẫy Bóng nông dân tươi thắm giữa đồng xanh. Đây mùa đầu cả xóm, thôn vui cấy
Ruộng của mình, từng thửa ruộng đấu tranh".
Đặc biệt bài thơ Tiếng hát o Sờ là bài thơ đầy xúc động lòng người. Tên của o là Sờ phải chăng đã nói lên đặc điểm của người phụ nữ đó, o Sờ bị mù do đó ngày cũng như đêm o phải mò mẫm, phải sờ sịt, phải lần từng bước để đi; và 30 năm rồi o Sờ phải sống trong đói khổ, trong nghèo nàn thế nhưng cách mạng tháng Tám đã đem đến cho o niềm vui mới, niềm hạnh phúc mới: mặc dù vẫn mù loà song o đã "thấy đời xanh", o đã thấy cuộc đời nhiều thay đổi và từ nay o đã là con người tự do, được:
"Rồi đêm nay được nhà, được áo, Được tủ gương soi, o ngắm, o sờ… Tiếng hát bừng vui ríu ran như sáo
O tưởng mình là cô Tấm ngày xưa!...".
(O Sờ)
Con người được làm chủ đất nước, được tự do, do đó họ càng hăng say lao động sản xuất để xây dựng đất nước. Ta bắt gặp hình ảnh của cô gái Bắc Sơn với những công việc thường ngày như phát rẫy, làm nương, múc nước, giã gạo… những công việc đó đối với người phụ nữ tưởng như rất vất vả song lại được làm với một thái độ nhẹ nhàng và hăng say để rồi toát lên vẻ đẹp của con người lao động mới:
"Tôi thường gặp chị khắp nơi: Khi đi phát rẫy, phát đồi làm nương
Khi ra dòng suối như gương, Nghiêng vầu múc nước nhẹ nhàng về thôn.
Khi bên bếp lửa chập chờn,
Nhịp nhàng chày giã gạo ròn tới khuya.
Hay trong những năm kháng chiến chống Mĩ, ta lại bắt gặp hình ảnh con người đi xây dựng cuộc sống mới, đó là các đồng chí cán bộ, anh chị em đi xây dựng thuỷ điện Thác Bà. Công việc nghe tưởng chừng như đơn giản song những câu thơ trong bài Ta đi vá núi đã làm nổi bật sự vất vả, nguy hiểm thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng bởi Thác Bà là một thác rất gập ghềnh, hiểm trở:
"Hết lặn dòng sâu mò đá sỏi Lại leo dốc thẳm gánh cheo leo Có ai đong được mồ hôi đổ?
…
Ngảnh lại ghềnh sâu bè vỡ đắm
Đá nhô răng chởm nghiến thuyền xuôi Đôi bờ sông chảy treo mây thẳm
Ngô, lúa trôi băng, lũ trắng trời!".
(Ta đi vá núi)
Ngày xưa Nữ Oa một mình đội đá vá trời, ngày nay để xây dựng thuỷ điện Thác Bờ, hàng trăm, hàng nghìn cán bộ công nhân ngày đêm, không quản mưa nắng, không quản những dốc đá cheo leo, những vực sâu thăm thẳm, vẫn lao động miệt mài hăng say để đem điện về phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân.
Không chỉ miêu tả những con người lao động trong những nhà máy, những công trường mà Anh Thơ còn tạo dựng hình ảnh những con người với những công việc tưởng rất đỗi bình thường song lại đáng trân trọng: đó là những cô gái trẻ thôn Bùi mặc cho "bùn rêu nhớt", mặc cho "nước cống tanh hôi" hay "đường trơn dốc trượt", các cô không ngại khó khăn, bẩn thỉu; người cuốc đất, người đào đất; người đắp bờ, khơi dòng cho nước chảy về phục vụ sản xuất nông nghiệp:
"Ta gắng lên nữa
…